You are on page 1of 10

ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRONG KHÔNG HẠN CHẾ

I Không gian hạn chế là gì ?


Không gian hạn chế còn hay được gọi là không gian kín. Không gian hạn chế đúng với tên gọi
của nó, thường được thiết kế không phải cho con người làm việc hoặc cho ít người làm việc. Bao
gồm nhiều hệ thống máy móc, trang thiết bị luôn hoạt động để vận hành một hệ thống lớn nào
đó.
Bỏ qua trường hợp không gian kín không giành cho con người làm việc, chúng ta quan tâm tới
những khoảng không gian kín bao gồm những thiết bị hiện đại, hệ thống máy móc tinh vi và cần
con người vận hành như: Xe ô tô, máy bay, tàu vũ trụ, các khoang của tàu thủy… và đặc biệt là
tàu ngầm.
Để tìm hiểu rõ ràng và thực tế hơn về việc điều hòa không khí trong không gian kín giành cho
con người làm việc. Tiêu biểu và nổi bật nhất cho điều hòa không khí trong không gian kín chính
là môi trường làm việc trong Tàu Ngầm.
II Đặt vấn đề
Như chúng ta đã biết, tàu ngầm là lực lượng xương sống của Hải Quân nhiều quốc gia, là lực
lượng chiến lược để thể hiện sức mạnh của mỗi quốc gia sở hữu nó. Lâu nay chúng ta chỉ quan
tâm tới vũ khí mà tàu ngầm mang theo, lượng giãn nước, hải trình của tàu.
Quan tâm hơn thì tàu ngầm lặn nổi như thế nào ?, phóng tên lửa dưới nước ra sao…
Tuy nhiên một vấn đề rất quan trọng nhưng lại rất ít người quan tâm tới, đó chính là hệ thống
điều hòa không khí trong tàu ngầm. Một vấn đề rất thực tế và liên quan rất nhiều tới ngành học
của chúng ta.
Chúng ta hãy tưởng tượng (như chai bình giữ nhiệt em đang cầm trên tay). Phóng to nó lên hàng
nghìn lần và con người ta đặt vào trong đó hàng tấn trang thiết bị điện tử, vũ khí, máy móc hiện
đại nhất thế giới. Vậy làm sao để vận hành một hệ thống máy móc khổng lồ, bao gồm hàng trăm
con người, thực hiện xứ mệnh của một quốc gia, tồn tại hàng tháng trời dưới lòng biển sâu để
thực hiện nhiệm vụ ?
III Môi trường sống trong tàu ngầm.
Tàu ngầm là một không gian hoàn toàn kín, nội bất xuất, ngoại bất nhập, không có ánh sáng mặt
trời, không có sự quang hợp của cây xanh mà chỉ có lượng khí thải do con người thải ra.
Khi lặn chịu một áp suất rất lớn, xung quanh là nước biển lạnh giá và đại dương tối đen như
mực.
Mang trong mình những gì ưu tú nhất của ngành khoa học kỹ thuật quân sự, là bộ mặt của các
cường quốc hải quân, vận hành nó là hàng chục đến hàng trăm con người.
Làm cách nào để thủy thủ đoàn có thể ít thở bình thường, làm việc hiệu quả để hoàn thành
nhiệm vụ sau mỗi hải trình chính là vấn đề mà nhóm quan tâm và muốn chia sẻ với các thành
viên trong buổi báo cáo ngày hôm nay.
IV Các vấn đề về ĐHKK trong tàu ngầm
Như chúng ta đã biết, tàu ngầm là một không gian hoàn toàn kín, có rất nhiều vấn đề mà khi sử
dụng nó chúng ta cần phải giải quyết:
1) Duy trì nhiệt độ bình thường cho con người làm việc khi xung quanh là nước biển
lạnh khoảng 4 độ C.
2) Làm cách nào để cung cấp lượng khí oxi cần thiết cho toàn bộ thủy thủ đoàn.
3) Trong không gian kín như tàu ngầm, lượng CO2 do con người thải ra không có cây
xanh quang hợp, vậy xử lí lượng CO2 cũng là một vấn đề tối quan trọng.4
4) Lượng nước ngọt cần thiết để duy trì cho toàn bộ sinh hoạt của thủy thủ đoàn cũng là
một vấn đề sống còn.
