You are on page 1of 11

Câu 1: Hoàn cảnh ra đời và vai trò của NAQ đối với sự thành lập ĐCSVN

Cuối thế kỷ XIX, sau khi bình định xong Việt Nam, thực dân Pháp bắt tay thực thi các
chính sách thực dân hà khắc, biến nước ta từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước
thuộc địa nửa phong kiến.
Sự thống trị tàn bạo của thực dân Pháp đã làm cho mâu thuẫn dân tộc diễn ra hết sức gay
gắt, hàng loạt phong trào yêu nước theo các khuynh hướng khác nhau liên tiếp nổ ra nhằm giải
quyết mâu thuẫn chủ yếu đó. Tiêu biểu là phong trào Cần Vương do vua Hàm Nghi và Tôn Thất
Thuyết khởi xướng; phong trào Đông Du của Phan Bội Châu; phong trào cải cách của Phan Chu
Trinh, khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo...Các cuộc đấu tranh giải phóng dân
tộc tuy diễn ra quyết liệt, song cuối cùng đều bị thất bại, vì thiếu một đường lối cứu nước đúng
đắn, thiếu một tổ chức lãnh đạo có khả năng tập hợp sức mạnh của toàn dân tộc.
Trong bối cảnh đó, tháng 6-1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã rời
Tổ quốc ra đi tìm con đường cứu nước giải phóng dân tộc. Năm 1920 Nguyễn Tất Thành-
Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác- Lê nin; đây không chỉ là bước ngoặt đối với cuộc
đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc, mà còn là bước ngoặt của cách mạng Việt Nam.
Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lê nin đã soi rọi cho Nguyễn Ái Quốc: Muốn cứu nước và giải
phóng dân tộc thì trước hết phải có “Đảng cách mệnh” để “trong thì vận động và tổ chức dân
chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi”. Từ nhận thức đó
Nguyễn Ái Quốc ra sức chuẩn bị mọi mặt cho việc thành lập một chính đảng vô sản ở Việt
Nam, Người từng bước truyền bá có hệ thống chủ nghĩa Mác-Lê nin vào trong nước, đưa phong
trào công nhân chuyển dần từ trình độ tự phát lên tự giác; đưa phong trào yêu nước chuyển dần
sang lập trường cộng sản.
Tháng 3-1929, Chi bộ Cộng sản đầu tiên được thành lập ở số nhà 5D, Hàm Long, Hà Nội, gồm
có Trần Văn Cung, Trịnh Đình Cửu, Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Đỗ Ngọc Du, Nguyễn
Phong Sắc, Nguyễn Văn Tuân và Dương Hạc Đính.
Ngày 1-5-1929, tại Đại hội toàn quốc của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Hương
Cảng, đoàn đại biểu Bắc Kỳ đưa ra đề nghị thành lập Đảng Cộng sản. Đề nghị dó không được
chấp nhận, trở về nước, ngày 17-6-1929, những đảng viên trong Chi bộ Cộng sản 5D Hàm Long
đã tuyên bố thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng. Ngày 25-7-1929 An Nam Cộng sản Đảng
được thành lập ở Nam Kỳ. Tháng 9-1929 Đông Dương Cộng sản Liên đoàn được thành lập ở
Trung Kỳ.
Chỉ trong một thời gian ngắn ở Việt Nam đã có ba tổ chức cộng sản được tuyên bố thành
lập. Điều đó phản ánh xu thế tất yếu của phong trào đấu tranh cách mạng ở Việt Nam. Song sự
tồn tại của ba tổ chức cộng sản hoạt động biệt lập trong một quốc gia có nguy cơ dẫn đến chia rẽ
lớn. Yêu cầu bức thiết của cách mạng là cần có một Đảng thống nhất lãnh đạo. Nguyễn Ái
Quốc, người chiến sĩ cách mạng lỗi lạc của dân tộc Việt Nam, người duy nhất có đủ năng lực và
uy tín đáp ứng yêu cầu đó của lịch sử: thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản
duy nhất ở Việt Nam.
Từ ngày 03 đến 07-02-1930, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức Cộng sản họp tại Cửu Long
(Hương Cảng, Trung Quốc) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Tham gia Hội nghị
có các đồng chí Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh (đại biểu DDCSD); Nguyễn Thiệu, Châu
Văn Liêm (đại biểu (ANCSĐ). Đại biểu ĐDCSLĐ không đến kịp. Hội nghị nhất trí thành lập
đảng thống nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách
lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng. Ngày 3 tháng 2 năm 1930 trở
thành Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam mang tầm vóc lịch sử như là Đại hội thành
lập Đảng. Đảng được thành lập là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc ở
nước ta trong những năm đầu thế kỷ XX; là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lê nin với
phong trào công nhân và phong trào yêu nước; là kết quả của quá trình lựa chọn, sàng lọc
nghiêm khắc của lịch sử và là kết quả của quá trình chuẩn bị đầy đủ về chính trị, tư tưởng và tổ
chức của một tập thể chiến sĩ cách mạng, đứng đầu là đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Đó là một
mốc lớn đánh dấu bước ngoặt trọng đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam, chấm dứt cuộc
khủng hoảng về đường lối cứu nước kéo dài mấy chục năm. Trong Chánh cương vắn tắt, Sách
lược vắn tắt do đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo, được Hội nghị thành lập Đảng thông qua
đã xác định cách mạng Việt Nam phải tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên chủ
nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là con đường cách mạng duy nhất đúng để
thực hiện mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con
người. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam với Cương lĩnh, đường lối cách mạng đúng đắn
chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo cách mạng.
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí
Minh, người sáng lập và rèn luyện Đảng ta

