You are on page 1of 49

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC: AN TOÀN LAO ĐỘNG

Mã số của môn học: MH 07


Thời gian của môn học: 30 giờ (Lý thuyết: 21 giờ; TH: 7 giờ; KT: 02 giờ)

I. VỊ TRÍ TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC


- Vị trí: Là một môn học được bố trí giảng dạy song song với các môn học
chung, các môn học cơ sở kỹ thuật như điện kỹ thuật, vẽ kỹ thuật, quản lý sản xuất
và được bố trí học trước các môn học, mô đun nghề.
- Tính chất: Là môn học cơ sở nghề bắt buộc

II. MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC


- Trình bày được công tác bảo hộ lao động trong sản xuất, các biện pháp đảm
bảo an toàn về điện, phòng cháy, nổ;
- Trình bày được cách sơ cứu khi xảy ra tai nạn, sơ cứu được nạn nhân khi xảy
ra tai nạn;
- Thực hiện được các qui định về an toàn lao động trong sản xuất, qui định về
an toàn về điện, phòng cháy chữa cháy.

III. NỘI DUNG CỦA MÔN HỌC


1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian

Thời gian
Số Thực
Tên chương Tổng Lý Kiểm
TT hành,
số thuyết tra*
bài tập
1 Bảo hộ lao động và vệ sinh công nghiệp 8 7 1
2 Kỹ thuật an toàn 13 9 3 1
3 Kỹ thuật phòng cháy và chữa cháy 9 5 3 1
Cộng 30 21 7 2

1
Chương 1: Bảo hộ lao động và vệ sinh công nghiệp
Thời gian: 08 giờ ( LT: 07 giờ; TH : 01 giờ; KT : 0 giờ)

I. Mục tiêu
Học xong bài này học sinh sẽ:
- Trình bày được nội dung của công tác bảo hộ lao động ở nước ta
- Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động trong sản xuất và
biện pháp phòng tránh
- Thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh những yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ người
lao động trong sản xuất

II. Các hoạt động học tập


1. Đọc tài liệu trước
2. Nghe giảng
3. Thảo luận, trả lời câu hỏi và làm bài tập trên giấy.

III. Trang bị dụng cụ, vật tư cho học tập


1. Tài liệu (sách bảo hộ lao động, điều luật lao động)
2. Máy đèn chiếu
3. Trang bị vật tư khác

IV. Nội dung


1. Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động
1.1. Mục đích
Là thông qua các biện pháp về khoa học kỹ thuật, tổ chức, kinh tế, xã hội để
loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại được phát sinh trong quá trình sản xuất; từ
đó cải thiện điều kiện lao động hoặc tạo điều kiện an toàn trong lao động, ngăn
ngừa bệnh nghề nghiệp, hạn chế ốm đau làm giảm sút sức khoẻ cũng như những
thiệt hại khác đối với người lao động; nhằm bảo vệ sức khoẻ, đảm bảo an toàn về
tính mạng người lao động và cơ sở vật chất, góp phần bảo vệ và phát triển lực
lượng sản xuất, tăng năng suất lao động.

1.2. Ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động


1.2.1. Ý nghĩa chính trị
Bảo hộ lao động thể hiện quan điểm coi con người vừa là động lực, vừa là
mục tiêu của sự phát triển. Một đất nước có tỷ lệ tai nạn lao động thấp, người lao
động khoẻ mạnh, không mắc bệnh nghề nghiệp là một xã hội luôn luôn coi con
2
người là vốn quí nhất, sức lao động, lực lượng lao động luôn được bảo vệ và phát
triển. Bảo hộ lao động tốt là góp phần tích cực chăm lo bảo vệ sức khoẻ, tính mạng
và đời sống người lao động, biểu hiện quan điểm quần chúng, quan điểm quí trọng
con người của Đảng và Nhà nước, vai trò của con người trong xã hội được tôn
trọng.
Ngược lại, nếu công tác bảo hộ lao động không được thực hiện tốt, điều kiện
lao động của người lao động còn quá nặng nhọc, độc hại, để xảy ra nhiều tai nạn
lao động nghiêm trọng thì uy tín của chế độ, uy tín của doanh nghiệp sẽ bị giảm
sút.
1.2.2. Ý nghĩa xã hội
Bảo hộ lao động là chăm lo đến đời sống, hạnh phúc của người lao động.
Bảo hộ lao động vừa là yêu cầu thiết thực của các hoạt động sản xuất kinh doanh,
đồng thời là yêu cầu, là nguyện vọng chính đáng của người lao động. Các thành
viên trong mỗi gia đình ai cũng mong muốn được khoẻ mạnh, lành lặn, trình độ văn
hoá nghề nghiệp được nâng cao để cùng chăm lo hạnh phúc gia đình và góp phần
vào công cuộc xây dựng xã hội.
Bảo hộ lao động đảm bảo cho xã hội trong sáng, lành mạnh, mọi người lao
động được sống khoẻ mạnh, làm việc có hiệu quả cao và vị trí xứng đáng trong xã
hội, làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên, làm chủ khoa học kỹ thuật.
Tai nạn lao động không xảy ra, sức khoẻ của người lao động được đảm bảo
thì Nhà nước và xã hội sẽ giảm bớt được những tổn thất trong việc khắc phục hậu
quả và tập trung đầu tư cho các công trình phúc lợi xã hội.

2. Tính chất của công tác bảo hộ lao động


2.1. Tính chất khoa học kỹ thuật
Mọi hoạt động của BHLĐ nhằm loại trừ các yếu tố nguy hiểm, có hại,
phòng và chống tai nạn, các bệnh nghề nghiệp... đều xuất phát từ những cơ sở của
KHKT. Các hoạt động điều tra khảo sát phân tích điều kiện lao động, đánh giá ảnh
hưởng của các yếu tố độc hại đến con người để đề ra các giải pháp chống ô nhiễm,
giải pháp đảm bảo an toàn đều là những hoạt động khoa học kỹ thuật.
Muốn biến điều kiện lao động cực nhọc thành điều kiện làm việc thoải mái,
muốn loại trừ vĩnh viễn tai nạn lao động trong sản xuất, phải giải quyết nhiều vấn
đề tổng hợp phức tạp không những phải có hiểu biết về kỹ thuật chiếu sáng, kỹ
thuật thông gió, cơ khí hoá, tự động hoá v.v... mà còn cần có các kiến thức về tâm
lý lao động, thẩm mỹ, công nghiệp, xã hội học lao động v.v...Vì vậy công tác bảo
hộ lao động mang tính chất khoa học kỹ thuật tổng hợp.

3
2.2. Tính chất pháp lý
Những quy định và nội dung về BHLĐ được thể chế hoá chúng thành những
luật lệ, chế độ chính sách, tiêu chuẩn và được hướng dẫn cho mọi cấp mọi ngành
mọi tổ chức và cá nhân nghiêm chỉnh thực hiện. Những chính sách, chế độ, quy
phạm, tiêu chuẩn, được ban hành trong công tác bảo hộ lao động là luật pháp của
Nhà nước. Xuất phát từ quan điểm: Con người là vốn quý nhất, nên luật pháp về
bảo hộ lao động được nghiên cứu, xây dựng nhằm bảo vệ con người trong sản xuất,
mọi cơ sở kinh tế và mọi người tham gia lao động phải có trách nhiệm tham gia
nghiên cứu, và thực hiện. Đó là tính pháp lý của công tác bảo hộ lao động .

2.3. Tính chất quần chúng


Tất cả mọi người từ người sử dụng lao động đến người lao động đều là đối
tượng cần được bảo vệ. Đồng thời họ cũng là chủ thể phải tham gia vào công tác
BHLĐ để bảo vệ mình và bảo vệ người khác.
Mặt khác dù các qui trình, quy phạm an toàn được đề ra tỉ mỉ đến đâu, nh?ng
công nhân chưa được học tập, chưa được thấm nhuần, chưa thấy rõ ý nghĩa và tầm
quan trọng của nó thì rất dễ vi phạm.
Muốn làm tốt công tác bảo hộ lao động, phải vận động được đông đảo mọi
người tham gia. Cho nên BHLĐ chỉ có kết quả khi được mọi cấp, mọi ngành, quan
tâm, được mọi người lao động tích cực tham gia và tự giác thực hiện các luật lệ,
chế độ tiêu chuẩn, biện pháp để cải thiện điều kiện làm việc, phòng chống tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp.
BHLĐ là hoạt động hướng về cơ sở sản xuất và con người và trước hết là
người trực tiếp lao động. Nó liên quan với quần chúng lao động, bảo vệ quyền lợi
và hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà, cho toàn xã hội. Vì thế BHLĐ luôn mang
tính quần chúng sâu rộng.
Tóm lại: Ba tính chất trên đây của công tác bảo hộ lao động: tính pháp lý,
tính khoa học kỹ thuật và tính quần chúng có liên quan mật thiết với nhau và hỗ trợ
lẫn nhau.

4
3. Một số vấn đề về phạm trù lao động
3.1. Lao động
Lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực. Lao động là hoạt
động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tọa ra các sản phẩm phục vụ cho
các nhu cầu của đời sống XH. Lao động là hoạt động đặc trưng nhất, là hoạt động
sáng taọ của con người

3.2. Khoa học lao động


Từ “Khoa học lao động” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, là từ ghép giữa 2 từ
Work (Ergo) và Laws (Nomics). Theo từ kỹ thuật, Khoa học lao động (KHLĐ)
được định nghĩa là “Luật lệ hoặc nguyên tắc quản lý công việc”. KHLĐ nghiên cứu
việc phân bổ công việc liên quan đến khả năng và giới hạn sức khỏe lao động của
con người.
KHLĐ là ngành khoa học tập trung nghiên cứu các yếu tố liên quan đến quy
trình sản xuất. KHLĐ là ngành khoa học nghiên cứu mức độ phù hợp của công việc
với sức lao động của con người. KHLĐ nghiên cứu khả năng và giới hạn sức khỏe
cũng như các đặc tính cơ thể con người liên quan đến đặc thù công việc.
KHLĐ ứng dụng kiến thức nghiên cứu sức khỏe cơ thể vào đặc trưng của nơi
làm việc (công việc cụ thể, trang thiết bị, môi trường làm việc), mục đích là vì hiệu
quả công việc và vì an toàn sức khỏe của người lao động.
Ứng dụng hiệu quả KHLĐ giúp ta tận dụng hiệu quả khả năng lao động của
người lao động, đồng thời đảm bảo được yêu cầu công việc không vượt quá giới
hạn sức khỏe của con người.

3.3. Một số khái niệm cơ bản sử dụng trong bảo hộ lao động
- An toàn lao động: Tình trạng nơi làm việc đảm bảo cho người lao động được làm việc
trong điều kiện lao động an toàn, không gây nguy hiểm đến tính mạng, không bị tác
động xấu đến sức khỏe.
- Điều kiện lao động: Tổng thể các yếu tố kinh tế, xã hội, tổ chức, kỹ thuật, tự nhiên thể
hiện qua quy trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, môi trường lao
động, con người lao động và sự tác động qua lại giữa chúng, tạo điều kiện cần thiết cho
hoạt động của con người trong quá trình sản xuất.
- Yêu cầu an toàn lao động: là các yêu cầu cần phải được thực hiện nhằm đảm bảo an
toàn lao động.
- Sự nguy hiểm trong sản xuất: là yếu tố có khả năng tác động của các yếu tố nguy
hiểm và có hại trong sản xuất đối với người lao động.

5
- Yếu tố nguy hiểm trong sản xuất: là yếu tố có khả năng tác động của gây chấn thương
cho người lao động trong sản xuất.
- Yếu tố có hại trong sản xuất: là yếu tố khả năng tác động của gây bệnh cho người lao
động trong sản xuất.
- An toàn của thiết bị sản xuất: là tính chất của thiết bị bảo đảm được tình trạng an
toàn khi thực hiện các chức năng đã quy định trong điều kiện xác định và trong thời
gian quy định.
- An toàn của quy trình sản xuất: là tính chất của quy trình sản xuất bảo đảm được tình
trạng an toàn khi thực hiện các thông số đã cho trong suốt thời gian quy định.
- Phương tiện bảo vệ người lao động: là dùng để phòng ngừa hoặc làm giảm tác động
của các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất đối với người lao động.
- Kỹ thuật an toàn: là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật
nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất đối với người
lao động.
- Vệ sinh sản xuất: là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật
nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong sản xuất đối với người lao
động.
- Tai nạn lao động: là tai nạn xảy ra gây tác hại đến cơ thể người lao động do các yếu tố
nguy hiểm và có hại trong sản xuất.
- Chấn thương lao động: là chấn thương gây ra đối với người lao động trong sản xuất
do không tuân theo các yêu cầu về an toàn lao động. Nhiễm độc cấp tính được coi như
chấn thương.
- Bệnh nghề nghiệp: là bệnh phát sinh do tác động của điều kiện lao động có hại đối với
người lao động.

4. Luật pháp bảo hộ lao động


4.1. Qui định giờ làm việc
- Đối với người lao động làm công việc bình thường không được quá 8 giờ trong
một ngày hoặc 48 giờ trong một tuần.
- Đối với công việc năng nhọc, độc hại, nguy hiểm được rút ngắn từ 1 đến 2 giờ
trong ngày so với công việc bình thường.
- Đối với lao động nữ làm công việc nặng nhọc, khi có thai đến tháng thứ 7, được
chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc giảm bớt 1 giờ làm việc.
- Đối với người tàn tật thời giờ làm việc không quá 7 giờ một ngày hoặc 42 giờ
trong một tuần.(Ngưòi tàn tật đã suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, không
được làm thêm giờ hoặc làm việc ban đêm.)
6
- Thời gian làm thêm giờ không được quá 4 giờ trong một ngày, 200 giờ trong một
năm, trừ một số trường hợp đặc biệt làm thêm giờ không quá 300 giờ trong một
năm.
- Phụ nữ có thai từ tháng thứ 7 hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi không
được làm thêm giờ hoặc làm việc ban đêm.
- Thời giờ làm việc ban đêm tính từ 22 giờ đến 6 giờ hoặc từ 21 giờ đến 5 giờ.

