You are on page 1of 16

4 Ý Tưởng Giúp Bạn Nhanh Chóng Tìm

Được Bài Nghe Tiếng Anh Phù Hợp


By: Bảo Nguyễn|In: Hướng dẫn|Last Updated: January 1, 2013

Like Tweet Pin it Share Share Email

Bài viết này nằm trong chuỗi “Hướng dẫn luyện nghe tiếng Anh hiệu quả“

Một số ý kiến cho rằng chọn bài nghe nào cũng được. Bản thân tôi lại nghĩ khác.

Để mau nghe giỏi, bạn cần chọn bài nghe phù hợp với trình độ và mục tiêu sử dụng
của mình:

1. Bạn nghe càng nhiều nội dung nào thì bạn sẽ càng thấy dễ dàng khi nghe về nội
dung đó. Vậy nên nếu bạn muốn đi du lịch, hãy nghe nhiều bài nghe về chủ đề du
lịch; nếu bạn thích kinh doanh, hãy nghe nhiều bài nghe về kinh doanh…
2. Hãy đảm bảo bạn có phương pháp nghe tiếng Anh hiệu quả, cho dù bạn luyện nghe
với bất cứ nguồn tài liệu nào.
Tuy nhiên, chọn bài nghe tiếng Anh cũng không quá cầu kỳ và phức tạp như nhiều bạn
vẫn nghĩ. Với 4 ý tưởng bên dưới, bạn có thể dễ dàng tìm được những bài nghe phù

hợp đủ dùng suốt … 2 – 3 năm trời. (Thật đấy! )


Bài nghe trong giáo trình
Nguồn tài liệu bạn thường gặp từ xưa đến giờ là những bài nghe trong sách vở, giáo
trình tiếng Anh. Nhiều ý kiến cho rằng những bài nghe trong giáo trình thế này thường
không giống với tiếng Anh được nói trong thực tế. Đúng, đa số như vậy! Tuy nhiên,
những bài nghe trong giáo trình vẫn giúp bạn cải thiện được khả năng nghe. Chỉ cần
bạn có phương pháp luyện nghe đúng đắn.

Trong một số trường hợp, nghe theo giáo trình lại tốt hơn. Ví dụ trong trường hợp bạn
muốn luyện nghe để đạt điểm cao trong kì thi TOEIC, bạn nên nghe nhiều những bài
nghe trong giáo trình TOEIC. Bởi vì ra thi bạn sẽ được nghe những bài thi tương tự
như vậy.

Xem phim
Luyện nghe tiếng Anh qua nội dung của những bộ phim là cách rất thú vị. Khác với
những bài nghe khô khan trong giáo trình, lời thoại và từ ngữ sử dụng trong phim gần
gũi với tiếng Anh giao tiếp trong đời sống hằng ngày.

Bạn có nghĩ rằng phải nghe tiếng Anh giỏi rồi mới có thể luyện nghe bằng cách xem
phim? Không phải như thế! Bạn vẫn có thể áp dụng cách này ngay từ đầu.

Hãy xem thêm chia sẻ của tôi về việc luyện nghe bằng cách xem phim >>
Google và Youtube:
Với 2 công cụ này, bạn có thể tìm thấy vô số video, audio tiếng Anh thuộc đủ mọi thể
loại.

Chẳng hạn sử dụng công cụ Google và đánh vào từ khóa “luyện nghe VOA”, bạn sẽ
thấy hàng chục ngàn trang web chia sẻ bài nghe VOA cho bạn lựa chọn.

Bạn cũng có thể tìm thấy trang web học tiếng Anh của
BBC: http://www.bbc.co.uk/worldservice/learningenglish/
Ngoài ra, trên YouTube cũng có nhiều kênh (channel) chia sẻ video dạy tiếng Anh do
giảng viên nước ngoài thực hiện.

Bạn có thể tham khảo: 5 chương trình học tiếng Anh miễn phí trên YouTube >>
Chương trình luyện nghe
Đây là những chương trình luyện nghe mà hiện nay được rất nhiều người ưa chuộng.
Nổi tiếng, được nhiều người sử dụng và đánh giá cao nhất đó chính là 2 chương trình
Pimsleur và Effortless English. Những bài học trong chương trình nhằm giúp người học
cải thiện khả năng nghe và nói trong thời gian ngắn nhất, chỉ bằng cách nghe, nghe và
nghe (thật ra có cả nói theo và đối đáp lại nữa).
Tránh NHỮNG ĐIỀU NÀY Nếu Muốn
Nghe Hiểu Tiếng Anh Dễ Dàng
By: Bảo Nguyễn|In: Lời Khuyên|Last Updated: January 1, 2013

Like Tweet Pin it Share Share Email

Bạn có bao giờ băn khoăn tại sao mình luyện


nghe nhiều nhưng vẫn nghe không được?

Tại sao bạn áp dụng theo nhiều phương pháp nghe tiếng Anh rất hay mà vẫn tiến bộ ì
ạch?
Nhiều khả năng bạn ĐANG luyện nghe tiếng Anh theo cách mà bạn CẦN TRÁNH!