CÂU 2 phân tích những đặc trưng cơ bản của mô hình CNXH mà nhân dân ta đang xây
dựng?

Công cuộc đổi mới đất nước đã và đang thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.
Những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng đã thể hiện tính ưu việt của
chủ nghĩa xã hội Việt Nam.

- Đặc trưng thứ nhất: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

Đây là đặc trưng tổng quát nhất chi phối các đặc trưng khác, bởi nó thể hiện mục tiêu của chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam. Ở nước ta, tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội phải được biểu hiện cụ thể
thiết thực, trên cơ sở kế thừa quan điểm Marx-Lenin về mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, đồng thời
vận dụng sáng tạo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dân
giàu, nước mạnh…là công bằng, hợp lý, mọi người đều được hưởng quyền tự do, dân chủ, được
sống cuộc đời hạnh phúc…

Tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng phải hướng tới việc hiện thực
hóa đầy đủ, đồng bộ hệ mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh. Tư tưởng
xuyên suốt của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đối với dân
tộc Việt Nam, chỉ có chủ nghĩa xã hội mới bảo đảm cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh thật sự. Đây là khát vọng tha thiết của toàn thể nhân dân Việt Nam sau khi đất
nước giành được độc lập và thống nhất Tổ quốc.

- Đặc trưng thứ hai: do nhân dân làm chủ


Tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng thể hiện ở bản chất ưu việt
chính trị của chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa trên cơ sở kế thừa giá trị quan điểm của chủ nghĩa
Marx-Lenin sự nghiệp cách mạng là của quần chúng; kế thừa những giá trị trong tư tưởng truyền
thống của dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: dân chủ tức là dân là chủ, dân làm chủ.

Tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội trong đặc trưng vừa nêu còn được thể hiện trong nhận thức của
Đảng ta về việc từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa gắn liền với việc bảo đảm tất
cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân (nhân dân là chủ thể của mọi quyền lực).

Dự thảo Cương lĩnh (bổ sung và phát triển) đã tiếp tục khẳng định: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là
bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Xây dựng và
từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về
nhân dân. Dân chủ phải được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở mọi cấp, trên tất cả các lĩnh vực
thông qua hoạt động của Nhà nước do nhân dân bầu ra và các hình thức dân chủ trực tiếp…”.

- Đặc trưng thứ ba: có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ
công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.

Đây là đặc trưng thể hiện tính ưu việt trên lĩnh vực kinh tế của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta
đang xây dựng so với các chế độ xã hội khác.

Dự thảo Cương lĩnh (bổ sung và phát triển) tiếp tục khẳng định: Những mâu thuẫn vốn có của
chủ nghĩa tư bản, nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản
xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa chẳng những không giải quyết được mà ngày
càng trở nên sâu sắc. Khi bàn về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với
nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế.

Đảng ta tiếp tục khẳng định quan điểm: Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể
không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở
thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.

Quan điểm này hoàn toàn nhất quán với đặc trưng trong quan hệ sản xuất của chủ nghĩa xã hội
mà chúng ta đang xây dựng là xác lập dần từng bước chế độ công hữu. Trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội phải dựa trên chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu là một trong
những yếu tố đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển nền kinh tế thị trường với
nhiều thành phần kinh tế.

- Đặc trưng thứ tư: có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Tính ưu việt về tiến tiến của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng thể hiện khái quát,
nhân văn của văn hóa nhân loại; ở việc giữ gìn bản sắc dân tộc (những giá trị văn hóa truyền
thống của dân tộc Việt Nam: chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, truyền thống đoàn kết và nhân ái, ý
thức về độc lập, tự do, tự cường dân tộc...).

Xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, mang đậm bản sắc dân tộc đòi hỏi vừa phải tiếp thu những
giá trị của tinh hoa văn hóa nhân loại, vừa phải kế thừa, phát triển bản sắc văn hóa của các tộc
người Việt Nam, xây dựng một nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng. Sự kết hợp hài
hòa những giá trị tiên tiến với những giá trị mang đậm bản sắc dân tộc thể hiện tính ưu việt của
CNXH mà nhân dân ta đang xây dựng trên lĩnh vực văn hóa, làm cho văn hóa trở thành sức mạnh
nội sinh quan trọng của phát triển.

- Đặc trưng thứ năm: con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển
toàn diện.

Tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng không chỉ được thể hiện trong
đặc trưng tổng quát dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mà còn được thể hiện
qua đặc trưng về con người trong xã hội xã hội chủ nghĩa. Về phương diện con người, chủ nghĩa
xã hội đồng nghĩa với chủ nghĩa nhân văn, nhân đạo: tất cả vì con người, cho con người và phát
triển con người toàn diện. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì
phải có con người xã hội chủ nghĩa. Để có con người xã hội chủ nghĩa phải xác định và hiện thực
hóa hệ giá trị phản ánh nhu cầu chính đáng của con người trong xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân
dân ta đang xây dựng.

Vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh về con người
trong xã hội xã hội chủ nghĩa, Dự thảo Cương lĩnh (bổ sung và phát triển) đã xác định hệ giá trị
phản ánh nhu cầu, nguyện vọng thiết thực của con người Việt Nam hiện nay là: có cuộc sống ấm
no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân. Tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội
thể hiện trong đặc trưng này là quan điểm nhân văn, vì con người, chăm lo xây dựng con người,
phát triển toàn diện con người (đức, trí, thể, mỹ) của Đảng và Nhà nước ta.

- Đặc trưng thứ sáu: các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và
giúp nhau cùng phát triển.

Đặc trưng này thể hiện tính ưu việt trong chính sách dân tộc, giải quyết đúng các quan hệ dân tộc
(theo nghĩa hẹp là quan hệ giữa các tộc người) trong quốc gia đa dân tộc Việt Nam.

Thực hiện 25 năm đổi mới đất nước đã và đang chứng minh tính ưu việt trong chính sách dân tộc
của Đảng và Nhà nước ta, chứng minh tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội trong giải quyết các quan
hệ dân tộc ở Việt Nam. Nhờ đó đã và đang phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, tính
đồng thuận trong cộng đồng 54 dân tộc anh em, chống lại âm mưu chia rẽ dân tộc của các thế lực
thù địch.

- Đặc trưng thứ bảy: có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng thể hiện trong tính ưu việt của Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, thực hiện ý chí, quyền lực của
nhân dân, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

Tính ưu việt của một xã hội do nhân dân làm chủ gắn bó mật thiết với tính ưu việt của Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Dự thảo Cương lĩnh (bổ sung và phát triển) đã chỉ rõ tính ưu việt của Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang hướng tới xây dựng. Đó là: Nhà nước gắn bó chặt chẽ với
nhân dân, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân
và chịu sự giám sát của nhân dân; có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ
quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, lộng quyền, xâm phạm quyền dân chủ của công
dân…

- Đặc trưng thứ tám: có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.

Chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng không chỉ thể hiện tính ưu việt trong các lĩnh
vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội mà còn thể hiện trong quan hệ đối ngoại, chính sách đối
ngoại của Đảng và Nhà nước ta.

Việt Nam luôn luôn khẳng định quan hệ hữu nghị và hợp tác giữ nhân dân ta và nhân dân các
nước trên thế giới. Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế…
Đảng và Nhà nước ta chủ trương hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với tất cả các nước, không phân
biệt chế độ chính trị-xã hội khác nhau trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên
hợp quốc và luật pháp quốc tế.

Việc chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, tham gia tích cực vào các tổ chức, diễn đàn quốc tế và
khu vực đã chứng minh một cách sinh động tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta
đang xây dựng, thể hiện trong đặc trưng về quan hệ đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.../.