4.2. Thời gian nghỉ


- Người lao động làm việc 8 giờ liên tục thì được nghỉ ít nhất nửa giờ tính vào giờ
làm việc.
- Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang
ca khác.
- Người làm ca đêm được nghỉ giữa ca ít nhất 45 phút tính vào giờ làm việc.
- Mỗi tuần người lao động được nghỉ ít nhất một ngày (24 giờ liên tục).
- Người lao động được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương những ngày lễ, tết.
Nếu ngày nghỉ trùng với ngày chủ nhật thì được bố trí nghỉ bù vào ngày khác.
- Người lao động có 12 tháng làm việc tại một doanh nghiệp hoặc với một số người
sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm hưởng nguyên lương theo quy định sau
đây
12 ngày đối với công việc bình thường
14 ngày đối với công việc nặng nhọc
16 ngày đối với công việc đặc biệt nặng nhọc
- Người sử dụng lao động có thể sắp xếp ngày nghỉ hàng tuần vào chủ nhật hoặc
vào một ngày cố định khác trong tuần

4.3. Chế độ đối với nữ công nhân, viên chức


Đối với lao động nữ cần chú ý về tâm lý, sinh lý, thiên chức sinh con, nuôi
con của họ. Kiên quyết không sắp xếp lao động nữ làm công việc cấm đã quy định
tại Thông tư liên bộ số 03/TTLB, ngày 28-01-1994 của Bộ Lao động- Thương binh
và Xã hội và Bộ Y tế:
- Làm việc theo thời khoá biểu linh hoạt
- Không sử dụng lao động nữ làm những công việc nặng nhọc, đọc hại nguy hiểm
theo danh mục đã được Nhà nước quy định
- Không làm việc dưới hầm mỏ và ngâm mình dưới nước
- Công việc nặng nhọc quá mức (mức tiêu hao năng lượng trung bình >5 kcal/ph,
nhịp tim trung bình >120lần/ph).

7
- Tiếp xúc với hoá chất, phóng xạ hở có khả năng gây nên biến đổi gen.
- Cưa xẻ gỗ thủ công 2 người kéo.
- Không làm thêm giờ, làm ban đêm, đi công tác xa khi mang thai từ tháng thứ bảy
hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi
- Phải có nơi thay quần áo, buồng tắm, buồng vệ sinh nữ.
- Phải giúp đỡ phụ nữ tổ chức các nhà trẻ mẫu giáo
- Các chế độ nghỉ khám thai, sảy thai, chăm sóc con ốm
- Các chế độ BHXH cho phụ nữ

4.4. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động


4.4.1. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động
- Hàng năm, khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải lập
kế hoạch, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao
động.
- Trang bị đầy đủ phương tiện điều kiện về Bảo hộ lao động đối với người lao động
theo quy định của Nhà nước.
- Phân công trách nhiệm và cử người giám sát việc thực hiện các quy định, nội quy,
biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp; phối hợp với
công đoàn cơ sở xây dựng và duy trì sự hoạt động của mạng lưới an toàn viên và vệ
sinh viên.
- Xây dựng nội quy, quy trình an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với từng
loại máy, thiết bị theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước.
- Thực hiện huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy định, biện pháp an toàn, vệ
sinh lao động đối với người lao động.
- Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động theo tiêu chuẩn chế độ quy
định.
- Chấp hành nghiêm chỉnh quy định khai báo, điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp và định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả tình hình thực hiện an toàn
lao động, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động với sở lao động-Thương
binh và Xã hội, Sở Y tế nơi doanh nghiệp hoạt động.

4.4.2. Quyền hạn của người sử dụng lao động


- Buộc người lao động phải tuân thủ các quy định, nội quy, biện pháp an toàn-vệ
sinh lao động.
- Khen thưởng người chấp hành tốt và kỷ luật người vi phạm trong việc thực hiện
an toàn-vệ sinh lao động.

8
- Khiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về quyết định của thanh tra viên
an toàn và vệ sinh lao động, nhưng vẫn phải chấp hành các quyết định đó khi chưa
có quyết định mới.

4.5. Quyền và nghĩa vụ của người lao động


4.5.1. Nghĩa vụ của người lao động
- Chấp hành các quy định, nội quy về an toàn-vệ sinh lao động có liên quan đến
công việc, nhiệm vụ được giao.
- Phải sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp, các
thiết bị an toàn-vệ sinh nơi làm việc, nếu mất hoặc hư hỏng thì phải bồi thường.
- Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu
và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động.

4.5.2. Quyền của người lao động


- Yêu cầu người sử dụng lao động bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh, cải
thiện điều kiện lao động, trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, huấn luyện,
thực hiện biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động.
- Từ chối làm công việc hoặc dời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn
lao động, đe doạ nghiêm trọng tính mạng, sức khoẻ của mình và phải khai báo ngay
với người phụ trách trực tiếp; từ chối trở lại làm việc nơi nói trên nếu những nguy
cơ đó chưa được khắc phục.
- Khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi người sử dụng
lao động vi phạm quy định của Nhà nước hoặc không thực hiện các giao kết về an
toàn lao động, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động, thảo ước lao động.

5. Vệ sinh công nghiệp


5.1. Mục đích và ý nghĩa của vệ sinh công nghiệp
5.1.1. Mục đích
Vệ sinh lao động là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ
thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong sản xuất đối với
người lao động

5.1.2. Ý nghĩa
Lao động không những đem lại của cải vật chất mà còn là điều kiện cần thiết
làm cho con người khoẻ mạnh. Tuy nhiên lao động phải có khoa học, quá trình lao

9
động cơ thể phải thích ứng tốt, có như vậy sức khoẻ công nhân mới đảm bảo bệnh
nghề nghiệp mới được loại trừ.

5.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động- biện pháp phòng
chống
5.2.1. Mệt mỏi trong lao động
Mệt mỏi là phản ứng của bảo vệ cơ thể mà nguyên nhân chủ yếu là do quá
trình lao động căng thẳng kéo dài gây lên làm giảm khả năng hoạt động của cơ thể.
a. Nguyên nhân gây ra mệt mỏi
- Do hoạt động thể lực kéo dài
- Do sự căng thẳng tập trung chú ý khi làm việc
- Do tính chất công việc đơn điệu
- Do tiếp xúc với tiếng ồn, khí độc, rung động
- Do quan hệ trong tập thể lao động không tốt (gia đình và xã hội)
b. Biện pháp đề phòng
- Cơ khí hoá, tự động hoá trong quá trính sản xuất
- Tổ chức lao động có khoa học
- Coi trọng khẩu phần ăn của người lao động
- Tổ chức tốt các khâu về gia đình và xã hội

5.2.2. Tư thế lao động bắt buộc


Do yêu cầu sản xuất, mỗi loại nghề nghiệp đều có một tư thế riêng. Người ta
chia tư thế làm việc thành 2 loại:
- Tư thế lao động thoải mái là tư thế có thể thay đổi được trong quá trình lao động
nhưng không ảnh hưởng đến sản xuất.
- Tư thế lao động bắt buộc là tư thế mà người lao động không thay đổi được trong
quá trình lao động.
a. Tác hại lao động tư thế bắt buộc
Xét 2 trường hợp:
* Tư thế lao động đứng bắt buộc
- Có thể làm vẹo cột sống, làm dãn tĩnh mạch ở kheo chân. Chân bẹt là một bệnh
nghề nghiệp rất phổ biến do tư thế đứng bắt buộc gây ra.
- Bị căng thẳng do đứng quá lâu, khớp đầu gối bị biến dạng có thể bị bệnh khuỳnh
chân dạng chữ O hoặc chữ X.
- Ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục nữ, gây ra sự tăng áp lực ở trong khung chậu
làm cho tử cung bị đè ép, nếu lâu ngày có thể dẫn đến vô sinh hoặc gây ra chứng
rối loạn kinh nguyệt.
10
* Tư thế lao động ngồi bắt buộc
- Nếu ngồi lâu ở tư thế bắt buộc sẽ dẫn đến biến dạng cột sống.
- Làm tăng áp lực trong khung chậu và cũng gây ra các biến đổi vị trí của tử cung
và rối loạn kinh nguyệt.
- Tư thế ngồi bắt buộc còn gây ra táo bón, hạ trĩ. So với tư thế đứng thì ít tác hại
hơn.

b. Biện pháp đề phòng


- Cơ giới hoá và tự động hoá quá trình sản xuất là biện pháp tích cực nhất.
- Cải tiến thiết bị và công cụ lao động để tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho
người lao động.
- Rèn luyện thân thể để tăng cường khả năng lao động và khắc phục mọi ảnh
hưởng xấu do nghề nghiệp gây ra, còn có tác dụng chỉnh hình trong các trường hợp
bị gù vẹo cột sống và lấy lại sự thăng bằng do sự đè ép căng thẳng quá mức ở bụng.
- Tổ chức lao động hợp lý: bố trí ca kíp hợp lý, nghỉ ngơi thích hợp để tránh tư thế
ngồi và đứng bắt buộc quá lâu ở một số ngành nghề.

5.2.3. Nhiệt độ trong sản xuất


5.2.3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ trong sản xuất đến sức khoẻ con người
a. Nhiệt độ cao
- Nước ta ở vùng nhiệt đới nên mùa hè nhiệt độ có khi lên đến 400C.
Lao động ở nhiệt độ cao đoi hỏi sự cố gắng cao của cơ thể, sự tuần hoàn máu mạnh
hơn, tần suất hô hấp tăng, sự thiếu hụt ôxy tăng→cơ thể phải làm việc nhiều để giữ
cân bằng nhiệt.
- Khi làm việc ở nhiệt độ cao, người lao động bị mất nhiều mồ hôi, trong lao động
nặng cơ thể phải mất 6-7 lít mồ hôi nên sau 1 ngày làm việc cơ thể có thể bị sút 2-4
kg.
- Mồ hôi mất nhiều sẽ làm mất 1 số lượng muối của cơ thể. Cơ thể co người chiếm
75% là nước, nên việc mất nước không được bù đắp kịp thời dẫn đến những rối
loạn các chức năng sinh lý của cơ thể do rối loạn chuyển hoá muối và nước gây ra.
- Khi cơ thể mất nước và muối quá nhiều sẽ dẫn đến các hậu quả sau đây:
+ Làm việc ở nhiệt độ cao, nếu không điều hoà thân nhiệt sẽ làm thân nhiệt
tăng lên. Dù thân nhiệt tăng 0.3-10C, trong người đã cảm thấy khó chịu→gây đau
đầu, chóng mặt, buồn nôn, gây trở ngại nhiều cho sản xuất và công tác. Nếu không
có biện pháp khắc phục dẫn đến hiện tượng say nóng, say nắng, kinh giật, mất trí.

11
+ Khi cơ thể mất nước, máu sẽ bị quánh lại, tim làm việc nhiều nên dễ bị
suy tim. Khi điều hoà thân nhiệt bị rối loạn nghiêm trọng thì hoạt động của tim
cũng bị rối loạn rõ rệt.
+ Đối với cơ quan thận, bình thường bài tiết từ 50-70% tổng số nước của cơ
thể. Nhưng trong lao động nóng, do cơ thể thoát mồ hôi nên thận chỉ bài tiết 10-
15% tổng số nước →nước tiểu cô đặc gây viêm thận.
+ Khi làm việc ở nhiệt độ cao, công nhân uống nhiều nước nên dịch vị loãng
làm ăn kém ngon và tiêu hoá cũng kém sút. Do mất thăng bằng về muối và nước
nên ảnh hưởng đến bài tiết các chất dịch vị đến rối loạn về viêm ruột, dạ dày.
+ Khi làm việc ở nhiệt độ cao, hệ thần kinh trung ương có những phản ứng
nghiêm trọng. Do sự rối loạn về chức năng điều khiển của vỏ não sẽ dẫn đến giảm
sự chú ý và tốc độ phản xạ sự phối hợp động tác lao động kém chính xác..., làm
cho năng suất kém, phế phẩm tăng và dễ bị tai nạn lao động.

b. Nhiệt độ thấp
- Tác hại của nhiệt độ thấp đối với cơ thể ít hơn so với nhiệt độ cao. Tuy nhiên sự
chênh lệch quá nhiều cũng gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể:
+ Nhiệt độ thấp, đặc biệt khi có gió mạnh sẽ làm cho cơ thể quá lạnh gây ra
cảm lạnh.
+ Bị lạnh cục bộ thường xuyên có thể dẫn đến bị cảm mãn tính, rét run, tê
liệt từng bộ phận riêng của cơ thể.
+ Nhiệt độ quá thấp cơ thể sinh loét các huyết quản, đau các khớp xương,
đau các bắp thịt.
+ Nhiệt độ nơi làm việc lạnh có thể làm cho công nhân bị cóng, cử động
không chính xác, năng suất giảm thấp.
- Những người làm việc dưới nước lâu, làm việc nơi quá lạnh cần phải được trang
bị các phương tiện cần thiết để chống rét và chống các tác hại do lạnh gây ra.