6 Điều Cần Tránh


Nếu Muốn Nghe Tiếng Anh Giỏi
Không luyện nghe thường xuyên
Không một “phương pháp thần kỳ” nào có thể giúp bạn nghe tốt hơn nếu như bạn
không nghe tiếng Anh thường xuyên. Những chương trình luyện nghe nói tiếng Anh
hiệu quả được nhắc đến nhiều nhất hiện nay như Pimsleur hay Effortless English đều
đòi hỏi học viên nghe thường xuyên, thậm chí mỗi ngày.
Nghe là việc đầu tiên và đơn giản nhất bạn có thể làm để tiếp xúc và trở nên quen
thuộc với một ngôn ngữ mới (cho dù bạn chưa hiểu mình nghe được gì). Những đứa
trẻ đã học một ngôn ngữ mới như thế nào? Chúng nghe tiếng Anh liên tục mỗi ngày,
365 ngày/ năm, suốt nhiều năm. Sau đó chúng mới bập bẹ tập nói và đến trường học
đọc, học viết.
Dĩ nhiên, với một phương pháp học tiếng Anh hiệu quả, bạn không cần phải nghe liên
tục suốt nhiều năm rồi mới có thể nói, đọc, viết. Nhưng nghe thường xuyên là điều bắt
buộc phải làm nếu bạn muốn giỏi tiếng Anh. Nếu bạn đã nghe thường xuyên nhưng
vẫn chưa tiến bộ, hãy đọc tiếp bên dưới.
Nghe một nội dung quá ít
Hôm nay bạn nghe từ “book”, bạn hiểu là quyển sách. Nhưng 30 ngày sau, bạn nghe lại
từ “book”, nhiều khi bạn không nhớ được nó nghĩa là gì. Điều đó sẽ xảy ra nếu
bạn nghe 1 từ vựng (hoặc 1 nội dung) quá ít lần.
Nhiều bạn nghe nhiều, nhưng lại là nhiều nội dung khác nhau. Ngày 1 bạn nghe
bài A 5 lần, có 5 từ vựng mới. Qua ngày 2 bạn nghe bài B 5 lần, có thêm 6 từ vựng
mới. Đến ngày 3, bạn nghe bài C 6 lần, có 8 từ vựng mới…
Kết quả: Sau một tuần luyện nghe liên tục, bạn nghe được 7 bài với hàng chục từ
vựng hoàn toàn khác nhau. Điều đáng lưu ý – -> Nếu từ vựng hôm trước KHÔNG
xuất hiện ở những bài nghe sau, bạn chỉ nghe mỗi từ vựng mới một vài lần.
Với số lần nghe ít ỏi đó, bạn sẽ cảm thấy “quen quen nhưng không nhớ” nếu sau này
nghe lại những từ vựng bạn cho là mình đã học và thuộc rồi.

Bạn cần nghe một nội dung nào đó nhiều lần để ghi nhớ sâu vào tiềm thức. Có
như vậy, bạn mới có thể hiểu ngay mà không cần suy nghĩ ở những lần nghe
sau.

Nghe nhưng không hiểu


Nhiều bạn cho rằng chỉ cần nghe nhiều thì sẽ hiểu. Nhưng bạn hãy nghĩ xem, nếu bạn
không hiểu, bạn nghe 100 lần, 1.000 lần cũng không hiểu. Có thể bạn sẽ nghe được,
nhưng bạn không hiểu.

Đơn cử tiếng Việt chúng ta dạo gần đây xuất hiện những từ mới mà nhiều cô bác lớn
tuổi không hiểu, chẳng hạn như “chém gió”. Nếu bạn nói “chém gió”, họ sẽ nghe được
nhưng vẫn không hiểu. Họ có thể nghe được “Anh A đang chém gió”, nhưng họ không
hiểu anh A đang làm gì. Cho dù bạn nói “chém gió” 1.000 lần, họ cũng không hiểu. Trừ
khi bạn giải thích cho họ hiểu “chém gió” là như thế nào.
Bạn phải hiểu những gì mình nghe, rồi từ đó nghe nhiều lần để ghi nhớ.

Cố gắng nghe những bài quá khó


Nếu bạn nghe chưa tốt và muốn luyện nghe để mau tiến bộ, hãy nghe những bài có độ
khó phù hợp với trình độ của mình. Khi bạn đã cảm thấy thoải mái với những bài nghe
đơn giản rồi, hãy tiếp tục thử thách mình với những bài nghe khó hơn.
Ngược lại, nếu bạn nghe chưa tốt nhưng lại cố chọn nghe những bài quá khó, điều đó
sẽ không giúp bạn cải thiện nhiều, thậm chỉ còn khiến bạn tự ti, chán nản.