Câu 3. Điều lệ Đảng quy định tiêu chuẩn nhiệm vụ và quyền hạn của người Đảng viên như thế
nào?
Điều lệ Đảng quy định tiêu chuẩn nhiệm vụ và quyền hạn của người Đảng viên như sau:

a. Tiêu chuẩn:

Tiêu chuẩn của đảng viên được quy định rõ ràng ở Điều 1 trong Điều lệ Đảng, gồm 2điểm, đó
là:“1. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phongcủa giai
cấp công nhân Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng,đặt lợi ích của Tổ
quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá

nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, cá nghị quyết củaĐảng và
pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạođức và lối sống
lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn
kết thống nhất trong Đảng.2. Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự
nguyện: thực hiệnCương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt
động trongmột tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín
nhiệm,đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng.”
b. Về nhiệm vụ của Đảng viên:

Nhiệm vụ Đảng viên được quy định trong điều 2, điều lệ Đảng, gồm 4 điểm sau:

1.Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hànhnghiêm chỉnh
Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của nhà nước; hoàn
thành tốt mọi nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệtđối sự phân công và điều động của Đảng.

2.Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất
chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chốngchủ nghĩa cá nhân, cơ hội,
cục bộ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác.

3.Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân;chăm lo đời
sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân;tích cực tham gia công tác
quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở;tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân
thực hiện đường lối, chính sách củaĐảng , pháp luật của nhà nước.

4.Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùngkỷ luật, giữ
gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với
Đảng; làm công tác phát triển Đảng viên; sinh hoạt Đảng vàđóng Đảng phí đúng quy định.Thực
hiện các nhiệm vụ trên, mỗi Đảng viên cần nắm vững nội dung cơ bản sau:Một là, kiên định với
những vấn đề về quan điểm có tính nguyên tắc của Đảng:- Độc lập dân tộc gắn liền với Chủ
nghĩa Xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng ta, dân tộc ta.- Chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng
Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng cho kim chỉnam cho mọi hành động của Đảng.- Đảng cộng
sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam; không chấp nhậnđa nguyên, đa đảng.-
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vìdân, thể hiện
khối đại đoàn kết toàn dân trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân vớigiai cấp nông dân và
đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng.- Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong tổ
chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng.- Kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa
quốc tế trong sáng của giai cấpcông nhân.Hai là, mỗi Đảng viên phải hiểu rõ cơ hội lớn để đất
nước phát triển nhanh, sớm đưanước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, phấn đấu đến năm
2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại để vận dụng vào nhiệm vụ
của mình. Đồngthời, phải nhận thức sâu sắc thách thức lớn, các nguy cơ đang đe doạ sự nghiệp
cáchmạng của nhân dân ta để tự giác góp phần đẩy lùi, từng bước khắc phục.Mỗi Đảng viên
phải ra sức rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, nêu gương cần,kiệm, liêm, chính, trí công,
vô tư; đồng thời kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu trong cơ quan của
Đảng, nhà nước và các tiêu cực, tệ nạn trong xã hội;cảnh giác và kiên quyết chống mọi âm mưu
và thủ đoạn “diễn biến hoà bình”, gây bạoloạn lật đổ của các thế lực thù địch, trước hết là trong
phạm vi chức trách, nhiệm vụ cụthể của mỗi người.Ba là, đất nước ta đã chuyển sang thời kì
phát triển mới với nhiệm vụ trung tâm là xâydựng phát triển kinh tế, đòi hỏi Đảng viên phải
nâng cao trình độ kiến thức và năng lựccông tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, thực
hiện vai trò tiên phong, gươngmẫu.Vì vậy, nhiệm vụ học tập càng trở nên đặc biệt quan trọng.
Học tập là nghĩa vụ bắt buộcđối với mọi Đảng viên. Có nhiều hình thức và phương pháp học tập
để nâng cao trình độlý luận chính trị, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn. Tuỳ theo điều
kiện và hoàncảnh cụ thể mà tổ chức Đảng và mỗi Đảng viên phải có kế hoạch, chế độ học tập
phù hợp. Bốn là, có mối quan hệ mật thiết với quần chúng. Cách mạng là sự nghiệp của
quầnchúng nhân dân. Nhân dân lao động cần có Đảng với tư cách là người lãnh đạo, lãnh
tụchính trị bảo đảm cho cuộc đấu tranh của nhân dân dành thắng lợi. và ngược lại, Đảngcần
được nhân dân ủng hộ, tích cực thực hiện đường lối, chính sách của Đảng.Trong điều kiện Đảng
cầm quyền, Đảng dễ quan liêu, xa rời nhân dân. Đây là một nguycơ lớn đối với sự tồn vong của
chế độ xã hội chủ nghĩa. Mọi Đảng viên phải thườngxuyên liên hệ mật thiết với quần chúng, tôn
trọng và phát huy quyền làm chủ của nhândân, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân
phản ánh với Đảng, đồng thời tích cựctham gia tuyên truyền vận động nhân dân và gia đình
mình thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước. Năm là, tích cực tham gia xây
dựng và bảo vệ Đảng, bảo vệ đường lối, chủ trương, chínhsách, nghị quyết của Đảng và nhà
nước, chống lại sự phá hoại của kẻ thù. Thực hiệnnghiêm túc tự phê bình và phê bình trong sinh
hoạt Đảng, bảo đảm sự đoàn kết thống nhất trong nội bộ, làm cho Đảng luôn trong sạch, vững
mạnh. Tích cực làm công tác pháttriển Đảng viên mới.