5.2.3.2. Biện pháp chống nóng cho người lao động


- Cải tiến kỹ thuật, cơ giới hoá và tự động hoá các khâu sản xuất mà công nhân
phải làm việc trong nhiệt độ cao.
- Cách ly nguồn nhiệt bằng phương pháp che chắn. Nếu có điều kiện có thể làm
láng di động có mái che để chống nóng.
- Bố trí hệ thống thông gió tự nhiên và nhân tạo để tạo ra luồng không khí thường
xuyên nơi sản xuất, đồng thời phải có biện pháp chống ẩm để làm cho công nhân
dễ bốc mồ hôi:

12
+ Để tránh nắng và bức xạ mặt trời và lợi dụng hướng gió thì nhà sản xuất
nên xây dựng theo hướng bắc-nam, có đủ diện tích cửa sổ, cửa trời tạo điều kiện
thông gió tốt.
+ Ở những nơi cục bộ toả ra nhiều nhiệt như lò rèn, lò sấy hấp, ở phía trên có
thể đặt nắp hoặc chụp hút tự nhiên hay cưỡng bức nhằm hút thải không khí nóng
hoặc hơi độc ra ngoài không cho lan tràn ra khắp phân xưởng.
+ Bố trí máy điều hoà nhiệt độ ở những bộ phận sản xuất đặc biệt.
- Hạn chế bớt ảnh hưởng từ các thiết bị, máy móc và quá trình sản xuất bức xạ
nhiều nhiệt:
+ Các thiết bị bức xạ nhiệt phải bố trí ở các phòng riêng. Nếu quá trình công
nghệ cho phép, các loại lò nên bố trí ngoài nhà.
+ Máy móc, đường ống, lò và các thiết bị toả nhiệt khác nên làm cách nhiệt
bằng các vật liệu như bông, amiăng, vật liệu chịu lửa, bê tông bột. Nếu điều kiện
không cho phép sử dụng chất cách nhiệt thì xung quanh thiết bị bức xạ nhiệt có thể
làm 1 lớp vỏ bao và màn chắn hoặc màn nước.
+ Sơn mặt ngoài buồng lái các máy xây dựng bằng sơn có hệ số phản chiếu
tia năng lớn như sơn nhủ, sơn màu trắng...
- Tổ chức lao động hợp lý, cải thiện tốt điều kiện làm việc ở chỗ nắng, nóng. Tạo
điều kiện nghỉ ngơi và bồi dưỡng hiện vật cho công nhân. Tăng cường nhiều sinh tố
trong khẩu phần ăn, cung cấp đủ nước uống sạch và hợp vệ sinh (pha thêm 0.5%
muối ăn), đảm bảo chỗ tắm rửa cho công nhân sau khi làm việc.
- Sử dụng các dụng cụ phòng hộ cá nhân, quần áo bằng vải có sợi chống nhiệt cao
ở những nơi nóng, kính màu, kính mờ ngăn các tia có hại cho mắt.
- Khám sức khoẻ định kỳ cho công nhân lao động ở chỗ nóng, không bố trí những
người có bệnh tim mạch và thần kinh làm việc ở những nơi có nhiệt độ cao.

5.2.4. Chiếu sáng trong sản xuất


5.2.4.1. Ý nghĩa
- Ánh sáng không những là một nhu cầu cần thiết trong sinh hoạt, đời sống của con
người mà còn rất cần thiết đối với sản xuất. Mức độ sáng và chất lượng ánh sáng
ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và an toàn lao
động. Chế độ chiếu sáng không tốt làm cho năng suất lao động tăng lên. Ngược lại
chiếu sáng đầy đủ, hợp lý có thể đưa năng suất lao động tăng lên tới 20% hoặc hơn
nữa. Đảm bảo điều kiện chiếu sáng tốt còn có tác dụng bảo vệ mắt, góp phần nâng
cao sức khoẻ con người và ngăn ngừa tai nạn xảy ra trong quá trình sản xuất.

13
5.2.4.2. Tác hại của chiếu sáng không hợp lý
- Khi chiếu sáng không đảm bảo tiêu chuẩn quy định (thường là quá thấp) ngoài
tác hại làm tăng phế phẩm, giảm năng suất lao động… về mặt kỹ thuật an toàn còn
thấy rõ: khả năng gây tai nạn lao động tăng lên do không nhìn rõ hoặc chưa đủ thời
gian để mắt nhận biết sự vật (thiếu ánh sáng); do loá mắt (ánh sáng chói quá)
5.2.4.3. Phương pháp chiếu sáng trong sản xuất
- Chiếu sáng tự nhiên. Nguồn sáng tự nhiên là mặt trời, hàng ngày chiếu xuống trái
đất một lượng ánh sáng khổng lồ với hằng số mặt trời.
- Chiếu sáng nhân tạo: Là chiếu sáng điện. Muốn có ánh sáng nhân tạo tốt ta cần
dùng nhiều đèn (đèn dây tóc và đèn huỳnh quang), nhưng phải chú ý chọn đèn sao
cho chống được các tia sáng làm ảnh hưởng đến mắt.

5.2.5. Bụi trong sản xuất


5.2.5.1. Khái niệm về bụi trong sản xuất
Bụi là tập hợp của nhiều hạt có kích thước nhỏ bé tồn tại trong không khí
dưới dạng bụi bay, bụi lắng, hoặc dưới dạng hơi, khói, sương mù. Bụi bay có kích
thước từ 0,001µm đến 10 µm, bụi này gây tổn thương nặng cho hệ hô hấp. Bụi lắng
có kích thước lớn hơn 10µm, loại này gây tác hại cho da, mắt, gây nhiễm trùng dị
ứng, ngoài ra bụi còn có những tác hại về mặt kỹ thuật như bám vào máy móc thiết
bị dẫn đến chóng hư hỏng như mòn chi tiết quay, tăng ma sát các chi tiết trượt, gây
hiện tưởng đoản mạch ở động cơ điện.
5.2.5.2. Tác hại của bụi đối với cơ thể con người
Tác hại của bụi : Gây dị ứng, gây nhiễm trùng, ung thư, xơ hoá phổi
Các hạt bụi nhỏ hơn 5µm thì có thể vào tận các phế nang của phổi, một số có thể
đọng lại ở khí quản, phế quản gây ra một số bệnh như sau:
- Bệnh phổi nhiễm bụi: (với các loại bụi có kích thước từ 0,001µm đến 5µm)
chiếm khoảng 40 đến 70% là bệnh nghề nghiệp, nội thương dẫn đến hiện tượng xơ
hoá phổi làm suy giảm chức năng hô hấp.
- Bệnh ở đường hô hấp nói chung: tuỳ theo nguồn gốc của các loại bụi mà
gây ta các bệnh như: viêm tai, viêm mũi, viêm họng, viêm khí quản, viêm phế
quản...
- Gây ra bệnh ngoài da: gây nhiễm trùng da, kích thích da, gây dị ứng, lở
loét.
- Gây tổn thương mắt: làm giảm thị lực, nặng nhất là mù
- Gây tổn thương ở hệ tiêu hoá: Làm tổn thương niêm mạc, dạ dầy, ruột....

5.2.5.3. Các biện pháp phòng tránh bụi


14
a. Biện pháp kỹ thuật
- Tự động hoá, cơ khí hoá dây chuyền sản xuất
- Giữ bụi không cho lan toả ra bên ngoài bằng cách bao kín các thiết bị gây ra bụi,
dùng máy hút bụi cục bộ để gom bụi lại.
- Dùng hệ thống thông gió hút bụi.
- Bố trí những máy móc phát sinh nhiều bụi ở cuối chiều gió.

b. Biện pháp tổ chức lao động khoa học


- Chọn vị trí làm việc phù hợp (chú ý hướng gió, người xung quanh)
- Bố trí giảm giờ làm, thay đổi chỗ làm việc.
c. Các biện pháp y học
- Khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện sớm các triệu chứng mắc bệnh về bụi để
điều trị kịp thời
- Khám tuyển định kỳ để sắp xếp, bố trí những người mắc bệnh về đường hô hấp,
huyết áp cao không nên làm việc ở những nơi có nhiều bụi.
- Thực hiện chính sách về bồi dưỡng bằng hiện vật
- Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ về vệ sinh cá nhân, nhất là những nơi có bụi chì,
bụi thạch tín.
- Không ăn uống, hút thuốc ở nơi làm việc, nơi bụi bẩn.
- Luyện tập TDTT, hít thở không khí trong lành sau mỗi ca làm việc

d. Biện pháp về trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân


- Phải trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân theo quy định như: Khẩu trang,
kính, ủng, quần áo. Các trang bị này phải đủ dày để chống bụi xâm nhập vào cơ thể
qua da. Làm việc ở những nơi có nồng độ bụi cao phải được trang bị mặt nạ để
chống bụi xâm nhập vào đường hô hấp.
e. Vệ sinh môi trường
- Phải thường xuyên quét dọn nhà xưởng, máy móc sau mỗi ca làm việc, làm hạn
chế bụi tồn đọng.
- Trước khi quét dọn vệ sinh cần phải phun, vẩy nước
5.2.6. Tiếng ồn trong sản xuất
- Khái niệm về tiếng ồn trong sản xuất: Là những âm thanh gây ra khó chịu, làm
ảnh hưởng đến công việc và sự nghỉ ngơi của con người.
a. Tác hại của tiếng ồn

15
- Làm cho thính giác mệt mỏi gây nên bệnh nghề nghiệp như điếc. Đối với công
nhân việc trong điều kiện tiếng ồn nhiều dễ gây nên: mệt mỏi, suy nhược thần kinh,
tăng phế phẩm và dễ gây ra tai nạn lao động.
b. Biện pháp đề phòng và chống ồn
- Loại trừ nguồn phát sinh ra tiếng ồn: máy móc phải được kiểm tra, bôi dầu mỡ và
bảo dưỡng thường xuyên, bố trí máy móc phát ta tiếng ồn xa trung tâm xưởng và
khu vực đông người.
- Thay thế các bộ phận máy móc phát ta tiếng ồn
- Cách ly tiếng ồn: xây tường ốp bằng gạch rỗng, cửa kín,
- Ngăn chặn sự lan truyền tiếng ồn từ nơi này sang nơi khác như: máy được đặt trên
nền lò xo, cao su, hay nền cát, treo trên bộ phận giảm chấn
- Phòng hộ cá nhân: dùng nút bịt tai, ốp tai, giảm thời gian tiếp xúc với tiếng ồn,
khám sức khoẻ hàng năm như đo thính lực
- Chế độ lao động hợp lý: những người chuyên làm việc với tiếng ồn cần được bớt
giờ làm việc hoặc bố trí xen kẽ.
- Giảm tiếng ồn có thể thực hiện theo các bước sau:
+ Hiện đại hoá thiết bị
+ Thay đổi quy trình sản xuất
+ Hiệu quả nhất là tự động hoá hoặc điều khiển các thiết bị từ xa
+ Quy hoạch thời gian làm việc của nhà máy

5.2.7. Rung động trong sản xuất


- Rung động: là những dao động cơ học, sinh ra bởi sự dịch chuyển có chu kỳ đều
đặn hoặc làm thay đổi vật thể quanh vị trí nghỉ của nó.

a. Tác hại của rung động trong sản xuất


- Làm việc trong điều kiện có rung sóc quá giới hạn cho phép dễ gây các bệnh nghề
nghiệp như : điếc, viêm thần kinh thực vật, rối loạn cảm giác, rối loạn phát dục, tổn
thương về xương khớp và cơ; hoặc làm giảm khả năng nhạy bén...Người mệt mỏi,
cáu gắt, buồn ngủ... dễ dẫn đến tai nạn lao động
+ Rung động toàn thân gây thương tổn đến hệ thần kinh trung ương, rối loạn
chức năng hệ thần kinh tự chủ. Gây thương tổn cơ quan nội tạng gây biến đổi về tổ
chức tế bào. Thị giác giảm, hạ thấp độ nhạy cảm của màu mắt.
+ Rung động cục bộ: làm rối loạn cảm giác ngoài da: Tê nhức, kiến
bò.....Nặng hơn là rối loạn vận động: đau các khớp ngón tay, khuỷu tay.....
b. Biện pháp đề phòng

16
- Biện pháp kỹ thuật: áp dụng tự động hóa và điều khiển từ xa các quá trình sản
xuất, giảm cường độ dung động, chống rung động lan truyền đến cơ thể người và
sử dụng các phương tiện bảo vệ.
- Biện pháp tổ chức sản xuất. Giữ gìn, bảo dưỡng thiết bị máy móc luôn ở trạng
thái tốt. Bố trí thay ca kíp luân phiên nhau làm việc, phòng hộ cá nhân đầy đủ trang
thiết bị chống rung động, khám sức khỏe cho công nhân định kỳ...

5.2.8. Nhiễm độc trong sản xuất


- Hoá chất ngày càng được dùng nhiều trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp,
xây dựng cơ bản.... như Chì, Asen, Crôm, Benzen, rượu, các khí bụi các dung dịch
Axít, Bazơ, Kiềm, Muối,... các phế liệu, phế thải khó phân huỷ.
- Hoá chất có thể ở trạng thái rắn, lỏng, khí, bụi,… tuỳ theo điều kiện nhiệt độ và
áp suất
a. Tác hại của chất độc đối với cơ thể con người
- Gây nên các vết tích nghề nghiệp như mụn cóc, mụn chai, da biến màu...
- Gây nhiễm độc cấp tính khi nồng độ chất độc cao
- Gây nên bệnh nghề nghiệp: khi nồng độ chất độc thấp dưới mức cho phép nhưng
thời gian tiếp xúc với chất độc lau đối với cơ thể suy yếu hoặc trên mức cho phép
và mức đề kháng cơ thể yếu.
- Khi tiếp xúc với hoá chất độc, người lao động có thể bị nhiễm độc qua đường tiêu
hoá, đường hô hấp hoặc qua da. Trong ba đường xâm nhập đó thì đường hô hấp là
nguy hiểm nhất và chiếm tới 95% trường hợp nhiễm độc.
- Chất độc thâm nhập vào cơ thể và tham gia các quá trình sinh hoá có thể đổi
thành chất không độc, nhưng cũng có thể biến thành chất độc hơn như CH3OH
thành Focmandehyt.
- Một số chất độc xâm nhập vào cơ thể còn tích đọng ở một số cơ quan như: Pb tích
đọng ở xương… tới lúc có điều kiện thuận tiện chúng mới gây độc.
Mặt khác chất độc cũng có thể được thải ra khỏi cơ thể qua da, hơi thở, nước
tiểu, mồ hôi, qua sữa… tuỳ theo tính chất của mỗi loại hoá chất.

b. Biện pháp dề phòng


- Biện pháp kỹ thuật: áp dụng cơ khí hóa tự động hóa và điều khiển từ xa các
quá trình sản xuất làm cho công nhân ít tiếp xúc với chất độc. Dùng nguyên liệu ít
chất độc, thay thế cho chất độc đi trong dây chuyền kín, có ống thải hơi độc theo
quy định.