Không chú ý phát âm


Chắc hẳn bạn đã nhiều lần được nghe khuyên rằng : “Phát âm tốt sẽ nghe tốt hơn”.
Điều này hoàn toàn đúng. Tại sao lại như vậy? Đơn giản vì khi bạn phát âm sai, bạn sẽ
quen với cách phát âm sai đó. Đến khi nghe người khác phát âm đúng, chuẩn, bạn sẽ
trố mắt “Ủa, anh chị nói gì?”, “À, thì ra từ này phát âm như vậy đó hả?”

Ráng nghe cho được từng từ


Đây là một trong những sai lầm thường gặp nhất nhưng hầu như không ai nhận ra. Bản
thân tôi cũng chỉ thật sự chú ý đến sai lầm này sau khi tham dự chương trình Bí Quyết
Chinh Phục Tiếng Anh của anh Bùi Hữu Chương.

Khi nghe, nhiều bạn cho rằng mình thiếu từ vựng, nghe được từ nhưng không hiểu
nghĩa nên nghe không được. Tôi cũng từng nghĩ như vậy. Tôi cũng cố gắng học thêm
nhiều từ vựng. Từ nào nghe không được, tôi cố gắng nghe lại, nghe cho đến khi nghe
được tất cả các từ trong bài nghe mới thôi. Nhưng nếu bạn cũng giống như tôi, bạn sẽ
bắt đầu rơi vào những trở ngại thế này:

1. Cách làm này tốn rất nhiều thời gian.


2. Bạn không thể luôn luôn nghe hết được tất cả từ vựng trong 1 bài nghe. Bởi vì sẽ
luôn có những từ mới xuất hiện và bạn không biết nghĩa của chúng.
3. Bạn bị cuốn theo từ vựng, và khi nghe không được 1 từ nào đó, bạn bị “khựng lại”,
ráng nhớ cho ra từ đó là gì… kéo theo không nghe được cả đoạn nghe còn lại sau
đó.
Giải pháp là gì? Đó là bạn phải chấp nhận sự thật là “Bạn sẽ không nghe và hiểu hết
được mọi từ ngữ trong đoạn nghe” và bắt đầu luyện tập cách hiểu được nội dung của
đoạn nghe mà không cần nghe hết từng từ.

Làm Được Điều Này Bạn Sẽ Nghe Tiếng


Anh Cực Giỏi (Kèm Hướng Dẫn)
By: Bảo Nguyễn|In: Hướng dẫn|Last Updated: January 1, 2013

Like Tweet Pin it Share Share Email


“Nếu bạn luyện nghe tiếng Anh mỗi ngày,bạn
sẽ nghe tiếng Anh giỏi.” ĐIỀU ĐÓ ĐÚNG HOÀN TOÀN.
Vần đề là: “Bạn đã nghe lời khuyên này rất nhiều lần. Nhưng tại sao bạn vẫn nghe
chưa giỏi?”
Đó là do bạn chưa thực sự áp dụng lời khuyên này vào thực tế.
Bạn thường cảm thấy chán và buồn ngủ khi nghe.

Bạn cảm thấy không có đủ thời gian.

Bạn thấy khó.

Bạn đã từng thử, nhưng cũng đã nhiều lần bỏ cuộc nửa chừng.

Nhưng hãy gạt bỏ tất cả suy nghĩ đó qua một bên. Tất cả những điều đó sẽ KHÔNG
XẢY RA. Bạn có thể dễ dàng xây dựng được thói quen nghe tiếng Anh mỗi ngày theo
hướng dẫn của tôi bên dưới.
Điều gì THẬT SỰ khiến bạn bỏ cuộc khi
luyện nghe?
Nguyên nhân chính khiến bạn cảm thấy khó duy trì thói quen nghe tiếng Anh là vì bạn
đã bắt đầu quá sức.
Hãy hình dung mọi việc thế này:

Bạn hiện tại rất ít nghe tiếng Anh. Hầu như một tuần, giỏi lắm bạn nghe tiếng Anh được
2- 3 lần. Một lần được 15 – 20 phút. Một ngày đẹp trời nào đó, bạn tìm được một
phương pháp nghe tiếng Anh cực kỳ hay, cực kỳ đơn giản.
Bạn tin rằng phương pháp này sẽ thay đổi khả năng nghe tiếng Anh của bạn mãi mãi.
Tất cả những gì bạn cần làm chỉ là nghe tiếng Anh mỗi ngày 2 tiếng. QUÁ TUYỆT VỜI!
Bạn vô cùng háo hức và bắt đầu áp dụng ngay hôm đó.

Ngày thứ 1, 2 tiếng luyện nghe. Ngày thứ 2, 2 tiếng luyện nghe. Ngày thứ 3, thứ 4, thứ
5… 2 tiếng luyện nghe. Và bạn cảm thấy thế nào sau 1 tuần?

Bạn chưa thấy kết quả, nhưng bạn thấy nản và mệt.
Sẽ rất ít người có đủ bản lĩnh và quyết tâm để duy trì kế hoạch luyện nghe như thế đến
khi đạt được kết quả. Họ thường bỏ cuộc rất sớm, chỉ sau vài tuần, thậm chí ngay trong
tuần đầu tiên.