c. Về quyền của Đảng viên:

Điều 3, Điều lệ Đảng quy định Đảng viên có những quyền sau:

- Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đườnglối, chủ
trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.- Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan
lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của ban chấphành trung ương.- Trình bày ý kiến khi tổ
chức Đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luậtđôi với mình.- Đảng viên dự bị
có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quanlãnh đạo của Đảng.Các
quyền của Đảng viên nêu trong điều lệ Đảng nhằm bảo đảm cho Đảng viên thực hiệnđầy đủ
quyền làm chủ về mặt chính trị tổ chức và sinh hoạt Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minhkhẳng định
“khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tưtưởng hoá ra
quyền tự do phục tùng chân lý”. Những quy định về quyền của Đảng viêntạo điều kiện cho
Đảng viên và tổ chức Đảng thực hiện đầy đủ nguyên tắc tập trung dânchủ.
Câu 4: Phân tích nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM trong giai đoạn hiện
nay

Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, đã hiến dâng tất cả tình cảm, trí tuệ
và cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Người đã để lại tài sản vô giá là
tư tưởng và tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu mực, cao đẹp, kết tinh những giá trị truyền
thống của dân tộc, của nhân loại và thời đại. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác là
niềm vinh dự và tự hào đối với mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi người Việt Nam.
Đối với mỗi cán bộ, đảng viên, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là
nhiệm vụ rất quan trọng và thường xuyên, qua đó để giáo dục, rèn luyện mình, xứng đáng là
đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam, là “người lãnh đạo, người đày tớ thật trung thành của
nhân dân”.
1. Thực hiện chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh “Trung với nước, hiếu với dân” cần
quán triệt những nội dung của chủ nghĩa yêu nước trong giai đoạn mới; phát huy sức
mạnh đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới đất nước, công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.
Tư tưởng và phẩm chất đạo đức tiêu biểu của Hồ Chí Minh là tinh thần yêu nước nồng
nàn, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, toàn tâm, toàn ý cho sự nghiệp giải
phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ quyết tâm “ dù phải đốt
cháy cả dãy Trường Sơn cũng quyết giành cho được tự do, độc lập”, để rồi phấn đấu cho “ đồng
bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”, để nước ta “ sánh vai với cường
quốc năm châu”. Học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh chúng ta cần:
- Mỗi người cần nhận thức sâu sắc hơn, đầy đủ hơn những hy sinh to lớn của ông cha để
chúng ta có non sông, Tổ quốc Việt Nam độc lập, tự do, thống nhất trọn vẹn hôm nay.Nâng cao
tinh thần yêu nước, tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc là lương tâm và trách nhiệm
của mỗi người Việt Nam chân chính. Trung với nước ngày nay là trung thành vô hạn với sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, nền văn hóa,
bảo vệ Đảng, chế độ, nhân dân và sự nghiệp đổi mới, bảo vệ lợi ích của đất nước.
- Trung với nước, hiếu với dân ngày nay là luôn luôn tôn trọng, phát huy quyền làm chủ
của nhân dân dưới cả ba hình thức: làm chủ đại diện, làm chủ trực tiếp và tự quản cộng đồng;
hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, giải quyết kịp thời những yêu cầu, kiến nghị hợp tình, hợp
lý của dân; khắc phục cho được thói vô cảm, lãnh đạm, thờ ơ trước những khó khăn, bức xúc...
của nhân dân.
- Trung với nước, hiếu với dân ngày nay thể hiện ở ý chí vươn lên quyết tâm vượt qua
nghèo nàn, lạc hậu, góp phần dựng xây đất nước phồn vinh, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng
kém phát triển, theo kịp trình độ các nước phát triển trong khu vực và thế giới; thực hiện bằng
được mong ước của Bác Hồ kính yêu: “xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.
- Trung với nước, hiếu với dân là phải luôn luôn có ý thức giữ gìn đoàn kết toàn dân tộc,
đoàn kết trong Đảng, trong cơ quan, đơn vị; kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng trước
mọi mưu đồ của các thế lực thù địch, cơ hội hòng chia rẽ dân tộc, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn
dân, chia rẽ Đảng với nhân dân. Đoàn kết là yêu nước, chia rẽ là làm hại cho đất nước. Mọi biểu
hiện cục bộ, bản vị là trái với tinh thần yêu nước chân chính.
- Trung với nước hiếu với dân là phải có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, có