5) Các vấn đề khác phải đối mặt cần hệ thống ĐHKK trong tàu ngầm để duy trì sự sống
và môi trường làm việc cho con người bên trong đó như: Khử ẩm, khử mùi, khử ồn
6) Vấn đề cân bằng áp suất trong tàu ngầm
V Tìm hiểu vệ hệ thống điều hòa không khí trong tàu ngầm
Có thể nhận định rằng, để điều hòa không khí trong một không gian kín hoàn toàn như tàu
ngầm, đòi hỏi một hệ thống lớn gồm nhiều hệ thống nhỏ để giải quyết mọi vấn đề ĐHKK
trong tàu ngầm, bao gồm những tinh hoa công nghệ của cả ngành HVAC( Heating,
Ventilatinh and air conditioning- Sưởi ấm, thông gió và điều hòa không khí)
1) Hệ thống cung cấp O2 cho thủy thủ đoàn.
2) Hệ thống xử lí CO2 do thủy thủ đoàn thải ra.
3) Hệ thống sưởi để duy trì nhiệt độ thoải mái cho toàn bộ thủy thủ đoàn.
4) Hệ thống khử ẩm, khử mùi, khử ồn để duy trì môi trường trong lành nhất cho toàn bộ
thủy thủ đoàn, hạn chế dịch bệnh và đảm bảo môi trường tốt nhất để vận hành các thiết bị
điện tử, máy móc hiện đại bậc nhất của con tàu.
5) Hệ thống cung cấp nước sạch để đảm bảo sinh hoạt cho toàn bộ TTĐ.
6) Một số vấn đề về hệ thống cân bằng áp suất.
V) Tìm hiểu về các vấn đề tồn tại và các hệ thống ĐHKK trong tàu ngầm.
Như chúng ta đã biết ở môi trường sống bình thường, con người chúng ta thường sống và sinh
hoạt ở áp suất 1 atm.
Hít thở không khí tự nhiên: gồm có nitơ (78,1% theo thể tích) và ôxy (20,9%), với một lượng
nhỏ agon (0,9%), cacbon điôxít (dao động, khoảng 0,035%), hơi nước và một số chất khí khác.
Độ ẩm thông thường có lợi cho sinh hoạt là 40 đến 60% đối với con người. Tuy nhiên độ ẩm tốt
cho máy móc khoảng từ 40 đến 50%.
Nhiệt độ tối ưu cho con người và máy móc khoảng từ 22 đến 25 độ.
Ở một môi trường kín như tàu ngầm, các hệ thống ĐHKK cần phải duy trì được các yếu tố trên
để đảm bảo thuận lợi nhất cho thủy thủ đoàn và hệ thống máy móc hiện đại bên trong.
1) Áp suất
Như chúng ta đã biết, khác với môi chất không khí, với môi trường nước, khi tàu ngầm càng
xuống độ sâu lớn thì áp suất càng tăng. Thông thường tàu ngầm lặn ở biên độ sâu từ vài trăm
mét(tàu ngầm động cơ điesel) hay đến vài nghìn mét(tàu ngầm nguyên tử).
Chúng ta có thể thấy ở độ sâu lớn như vậy, tàu ngầm phải chịu một áp suất khổng lồ của nước
biển.
Ví dụ: Một tàu ngầm lặn ở độ sâu H= 300 mét,
Trọng lượng riêng của nước biển là D=10300N/M3.
Tính toán áp suất mà tàu ngầm phải chịu ở độ sâu trên ?
Ta có: P=D.H
P= 300x10300= 10300x 300 = 3.090.000 (Pa) = 30.5 atm.
Qua việc tính toán trên ta có thể thấy khi ở độ sâu lớn thì vỏ tàu ngầm phải chịu một áp suất
khổng lồ lớn hơn nhiều lần áp suất chịu đựng tối đa thông thường của con người(3atm).
Vỏ tàu ngầm đa phần làm bằng các loại thép không nhiễm từ tính, khả năng chịu lực nén giao
động khoảng 9,8N/mm2 (trong khi các vật liệu nhiệt lạnh thông thường của chúng ta chịu lực
nén giao động khoảng 0,2N/mm2)
Bên trong tàu ngầm cần có hệ thống cần bằng áp suất( ?), hệ thống điều chỉnh áp suất để duy trì
áp suất bên trong tàu tương đương với áp suất khí quyển nhằm đảm bảo môi trường sống cho
toàn bộ thủy thủ đoàn.
2) Vấn đề về Oxi và nước ngọt.
Oxi có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người và các sinh vật. Nhờ có oxi mà con người
chúng ta mới co thể tồn tại được.
Trong tự nhiên oxi do chúng ta hít thở là của quá trình quang hợp :