Và bạn biết lý do là gì không?

Đúng vậy, họ thấy chán và buồn ngủ khi nghe. Họ thấy không có đủ thời gian. Họ thấy
khó. Tất cả những lý do chúng ta đã nêu ra lúc đầu.

Bí mật để có thói quen nghe tiếng Anh mỗi


ngày
Nếu bạn muốn có thói quen nghe tiếng Anh mỗi ngày. Hãy xây dựng thói quen đó từng
chút một.

Ví dụ, bạn muốn mình có thói quen nghe mỗi ngày 30 phút.

Ngày đầu tiên, bạn hãy đặt mục tiêu nghe 10 phút. Bạn duy trì cho đến khi bạn cảm
thấy thoải mái với việc nghe 10 phút mỗi ngày.
Sau đó, bạn nâng thời gian nghe lên 15 phút/ ngày, rồi đến 20 phút/ ngày… và cuối
cùng là 30 phút/ ngày.

Bạn sẽ thấy mọi việc thật dễ dàng khi thay đổi từ từ như vậy.

Ai nghe nhiều, người đó sẽ nghe giỏi!


Nếu bạn muốn nghe tiếng Anh tốt, hãy tập thói quen nghe tiếng Anh mỗi ngày… ngay
từ hôm nay.
Không biết nghe thế nào, không biết nghe cái gì, không có thời gian nghe… không phải
là lý do thuyết phục để bạn không luyện nghe. (Nếu bạn vẫn chưa rõ, hãy xem
thêm “Hướng dẫn luyện nghe tiếng Anh hiệu quả” >>)

Tôi Đã Luyện Nghe Tiếng Anh Bằng


Cách Xem Phim Như Thế Nào?
By: Bảo Nguyễn|In: Hướng dẫn|Last Updated: December 6, 2012

Like Tweet Pin it Share Share Email

Hướng dẫn chi tiết cách xem phim


để luyện nghe tiếng Anh hiệu quả

Chắc hẳn bạn đã được nhiều lần được khuyên rằng:

 Xem phim tiếng Anh là một cách học tiếng Anh hiệu quả.
 Bạn nên xem phim tiếng Anh thường xuyên để nghe tốt hơn.
 Xem phim tiếng Anh là cách rất tốt và thú vị để bạn vừa học, vừa tiếp xúc với tiếng Anh.
 …
Tôi cũng từng được khuyên, và cũng từng khuyên người khác như vậy trong một số bài
viết trước đây. Nhưng tôi sớm nhận ra rằng, phần lớn những bạn nhận được lời khuyên
trên thường rơi vào 2 trường hợp sau:
 Trường hợp 1: Trong đầu bạn ngay lập tức có một suy nghĩ phản kháng nổi lên: “Tôi rất
kém tiếng Anh thì xem phim làm sao mà hiểu!”, “Đùa chắc, nghe có một đoạn tí xíu còn
không hiểu. Ở đó mà xem phim tiếng Anh!…”, “Cách này mình không áp dụng được đâu!” …
 Trường hợp 2: Bạn hào hứng xem phim tiếng Anh. Phim thì xem liên tục, còn kỹ năng tiếng
Anh cũng… “như xưa”. Phim hay thì ta cứ xem, còn kỹ năng nghe thì … tới đâu thì tới.
Xem phim có phải là cách luyện nghe hiệu quả không?
Tôi có thể trả lời ngay là “Có”. Bản thân tôi đã nâng cao kỹ năng nghe rất nhiều qua
việc xem phim tiếng Anh. Bạn cũng có thể làm được như vậy nếu bạn thực hiện theo
những gợi ý và hướng dẫn bên dưới.
Xem phim tiếng Anh giúp gì cho bạn?

Thứ nhất, phần lớn chúng ta thường chỉ luyện nghe qua những bài nghe trong sách
vở, giáo trình. Điểm dở của những bài nghe này là tiếng Anh được dùng không tự nhiên
như những gì người bản xứ sẽ dùng trong thực tế, đặc biệt là trong các tình huống giao
tiếp.
Bạn muốn học tiếng Anh để giao tiếp tự nhiên, đúng không? Vậy thì khi xem phim, bạn
sẽ học được người bản xứ dùng tiếng Anh như thế nào trong vô số các tình huống thực
tế. Bạn còn học được từ lóng, cách phát âm, cách thể hiện cảm xúc, …

Thứ hai, nếu bạn chỉ nghe không thôi thì sẽ rất khó hiểu và nhàm chán. Nhất là nếu
bạn nghe yếu, bạn nghe không được vài chữ, bạn có thể không hiểu gì luôn và dễ bỏ
cuộc.
Nhưng nếu bạn xem phim, bạn sẽ có thể xem được sự việc đang diễn ra thế nào. Bạn
có thể cảm nhận được cảm xúc của nhân vật buồn, vui … như thế nào. Bạn có thể xem
được cảnh tượng, bối cảnh xung quanh…

Tất cả điều đó kết hợp với những gì bạn nghe được giúp bạn vừa dễ nắm bắt nội dung,
vừa dễ ghi nhớ nội dung mình nghe được. Bởi lẽ bạn không chỉ ghi nhớ những từ ngữ
bạn nghe, mà bạn ghi nhớ luôn cả câu chuyện và hình ảnh mà những từ ngữ đó diễn
đạt.