17
- Biện pháp tổ chức sản xuất: phải cách ly bộ phận sản xuất có chất độc, bố
trí cuối chiều gió, xí nghiệp có phát ra khí độc phải cách xa dân cư.
Trang bị phòng hộ lao động cho công nhân khi sử dụng các hoá chất có độc
và ở những nơi làm việc có chất độc hại. Thực hiện tốt quy tắc, quy trình vệ sinh
trong sản xuất phải có tín hiệu báo hiệu những nơi xảy ra sự cố, kiểm tra thường
xuyên và định kỳ thiết bị. Kiểm tra thường xuyên hàm lượng chất độc thải ra, kiểm
tra sức khỏe công nhân theo định kỳ.

V. Câu hỏi ôn tập


Câu 1: Nêu mục đích, ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động ?
Câu 2: Trình bày tính chất của công tác bảo hộ lao động ?
Câu 3: Nêu những qui định giờ làm việc và thời gian nghỉ ngơi ?
Câu 4: Nêu những chế độ đối với nữ công nhân viên chức ?
Câu 5: Trình bày quyền và nghĩa vụ của người lao động ?
Câu 6: Nêu mục đích, ý nghĩa của vệ sinh công nghiệp ?
Câu 7: Trình bày tác hại của bụi và biện pháp phòng tránh bụi trong sản xuất?
Câu 8: Trình bày tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng tránh tiếng ồn trong sản
xuất

18
CHƯƠNG 2: KỸ THUẬT AN TOÀN
Thời gian: 13 giờ (Lý thuyết 9 giờ; Thực hành 03 giờ; Kiểm tra 01giờ)

I. Mục tiêu
Học xong bài này học sinh sẽ:
- Nêu được những nguyên nhân gây ra tai nạn lao động về điện
- Trình bày được những biện pháp an toàn và sử dụng dụng cụ, máy móc áp dụng
các biện pháp an toàn
- Chấp hành các qui định về an toàn trong học tập, lao động

II. Các hoạt động học tập


1. Đọc trước tài liệu.
2. Nghe, giảng, và tham quan thực tế hiện trường.
3. Thực hiện kiểm tra.
III. Trang bị dụng cụ, vật tư cho học tập
1. Tài liệu ( bảo hộ lao động).
2. Máy đèn chiếu
3. Hiện trường nhà xưởng.

IV. Nội dụng


1. An toàn điện
1.1. Tác hại của dòng điện đối với cơ thể con người
- Khi người tiếp xúc với điện sẽ có 1 dòng điện chạy qua người và con người
sẽ chịu tác dụng của dòng điện đó.
- Tác hại của dòng điện đối với cơ thể con người có nhiều dạng: gây bỏng,
phá vỡ các mô, làm gãy xương, gây tổn thương mắt, phá huỷ máu, làm liệt hệ thống
thần kinh,...
- Tai nạn điện giật có thể phân thành 2 mức là chấn thương điện (tổn thương
bên ngoài các mô) và sốc điện (tổn thương nội tại cơ thể).
1.1.1. Chấn thương điện
- Là các tổn thương cục bộ ở ngoài cơ thể dưới dạng: bỏng, dấu vết điện, kim
loại hoá da. Chấn thương điện chỉ có thể gây ra 1 dòng điện mạnh và thường để lại
dấu vết bên ngoài.
a/Bỏng điện
- Do các tia hồ quang điện gây ra khi bị đoãn mạch, nhìn bề ngoài không
khác gì các loại bỏng thông thường. Nó gây chết người khi quá 2/3 diện tích da của
19
cơ thể bị bỏng. Nguy hiểm hơn cả là bỏng nội tạng cơ thể dẫn đến chết người mặc
dù phía ngoài chia quá 2/3.
b/Dấu vết điện
- Là 1 dạng tác hại riêng biệt trên da người do da bị ép chặt với phần kim loại
dẫn điện đồng thời dưới tác dụng của nhiệt độ cao (khoảng 1200C).
c/Kim loại hoá da
- Là sự xâm nhập của các mãnh kim loại rất nhỏ vào da do tác động của các
tia hồ quang có bão hoà hơi kim loại (khi làm các công việc về hàn điện).
1.1.2. Sốc điện
- Là dạng tai nạn nguy hiểm nhất. Nó phá huỷ các quá trình sinh lý trong cơ
thể con người và tác hại tới toàn thân. Là sự phá huỷ các quá trình điện vốn có của
vật chất sống, các quá trình này gắn liền với khả năng sống của tế bào.
- Khi bị sốc điện cơ thể ở trạng thái co giật, mê man bất tỉnh, tim phổi tê liệt.
Nếu trong vòng 4-6s, người bị nạn không được tách khỏi kịp thời dòng điện co thể
dẫn đến chết người.
- Với dòng điện rất nhỏ từ 25-100mA chạy qua cơ thể cũng đủ gây sốc điện.
Bị sốc điện nhẹ có thể gây ra kinh hoàng, ngón tay tê đau và co lại; còn nặng có thể
làm chết người vì tê liệt hô hấp và tuần hoàn.
- Một đặc điểm khi bị sốc điện là không thấy rõ chỗ dòng điện vào người và
người tai nạn không có thương tích.

1.2. Những nguyên nhân gây ra tai nạn về điện


1.2.1. Tiếp xúc va chạm gây ra tai nạn về điện
- Do chạm vào các bộ phận có điện. Có thể do chỗ làm việc chật hẹp, bộ
phận mang điện không được che kín. Trường hợp này ít xảy ra vì các bộ phận mang
điện thường được bảo vệ chu đáo. Dây trần thường ở trên cao. Vả lại, người ta cũng
thường tránh chạm phải các thiết bị mang điện.
1.2.2. Tiếp xúc với các bộ phận kim loại của máy móc, thiết bị
- Thường bị điện giật hơn cả là do chạm phải các bộ phận kim loại vốn
không mang điện như vỏ bàn là, vỏ động cơ, máy móc thiết bị...Nhưng vì cách điện
của các thiết bị hỏng (chạm vỏ).

1.3. Các biện pháp bảo vệ an toàn khi sử dụng điện


1.3.1. Biện pháp kỹ thuật
- Nối đất bảo vệ: mục đích nhằm hạ thấp điện áp của phần kim loại không
mang điện so với đất khi xẩy ra hiện tượng chạm vỏ. Thiết bị gồm một dây dẫn nối

20
các phần kim loại không mang điện xuống đất qua một cọc nối đất có điện trở nhỏ
(chôn sâu dưới đất). Khi động cơ bị chạm vỏ nhờ có nối đất bảo vệ nếu ta đứng ở
đất chạm phải vỏ động cơ, thì điện áp đặt lên người chỉ bằng hiệu số điện thế của
vỏ động cơ và điện thế của đất tại chỗ người đứng. Trường hợp lưới điện có dây
trung tính nối đất thì có thể nối các bộ phận không mang điện vào dây trung tính
của lưới điện.
- Nối đẳng thế: dùng dây dẫn nối các bộ phận mà ta có thể tiếp xúc đến với
nhau. Như vậy nếu các bộ phận ấy có điện thì giữa chân và tay người sẽ có cùng
một điện thế nên không có dòng điện qua người.

1.3.2. Biện pháp tổ chức


- Trong xí nghiệp công nghiệp người phụ trách phải nghiêm ngặt thực hiện
các biện pháp bảo vệ an toàn điện, đồng thời phải kiểm tra đôn đốc mọi người thực
hiện nội quy bảo vệ an toàn điện.

1.3.3. Các biện pháp che chắn


- Dùng các phương tiện bảo vệ: cầu dao cần có hộp bảo vệ. Các phần có điện
không bọc phải có lưới bao bọc hay có hàng rào để tránh người tiếp xúc vào.
- Trong mạng điện áp thấp, dùng kìm cách điện có tay cầm bọc bằng cao su
cứng cách điện. Ở những nơi người đứng để nối các thiết bị điện, động cơ điện phải
có tấm đệm cao su dầy ít nhất từ 3-5mm. Ở nơi điện áp cao hay ẩm ướt, cần có
găng tay hay ủng cách điện để tăng điện trở tiếp xúc, giảm nhỏ dòng điện qua
người bé hơn trị số dòng điện cho phép.

2. Kỹ thuật an toàn khi sử dụng máy móc, thiết bị


2.1. Khái niệm về vùng nguy hiểm
Vùng nguy hiểm là khoảng không gian trong đó các nhân tố nguy hiểm xuất
hiện và tác động lên người lao động một cách thường xuyên, theo chu kỳ hoặc bất
ngờ.
2.2. Nguyên nhân gây ra chấn thương khi sử dụng điện
- Do thiết kế
- Do chế tạo
- Do bảo quản sử dụng

21
3. Những biện pháp an toàn
3.1. Yêu cầu chung
- Máy móc thiết bị phải phù hợp với thể lực thần kinh và đặc điểm các bộ
phận của cơ thể con người.
- Cần đảm bảo khoảng không gian thao tác trong tầm với tối ưu phù hợp với
người Việt Nam:
+ Những bộ phận cần điều chỉnh chính xác nên bố trí ở bên phải.
+ Những công việc nặng cần phải bố trí làm việc ở tư thế đứng.
+ Những công việc nhẹ cần bố trí làm việc ở tư thế ngồi.
- Cần xác định nhịp làm việc của thiết bị máy móc một cách hợp lý:
+ Các công việc đơn điệu, lập lại nhiều lần dễ gây ra cảm giác mệt mỏi.
+ Nên tạo ra một không khí làm việc thoải mái.
+ Bố trí nghỉ ngơi giải lao một cách hợp lý.
- Hình dáng kích thước, màu sắc của máy móc thiết bị cũng có ý nghĩa an
toàn. Bề ngoài máy cần phải nhẵn, sơn màu hợp lý, các bộ phận truyền dẫn được
đặt trong hộp kín tạo ra tâm lý an toàn.

3.2. Cơ cấu che chắn và bảo vệ, phòng ngừa, điểu khiển và phanh hãm
a. Cơ cấu che chắn và bảo vệ:
Là nhằm cách ly người lao động khỏi vùng nguy hiểm. Hình dáng kích
thước, nguyên liệu của cơ cấu che chắn là rất khác nhau nhưng phải thoả mãn các
yêu cầu:
- Phải cách ly được người lao động khỏi vùng nguy hiểm (tuỳ theo yếu tố
nguy hiểm mà có các vật liệu cách ly khác nhau) như yếu tố chuyển động thì vật
liệu cách ly phải đủ dầy để không văng ra ngoài.
- Không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất.
- Có liên động với các thiết bị điện để nếu bỏ cơ cấu che chắn ra thì máy
không hoạt động.
b. Cơ cấu điều khiển:
- Có thể là các nút mở máy, đóng máy, hệ thống tay gạt, vô lăng điều khiển...
để điều khiển theo ý muốn người lao động
- Cơ cấu điều khiển không nằm gần vùng nguy hiểm, dễ phân biệt, phù hợp
với người lao động.. tạo điều kiện thao tác thuận lợi, điều khiển chính xác như
tránh được tai nạn lao động.
c. Phanh hãm:

22
- Phanh hãm nhằm chủ động điều khiển vận tốc chuyển động của phương
tiện, bộ phận theo ý muốn của người lao động như phanh cơ, điện, từ..
d. Phòng ngừa:
- Là quá trình tự động loại trừ nguy cơ sự cố hoặc tai nạn một khi đối tượng
vượt quá giới hạn quy định, như cầu chì, chốt cắm, rơle nhiệt, van an toàn kiểu tải
trọng...

3.3. Tín hiệu an toàn


a. Tín hiệu ánh sáng: Có 3 loại tín hiệu ánh sáng:
- Ánh sáng đỏ: Báo trước sự nguy hiểm, dùng làm tín hiệu “cấm”.
- Ánh sáng vàng: Dùng làm tín hiệu đề phòng, biểu thị sự cần chú ý.
- Ánh sáng xanh: Tín hiệu cho phép biểu thị sự an toàn.
b. Tín hiệu màu sắc: Dùng để sơn lên các thiết bị giúp người lao động xác định một
cách nhanh chóng không nhầm lẫn trong các tình huống khác nhau.
Người ta dùng màu sắc trên các thiết bị khác nhau như dây điện, ống dẫn
nước nóng, bình cứu hỏa.
c. Tín hiệu âm thanh: Là tín hiệu gây ra sự chú ý đặc biệt cho người lao động,
người ta thường dùng còi, chuông làm tín hiệu. Tín hiệu âm thanh phải khác với
tiếng ồn trong sản xuất.
d. Các biển báo an toàn:

- Biển báo cấm màu đỏ nếu cấm gì người ta vẽ vào trong hình

- Biển báo phòng ngừa Phòng ngừa gì người ta vẽ vào hình

- Biển báo chỉ thị (Bắt phải làm gì)

- Lời chỉ dẫn Biển báo chỉ dẫn (hướng dẫn cách thực hiện)

3.4. Cơ giới hoá và tự động hoá


Là biện pháp có hiệu quả nhằm giải phóng người lao động khỏi nơi nguy
hiểm, độc hại, thay thể con người làm các động tác sản xuất ở những nơi mà con
người không thể lại gần được.
- Cơ cấu điều khiển: có thể là các nút mở máy, đóng máy, hệ thống tay gạt,
vô lăng điều khiển... để điều khiển theo ý muốn người lao động và không nằm gần