Tuy nhiên môi trường bên trong tàu ngầm không hề có cây xanh, cũng không có ánh sáng. Vậy
cần phải có hệ thống cung cấp oxi.
Có nhiều cách để tạo ra oxi, tuy nhiên trên tàu ngầm chủ yếu tạo ra oxi bằng cách điện phân
nước, oxi sau khi thu được tại cực dương sẽ cung cấp cho thủy thủ đoàn để hít thở.
H2 sau khi điện phân sinh ra tại cực âm sẽ được nén thành lỏng và thải ra ngoài môi trường biển.
Phương trình điện phân:

Trung bình, mỗi ngày con người chúng ta hít khoảng 10.000 lít không khí, oxi chiếm khoảng
21%. Vậy trung bình mỗi người hít khoảng 2100 lít khí O2 mỗi ngày để phục vụ cho việc hô
hấp.
Từ các thông số trên ta có thể tính toán được khối lượng oxi cần cung cấp cho thủy thủ đoàn
trong một ngày cũng như lượng nước cần tiêu thụ để tạo ra oxi cung cấp cho thủy thủ đoàn.
Lượng oxi trung bình cần thiết cho một người :
𝑃.𝑉 1∗2100
nCO2= 𝑅.𝑇= 0.082∗(22+273)
= 86,8 mol

 mO2 = 86,8x32=2777,6 g =2,7776 kg


Trên tàu ngầm kilo, thủy thủy đoàn là 52 người. Vậy khối lượng oxi cần cung cấp cho toàn bộ thủy thủ
đoàn trong một ngày là :
2,7776x52= 144,4352 (kg)
Ngoài ra người ta có thể cung cấp oxi trong các bình khí nén sẵn oxi hay Lấy oxi từ phản ứng nhiệt phân
các chất như : KCL03, NaCO3. Tuy nhiên các tàu ngầm hiện nay đều sử dụng phương pháp điện phân
nước biển vì nguồn cung cấp oxi không giới hạn chính là nước biển.
Qua phương trình điện phân ta có thể dễ dàng tính toán lượng nước cần điện phân trong một ngày để tạo
ra oxi :
MH20 = 144,4352x2 = 288,8704 (lít)
Sau khi tính toán được lượng oxi cần thiết cho thủy đoàn một ngày, lượng nước ngọt cần thiết để điện
phân ra oxi. Tuy nhiên nước ngọt đó lấy từ đâu trong lòng biển cũng là một vấn đề.
Như chúng ta đã biết trong vận hành lò hơi, để cấp nước cho hệ thống cũng cần phải xử lí nước để loại bỏ
tạp chất giúp hệ thống lò hơi có hiệu suốt hoạt động và tuổi thọ cao. Ở việt nam thì chủ yếu là xử lí nước
cứng.
Trong tàu ngầm cũng thế, nguồn cung cấp nước chính là từ nước biển, dĩ nhiên phải xử lí nước biển
thành nước ngọt nhằm mục đích tạo oxi duy trì sự sống và cung cấp nước sinh hoạt cho thủy thủ đoàn.
Để tạo ra nước ngọt từ nước biển, cách người ta sử dụng chính là chưng cất nước biển thành nước ngọt
(tương tự hình thức nấu rượu).
Đơn giản là cung cấp nhiệt lượng cho nước biển để bốc hơi, sau đó ngưng tự hơi nước thành nước ngọt để
duy trì sinh hoạt. Muối đọng lại sẽ được thải ra biển.
Theo tiêu chuẩn về nước dùng cho một người trên một ngày, tùy theo điều kiện sinh hoạt, điều kiện sống
của mỗi quốc gia.
Giả sử một ngày một người trong tàu ngầm tiêu tốn khoảng 100 lít nước ngọt cho sinh hoạt.
Thì toàn bộ thủy thủ đoàn 52 người sử dụng khoảng 5200 lít nước ngọt một ngày.
Cùng với việc sử dụng 288,8704 lít nước để điện phân oxi.
Vậy lượng nước ngọt một ngày mà thủy thủ đoàn sử dụng là :
5200 + 288,8704 = 5488,8704 lít.
Độ mặn trung bình của biển đông là khoảng 30/1000.
Vậy để có 5488,8704 lít nước ngọt cung cấp cho toàn bộ thủy thủ đoàn thì ta cần chưng cất số lít nước
biển là :
Ta có : với độ mặn là 30/1000, vậy cứ 1kg nước biển sẽ chứa 0,97 kg nước ngọt.
 khối lượng nước biển cần chưng cất trong một ngày để tạo ra 5488,8704 lít nước ngọt :
mh20 mặn = 5488,8704/0,97 (kg) = 5828,388 lít = 5828,388x1,03= 6003,24 kg
3 Vấn đề xử lí CO2
Qúa trình hô hấp là quá trình 2 chiều. Chúng ta hít o2 và đồng thời thải ra co2. Lượng co2 tăng cao sẽ
gây khó chịu, làm việc mất hiệu quả và thậm chí gây tử vong khi nồng độ quá cao.
Trong không gian sống trên trái đất của chúng ta, chúng ta không phải lo lắng về vấn đề xử lí co2 vì
đã có cây xanh hấp thụ. Tuy nhiên trong một không gian kín như tàu ngầm, nếu CO2 do quá trình hô
hấp của con người không được xử lí thì nó sẽ trở thành kẻ giết người hàng loạt.