Những trở ngại bạn có thể gặp phải khi xem phim tiếng
Anh:
Bạn nên xác định rõ là kỹ năng nghe của bạn chưa tốt, và bạn chọn cách xem phim để
cải thiện kỹ năng nghe. Do đó việc bạn nghe mà không hiểu là chuyện bình thường.
Bạn có thể gặp phải một số trở ngại như bên dưới:

1. Vốn từ vựng ít. Nhiều từ bạn mới bắt gặp lần đầu nên không hiểu.
2. Tốc độ nhân vật nói nhanh, bạn nghe không kịp.
3. Diễn biến phim liên tục. Phim điện ảnh thường kéo dài từ 60 phút trở lên khiến bạn không
theo dõi kịp và khó duy trì được sự tập trung. Nghe một hồi thấy mệt rồi bỏ cuộc.
4. Không chú ý nghe mà chỉ lo đọc phụ đề tiếng Việt.
Hướng dẫn chi tiết:
Mục đích chúng ta hướng đến không phải là nghe được bao nhiêu từ, bao
nhiêu câu, mà là hiểu được bao nhiêu % nội dung tập phim truyền tải khi
không cần phụ đề.

Đầu tiên, bạn cần chọn phim phù hợp để luyện nghe. Bạn không nên xem phim
điện ảnh có sẵn trên tivi như HBO hay Cinemax, hay Disney Channel … Bởi lẽ những
phim trên đó có sẵn hết phụ đề tiếng Việt, và tôi biết rằng bạn xem một hồi sẽ chỉ đọc
phụ đề thôi mà chẳng thèm nghe nữa.
Do đó, bạn hãy chịu khó mua hoặc tải về phim có phụ đề (subtitle) trên mạng. Bạn cần
tìm phim có phụ đề tiếng Anh (nếu có kèm theo tiếng Việt thì tốt).
Nhấp “CC” ở góc phải bên dưới của clip để bật/ tắt phụ đề.
Những video có thể bật/ tắt phụ đề rất thích hợp cho việc luyện tiếng Anh.

Như đã ở trên nói, những bộ phim dài trên 60 phút khiến bạn dễ bỏ cuộc. Do đó, loại
phim tốt nhất bạn dùng để luyện nghe đó chính là phim truyền hình dài
tập (thường chiếu trên kênh truyền hình Star World).
Những phim này một tập chỉ khoảng 20 – 25 phút đổ lại nên dễ theo dõi. Ngoài ra
những phim loại này nhân vật giao tiếp với nhau rất nhiều, có rất nhiều tình huống giao
tiếp đa dạng, khác nhau… rất thích hợp cho việc luyện nghe của bạn.

Những phim tôi gợi ý bạn nên xem: Extr@ English, Friends, How I met your mother,
Desperate Housewives…
Lưu ý: Nếu bạn mới bắt đầu học thì chưa nên xem phim truyền hình vội mà nên xem những
đoạn video clip dạy tiếng Anh bằng tiếng Anh hoặc video clip cho thiếu nhi. Những đoạn clip
này phát âm chậm, rõ ràng và tự vựng thông dụng hơn.

Luyện Nghe Bằng Cách Nghe Nhạc


Tiếng Anh Là Ý Tưởng Tồi?
By: Bảo Nguyễn|In: Lời Khuyên|Last Updated: December 2, 2012

Like Tweet Pin it Share Share Email

Chỉ trong vòng vài tháng trở lại đây, tôi bắt gặp rất nhiều thắc mắc xoay quanh
việc luyện nghe tiếng Anh qua các bài hát.
Chẳng hạn như “Tôi rất thích nghe nhạc tiếng Anh. Tôi nghe nhạc tiếng Anh rất nhiều,
nghe mỗi ngày… nhưng tại sao kỹ năng nghe vẫn dậm chân tại chỗ?”; “Khi nghe bài hát
thì tôi nghe được, nhưng khi giao tiếp thì tôi vẫn không hiểu kịp.”
Lướt nhanh qua các bài viết về cách nghe tiếng Anh trên các trang mạng và forum, tôi
lại thấy hơn 7/10 ý kiến khuyên rằng nghe nhạc tiếng Anh sẽ giúp bạn nghe tốt.
Vậy liệu bạn có thực sự cải thiện được kỹ năng nghe qua các bài hát tiếng
Anh? Bạn không chắc? Bạn sẽ tìm thấy câu trả lời xác đáng khi đọc xong bài viết này!
Nghe nhạc tiếng Anh thật sự giúp được gì cho bạn?
Nghe nhạc tiếng Anh là cách luyện nghe thú vị và đem lại niềm vui, điều này không cần
bàn cãi. Nhất là những bài hát bạn thích, bạn có thể dễ dàng ghi nhớ giai điệu và ca từ.
Điều này giúp bạn tăng vốn từ vựng khi bắt gặp và ghi nhớ những từ mới trong lời bài
hát.
Nhạc tiếng Anh cũng đem lại cho bạn cảm giác thoải mái, thư giãn, khuyến khích bạn
tiếp xúc với tiếng Anh thường xuyên.
Bạn có thể cảm thấy chán nản và stress khi phải nghe 10 – 15 phút những đoạn audio
trong sách tiếng Anh, nhưng chắc hẳn bạn có thể dành 30 phút đến 1 tiếng để nghe
nhạc với tâm trạng vô cùng thoải mái.
Vừa nghe nhạc tiếng Anh, bạn vừa có thể nhún nhảy, vừa hát theo, vừa làm việc khác.
Điều này rất tuyệt phải không?