23
vùng nguy hiểm, dễ phân biệt, phù hợp với người lao động... tạo điều kiện thao tác
thuận lợi, điều khiển chính xác như tránh được tai nạn lao động.
- Điều khiển từ xa: tác dụng đưa người lao động ra khỏi vùng nguy hiểm
đồng thời giảm nhẹ điều kiện lao động nặng nhọc như điều khiển đóng mở hoặc
điều chỉnh các van trong công nghiệp hoá chất, điều khiển sản xuất từ phòng điều
khiển trung tâm ở nhà máy điện, trong tiếp xúc với phóng xạ.
4. An toàn lao động khi làm việc trên cao
4.1. Nguyên nhân tai nạn ngã từ trên cao
- Không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân như dây đai bảo hiểm, quần áo
chống nóng về mùa hè và chống lạnh về mùa đông
- Làm việc không tuân thủ nội quy an toàn khi làm việc trên cao
- Đi đứng rên hành lang không an toàn, mang vác quá sức mình dẫn đến mỏi
mệt
- Tiếp xúc với nguồn bức xạ lớn, nhiệt độ cao gây choáng bị ngã
- Sử dụng các chất kích thích gây nghiện, buồn ngủ như rượu, bia, ma tuý.....
- Bị điện giật.
- Dụng cụ trang thiết bị leo trèo, đứng khi làm việc không đảm bảo

4.2. Các biện pháp an toàn lao động khi làm việc trên cao
- Làm việc phải tuân thủ đúng quy trình, trình tự các bước thao tác không
làm bừa làm ẩu.
- Chọn vị trí đi, đứng, tư thế làm việc chắc chắn an toàn (chú ý hướng gió,
ánh sáng của mặt trời chiếu vào mắt.
- Phải trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân theo quy định như: Dây đai
an toàn, Mũ chống nắng, quần áo chống nóng về mùa hè và chống rét về mùa
đông....
- Dụng cụ, trang thiết bị leo trèo, đứng khi làm việc phải đảm bảo chắc chắn
- Trước khi làm việc phải kiểm tra mức độ an toàn của các trang thiết bị,
dụng cụ

5. An toàn lao động khi sử dụng máy móc, thiết bị


5.1. Sử dụng các dụng cụ thủ công
- Khi làm việc bằng dụng cụ thủ công, công nhân phải được trang bị đầy đủ bảo hộ
lao động
- Tuân thủ tuyệt đối quy trình sử dụng các dụng cụ thủ công

24
- Không được dùng dụng cụ thủ công để gia công các vật liệu khác như kim loại....
- Khi không làm việc phải để dụng cụ đúng nơi quy định
- Thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng dụng cụ thủ công

5.2. Sử dụng máy cầm tay


- Tất cả các cơ cấu, thiết bị an toàn của máy cầm tay phải được lắp đầy đủ và đảm
bảo tốt mới được vận hành. Cấm chạy thử và vận hành máy khi chưa lắp đầy đủ
các cơ cấu che chắn an toàn.
- Máy cầm tay phải cần có độ cách điện, cách nhiệt tốt để tránh bỏng và tránh điện
giật
- Phải dùng các ê tô, bàn kẹp để giữ vật liệu hoặc các chi tiết khi gia công bằng
máy cầm tay
- Dây dẫn điện phải đủ dài để thuận tiện trong quá trình gia công.
- Phải có đủ không gian và chân đế vững chắc để vận hành các dụng cụ có động cơ
- Phải sử dụng máy cầm tay đúng quy trình, thông số kỹ thuật của máy (tránh làm
bừa làm ẩu).
- Khi đang vận hành máy nếu phát hiện thấy những hiện tượng bất thường phải
ngừng máy và báo cho xưởng trưởng biết để sửa chữa
- Khi làm xong phải để máy đúng nơi quy định, thuận tiện cho quá trình thao tác và
đi lại.
- Kiểm tra và bảo dưỡng các dụng cụ cầm tay thường xuyên và định kỳ

5.3. Sử dụng máy gia công sản phẩm mộc


- Tất cả các cơ cấu, thiết bị an toàn của máy phải được lắp đầy đủ và đảm bảo tốt
mới được vận hành. Cấm chạy thử và vận hành máy khi chưa lắp đầy đủ các cơ cấu
an toàn.
- Mỗi máy đều phải có cầu dao, ổ điện riêng, đặt vừa tầm tay người thao tác. Không
được dùng cầu dao để trực tiếp đóng, mở máy.
- Phải sử dụng máy đúng quy trình, thông số kỹ thuật của máy (tránh làm bừa làm
ẩu).
- Khi máy có sự cố hỏng hóc đang chờ sửa chữa, phải thông báo cho mọi ngưòi
hoặc treo tín hiệu “máy hỏng” “ nguy hiểm”.
- Phải thường xuyên kiểm tra, chăm sóc bảo dưỡng máy
- Khi đang vận hành máy nếu phát hiện thấy những hiện tượng bất thường phải
ngừng máy và báo cho xưởng trưởng biết.

25
- Khi các thiết bị điện của máy bị hỏng, phải ngắt cầu dao điện và báo ngay cho thợ
điện đến. Cấm tự ý sửa chữa.
- Phải cắt nguồn điện vào máy trong các trường hợp sau:
+ Khi chăm sóc và bảo dưỡng máy
+ Khi tháo lắp lưỡi cắt (lưỡi cưa, lưỡi bào, mũi khoan)
+ Khi mất điện
5.3.1. An toàn toàn lao động khi sử dụng máy cưa vòng nằm
- Công nhân phải có đầy đủ trang bị bảo hộ lao động như: Mũ, dầy, găng tay bảo hộ
lao động.
- Máy phải có đầy đủ bao che bảo hiểm đảm bảo chắc chắn trong quá trình làm
việc.
- Trước khi xẻ phải kiểm tra lại một lần cuối cùng không gian xung quanh máy để
đảm bảo trong quá trình máy chạy không bị cản trở .
- Trước khi mở máy phải báo tín hiệu cho những người xung quanh biết
- Máy đang làm chạy không được đứng gần hai đầu bánh đà và phía trước máy
- Khi muốn sửa chữa, thay lưỡi cưa, dọn vệ sinh máy thì phải tắt máy, đợi cho máy
dừng hẳn thì mới được tiến hành.
5.3.2. An toàn lao động khi sử dụng máy cưa đĩa xẻ dọc
- Công nhân đứng máy phải có đầy đủ trang bị bảo hộ lao động như: Quần áo, dầy,
găng tay, khẩu trang, mũ, kính..vv. Công nhân chính đeo yếm da, đối với nữ tóc
phải búi cao.
- Trước khi mở máy phải báo tín hiệu cho những người xung quanh biết.
- Máy phải có đủ cơ cấu chống lùi, dao tách mạch. Bao che lưỡi cưa đóng kín
- Khi xẻ không để bất cứ dụng cụ, đồ nghề trên bàn máy khi máy làm việc.
- Khi đẩy gỗ không được đưa tay gần lưỡi cưa. Khi đẩy đến đoạn cuối phải dùng
tay giả để đẩy. Không được dùng tay để gạt các mấu, mắt gỗ trên bàn khi lưỡi cưa
đang quay.
- Xẻ gỗ mục, gỗ có mắt, gỗ nứt phải chú ý tránh mảnh gỗ bắn vào người.
- Thực hiện đúng quy trình vận hành máy

5.3.3. An toàn lao động khi sử dụng máy cưa đĩa cắt ngang
- Công nhân làm việc phải có đầy đủ trang bị bảo hộ lao động như: Quần áo, dầy,
găng tay, khẩu trang, mũ..vv. Công nhân nữ tóc phải búi cao.
- Công nhân chính khi kéo cưa phải chú ý cho cưa ăn từ từ nhất là khi cắt vào
những chỗ gỗ có mắt, gỗ bị nứt. Khi cắt xong cho máy dần trở về vị trí cũ. Tránh

26
tình trạng bỏ tay ra đột ngột làm va đập máy có khi theo quán tính người còn bị ngã
vào máy gây tai nạn.

5.3.4. Những qui định để đảm bảo an toàn khi sử dụng máy bào thẩm
- Công nhân phải mặc quần áo bảo hộ lao động gọn gàng, tay áo phải cài khuy hay
xắn cao, tóc búi gọn (đối với nữ), mang khẩu trang, kính bảo hộ, tuyệt đối không
được đi găng tay.
- Phần trục dao không làm việc, phải được che kín bằng ốp che.
- Tư thế làm việc thoải mái, không gò bó, không với tay quá xa, để đề phòng mất
đà ngã vào trục dao.
- Không để ngón tay thò xuống khỏi mặt chi tiết khi bào đề phòng dao ăn mất tay.
- Mỗi mặt chuẩn thường bào từ 1 đến 2 lần, mỗi lần đưa gỗ trở lại bàn trước phải
nhấc lên không được kéo trượt qua trục dao.
- Những chi tiết nhỏ, mỏng, ngắn, phải có tay đẩy, hoặc bộ gá.
- Không để dụng cụ đồ nghề trên bàn máy.
- Không để tay trên chi tiết để đẩy qua trục dao.
- Thực hiện đúng quy trình vận hành và sử dụng máy

5.3.5. Những qui định để đảm bảo an toàn khi sử dụng máy bào cuốn
- Công nhân đứng máy phải có đầy đủ bảo hộ lao động (quần áo, mũ, kính, gang
tay, giầy bảo hộ lao động )
- Khi vận hành phải đóng hộp bao che trục dao.
- Không được bào chi tiết có chiều dài ngắn hơn khoảng cách 2 ru lô
- Khi bào gỗ bị kẹt phải dừng máy. Đợi cho máy dừng hẳn mới hạ bàn máy xuống.
Không được dùng vật gì đóng vào đầu thanh gỗ.
- Khi thao tác phải đứng né sang một bên, đề phòng gỗ phóng lùi.
- Thực hiện đúng quy trình vận hành và sử dụng máy.

5.3.6. Những qui định để đảm bảo an toàn khi sử dụng máy phay mộng
- Công nhân đứng máy phải có đầy đủ trang bị bảo hộ lao động.
- Máy chỉ được làm việc khi làm tốt công tác kiểm tra.
- Thường xuyên kiểm tra kích thước chi tiết đã gia công.
- Nhất thiết phải gá phôi đủ chặt trước khi gia công.
- Thực hiện đúng quy trình vận hành và sử dụng máy

5.3.7. Những qui định để đảm bảo an toàn khi sử dụng máy khoan
- Công nhân đứng máy phải có đầy đủ trang bị bảo hộ lao động.
27
- Nhất thiết phải kiểm tra máy trước khi cho máy hoạt động.
- Mũi khoan phải được cặp đủ chặt để trong quá trình khoan không lỏng ra.
- Thực hiện đúng quy trình vận hành và sử dụng máy.

5.3.8. Những qui định để đảm bảo an toàn khi sử dụng máy phay định hình
- Công nhân đứng máy phải có đầy đủ trang bị bảo hộ lao động. Đối với nữ phải có
mũ bím tóc.
- Các bộ phận chuyển động của máy như đai truyền, trục dao, bộ phận cắt gọt phải
được che chắn.
- Khi gia công các chi tiết có hình phức tạp phải dùng đồ gá chắc chắn để bảo đảm
làm việc được an toàn. Khi gia công phôi nhỏ, ngắn phải dùng bàn đẩy phụ phù
hợp.
- Thực hiện đúng quy trình vận hành và sử dụng máy

5.3.9. Những qui định để đảm bảo an toàn khi sử dụng máy tiện gỗ
- Công nhân đứng máy phải có đầy đủ trang bị bảo hộ lao động. Đối với nữ phải có
mũ bím tóc.
- Phải kiểm tra máy cẩn thận trước khi vận hành.
- Phôi phải được gá vào trục máy chắc chắn trước khi gia công.
- Dao tiện phải được lắp thật chặt vào chuôi. Khi đặt dao tiện lên giá dao phải có tư
thế vững vàng, cầm chắc chuôi dao.
- Điều chỉnh khoảng cách giữa giá dao và phôi nhỏ hơn hoặc bằng 3mm. Để tránh
gãy dao trong quá trìng gia công.
- Khi phôi dài trên 0,8m thì phải có gối đỡ phụ để phôi được cứng vững gia công
được chính xác.
- Thực hiện đúng quy trình vận hành và sử dụng máy

5.3.10. Những qui định để đảm bảo an toàn khi sử dụng máy chuốt song tròn
- Công nhân đứng máy phải có đầy đủ trang bị bảo hộ lao động. Đối với nữ phải có
mũ bím tóc.
- Phải kiểm tra tình trạng máy trước khi sử dụng.
- Phôi đưa vào chuốt song tròn nên chọn loại gỗ thẳng thớ. Tuyệt đối không dùng
phôi có thớ gỗ ngang, chéo thớ phôi có nhiều mặt.
- Trường hợp bị kẹt phôi phải dừng máy lấy hẳn phôi ra rồi mới mở máy để gia
công tiếp.
- Phôi đưa vào gia công phải có kích thước hợp lý.
- Thực hiện đúng quy trình vận hành và sử dụng máy.
28
5.3.11. Những qui định để đảm bảo an toàn khi sử dụng thiết bị phun sơn
- Công nhân phun sơn phải mặc quần áo bảo hộ lao động, có đầy đủ trang bị phòng
hộ như khẩu trang, gang tay, ủng cao su, kính phòng hộ v.v..., xoa kem bảo vệ da.
- Kiểm tra an toàn về điện
- Kiểm tra các thiết bị như máy nén khí, bình chứa khí, van an toàn, đồng hồ áp
suất.v.v.
- Chỗ làm việc phải có hệ thống hút độc, thông gió hoạt động. Nồng độ khí độc ở
kho và nơi làm việc chỉ được phép nằm trong phạm vi tiêu chuẩn cho phép.
- Không được hút thuốc lá, đánh diêm, bật lửa trong kho sơn và trong nơi gia công,
bởi vì dung môi dễ bốc hơi gặp lửa gây cháy nổ. Kho sơn và phân xưởng gia công
phải có bình chữa cháy.
- Khi pha chế các loại hóa chất hoặc làm việc với các bể hóa chất phải thực hiện
đúng quy trình công nghệ, bảo đảm an toàn lao động.
- Khi làm việc xong, những nguyên liệu và sơn còn thừa phải đậy nắp kín, để nơi
khô ráo và tắm rửa sạch sẽ.
- Sơn dính vào da không được rửa bằng benzen vì benzen rất độc, phải rửa trong
hỗn hợp cát, mùn cưa và butyl axetat.
- Công nhân khi sơn bị váng đầu, chóng mặt tức thở, phải đưa ngay đến chỗ thoáng
gió nghỉ ngơi, nếu nặng phải đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu
- Hết ca phải kiểm tra, vệ sinh thiết bị phun sơn và bàn giao tình trạng thiết bị cho
ca sau.

