You are on page 1of 3

Cao su silicon dùng làm nút chai và ống dẫn

1. Điều chê
Cao su siliocn được điều chê bằng phản ứng liên kêt chéo
một polysiloxan mạch thẳng với một số ít nhóm
methylvinylsiloxy; các đầu mạch được khóa bằng các nhóm
trimethylsiloxy hoặc dimethylvinylsiloxy.
2. Tiêu chí đánh giá
2.1 Tính chất
Vật liêu trong suốt hoặc trong mờ, không tan trong dung môi
hữu cơ; một số dung môi như cyclohexan, hexan và
dicloromethan làm cho vật liệu phồng nở nhưng hồi phục
được.
2.2 Định tính
A. So sánh phổ hồng ngoại (phương pháp phản xạ nhiều lần
với chất rắn) của chê phẩm và phổ hồng ngoại của silicon
đàn hồi chuẩn.
B. Đun chê phẩm trong ống nghiệm trên lửa nhỏ, cho đên
khi có khói trắng xuất hiện. Cho khói trắng tiêp xúc với
thuốc thử ( muối Na+ của acid cromotropic 0,1% trong
H2SO4 ). lắc, đun cách thủy 5 phút thu được dung dịch
màu tím.
C. Cặn rắn sau nung cho phản ứng của silicat.
2.3 Độ trong
 Pha dung dịch S
Lấy 25 g mẫu thử( có thể cắt nhỏ) vào bình thủy tinh
borosilicat cổ mài, thêm 500ml, đun hồi lưu 5h. Để nguội,
lấy dung dịch.
 Dung dịch S phải trong
2.4 Giới hạn acid- kiềm
- Giới hạn acid: 100ml dung dịch S thêm 0,15ml dung dịch
bromothymol thử giới hạn aicd bằng NaOH 0,01N ( ≤
2,5ml, dung dịch chuyển sang màu xanh lam)
- Giới hận kiềm: 100ml dung dịch S thêm 0,2 ml dung dịch
da cam methyl, thử giới hạn kiềm bằng HCl 0,01N (≤
1,0ml dung dịch chuyển từ vàng sang da cam)
2.5 Tỷ trọng tương đối từ 1,05 đên 1,25, xác định bằng
phương pháp dùng lọ đo tỷ trọng pycnomet rỗng
2.6 Chất khử
Oxy hóa dung dịch S bằng kali permanganat 0,002M trong
H2SO4 loãng. Để yên, thêm KI chuẩn độ ngay bằng Na2S2O3 .
chỉ thị hồ tinh bột. Tiên hành làm song song với mẫu trắng.
2.7 Chất tan trong hexan
Không quá 3%
2.8 Hợp phần phenylat
Đun sôi hồi lưu mẫu thử trong hexan trong 4h. Lọc nguội
nhanh qua phêu thủy tinh xốp. Đo độ hấp thụ tử ngoại của
dịch lọc ở bước sóng 250nm đên 340 nm.
2.9 Dầu khoáng
Cho mẫu thử vào hỗn hợp amoniac: pyridin (5:95). Sau 2h,
gạn lấy dung dịch pyridin, quan sát dưới ánh sáng tử ngoại
bước sóng 365nm. so sánh với dung dịch đối chiêu có 1
phần triệu quinin suulfat trong H2SO4 0,01N trong cùng điều
kiện.
2.10 Chất dễ bay hơi
- Không được quá 0,5 % đối với cao su silicon được điều
chê với peroxyd.
- Không được quá 2,0 % đối với cao su silicon khi điều chê
cỏ dùng platin làm xúc tác.
2.11 Xúc tác
- Peroxyd: Không được quá 0,08 % tính theo
diclorobenzovl peroxyd.
- Platin: Không được quá 30 phần triệu.
2.12 Ghi nhãn:
Theo qui định hiện hành và cần ghi rõ phương pháp điều
chê dùng peroxvd hay dùng xúc tác plalin.

You might also like