Tuy nhiên, luyện nghe bằng cách nghe nhạc tiếng Anh có rất nhiều khuyết điểm.

Vì sao bạn không nên dùng nhạc tiếng Anh để luyện


nghe?
Đầu tiên, bạn ĐỪNG nên nghĩ đến việc sẽ học ngữ pháp qua các bài hát tiếng
Anh. Bởi lẽ, đa số các bài hát được viết chú trọng chủ yếu giai điệu và ca từ.
Do đó, ngữ pháp được sử dụng có nhiều điểm sai và không chính xác. Nhất là nếu bạn
không vững ngữ pháp, bạn có thể không nhận biết rõ điểm ngữ pháp nào đúng, điểm
nào sai. Sẽ rất tệ nếu bạn vô tình học theo những điểm ngữ pháp sai rồi đem chúng
vào áp dụng.

Một trong những sai lầm lớn của nhiều bạn là luyện nghe bằng một cách duy
nhất là nghe nhạc tiếng Anh, và nghĩ rằng điều đó sẽ giúp bạn tăng khả năng
nghe trong giao tiếp.
Nghe nhạc tiếng Anh không phải là cách tốt để cải thiện khả năng nghe và nói,
đặc biệt là trong các tình huống giao tiếp.
Khoảng giữa tháng 10/2012, tôi có nhận được email từ A.J.Hoge, cha đẻ của chương
trình Effortless English, và ông đã chỉ ra rất rõ vấn đề này:

Các phát âm của những từ ngữ bạn nghe được qua các bài hát thường khó nghe, và
nó không giống với cách người bản xứ nói và phát âm khi giao tiếp thông thường.

Ca sĩ phải sử dụng những kỹ thuật thanh nhạc như luyến láy, thay đổi cao độ, cường
độ… để thể hiện bài hát thành công. Bạn khó có thể học ngữ điệu, cách phát
âm chuẩnmà người bản xứ dùng khi giao tiếp bằng cách nghe những bài hát.
Từ ngữ sử dụng trong bài hát thường khó hiểu. Khó hiểu bởi lẽ bài hát là tác phẩm
nghệ thuật và nó mang tính “thơ ca”. Từ ngữ trong lời bài hát có thể thể hiện nhiều ý
nghĩa hơn là nghĩa đen thông thường.

Câu từ trong lời bài hát cũng không phải là cách mà người bản xứ dùng để nói chuyện
trong tình huống thông thường. (Bạn chỉ cần liên tưởng đến những câu từ trong bài hát
Việt Nam và cách chúng ta dùng tiếng Việt trong giao tiếp thông thường thì sẽ rõ.)
Bạn nên làm gì để nghe tốt hơn?
Nghe nhạc tiếng Anh vẫn đem lại lợi ích nhất định cho bạn trong việc nâng cao vốn từ
vựng, tiếp xúc với tiếng Anh một cách nhẹ nhàng, thoải mái, hoặc xả stress sau giờ
học…
Tuy nhiên, nếu bạn muốn tăng khả năng giao tiếp hoặc chí ít là khả năng nghe, thì
ngoài nhạc tiếng Anh, bạn cần nghe thêm nhiều nội dung khác nữa
Một nguyên tắc mà bạn cần nhớ khi tìm kiếm các bài nghe là “Bạn càng nghe
nhiều về cái gì, bạn sẽ càng nghe tốt về nó”.
Nếu bạn muốn nghe tốt trong các tình huống giao tiếp, hãy tìm nghe những đoạn
hội thoại thực tế hoặc các bộ phim. Bạn sẽ quen với cách phát âm, ngữ điệu khi nói.
Bạn sẽ học được những câu chữ, cụm từ, từ lóng… người bản xứ thường dùng trong
giao tiếp.
Nếu bạn muốn nghe tốt những nội dung về kinh tế, hãy nghe nhiều bản tin, bài
giảng về kinh tế. Nếu bạn muốn nghe tốt nội dung về điện tử, máy tính, hãy tìm những
bài nói về chủ đề điện tử, máy tính để nghe.
Nếu bạn muốn nghe tốt giọng Mỹ, hãy tìm nghe nhiều những bài nói giọng Mỹ. Nếu
bạn muốn nghe tốt giọng Úc, hãy tìm nghe nhiều bài nói có giọng Úc.

