You are on page 1of 3

Ôn học kỳ I khối 11

Câu 1: Cho các chất sau: KClO3 Al, HNO3, KMnO4, Zn, Ca, H2SO4. Số chất mà khi tác dụng với P thì P thể hiện
tính oxi hóa là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 2: Cho các phát biểu sau về thuyết axit – bazơ của A-re-ni-ut (1) Một bazơ không nhất thiết phải có nhóm
OH trong phân tử (2) Một hợp chất có khả năng phân li ra cation H+ trong nước là axit. (3) Một hợp
chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là bazơ. (4) Một hợp chất trong thành phần phân tử có hiđro
là axit. Số biểu đúng là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 3: Loại than nào sau đây không có trong tự nhiên?
A. Than chì. B. Than antraxit. C. Than nâu. D. Than cốc.
Câu 4: Chất nào sau đây không điện li ?
A. Bari hidroxit. B. Natri axetat. C. Rượu (ancol) etylic. D. Kali sunfat.
Câu 5: dung dịch A có nồng độ OH- bằng 10-5M, pH của dung dịch A là
A. 5. B, 8 C. 12 D. 9
Câu 6: Trung hòa 300ml hh dung dịch axit HCl, H2SO4 có pH = 2 cần V ml dd KOH 0,02M. Giá trị của V là:
A. 300 B. 250 C. 200 D. 150
Câu 7: Trường hợp sau đây (1) KCl rắn, khan. (2) dung dịch KCl (3) Nước biển. (4) Nước sông, hồ, ao.
không dẫn điện được ?
A. (1) B. (2) C. (3) D. (4)
Câu 8: Trong các cặp chất cho dưới đây, cặp nào không tồn tại trong cùng một dung dịch?
A. ZnCl2 + AgNO3 B. FeCl2 + Al(NO3)3 C. K2SO4 + (NH4)2CO3 D. Na2S + Ba(OH)2
Câu 9: Nhiệt phân muối Zn(NO3)2 thu được chất nào sau đây:
A. Zn, O2, N2 B. Zn, NO2, O2 C. ZnO, NO2, O2 D. Zn(NO2)2, O2
Câu 10: Cho các chất HCl, NaOH, CH3COOH, NaNO3, NaNO2, HNO2, KOH, NaCl, HgCl2, Số chất điện li
mạnh là :
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 11: Phát biểu không đúng là
A. Cho từ dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3 thì chưa thoát khí ngay
B. Al(OH)3, Zn(OH)2 có tính lưỡng tính
C. pH của dung dịch HCl 0,05 M lớn hơn pH của dung dịch HNO3 0,02M
D. Phản ứng trao đổi ion là phản ứng trao đổi xảy ra trong dung dịch các chất điện li
Câu 12: Có các phát biểu sau (1) Axit H3PO4 là axit 3 nấc. (2) Trong dd axit photphoric số các ion có trong dd là
4 (trừ ion của nước phân li), (3) Axit H3PO4 là axit trung bình yếu. (4) Để nhận biết ion photphat người ta dùng
dd muối AgNO3 (5) Tất cả các muối photphat đều tan. Số phát biểu đúng là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 13: Một dung dịch có x mol K+, y mol Zn2+, z mol NO3-, t mol SO42-. Biểu thức liện quan giữa x, y, z, t là:
A. x + y = z + t B. 2x + y = 2z + t C. x + 2y = z + 2t D. 2x + 2y = z + t
Câu 14: Cho các phát biểu: (1) Các chất CaO, P2O5, Dung dịch H2SO4 đặc thường được dùng làm khô các chất.
(2) Fe, Al, Cr đều tác dụng được HNO3 đặc nguội, (3) Môi trường kiềm có pH < 7 (4) Muối NH4HCO3 được
dùng làm thuốc giảm đau dạ dày (5) CO là xit trung tính rất độc sinh ra trong quá trình đốt C thiếu oxi. (6) SiO2
tác dụng được cả dung dịch HF và HCl. (7) tỷ lệ nNaOH : nH3PO4 = 2,5 ta thu được 2 muối Na2HPO4 và Na3PO4. (8)
Khi trộn 0,1 mol NaOH với 0,15 mol HCl dung dịch tạo thành sẻ làm giấy quỳ tím hóa đỏ. (9) Khi cho
Ca(HCO3)2 tác dụng NaHCO3 với tỉ lệ mol 1:1 Và tỉ lệ 1: 2 đều cho sản phẩm giống nhau (10) khi chu Cu +
HNO3 đặc thu được dd có màu xanh và có khí màu nâu đỏ bay ra. Số phát biểu đúng là:
A. 5 B. 6 C. 7 D. 4
Câu 15: Nhiệt phân 32 gam NH4NO2 thu được V lít N2 (đktc). Giá trị của V là
A.22,4 B. 11,2 C. 7,5 D. 5,6
Câu 16: Dẫn 6,72 lit khí CO (đktc) qua ống sứ đựng dựng 16 gam FeO và CuO nung nóng, thu được hh khí X
gồm hai khí có tỉ khối đối với NO là 1,2 và m gam chất rắn. Tìm m?
A. 13,4. B. 13,6. C. 14,2 D. 12,8.
Câu 17: Có các phát biểu: (1) Khả năng phản ứng hoá học của HCHC chậm, theo nhiều hướng khác nhau. (2)
Các HCHC không bền ở nhiệt độ cao. (3) Liên kết hoá học trong hợp chất hữu cơ thường là liên kết ion.
(4) Các HCHC dễ bay hơi và dễ cháy hơn hợp chất vô cơ. (5) trong HCHC luôn phải có nguyên tố C. (6) Trong
HCHC nguyên tố C luôn có hóa trị 4. (7) Các nguyên tử C trong HCHC liên kết được với nhau tạo thành các
mạch C khác nhau là “Thẳng“, “Nhánh“. “ Vòng“. Số phát biểu đúng là:
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
Câu 18: Số chất là đồng phân của C3H8O là
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 19: Số chất là đồng phân của C3H9N là
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 20: Cho a g hh Fe và Cu (Fe chiếm 30% về k/luong) tác dụng với dd chứa 0.69mol HNO 3 tới khi p/u htoan,
thu dc 0.75a gam chất rắn A, dd B và 6.048 lit hh khí X(dktc) gồm NO 2 và NO. Giá trị của m gần với giá trị nào
nhất?
A. 56 . B. 48,4. C. 47 . D. 46.
Câu 21: Cho các phản ứng sau: (1) NaHCO3 + NaOH; (2) NaOH + Ba(HCO3)2; (3) KOH + NaHCO3; (4)
KHCO3 + NaOH; (5) NaHCO3 + Ba(OH)2; (6) Ba(HCO3)2 + Ba(OH)2; (7) Ca(OH)2 + Ba(HCO3)2. Số phản ứng
có phương trình ion thu gọn OH- + HCO3- �� � CO32- + H2O là
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.
Câu 22: Cho hỗn hợp gồm 7,56 gam Mg và 1,02 gam MgO tác dụng hết với lượng dư dung dịch HNO 3. Sau khi
các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,904 lít khí X (đktc) và dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y thu
được 65.5 gam muối. Khí X là
A. NO2. B. NO. C. N2. D. N2O.
Câu 23: Cho 0,672 lít khí NH3 (đktc) đi qua ống sứ đựng 18 gam CuO nung nóng, thu được chất rắn X (giả sử
phản ứng xảy ra hoàn toàn). Phần trăm khối lượng Cu trong X là
A. 20 B. 40 C. 18,79. D. 25,56
Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X ở thể khí. Sản phẩm cháy thu được cho hấp thụ hết vào
dung dịch Ca(OH)2, thấy có 10 gam kết tủa xuất hiện và khối lượng bình đựng dung dịch Ca(OH) 2 tăng
16,8 gam. Lọc bỏ kết tủa, cho nước lọc tác dụng với dung dịch Ba(OH) 2 dư lại thu được kết tủa, tổng
khối lượng hai lần kết tủa là 39,7 gam. CTPT của X là :
A. C3H8. B. C3H6. C. C3H4. D. C4H10.
-
Câu 25 Cho dung dịch X chứa x mol Al3+; 0,2 mol Mg2+; 0,2 mol NO3 ; y mol Cl - ; 0,05 mol Cu2+ .
- Nếu cho dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được 86,1 gam kết tủa.
- Nếu cho 850 ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X thì khối lượng kết tủa thu được là:
A. 20,4 gam B. 26,4 gam C. 25,3 gam D. 21,05 gam
Câu 26 Dung dịch X gồm: x mol H+; y mol Al3+, z mol SO42- và 0,1 m0l Cl-. Khi cho từ từ đến dư dd
NaOH vào dd X, kết quả theo đồ thị:
Khi cho 300 ml dd Ba(OH) 2 0,9 M tác dụng với dd X thu
được kết tủa Y và dd Z. Khối lượng kết tủa Y là
A. 51,28 B. 62,91 C. 46,60 D. 49,72