6. Cấp cứu tai nạn lao động


6.1. Cấp cứu người bị điện giật
Nguyên nhân chính làm chết người vì điện giật là do hiện tượng kích thích
chứ không do bị chấn thương. Khi có người bị tan nạn điện, việc tiến hành sơ cứu
nhanh chóng, kịp thời và đúng phương pháp là các yếu tố quyết định để cứu sống
nạn nhân. Các thí nghiệm và thực tế cho thấy rằng từ lúc bị điện giật đến một phút
sau được cứu chữa thì 90% trường hợp cứu sống, để 6 phút sau mới cứu chỉ có thể
cứu sống 10%, nếu để từ 10 phút mới cấp cứu thì rất ít trường hợp cứu sống được.
Việc sơ cứu phải thực hiện đúng phương pháp mới có hiệu quả và tác dụng cao.
Khi sơ cứu người bị tai nạn cần thực hiện ba bước cơ bản sau:
- Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện
- Làm hô hấp nhân tạo
- Xoa bóp tim ngoài lồng ngực
29
6.1.1. Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện
* Nếu nạn nhân chạm vào điện hạ áp cần:
Nhanh chóng cắt nguồn điện (cầu dao, aptomat, cầu chì...); nếu không thể cắt
nhanh nguồn điện thì phải dùng các vật cách điện khô như sào, gậy tre, gỗ khô để
gạt dây điện ra khỏi nạn nhân, nếu nạn nhân nắm chặt vào dây điện cần phải đứng
trên các vật cách điện khô (bệ gỗ) để kéo nạn nhân ra hoặc đi ủng hay dùng găng
tay cách điện để gỡ nạn nhân ra; cũng có thể dùng dao rìu với cán gỗ khô, kìm cách
điện để chặt hoặc cắt đứt dây điện.
* Nếu nạn nhân bị chạm hoặc bị phóng điện từ thiết bị có điện áp cao
Không thể đến cứu ngay trực tiếp mà cần phải đi ủng, dùng gậy, sào cách
điện để tách nạn nhân ra khỏi phạm vi có điện. Đồng thời báo cho người quản lý
đến cắt điện trên đường dây. Nếu người bị nạn đang làm việc ở đường dây trên cao
dùng dây nối đất làm ngắn mạch đường dây. Khi làm ngắn mạch và nối đất cần
phải tiến hành nối đất trước, sau đó ném dây lên làm ngắn mạch đường dây. Dùng
các biện pháp để đỡ chống rơi, ngã nếu người bị nạn ở trên cao.

6.1.2. Làm hô hấp nhân tạo


Thực hiện ngay sau khi tách người bị nạn ra khỏi bộ phận mang điện. Đặt
nạn nhân ở chỗ thoáng khí, cởi các phần quần áo bó thân (cúc cổ, thắt lưng ...), lau
sạch máu, nước bọt và các chất bẩn. Thao tác theo trình tự:
- Đặt nạn nhân nằm ngửa, kê gáy bằng vật mềm để đầu ngửa về phía sau.
Kiểm tra khí quản có thông suốt không và lấy các di vật ra. Nếu hàm bị co cứng
phải mở miệng bằnh cách để tay vào phía dưới của góc hàm dưới, tỳ ngón tay cái
vào mép hàm để đẩy hàm dưới ra.
- Kéo ngửa mặt nạn nhân về phía sau sao cho cằm và cổ trên một đường
thẳng đảm bảo cho không khí vào dể dàng. Đẩy hàm dưới về phía trước đề phòng
lưỡi rơi xuống đóng thanh quản.
- Mở miệng và bịt mũi nạn nhân. Người cấp cứu hít hơi và thở mạnh vào
miệng nạn nhân (đặt khẩu trang hoặc khăn sạch lên miệng nạn nhân). Nếu không
thể thổi vào miệng được thì có thể bịt kít miệng nạn nhân và thổi vào mũi.
- Lặp lại các thao tác trên nhiều lần. Việc thổi khí cần làm nhịp nhàng và
liên tục 10-12 lần trong 1 phút với người lớn, 20 lần trong 1 phút với trẻ em.

30
Hình 2.1: Cấp cứu phương pháp hà hơi thổi ngạt
6.1.3. Xoa bóp tim ngoài lồng ngực
Nếu có hai người cấp cứu thì một người thổi ngạt còn một người xoa bóp
tim. Người xoa bóp tim đặt hai tay chồng lên nhau và đặt ở 1/3 phần dưới xương ức
của nạn nhân, ấn khoảng 4-6 lần thì dừng lại 2 giây để người thứ nhất thổi không
khí vào phổi nạn nhân. Khi ép mạnh lồng ngực xuống khoảng 4-6cm, sau đó giữ
tay lại khoảng 1/3s rồi mới rời tay khỏi lồng ngực cho trở về vị trí cũ. Nếu có một
người cấp cứu thì cứ sau hai ba lần thổi ngạt ấn vào lồng ngực nạn nhân như trên từ
4-6 lần.
Các thao tác phải được làm liên tục cho đến khi nạn nhân xuất hiện dấu hiệu
sống trở lại, hệ hô hấp có thể tự hoạt động ổn định. Để kiểm tra nhip tim nên ngừng
xoa bóp khoảng 2-3s. Sau khi thấy khí sắc mặt trở lại hồng hào, đồng tử co dãn, tim
phổi bắt đầu hoạt động nhẹ... cần tiếp tục cấp cứu khoảng 5-10 phút nữa để tiếp sức
thêm cho nạn nhân. Sau đó kịp thời chuyển nạn nhân đến bệnh viện. Trong quá
trình vận chuyển vẫn phải tiếp tục tiến hành công việc cấp cứu liên tục.

31
Hình 2.2: Cấp cứu theo phương pháp ấn tim ngoài lồng ngực

* Những lưu ý khi cấp cứu nạn nhân bị điện giật


- Khi ngắt điện, cần đề phòng nạn nhân bị ngã gây chấn thương khiến tai nạn
nặng thêm.
- Người vào cứu tuyệt đối không dùng tay để kéo nạn nhân ra khi nguồn điện
chưa được cắt để tránh bị điện giật.
- Toàn bộ công việc cấp cứu ngừng tim chỉ gói gọn trong 3 phút, do vậy
người cấp cứu phải thật bình tĩnh, khẩn trương, thực hiện đúng cách và tiến hành
ngay tại nơi xảy ra điện giật.
- Chỉ chuyển nạn nhân đến các cơ sở y tế để cấp cứu hồi sức khi bệnh nhân
đã tự thở lại và lấy được mạch.
- Trên đường chuyển nạn nhân đến bệnh viện, vẫn phải tiếp tục công việc cấp
cứu, theo dõi sát sao để phát hiện và điều trị kịp thời các biến chứng.

6.2. Cấp cứu người bị chấn thương


6.2.1. Sơ cứu cầm máu
6.2.1.1. Trường hợp chảy máu mao mạch và tĩnh mạch.
*Băng vết thương ở lòng bàn tay.
- Các bước tiến hành:
+ Dùng ngón tay cái bịt chặt miệng vết thương trong vài phút( cho tới khi thấy
máu không chảy ra nữa).
+ Sát trùng vết thương bằng cồn iốt

32
+ Nếu vết thương nhỏ, có thể dùng băng dán y tế dán lại
+ Nếu vết thương lớn, cho ít bông vào giữa 2 miếng gạc rồi đặt nó vào miệng
vết thương và dùng băng buộc chặt.
* Lưu ý : sau khi băng, nếu thấy vết thương vẫn chảy máu, cần đưa ngay đến bệnh
viện cấp cứu.

6.2.1.2. Trường hợp chảy máu động mạch.


* Băng vết thương ở cổ tay
- Các bước tiến hành:
+ Dùng ngón tay cái dò tìm vị trí động mạch cánh tay, khi thấy dấu hiệu
mạch đập rõ thì bóp mạnh để làm ngừng chảy máu ở vết thương trong vài phút.
+ Buộc garô: Dùng dây cao su hay dây vải mềm buộc chặt ở vị trí sát nhưng
cao hơn vết thương( về phía tim), với lực ép đủ làm cầm máu.
+ Sát trùng vết thương( nếu có điều kiện), đặt gạc và bông lên miệng vết
thương rồi băng lại.
+ Đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu.
Chú ý: Chỉ các vết thương chảy máu ở động mạch ở tay, chân mới sử dụng biện
pháp buộc dây ga rô.
+ Cứ sau 15 phút lại nới dây ga rô ra và buộc lại vì các mô dưới vết buộc có
thể chết do thiếu oxi và các chất dinh dưỡng.
+ Vết thương chảy máu động mạch ở vị trí khác, chỉ dùng biện pháp ấn tay
vào động mạch gần vết thương, nhưng về phía tim.
6.2.2. Sơ cứu băng bó khi gẫy xương
Gặp người bị tai nạn gẫy xương, cần thực hiện ngay các thao tác sau:
- Đặt nạn nhân nằm yên.
- Dùng gạc hay khăn sạch lau sạch vết thương.
- Tiến hành sơ cứu.
6.2.2.1. Phương pháp sơ cứu
Đặt hai nẹp gỗ hay tre vào hai bên chỗ xương gãy, đồng thời lót trong nẹp
bằng gạc hoặc vải sạch gấp dày ở chỗ đầu xương. Buộc dịnh vị ở 2 chỗ đầu nẹp và
2 bên chỗ xương gãy. Trường hợp chỗ gãy là xương cẳng tay thì chỉ dùng một nẹp
đỡ lấy cẳng tay.
6.2.2.2. Băng cố định
Sau khi đã buộc định vị, dùng băng ytế hoặc băng vải, băng cho người bị
thương. Khi băng cần cuốn chặt.

33
+ Với xương cẳng tay thì băng từ trong ra cổ tay, sau đó làm dây đeo cẳng tay
đeo vào cổ.
+ Với xương chân thì băng từ cổ chân vào. Chú ý nếu chỗ gãy là xương đùi thì
phải dùng nẹp dài bằng chiều dài từ sườn đến gót chân và buộc cố định ở phần
thân để đảm bảo cho chân bị gãy cố định không cử động.

V. Câu hỏi ôn tập


Câu 1: Trình bày nguyên nhân gây ra tai nạn về điện?
Câu 2: Nêu các biện pháp bảo vệ an toàn khi sử dụng điện ?
Câu 3: Nêu các biện pháp an toàn lao động khi làm việc trên cao?
Câu 4: Trình bày cách sơ cứu cầm máu vết thương?
Câu 5: Trình bày các cấp cứu người bị điện giật ?

34
CHƯƠNG 3: KỸ THUẬT PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY
Thời gian: 9 giờ ( LT: 5 giờ; TH: 3 giờ; KT: 1 giờ)

I. Mục tiêu
Học xong bài này học sinh sẽ:
- Trình bày được các nguyên nhân gây ra cháy nổ và biện pháp phòng cháy
trong sản xuất.
- Phân biệt được các chất dùng để chữa cháy và sử dụng được các dụng cụ
dùng để chữa cháy.
- Áp dụng được các phương pháp phòng chống cháy nổ trong quá trình sản
xuất.
- Chấp hành các quy định về an toàn trong học tập, lao động.

II. Các hoạt động học tập


1. Đọc tài liệu trước
2. Nghe, giảng và tham quan thực tế.
3. Thảo luận, trả lời câu hỏi và làm bài tập trên giấy.
4. Thực hiện các bài kiểm tra

III. Trang bị dụng cụ, vật tư cho học tập


1. Tài liệu (an toàn lao động, điều luật lao động)
2. Đèn chiếu qua đầu
3. Các trang bị bảo hộ lao động.
4. Xưởng thực tập (sản xuất chế biến gỗ), kho gỗ.
5. Trang bị vật tư khác:
- Phấn, bảng...
- Giẻ lau, chổi quét.

IV. Nội dụng


1. Trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị, cán bộ công nhân viên chức với công
tác phòng cháy, chữa cháy
1.1. Trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị
- Phải thực hiện trách nhiệm của mình trong việc tuyên truyền, giáo dục ý
thức phòng cháy chữa cháy cho người lao động đến các biện pháp kỹ thuật, biện
pháp hành chính.
- Chỉ đạo công tác nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy và tổ chức phối hợp
chiến đấu với các đội chữa cháy.
35
- Phải đề ra các nội quy, biện pháp an toàn phòng cháy, chữa cháy trong đơn
vị và hướng dẫn cho người lao động thực hiện.

1.2. Trách nhiệm của cán bộ công nhân viên chức


- Mỗi công dân phải tích cực đề phòng không để nạn cháy xảy ra, luôn luôn
nâng cao tinh thần cảnh giác, triệt để tuân theo các quy định phòng cháy, chuẩn bị
sẵn sàng để khi cần có thể chữa cháy kịp thời và có hiệu quả.

2. Nguyên nhân gây ra cháy, nổ và biện pháp phòng cháy


- Cháy nổ có nhiều nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp và nguyên nhân sâu xa, nhưng
ở đây chúng ta đề cập đến nguyên nhân trực tiếp do con người gây ra để có biện
pháp phòng ngừa thích hợp.