Cảnh Báo: Sai Lầm Khi Áp Dụng


Phương Pháp Nghe Tiếng Anh Hiệu Quả
By: Bảo Nguyễn|In: Lời Khuyên|Last Updated: November 16, 2012

Like Tweet Pin it Share Share Email

Trong một cuộc khảo sát cá nhân thực hiện cuối năm 2012, tôi nhận thấy rằng: “Hơn
60% các bạn học tiếng Anh xem kỹ năng nghe là một trong những trở ngại lớn
nhất.” Trong đó, có rất nhiều bạn luyện nghe bằng nhiều cách khác nhau nhưng đều
thất bại.

Khi được hỏi “Các bạn đang luyện nghe như thế
nào?”, đa số các bạn trả lời rằng:
 Luyện nghe mỗi ngày
 Nghe bất cứ lúc nào rảnh
 Xem phim, nghe nhạc
 Nghe tin tức, nghe các bản tin VOA, BBC…
 Nghe các đoạn audio trong giáo trình
 …
Và kết quả chung nhận được là “Tôi nghe hoài mà vẫn không hiểu”, “Tôi nghe hoài mà
vẫn không tiến bộ”.

Vì sao lại như vậy?


Trong trường hợp này, chúng ta không xét đến những bạn không luyện nghe thường
xuyên, hoặc nghe được vài buổi rồi bỏ cuộc giữa chừng. (Dĩ nhiên nếu bạn không
luyện nghe thường xuyên, 99% là bạn sẽ không tiến bộ). Điều đó có nghĩa là những
bạn của chúng ta đều rất siêng năng, chăm chỉ luyện nghe. Vậy nguyên nhân họ không
tiến bộ là do đâu?

Bản thân tôi cho rằng, để luyện nghe tiếng Anh hiệu quả, bạn cần trả lời được 2 câu
hỏi sau:
1. Nghe cái gì? Nghĩa là bạn chọn những nguồn tư liệu, nội dung gì để nghe. Chẳng hạn nghe
nhạc, xem phim, nghe bản tin VOA, nghe đoạn hội thoại… chính là “Nghe cái gì”. Tôi sẽ đề
cập đến phần này cụ thể hơn ở một bài viết khác.
2. Nghe như thế nào? Chính là phương pháp, cách thức mà bạn luyện nghe. Nguyên nhân
khiến bạn nghe hoài không tiến bộ nằm ở đây. Nếu bạn không có một phương pháp nghe
hiệu quả, bạn sẽ khó lòng tiến bộ cho dù bạn nghe “ bất cứ cái gì”.
Nghe như thế nào mới hiệu quả?
Nhiều bạn nghe theo kiểu “tắm ngôn ngữ”, nghe không cần hiểu những gì được nói,
nghe khi đang làm bất cứ việc gì mà không cần tập trung… Bạn chỉ việc mở tiếng Anh
lên nghe, rồi cùng lúc đi giặt đồ, lau nhà, lướt web… Bạn “tắm” trong một môi trường
nghe tiếng Anh hằng ngày, hằng giờ. Tôi thấy phương pháp giúp ích trong việc giúp tai
bạn quen thuộc với tiếng Anh hơn.

Nhưng vấn đề ở đây là “Khi bạn áp dụng phương pháp này, bạn không biết khi
nào bạn mới nghe được!”.
“Quen thuộc” với tiếng Anh không có nghĩa là “nghe được tiếng Anh”.

Bạn sẽ “tắm ngôn ngữ” như thế trong bao lâu? Một tháng, hai tháng, … hay 1 năm, 2
năm, thậm chí 4 – 5 năm? Nếu bạn không muốn đánh cược khả năng nghe tiếng Anh
của mình với phương pháp này, bạn cần biết đến một phương pháp luyện nghe hiệu
quả và an toàn hơn. Hãy đọc tiếp bên dưới.

Để áp dụng đúng và hiệu quả phương pháp luyện nghe này, bạn cần hiểu những
nguyên nhân khiến bạn nghe không được.
Bạn có mắc phải 3 sai lầm này khi nghe không?
Thứ nhất, bạn nghe mà không biết mình đang nghe cái gì. Điều này thường xuyên
xảy ra, nhất là khi bạn mới học tiếng Anh hoặc vốn từ vựng quá ít. Nếu bạn nghe một
từ (cụm từ, câu) nào đó lần đầu tiên, bạn hoàn toàn không có một ý tưởng hay khái
niệm nào về cái mà bạn nghe được.
Khi bạn nghe mà không hiểu từ mình nghe được nghĩa là gì, diễn tả hiện
tượng hay hành động nào, thì cho dù bạn có nghe 100 lần, bạn cũng không
hiểu được từ đó.