CO2được loại bỏ khỏi không khí bằng cách sử dụng hỗn hợp "sô-đa chanh"
bao gồm: Ca(OH)2, NaOH.
Nguyên lí hoạt động rất đơn giản: ta cho hỗn hợp không khí trong phòng đi qua hệ thống
lọc không khí có chứa hỗn hợp trên, CO2 trong không khí sẽ phản ứng với Ca(OH)2 và
NaOH tạo kết tủa, sau đó chỉ cần thải kết tủa trên ra biển.

Phương trình hóa học:


CO2+Ca(OH)2 → CaCO3+H2O
CO2+2NaOH → Na2CO3+H2O

Như đã nêu trên, lượng khí cacbonic tiêu chuẩn trong không khí khoảng dưới 0,035% để con người làm việc
hiệu quả và thoải. Nếu lượng khí co2 tăng cao sẽ gây hại. Nếu lượng CO2 tăng lên 9% thì nó đủ sức giết chết
chúng ta trong vòng 5 phút.

Trong ĐHKK nói chung thì nồng độ CO2 trong một khu vực phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống điều hòa và thông
gió, số lượng cửa sổ hay lượng người trong không gian đó. Chính vì thế vấn đề duy trì lượng CO2 ở mức cho
phép để đảm sức khỏe cho con người là điều các kỹ sư chúng ta cần phải tính đến.

4 Duy trì nhiệt độ trong tàu ngầm


Khi lặn dưới biển, nhiệt độ nước biển sẽ giảm, nhiệt độ trung bình ở đáy biển khoảng 4 độ C.
Vỏ tàu ngầm làm bằng kim loại, chính vì thế sẽ nhận nhiệt từ nước biển làm không khí trong
tàu ngầm lạnh đi. Chính vì thế trong tàu ngầm cần có hệ thống sưởi để duy trì nhiệt độ
khoảng 22 đến 25 độ C.
Trên thực tế, người ta sử dụng rất nhiều cách để sưởi ấm như :Sưởi ấm bằng cách đốt điện
trở, Sưởi ấm bằng máy điều hòa 2 chiều, Sưởi ấm bằng hệ thống dẫn hơi nước nóng và hệ
thống sưởi dầu.
Tuy nhiên với một môi trường kín như tàu ngầm, chia thành nhiều khoang riêng biệt, để đảm
bảo an toàn thì hệ thống sưởi được sử dụng chính là hệ thống sưởi dầu. Vì các hệ thống kia
nếu đưa vào tàu ngầm có thể gây hại cho chính thủy thủ đoàn hay máy móc của con tàu.
Nguyên lí hoạt động của máy sưởi dầu :

- Điện được chuyển vào điện trở bên trong lò sưởi, biến năng lượng thành
nhiệt.