2.1. Bản chất của sự cháy


- Sự cháy là quá trình lý hoá phức tạp mà cơ sở của nó là phản ứng ôxy hoá
xảy ra 1 cách nhanh chóng có kèm theo sự toả nhiệt và phát ra tia sáng.
- Trong điều kiện bình thường, sự cháy xuất hiện và tiếp diễn trong tổ hợp
gồm có chất cháy, không khí và nguồn gây lửa. Trong đó chất cháy và không khí
tiếp xúc với nó tạo thành hệ thống cháy, còn nguồn gây lửa là xung lượng gây ra
trong hệ thống phản ứng cháy. Hệ thống chỉ có thể cháy được với 1 tỷ lệ nhất định
giữa chất cháy và không khí.
- Quá trình hoá học của sự cháy có kèm theo quá trình biến đổi lý học như
chất rắn cháy thành chất lỏng, chất lỏng cháy bị bay hơi.
2.2. Định nghĩa quá trình cháy
- Quá trình cháy là quá trình hoá lý phức tạp, trong đó xảy ra các phản ứng hoá
học có toả nhiệt và phát sáng. Các phản ứng cháy có kèm theo tiếng nổ đặc biệt có
tác hại lớn, vì ngoài nhiệt lượng lớn và ngọn lửa trần được tạo ra, còn có sóng áp
suất do nổ, phá hủy các thiết bị và các công trình xung quanh.
- Quá trình cháy của vật chất (rắn, lỏng và khí) bao gồm các giai đoạn:
· Oxy hóa.
· Tự bắt cháy.
- Sự tích lũy nhiệt trong quá trình oxy hóa làm cho tốc độ phản ứng tăng lên,
xảy ra sự bắt cháy và xuất hiện ngọn lửa.
- Quá trình cháy xuất hiện và phát triển cần ba yếu tố :
+ Chất cháy: là vật chất có khả năng cháy được khi có mặt ô - xy và nguồn
nhiệt kích thích, đây là yếu tố chủ yếu vì không có nó thì không có sự cháy xảy ra,
chất cháy chính là đối tượng bảo vệ của chúng ta
36
+ Oxy: là yếu tố quan trọng thứ hai tạo nên sự cháy, là thành phần thứ hai
trong phản ứng cháy, trong không khí bình thường ô- xy chiếm 21%, được coi
là dưỡng khí cho phản ứng cháy
+ Nguồn nhiệt: Là yếu tố xúc tác phát sinh ra phản ứng cháy, nhờ nguồn
nhiệt, chất cháy được làm nóng đến nhiệt độ bắt lửa hoặc nhiệt độ bốc cháy, nếu
có ô- xy phản ứng sẽ xuất hiện.

2.3. Diễn biến quá trình cháy


- Quá trình cháy của vật rắn, lỏng, khí đều gồm có những giai đoạn sau:
• Ôxy hoá.
• Tự bốc cháy.
• Cháy.
- Quá trình cháy của vật rắn, chất lỏng và khí có thể tóm tắt trong sơ đồ biểu
diễn sau:

Hình 3.1: Quá trình cháy


- Tuỳ theo mức độ tích luỹ nhiệt trong quá trình ôxy hoá làm cho tốc độ phản
ứng tăng lên, chuyển sang giai đoạn tự bốc cháy và xuất hiện ngọn lửa.
- Phản ứng hoá học và hiện tượng vật lý trong quá trình cháy còn có thể gây
ra nổ. Nó là sự biển đổi về mặt hoá học của các chất. Sự biến đổi này xảy ra trong

37
ra trong 1 thời gian rất ngắn 1.10-3 -1.10-5s với 1 tốc độ mạnh toả ra nhiều chất ở thể
khí đã bị đốt nóng đến 1 nhiệt độ cao. Do đó sinh ra áp lực rất lớn đối với môi
trường xung quanh dẫn đến hiện tượng nổ.
- Sự thay đổi nhiệt độ của vật chất cháy trong quá trình cháy diễn biến như ở
đồ thị:

Hình 3.2: Sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình cháy


- Trong giai đoạn đầu từ tp-to: nhiệt độ tăng chậm vì nhiệt lượng phải tiêu hao
để đót nóng và phân tích vật chất.
- Từ nhiệt độ to-tt là nhiệt độ bắt đầu ôxy hoá thì nhiệt độ của vật chất cháy
tăng nhanh vì ngoài nhiệt lợng từ ngoài truyền vào còn có nhiệt lợng toả ra do phản
ứng ôxy hoá. Nếu lúc này ngừng cung cấp nhiệt lợng cho vật chấtcháy và nhiệt
lợng sinh ra do phản ứng ôxy hoá không lớn hơn nhiệt lượng toả ra bên ngoài thì
tốc độ ôxy hoá sẽ giảm đi và không thể dẫn đến giai đoạn tự bốc cháy.
- Ngược lại với trường hợp trên thì phản ứng ôxy hoá sẽ tăng nhanh chuyển
đến nhiệt độ tự bốc cháy tt.
- Từ lúc này nhiệt độ sẽ tăng rất nhanh nhưng đến nhiệt độ tn thì ngọn lửa
mới xuất hiện. Nhiệt độ này xấp xỉ bằng nhiệt độ cháy tc.

2.3. Quá trình phát sinh ra cháy


- Nhiệt độ tự bốc cháy của các chất cháy thì rất khác nhau: 1 số chất cao hơn
0
500 C, 1 số khác thì thấp hơn nhiệt độ bình thường.
- Theo nhiệt độ tự bốc cháy, tất cả các chất cháy chia làm 2 nhóm:
+ Các chất có nhiệt độ tự bốc cháy cao hơn nhiệt độ ở môi trường xung
quanh chúng → các chất này có thể tự bốc cháy do kết quả đốt nóng từ bên ngoài.
+ Các chất có thể tự bốc cháy không cần đốt nóng vì môi trường xung quanh
đã đốt nóng chúng đến nhiệt độ tự bốc cháy → những chất này gọi là chất tự cháy.
- Cần chú ý rằng sự tự bốc cháy và sự tự cháy cũng là 1 hiện tượng nhưng
chỉ khác là:
38
+ Sự tự bốc cháy có liên hệ với quá trình phát sinh cháy của các chất có nhiệt
độ tự bốc cháy cao hơn nhiệt độ môi trường xung quanh.
+ Sự tự cháy có liên hệ với quá trình phát sinh cháy của các chất có nhiệt độ
tự bốc cháy thấp hơn nhiệt độ môi trường xung quanh.
- Quá trình phát sinh ra cháy do kết quả đốt nóng 1 phần nhỏ chất cháy bởi
nguồn lửa gọi là sự bốc cháy. Thực chất lý học của quá trình bốc cháy không khác
gì quá trình tự bốc cháy vì rằng sự tăng nhanh phản ứng ôxy hoá của chúng cũng
như nhau. Sự khác nhau cơ bản giữa chúng là:
+ Quá trình bốc cháy bị hạn chế bởi 1 phần thể tích chất cháy.
+ Còn quá trình tự bốc cháy xảy ra trên toàn thể tích của nó.
- Ta có sơ đồ biểu diễn quá trình phát sinh cháy:

Hình 3.3: Quá trình phát sinh ra cháy


Ta thấy ngoài sự phụ thuộc và nhiệt độ của các chất cháy To đối với nhiệt độ
tự bốc cháy của chúng tt, trong quá trình phát sinh cháy của tất cả các hiện tượng
đều có quá trình chung là sự tự đốt nóng, bắt đầu từ nhiệt độ tự bốc cháy t t và kết
thúc bằng nhiệt độ cháy tc.
- Do đó quá trình nhiệt của sự phát sinh cháy trong tự nhiên chỉ là 1 và gọi là
sự tự bốc cháy, còn sự tự cháy và bốc cháy là những trường hợp riêng của quá trình
chung đó.

2.4. Nguyên nhân gây ra cháy


- Do sự vi phạm những điều kiện an toàn sẽ phát sinh ra nguyên nhân gây ra
cháy. Tuy nhiên những nguyên nhân gây ra cháy có rất nhiều và cũng khác nhau.
Những nguyên nhân đó cũng thay đổi liên quan đến sự thay đổi các qui trình kỹ
thuật trong sản xuất và việc sử dụng các thiết bị, nguyên vật liệu, các hệ thống
chiếu sáng, đốt nóng .....

39
- Có thể phân ra các nguyên nhân chính sau đây:
+ Lắp ráp không đúng, hư hỏng, sử dụng quá tải các thiết bị điện gây ra sự
cố trong mạng điện, các thiết điện....
+ Hư hỏng các thiết bị điện, sự vi phạm quá trình kỹ thuật, vi phạm điều lệ
phòng hoả trong quá trình sản xuất.
+ Không thận trọng và coi thường khi dùng lửa, không thận trọng khi hàn,...
+ Bốc cháy và tự bốc cháy của 1 số vật liệu khi dự trữ, bảo quản không đúng
(do kết quả của tác dụng hoá học...).
+ Do bị sét đánh khi không có cột thu lôi hoặc thu lôi bị hỏng.
+ Các nguyên nhân khác như: theo dõi kỹ thuật trong quá trình sản xuất
không đầy đủ; không trông nom các trạm phát điện, máy kéo, các động cơ chạy
xăng và các máy móc khác; tàng trữ bảo quản nhiên liệu không đúng.
Tóm lại trên các công trường, trong sinh hoạt, trong các nhà công cộng,
trong sản xuất có thể có nhiều nguyên nhân gây ra cháy. Phòng ngừa cháy là có liên
quan nhiều tới việc tuân theo các điều kiện an toàn khi thiết kế, xây dựng và sử
dụng các công trình nhà cửa trên công công trường và trong sản xuất.

2.5. Biện pháp phòng cháy


2.5.1. Biện pháp tổ chức
- Người sử dụng lao động phải thực hiện trách nhiệm của mình trong việc
giáo dục ý thức phòng cháy, chữa cháy cho người lao động; tổ chức huấn luyện cho
họ cách thức phòng cháy chữa cháy.
- Mỗi cơ quan, xí nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh đều phải có phương
án phòng cháy chữa cháy tại chỗ phù hợp với đặc điểm của cơ sở và tổ chức luyện
tập thường xuyên khi có cháy kịp thời xử lý có hiệu quả.

2.5.2. Biện pháp kỹ thuật


- Cách ly các thiết bị hoặc công đoạn có nhiều nguy cơ cháy nổ với khu vực
sản xuất bình htường, có nhiều người làm việc. Hạn chế mọi khả năng phát sinh
nguồn nhiệt như thiết kê thêm thiết bị dập tàn lửa cho các xe nâng hàng, ống khói,
ống xả của động cơ xe máy.
- Hạn chế đến mức thấp nhất số lượng, chất lượng chất cháy (nguyên vật
liệu, sản phẩm,...) trong nơi sản xuất.
- Xử lý vật liệu bằng sơn chống cháy hoặc ngâm tẩm bằng hoá chất chống
cháy.
- Trang bị thêm hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động.

40
- Thiết kế lắp đặt hệ thống thiết bị chống cháy lan trong các đường ống dẫn
xăng dầu khí đốt, chống cháy lan từ nhà nọ sang nhà kia.
- Trang bị thêm hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động.

2.5.3. Biện pháp nghiêm cấm


- Trên cơ sở các văn bản của Nhà nước (Luật, Pháp lệnh, Chỉ thị, Thông tư
hướng dẫn), người sử dụng lao động phải nghiên cứu đề ra các nội quy, biện pháp
an toàn phòng cháy, chữa cháy trong đơn vị và hướng dẫn người lao động thực
hiện.

2.5.4. Các biện pháp phòng cháy trong sản xuất


- Trong quá trình sản xuất, thi công phải kiểm tra kỹ thuật an toàn máy móc
thiết bị trước khi vận hành và thực hiện đúng quy trình kỹ thuật.
- Thay thế các khâu sản xuất nguy hiểm bằng những khâu ít nguy hiểm hơn.
- Cơ khí hoá, tự động hoá, liên tục trong quá trình sản xuất có tính chất nguy
hiểm, các quá trình quan trọng hoặc toàn bộ nếu xét thấy cần thiết để đảm bảo an
toàn.
- Thiết bị phải đảm bảo kín. Tại chỗ nối, tháo rót, nạp vào của thiết bị cần
phải kín để hạn chế thoát hơi, khi cháy ra khu vực sản xuất.
- Nếu quá trình sản xuất đòi hỏi phải dùng dung môi, trong điều kiện có thể
nên chọn dung môi khó bay hơi, khó cháy thay cho dung môi dễ bay hơi, dễ cháy.
- Dùng thêm các chất phụ gia trơ, các chất ức chế, các chất chống nổ để giảm
tính cháy nổ của hỗn hợp cháy. Thực hiện các khâu kỹ thuật nguy hiểm về cháy nổ
trong môi trường khí trơ, trong điều kiện chân không.
- Cách lý hoặc đặt các thiết bị hay công đoạn dễ cháy nổ ra một khu vực xa
các thiết bị, công đoạn khác. Đặt chúng ở những nơi thoáng gió hoặc đặt hẳn ra
ngoài trời.
- Loại trừ mọi khả năng phát sinh ra mồi lửa tại những chỗ sản xuất có liên
quan đến các chất cháy, nổ. Tránh mọi khả năng tạo ra nồng độ nổ nguy hiểm của
chất cháy trong các thiết bị, ống dẫn khí hay trong hệ thống thông gió.
- Trước khi ngừng thiết bị để sửa chữa, trước khi đưa vào hoạt động trở lại
cần thiết thổi hơi nước, khí trơ vào thiết bị đó.
- Giảm tới mức thấp nhất lượng chất cháy nổ trong khu vực sản xuất

41
3. Các phương pháp chữa cháy
3.1. Nguyên lý cơ bản
- Là hoạt động liên tục, chính xác của con người theo một trình tự nhất định
hướng vào gốc đám cháy, nhằm tạo điều kiện để dập tắt đám cháy.