lương tâm nghề nghiệp trong sáng; quyết tâm phấn đấu để thành đạt và cống hiến nhiều nhất
cho đất nước, cho dân tộc; quyết tâm xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh. Phải có tinh thần
ham học hỏi, phát huy truyền thống hiếu học và quý trọng nhân tài của ông cha ta; biết vận
dụng sáng tạo các tri thức khoa học, công nghệ hiện đại, các sáng kiến trong sản xuất, công tác,
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Mọi sự bảo thủ, trì trệ, lười học tập, ngại lao động, đòi
hỏi hưởng thụ vượt quá khả năng và kết quả cống hiến là trái truyền thống đạo lý dân tộc và trái
với tư tưởng yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Trung với nước, hiếu với dân yêu cầu mỗi chúng ta phải giải quyết đúng đắn mối quan
hệ cá nhân - gia đình - tập thể - xã hội; quan hệ giữa nghĩa vụ và quyền lợi. Theo gương Chủ
tịch Hồ Chí Minh, yêu nước là sẵn sàng phấn đấu hy sinh cho lợi ích chung, việc gì có lợi cho
dân, cho nước, cho tập thể thì quyết chí làm, việc gì có hại thì quyết không làm. Làm việc gì
trước hết phải vì tập thể, vì đất nước, vì nhân dân, phải nêu cao trách nhiệm của người lãnh đạo,
không tham lam, vụ lợi, vun vén cá nhân...
2. Thực hiện đúng lời dạy: "Cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư " nêu cao phẩm giá
con người Việt Nam trong thời kỳ mới
"Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư" là chuẩn mực đạo đức truyền thống trong quan hệ
"đối với mình", được Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa, vận dụng và phát triển phù hợp với yêu
cầu của sự nghiệp cách mạng, trở thành chuẩn mực cơ bản của đạo đức cách mạng. Người là
một tấm gương mẫu mực về "cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư". Học tập và làm theo tấm
gương của Người, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong giai đoạn hiện nay là:
- Tích cực lao động, học tập, công tác với tinh thần lao động sáng tạo, có năng suất, chất
lượng, hiệu quả cao; biết quý trọng công sức lao động và tài sản của tập thể, của nhân dân;
không xa hoa, lãng phí, không phô trương, hình thức; biết sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn của
Nhà nước, của tập thể, của chính mình một cách có hiệu quả.
- Thực hiện chí công, vô tư là kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng.
Đối với cán bộ lãnh đạo, đảng viên phải loại bỏ thói chạy theo danh vọng, địa vị, giành giật lợi
ích cho mình, lạm dụng quyền hạn, chức vụ để chiếm đoạt của công, thu vén cho gia đình, cá
nhân..., cục bộ, địa phương chủ nghĩa. Phải thẳng thắn, trung thực, bảo vệ chân lý, bảo vệ
đường lối, quan điểm của Đảng, bảo vệ người tốt; chân thành, khiêm tốn; không chạy theo chủ
nghĩa thành tích, không bao che, giấu giếm khuyết điểm...
- Thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư phải kiên quyết chống bệnh lười biếng,
lối sống hưởng thụ, vị kỷ, nói không đi đôi với làm, nói nhiều, làm ít, miệng nói lời cao đạo
nhưng tư tưởng, tình cảm và việc làm thì mang nặng đầu óc cá nhân, tư lợi, việc gì có lợi cho
mình thì "hăng hái", tranh thủ kiếm lợi, việc gì không "kiếm chác" được cho riêng mình thì thờ
ơ, lãnh đạm. Không làm dối, làm ẩu, bòn rút của công, ăn bớt vật tư, tiền của của Nhà nước và
của nhân dân. Phải có thái độ rõ rệt lên án và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực,
loại trừ mọi biểu hiện vô liêm, bất chính ra khỏi đời sống xã hội.
3. Nâng cao ý thức dân chủ và kỷ luật, gắn bó với nhân dân, vì nhân dân phục vụ
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn đề cao dân chủ và kỷ luật và chính Người là một mẫu
mực về tinh thần dân chủ, tôn trọng tập thể, tôn trọng quần chúng nhân dân, luôn luôn quan tâm
đến mọi người, gắn bó với nhân dân. Người luôn luôn phê phán "óc lãnh tụ", phê phán thói
"quan cách mạng", phê phán những biểu hiện quan liêu, coi thường quần chúng, coi thường tập
thể, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, coi đó là những căn bệnh khác nhau của chủ nghĩa
cá nhân.
- Học tập và làm theo Người, mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt mình trong tổ chức, trong
tập thể, phải tôn trọng nguyên tắc, pháp luật, kỷ cương. Mọi biểu hiện dân chủ hình thức, lợi
dụng dân chủ để "kéo bè, kéo cánh", để làm rối loạn kỷ cương, để cầu danh, trục lợi hoặc
chuyên quyền, độc đoán, đứng trên tập thể, đứng trên quần chúng..., làm cho nhân dân bất bình,
cần phải lên án và loại bỏ.
- Học tập đạo đức Hồ Chí Minh tất cả vì nhân dân, mỗi cán bộ, đảng viên, dù ở bất cứ
cương vị nào phải gần dân, học dân, có trách nhiệm với dân. Phải trăn trở và thấy trách nhiệm
của mình khi dân còn nghèo đói. Không chỉ sẻ chia và đồng cam, cộng khổ với nhân dân, mà