Câu 27 Cho các phát biểu sau: (1) Trong phân tử HNO3 nguyên tử N có hoá trị V, số oxi hoá +5;
(2) Để làm khô khí NH3 có lẫn hơi nước ta dẫn khí qua bình đựng vôi sống (CaO) ;(3) HNO3 tinh khiết
là chất lỏng, không màu, bốc khói mạnh trong không khí ẩm; (4) dung dịch HNO3 để lâu thường
ngả sang màu nâu là do dung dịch HNO3 có hoà tan một lượng nhỏ khí NO2.
Số phát biểu đúng:
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 28: Cho dung dịch muối X đến dư vào dung dịch muối Y, thu được kết tủa Z. Cho Z vào dung dịch
HNO3 (loãng, dư), thu được chất rắn T và khí không màu hóa nâu trong không khí. X và Y lần lượt là
A. AgNO3 và FeCl2. B. AgNO3 và FeCl3. C. Na2CO3 và BaCl2. D. AgNO3 và Fe(NO3)2.
Câu 29 Hỗn hợp X gồm Fe và Cu. Cho m gam X vào dung dịch H 2SO4 loãng dư, thu được 2,24 lít khí
H2 (đktc). Nếu cho m gam X vào dung dịch HNO 3 đặc, nguội (dư), thu được 1,12 lít khí (đktc). Giá trị m

A. 7,2. B. 8,8. C. 11. D. 14,4.
Câu 22(Vận dụng cao): Cho m gam Fe vào bình đựng dung dịch H 2SO4 và HNO3, thu được dung dịch X
và 1,12 lít khí NO. Thêm tiếp H2SO4 dư vào bình, thu được 0,448 lít NO và dung dịch Y. Trong cả 2
trường hợp đều có NO là sản phẩm khử duy nhất ở kiện tiêu chuẩn. Dung dịch Y hòa tan vừa hết 2,08
gam Cu không tạo sản phẩm khử N+5. Các phản ứng đều hoàn toàn. Giá trị m là
A. 4,2. B. 2,4. C. 3,92. D. 4,06.
Câu 28(Thông hiểu): Có 4 ống nghiệm được đánh số theo thứ tự 1, 2, 3, 4. Mỗi ống nghiệm chứa một
trong các dung dịch AgNO3, ZnCl2, HI, Na2CO3. Biết rằng:
- Dung dịch trong ống nghiệm 2 và 3 tác dụng được với nhau sinh ra chất khí.
- Dung dịch trong ống nghiệm 2 và 4 không phản ứng được với nhau.
Dung dịch trong các ống nghiệm 1, 2, 3, 4 lần lượt là:
A. AgNO3, Na2CO3, HI, ZnCl2. B. ZnCl2, HI, Na2CO3, AgNO3.
C. ZnCl2, Na2CO3, HI, AgNO3. D. AgNO3, HI, Na2CO3, ZnCl2.
Câu 31(Vận dụng): Cho 115 gam hỗn hợp XCO3, Y2CO3, Z2CO3 tác dụng với dung dịch HCl dư, thu
được 0,896 lít CO2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng là
A. 120 gam. B. 115,44 gam. C. 110 gam. D. 116,22 gam.
Câu 32(Vận dụng cao): Cho m gam NaOH vào 2 lít dung dịch NaHCO 3 nồng độ a mol/l, thu được 2 lít
dung dịch X. Lấy 1 lít dung dịch X tác dụng với dung dịch BaCl 2 (dư) thu được 11,82 gam kết tủa. Mặt
khác, cho 1 lít dung dịch X vào dung dịch CaCl 2 (dư) rồi đun nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu
được 7,0 gam kết tủa. Giá trị của a, m tương ứng là
A. 0,08 và 4,8. B. 0,04 và 4,8. C. 0,14 và 2,4. D. 0,07 và 3,2
Câu 33(Vận dụng cao): Hấp thụ hết 4,48 lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa x mol KOH và y mol
K2CO3, thu được 200 ml dung dịch X. Lấy 100 ml X cho từ từ vào 300 ml dung dịch HCl 0,5M, thu
được 2,688 lít khí (đktc). Mặt khác, 100 ml X tác dụng với Ba(OH) 2 dư, thu được 39,4 gam kết tủa. Giá
trị của x là
A. 0,15. B. 0,2. C. 0,06. D. 0,1.

You might also like