Dĩ nhiên, sẽ có bạn nói rằng “Tôi có thể suy đoán từ ngữ cảnh, từ những cái nghe
được để hiểu nghĩa”, hoặc “Tôi có thể nhìn hình ảnh để đoán nghĩa”… Điều này hoàn
toàn đúng với những bạn có khả năng nghe tương đối.

Nhưng nếu bạn nghe rất kém, nghe một đoạn audio 300 từ, không có video hay hình
ảnh minh họa, hơn 60% từ vựng trong đó bạn mới nghe lần đầu… thì dù có nghe hoài,
nghe mãi, nghe đi nghe lại cả chục lần cũng khó mà hiểu được.

Thứ hai, bạn nghe một nội dung quá ít lần. Chẳng hạn, hôm nay bạn luyện nghe và
nghe được 1 từ mới là “bản lĩnh”. Nhưng trong 3 tháng sau đó, bạn không nghe thấy từ
“bản lĩnh” được nói đến thêm bất kỳ lần nào. Lúc này, khi nghe thấy từ “bản lĩnh”, bạn
sẽ thấy quen quen nhưng không hiểu được “bản lĩnh” nghĩa là gì. Đó là vì bạn nghe 1
từ mới quá ít lần trong thời gian ngắn, nên bộ não không ghi nhớ lâu được.
Thứ ba, bạn phát âm sai nên nghe không hiểu. Ví dụ, bạn biết cái tủ lạnh được viết
là “cái tủ lạnh”, thế nhưng bạn lại đọc là “Cái hủ chạnh”. Khi đó, trong não bạn chỉ hình
dung ra hình cảnh cái tủ lạnh khi nghe người khác nói “cái hủ chạnh”. Còn khi người
khác nói “cái tủ lạnh” thì não bạn không hiểu người ta đang nói cái gì, dẫn đến bạn
không nghe được.
Để nghe tốt và hiệu quả hơn, khi nghe một bài nghe có nhiều từ mới, bạn hãy làm theo
những hướng dẫn sau:

4 bước để nghe hiệu quả 1 bài nghe mới


1. Nghe 1 – 2 lần bài nghe từ đầu đến cuối. Đừng dừng lại hay ngắt quãng nữa chừng. Chỉ
nghe mà thôi, đừng đọc transcript hoặc xem phụ đề.
2. Bạn hãy xem phần transcript hoặc phụ đề xem có hiểu thêm được phần nào không? Phần
nào mình nghe chưa kịp? Những từ quan trọng nào bạn không hiểu thì hãy tra từ điển (nếu
cần).
3. Sau đó, bạn hãy nghe lại 1 lần nữa, vừa nghe vừa xem transcript. Chú ý những phần bạn
nghe không được, chú ý cách phát âm (nhất là những từ mới hoặc từ bạn phát âm sai), chú
ý giọng điệu của người nói…
4. Sau khi hiểu được thông điệp chính của bài, bạn hãy đóng hoàn toàn transcript lại và chỉ
nghe mà thôi. Khi nghe toàn bộ bài từ đầu đến cuối, không ngắt quãng mà nắm được 90%
nội dung chính của bài nghe là được. Lưu ý là bạn chỉ cần hiểu thông điệp chính là được,
không cần phải nghe cho được từng từ một. Tôi sẽ đề cập kỹ hơn đến phần này ở một bài
viết khác.

Một số lưu ý khác khi nghe:


1. Nếu bạn muốn nghe tốt về chủ đề nào, hãy nghe nhiều bài nghe, nhiều nội dung khác nhau
về cùng chủ đề đó. Nếu bạn từng nghe 4 bài nghe khác nhau nói về chủ đề “Đi chơi cuối
tuần”, chắc chắc ở bài nghe thứ 5, bạn sẽ nghe dễ dàng và hiểu nhiều hơn.
2. Luyện nghe bằng Video clip sẽ dễ dàng và thú vị hơn so với nghe Audio. Bởi vì bạn có thể
xem hình ảnh để hình dung bài nghe đang nói về cái gì. Hình ảnh kết hợp âm thanh cũng
giúp khả năng ghi nhớ tốt hơn.
3. Hãy chú ý luyện phát âm và tập nói theo đúng ngữ điệu những gì bạn nghe được. Điều này
có 2 cái lợi. Thứ nhất, bạn phát âm đúng thì nghe cũng chính xác, rõ ràng hơn. Thứ hai, nói
lại những gì đã nghe giúp bạn nhớ lâu hơn.

Lời kết
Dĩ nhiên, bài viết bên trên không đủ để giúp bạn nghe tiếng Anh giỏi ngay được. Bản
thân bạn cần phải kiên trì luyện nghe và áp dụng những hướng dẫn trên để đạt được
kết quả. Nếu bạn làm được điều này, chỉ trong vòng 1 tháng đầu tiên, chắc chắn bạn sẽ
thấy mình có nhiều tiến bộ.

You might also like