còn phải biết tập hợp nhân dân, phát huy sức mạnh của dân, tổ chức, động viên, lãnh đạo nhân
dân phấn đấu thoát khỏi đói nghèo. Nhân dân là người thầy nghiêm khắc và nhân ái, luôn luôn
đòi hỏi cao ở cán bộ, đảng viên, đồng thời cũng sẵn lòng giúp đỡ cán bộ, đảng viên hoàn thành
nhiệm vụ, phát huy ưu điểm, sửa chữa sai lầm, khuyết điểm.
- Học tập đạo đức Hồ Chí Minh phải rất coi trọng tự phê bình và phê bình. Người dạy cán
bộ, đảng viên và mọi người chúng ta: không sợ khuyết điểm, không sợ phê bình, mà chỉ sợ
không nhận ra khuyết điểm, sai lầm và không có quyết tâm sửa chữa khuyết điểm, sẽ dẫn đến
khuyết điểm ngày càng to và hư hỏng. Tự phê bình phải được coi trọng, được đặt lên hàng đầu,
theo tư tưởng Hồ Chí Minh "phải nghiêm khắc với chính mình". Phê bình phải có mục đích là
xây dựng tổ chức, xây dựng con người, xây dựng đời sống tình cảm và quan hệ đồng chí, quan
hệ xã hội lành mạnh, trong sáng, có lý, có tình. Phải khắc phục bệnh chuộng hình thức, thích
nghe lời khen, (thậm chí xu nịnh), tâng bốc nhau, không dám nói thẳng, nói thật để giúp đỡ
nhau cùng tiến bộ. Đồng thời, cần phê phán những biểu hiện xuất phát từ những động cơ cá
nhân, vụ lợi mà "đấu đá", nhân danh phê bình để đả kích, lôi kéo, chia rẽ, làm rối nội bộ.
4. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần phát huy chủ nghĩa yêu
nước gắn chặt với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc trong
điều kiện toàn cầu hóa, chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế
Tư tưởng Hồ Chí Minh về tình đoàn kết quốc tế bắt nguồn từ tình yêu thương đối với con
người, với nhân loại và đoàn kết toàn nhân loại vì mục tiêu giải phóng các dân tộc bị áp bức,
giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Người là hiện thân của chủ nghĩa yêu nước chân
chính kết hợp với chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Nhờ đó mà nhân dân thế giới kính yêu Người,
trao tặng Người danh hiệu nhà văn hóa kiệt xuất trên thế giới, anh hùng giải phóng dân tộc,
chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế. Từ chủ nghĩa quốc tế cao cả, Người đã xây
dựng nên tình đoàn kết quốc tế rộng lớn của dân tộc ta với các dân tộc trên thế giới, góp phần
quan trọng vào những thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta và phong trào cách mạng thế giới.
- Ngày nay, trong điều kiện toàn cầu hóa, việc mở rộng tình đoàn kết quốc tế, hợp tác cùng
có lợi, chủ động, tích cực hội nhập là một nguồn lực quan trọng để xây dựng và phát triển đất
nước. Đoàn kết quốc tế trong sáng là thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa,
đa dạng hóa với tinh thần Việt Nam sẵn sàng là bạn, đối tác tin cậy với các quốc gia trên thế
giới, phấn đấu vì độc lập, hòa bình, hợp tác và phát triển
- Đoàn kết quốc tế theo tư tưởng Hồ Chí Minh là phát huy tinh thần độc lập tự chủ, tôn
trọng độc lập, chủ quyền của các nước khác, mở rộng hợp tác cùng có lợi, phấn đấu vì hòa
bình, phát triển, chống chiến tranh, đói nghèo, bất công, cường quyền, áp đặt trong quan hệ
quốc tế. Khép lại những vấn đề của quá khứ, lịch sử, xoá bỏ mặc cảm, hận thù, nhìn về tương
lai, xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc.
- Học tập và làm theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần nâng cao tinh
thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, kiên quyết đấu tranh chống tâm lý tự ty, chủ nghĩa dân
tộc hẹp hòi; phê phán các biểu hiện vong bản, vọng ngoại, ảo tưởng trước chủ nghĩa tư bản.
Sự nghiệp đổi mới đất nước đã và đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với sự hình thành
và phát triển những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người Việt Nam, đồng thời tạo ra những
thuận lợi và những thử thách mới đối với mỗi chúng ta trong lĩnh vực đạo đức. Hơn lúc nào hết, hiện
nay toàn Đảng, toàn dân ta phải quan tâm đầy đủ đến vấn đề đạo đức, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện
những chuẩn mực đạo đức đúng đắn, tiến bộ; đẩy mạnh giáo dục, rèn luyện và tăng cường quản lý
đạo đức trong Đảng và trong nhân dân. Kế thừa truyền thống đạo đức tốt đẹp của ông cha, học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một trong những biện pháp quan trọng để khắc phục sự
suy thoái về đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm lành mạnh nền đạo đức xã
hội, góp phần giữ vững sự ổn định chính trị, xã hội, tạo động lực cho sự phát triển nhanh, hiệu quả,
bền vững. Vấn đề cơ bản nhất khi thực hiện cuộc vận động là mỗi người chúng ta phải nhận thức đầy
đủ vị trí của vấn đề đạo đức, thường xuyên tự giác, nỗ lực học tập, rèn luyện, tu dưỡng theo gương
Bác Hồ vĩ đại