- Nhiệt được hấp thụ bởi dầu thấu nhiệt trong lò sưởi.

- Khi dầu trong lò sưởi ấm lên, nó bắt đầu lưu thông qua các tấ m thanh
nhiệt.
- Khi dầu lưu thông, nó truyền nhiệt vào phầ n kim loại của các tấ m thanh
nhiệt, tạo ra nhiệt độ bề mặt.

- Như vậy kim loại nóng lên, chúng bắt đầu tỏa nhiệt vào phòng. Lượng
nhiệt này được lưu thông khắp phòng bởi sự đối lưu tự nhiên trong không khí.

Lí do máy sưởi dầu được lựa chọn làm hệ thống sưởi trong tàu ngầm:

- Chúng hoạt động rấ t im lặng, vì không sử dụng quạt để lưu thông không
khí nóng.

- Máy sưởi dầu làm ấm không khí hoàn toàn dựa vào việc đối lưu tự nhiên.

- Vì không sử dụng quạt nên máy sưởi dầu không hề làm thay đổi độ ẩm
của không khí.

- Tiết kiệm điện(quan trọng).

- Máy sưởi dầ u vẫn giữ nhiệt ngay cả khi điện đã tắ t.(khi gặp sự cố)

- Bề mặt không nóng: bề mặt kim loại của máy sưởi dầ u chỉ âm ấ m, và nó
không bao giờ nóng đế n mức làm bỏng bạn nế u vô tình chạm vào.

- Không gây cháy: Máy sưởi dầ u có hệ thố ng làm nóng nằ m bên trong, vì thế
nó sẽ không gây nguy cơ cháy.

5 Xử lí độ ẩm

Độ ẩm là một yếu tố vô cùng quan trọng trong điều hòa không khí.

Khi độ ẩm quá thấp thì gây khô da, nứt môi và giảm sức đề kháng của cơ
thể.
Khi độ ẩm quá cao thì khó thoát mồ hôi, gây mệt mỏi dễ bị cảm lạnh. Ngoài ra
độ ẩm cao còn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển.

Độ ẩm tiêu chuẩn để duy trì sức khỏe và sự thoải mái cho con người, tối ưu
hóa khả năng vận hành của máy móc khoảng từ 40 đến 50%.

Trong không gian kín như tàu ngầm, quá trình hô hấp của con người ngoài
thải ra co2 thì cũng thải ra một lượng hơi nước đáng kể. Hơi nước sẽ làm độ
ẩm trong tàu ngầm tăng cao đe dọa đến sức khỏe của thủy thủ đoàn và có
thể làm hư hại máy móc trong tàu. Chính vì thế trong tàu ngầm cần phải có
hệ thống khử ẩm để duy trì sức khỏe cho thủy thủ đoàn cũng như đảm bảo
tuổi thọ cho máy móc bên trong tàu.

Hiện nay về hút ẩm người ta sử dụng 2 cách chính là: tách ẩm bằng máy hút
ẩm rotor sử dụng vật liệu hút ẩm silicagel và máy hút ẩm dạng ngưng tụ
(nhiệt độ đọng sương).

Thực tế đã chứng minh, ngoài giá thành cao thì máy hút ẩm rotor sử dụng vật
liệu hút ẩm silicagel tỏ ra vượt trội với máy hút ẩm dạng ngưng tụ với các ưu
điểm sau:

Thích hợp cho các môi trường có độ ẩm cao, nhiệt độ thấp.

có công suất hút ẩm từ 10 đến 50l / ngày độ chính xác gần như tuyệt đối.

Ưu điểm tuyệt vời của dòng máy hút ẩm Rotor là máy có thể làm việc trong môi trường có

nhiệt độ từ -10 đến 45 độ C. Sai số cực thấp chỉ 1%.

Đặc biệt thì máy hút ẩm rotor hoạt động êm ái và an toàn hơn rất nhiều so với máy hút ẩm

nhưng tụ.

Với các ưu điểm trên nó được chọn để hút ẩm trong nơi đòi hỏi độ chính xác tuyệt đối như tàu

ngầm hay phòng thí nghiệm, phòng thuốc, phòng mổ...


Nguyên lí hoạt động:

You might also like