Câu 5:Vì sao vấn đề xây dựng động cơ vào Đảng đúng đắn được đặt lên hàng đầu và có ý
nghĩa quyết định đối với việc phấn đấu trở thành Đảng viên?
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy : “ Vì sao chúng ta vào Đảng? Phải chăng để thăng quan ,
phát tài? Không phải!...Chúng ta vào Đảng là để hết lòng hết sức phục vụ giai cấp, phục vụ nhân
dân, làm trọn nhiệm vụ của người Đảng viên”. Bác còn căn dặn nếu sợ không phục vụ được nhân
dân, phục vụ được cách mạng thì đừng vào hay là khoan hãy vào Đảng. Bởi vì Đảng là tổ chức
cách mạng có sứ mệnh cao cả đoàn kết và lãnh đạo nhân dân đấu tranh cho độc lập và chủ nghĩa
xã hội, chứ không phải là nơi để tìm kíêm danh vọng, địa vị , thu hái tài lộc.
Phấn đấu vào Đảng là để được đứng trong một tổ chức của những người cùng chung chí
hướng đấu tranh xây dựng một xã hội mới tốt đẹp dân giàu, nước mạnh, dân chủ ,công bằng , văn
minh.Vào Đảng là dấn thân theo lý tưởng cách mạng, chấp nhận hy sinh, phấn đấu,quyết tâm đi
theo con đường mà Đảng, Bác Hồ và dân tộc ta đã chọn là xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa
cộng sản. Cái được lớn nhất khi vào Đảng là được phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân, được
Đảng và nhân dân tin cậy, yêu mến.
Trong quá trình phấn đấu vào Đảng , việc xây dựng động cơ vào Đảng đúng đắn là điều có
ý nghĩa quyết định. Đảng chỉ kết nạp những người thực sự giác ngộ về mục đích lý tưởng cách
mạng, quyết không thu vào hàng ngũ mình những người mang động cơ thiếu trong sáng, lệch
lạc;càng không để cho các phần tử cơ hội lọt vào Đảng. Để có động cơ vào Đảng đúng đắn, cần
hiểu sâu sắc bản chất, mục đích của Đảng, tích cực góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu ,
nhiệm vụ do Đảng đề ra; thường xuyên trao dồi đạo đức cách mạng, đấu tranh khắc phục mọi
biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, thực dụng , vụ lợi, xa lạ với bản chất người chiến sĩ cách mạng.
Xây dựng động cơ vào Đảng đúng đắn hiện nay có ý nghĩa rất quan trọng. Trong điều kiện
hòa bình , Đảng cầm quyền và cơ chế kinh tế thị trường, mỗi người chúng ta nói chung, người
Đảng viên nói riêng, luôn phải đối mặt với bao khó khăn, thử thách và những cám dỗ của quyền
lực , tiền tài…Nếu người vào Đảng không có động cơ vào Đảng trong sáng sẽ không vượt qua
được những thử thách, không thắng nổi sự cám dỗ vật chất và những thủ đoạn “ diễn biến hòa
bình” của các thế lực thù địch.

You might also like