3.2. Các phương pháp chữa cháy


3.2.1. Phương pháp cách ly (Ngăn cách ôxy với chất cháy)
- Là phương pháp cách ly ôxy với chất cháy hoặc tách rời chất cháy ra khỏi
vùng cháy.
- Dùng thiết bị chất chữa cháy: úp, chụp, đậy, phủ lên bề mặt của chất cháy.
Ngăn chặn ôxy trong không khí với vật cháy. Đồng thời di chuyển vật cháy ra khỏi
vùng cháy.
- Các thiết bị chất chữa có tác dụng cách ly như: lắp đậy, chậu, đất cát, bọt
chữa cháy, chăn nệm, bao tải, vải bạt.
3.2.2. Phương pháp làm lạnh (Thu nhiêt)
- Là dùng các chất chữa cháy có khả năng thu nhiệt, làm giảm nhiệt độ của
đám cháy nhỏ hơn nhiệt độ bắt cháy của chất cháy
- Sử dụng các chất chữa cháy như khí trơ lạnh CO2, N2 H2O. Sử dụng nước
chữa cháy cần chú ý không dùng nước chữa các đám cháy đang có điện, hóa chất
kỵ nước như: xăng, dầu, gas và đám cháy có nhiệt độ cao trên 1900 0C.
3.2.3. Phương pháp làm ngạt
- Là dùng các chất không tham gia phản ứng cháy phun vào vùng cháy làm
loãng nồng độ ôxy và hỗn hợp cháy tới mức bị ngạt không duy trì được sự cháy.
- Sử dụng các chất chữa cháy như khí CO2, nitơ (N2) bọt trơ.

4. Các chất dùng để chữa cháy


Chất chữa cháy là chất dùng để tác dụng vào đám cháy, tạo ra những điều
kiện nhất định và duy trì điều kiện ấy trong một thời gian để dập tắt đám cháy.
4.1. Nước
- Nước có khả năng thu nhiệt lớn ở các đám cháy. Lượng nước phun vào đám
cháy phụ thuộc vào cường độ phun nước, vào nhiệt độ cháy và diện tích bề mặt của
đám cháy. Khi phun nước vào đám cháy bề mặt cháy được làm lạnh do nhiệt tiêu
hao làm bốc hơi nước. Mặt khác hơi nước cũng pha loãng nồng độ hơi cháy để dập
tắt đám cháy. Nhưng khi chữa cháy phải phun nước trong một thời gian nhất định
để nước thấm vào vật cháy, làm lạnh vật cháy xuống dưới nhiệt độ bắt cháy.

42
- Cần lưu ý: không được dùng nước để chữa cháy các thiết bị có điện, các
kim loại có hoạt tính hoá học như Na, K, Ca, CaC 2 và những đám cháy có nhiệt độ
cháy cao hơn 1700C dễ tạo ra chất nóng và phân hóa ra khí cháy H2O + H2SO4 sinh
ra nổ.
- Không dùng nước để chữa cháy xăng, dầu, trừ trường hợp đặc biệt có sự
quyết định của người chỉ huy chữa cháy.

4.2. Hơi nước


- Trong công nghiệp, hơi nước thường được sử dụng để chữa cháy. Lượng
hơi nước cần thiết để chữa cháy phải chiếm hơn 35% thể tích nơi chứa hàng bị
cháy. Thực nghiệm cho thấy chữa cháy cho một phòng kín phải phun với cường độ
0,002kg/m3.s, cho một phòng có mở cửa sổ phải phun với cường độ 0,005kg/m 3.s
trong thời gian 3 phút thì đám cháy trong phòng mới dập tắt được.
- Chữa chạy bằng hơi nước chỉ cho phép đối với các loại hàng hoá, máy móc
dưới tác dụng nhiệt và hơi nước không bị hư hỏng.
4.3. Bọt hoá học
- Bọt hoá học là một loại bọt được tạo thành bởi hai thành phần chủ yếu: một
phần là alumin sunfat Al2(SO4)3 được gọi là phần A. Còn phần kia là natri
bicacbonat NaHCO3 gọi là phần B. Ngoài ra còn có một số chất làm bền như bột
sắt sunfat, bột cam thảo,v. v...
- Bọt hoá học được sử dụng để chữa cháy xăng, dầu. Muốn sử dụng loại bọt
này phải có thiết bị bơm nước, phễu hoà bọt, cần phun bọt. Những thiết bị phun bọt
được đặt cố định ở các kho xăng lớn. Ngoài ra cũng có thiết bị di động dùng cho
đội chữa cháy chuyên nghiệp ở thành phố, thị xã.
- Bọt hoá học còn được nạp vào các bình chữa cháy sử dụng rộng rãi trong
các kho tàng, nhà máy, xí nghiệp.

4.4. Bọt hoà không khí


- Bọt hoà không khí là loại bọt được tạo thành bằng cách khuấy trộn không
khí với dung dịch tạo bọt. Loại bọt này có bội số trung bình 8-10 lần, nhưng nhờ có
những thiết bị đặc biệt có thể tạo bọt có bội số cao trên 1000 lần.
- Thành phần chủ yếu của bọt là sabonin và quả nhựa chiếm 90%, còn các
chất làm bền bọt, chống thối có từ 8-10%. Tỷ trọng của bọt là 0,2-0,005g/cm 3, độ
bền bọt 20ph.
- Bọt dùng để chữa cháy xăng dầu và những chất lỏng dễ cháy khác, trừ cồn,
ete. Cường độ phun bọt dùng để chữa cháy xăng dầu là 0,1-1,5l/m2.s.
43
4.5. Bột chữa cháy
- Bột chữa cháy là một loại thuốc chữa cháy ở dạng rắn từ các muối khoáng
không cháy, dùng để chữa cháy kim loại, các chất rắn và chất lỏng. Để chữa cháy
các kim loại kiềm, người ta sử dụng bột khô gồm có 96,5% (tính theo trọng lượng)
canxi cacbonat, 1%grafit, 1% sắt stearat, 1% nhôm stearat và 0,5% axit stearic. Bột
chữa cháy được đưa vào đám cháy bằng khí nén. Chữa cháy bằng bột đôi khi
không dập tắt hoàn toàn đám cháy, vì vậy phải dùng các phương tiện và hoá chất
khác để dập tắt đám cháy hoàn toàn. Cường độ tiêu thụ bột cho một đám cháy là
6,2-7kg/ m2.s.

4.6. Các loại khí


- Các loại khí dùng để chữa cháy gồm có khí cacbonic, nitơ, agon, hêli, khói
và những khí không cháy khác. Tác dụng chữa cháy chủ yếu của các loại khí là pha
loãng nồng độ của chất cháy. Ngoài ra các chất này còn có tác dụng làm lạnh. Các
loại khí phun vào đám cháy tạo ra nhiệt độ rất thấp. Thí dụ, khí CO 2 ở dạng tuyết
phun ra có nhiệt độ -780C.
- Thường dùng để chữa cháy điện, các chất rắn mà chữa bằng nước sẽ hư
hỏng, chữa cháy chất lỏng và những đám cháy khác.
- Không được dùng để chữa cháy những đám cháy mà chất cháy có thể kết
hợp với khí chữa cháy làm thành những chất cháy nổ mới. Chẳng hạn không được
dùng khí CO2 để chữa cháy phân đạm, chữa cháy các kim loại kiềm, kiềm thổ, các
hợp chất tecmit, thuốc súng,v.v....

5. Dụng cụ và phương tiện dùng để chữa cháy


5.1. Loại cơ giới
- Bao gồm các loại: xe chữa cháy chuyên dùng, xe thang, xe thông tin và ánh sáng,
xe chỉ huy, tuần tra, tàu, máy bay chữa cháy...

5.2. Loại thô sơ


- Bao gồm các loại bơm tay, các loại bình chữa cháy, các loại dụng cụ chữa cháy
như gầu vẩy, bơm, vòi rồng, thang, que, gậy, câu liêm, bao tải, xô xách nước, phuy
đựng nước, thùng cát, v.v...

5.3. Loại cố định


- Hệ thống phun bọt chữa cháy dùng cho các kho xăng dầu, hệ thống nước chữa
cháy dùng trong các trường học, kho tàng, xí nghiệp, hệ thống chữa cháy tự động
bằng bọt, bằng khí CO2 dùng trong các xí nghiệp, hầm lò, tầu biển chở hàng, v.v...

44
- Hiện nay ở nước ta dùng rất nhiều loại hình bọt bình chữa cháy của các
nước và của ta chế tạo. Tuy kết cấu có khác nhau, nhưng nguyên tắc tạo bọt và cách
sử dụng khá giống nhau.
Dưới đây sẽ nêu ra 4 loại điển hình là:

5.3.1. Bình chữa cháy bọt hoá học


- Vỏ bình làm bằng thép hàn chịu được áp suất 20kg/cm 2, có dung tích 10 lít
trong đó chứa dung dịch kiềm Na2CO3 với chất tạo bọt chiết từ gốc cây.

Hình 3.4: Bình chữa cháy bột hoá học


1. Thân bình 2. Bình chứa H2SO4
3. Bình chứa Al2(SO4)3 4. Lò xo
5. Lưới hình trụ 6. Vòi phun bọt
7. Tay cầm 8. Chốt đập
9. Dung dịch kiềm Na2CO3.
- Trong thân bình có 2 bình thuỷ tinh: 1 bình chứa đựng acid sulfuaric nồng
độ 65.5 độ, 1 bình chứa sulfat nhôm nồng độ 35 độ. Mỗi bình có dung tích khoảng
0.45-1 lít. Trên thân bình có vòi phun để làm cho bọt phun ra ngoài.
- Khi chữa cháy đem bình đến gần đám cháy cho chốt quay xuống dưới, đập
nhẹ chốt xuống nền nhà. Hai dung dịch hoá chất trộn lẫn với nhau, phản ứng sinh
bọt và hướng vòi phun vào đám cháy. Loại bình này tạo ra được 45 lít bọt trong 1-
5phút, tia bọt phun xa được 8m.

5.3.2. Bình chữa cháy tetaccloruacacbon CCL4


- Bình chữa cháy loại này có thể tích nhỏ, chủ yếu dùng để chữa cháy trên
ôtô, động cơ đốt trong và thiết bị điện.
- Cấu tạo có nhiều kiểu, thông thường nó là 1 bình thép chứa khoảng 2.5 lít
CCl4, bên trong có 1 bình nhỏ chứa CO2.
45
Hình 3.5: Bình chữa cháy CCL4
1. Thân bình 2. Bình nhỏ chứa CO2
3. Nắp 4. Ống xiphông
5. Vòi phun 6. Chốt đập
7. Màng bảo hiểm 8.Tấm đệm
9. Lò xo 10. Tay cầm
- Khả năng dập tắt đám cháy của CCl 4 là tạo ra trên bề mặt chất cháy 1 loại
hơi nặng hơn không khí 5.5 lần. Nó không nuôi dưỡng sự cháy, không dẫn điện,
làm cản ôxy tiếp xúc với chất cháy do đó làm tắt cháy.
- Khi cần dùng, đập tay vào chốt đập, mũi nhọn của chốt đập chọc thủng tấm
đệm và khí CO2 trong bình nhỏ bay ra ngoài. Dưới áp lực của khí CO 2, dung dịch
CCl4 phun ra ngoài theo vòi phun thành 1 tia. Bình được trang bị 1 màng bảo hiểm
để phòng nổ. Một số bình kiểu này người ta dùng không khí nén để thay thế CO2.

5.3.3. Bình chữa cháy bằng khí CO2 (loại OY-2)


Vỏ bình chữa cháy bằng khí CO2 làm bằng thép dày chịu được áp suất thử là
250kg/cm2. và áp suất làm việc tối đa là 180kg/cm 2. Nếu quá áp suất này van an
toàn sẽ tự động mở ra để xả khí CO2 ra ngoài.
- Bình chữa cháy loại này có loa phun thường làm bằng chất cách điện để đề
phòng khi chữa cháy chạm loa vào thiết bị điện.
- Khi đem bình đi chữa cháy, cần mang đến thật gần chổ cháy, quay loa đi 1
góc 900 và hướng vào chổ cháy, sau đó mở nắp xoáy. Dưới áp lực cao, khí tuyết
CO2 sẽ qua ống xiphông và loa phun rồi được phun vào ngọn lửa.

46
- Bình chữa cháy bằng khí CO 2 không dùng để chữa cháy các thiết bị điện,
những thiết bị quý,... Không được dùng bình chữa cháy loại này đẻ chữa cháy kim
loại như các nitơrat, hợp chất técmít,...

Hình 3.6: Bình chữa cháy bằng khí CO2


1. Thân bình 2. Ống xiphông
3. Van an toàn 4. Tay cầm
5. Nắp xoáy 6. Ống dẫn
7. Loa phun 8.Giá kê
5.5.4. Vòi rồng chữa cháy
- Hệ thống vòi rồng cứu hoả có tác dụng tự động dập tắt ngay đám cháy bằng
nước khi nó mới xuất hiện. Vòi rồng có 2 loại: kín và hở.
a/Vòi rồng kín:
- Có nắp ngoài làm bằng kim loại dễ chảy, đặt hướng vào đối tượng cần bảo
vệ (các thiết bị, các nơi dễ cháy). Khi có đám cháy, nắp hợp kim sẽ chảy ra và nước
sẽ tự động phun ra để dập tắt đám cháy. Nhiệt độ nóng chảy của hợp kim, phụ
thuộc vào nhiệt độ làm việc của gian phòng và lấy như sau:
• Đối với phòng có nhiệt độ dưới 400 là 720.
• Đối với phòng có nhiệt độ từ 400-60° là 930.
• Đối với phòng có nhiệt độ dưới 600-1000 là 1410.
• Đối với phòng có nhiệt độ cao hơn 1000 là 1820.
b/Vòi rồng hở:
- Không có nắp đậy, mở nước có thể bằng tay hoặc tự động. Hệ thống vòi
rồng hở để tạo màng nước bảo vệ các nơi sinh ra cháy.
47
6. Quy trình giải quyết sự cố cháy xảy ra
Khi có cháy xảy ra cần tiến hành một cách khẩn trương các công việc sau:
1. Báo động cháy (tự động, kẻng, tri hô)
2. Cắt điện khu vực cháy
3. Tổ chức cứu người bị nạn, tổ chức giải thoát cho người và di chuyển tài sản ra
khỏi khu vực cháy.
4. Tổ chức lực lượng sử dụng phương tiện chữa cháy tại chỗ để cứu chữa đám cháy.
5. Gọi điện báo cháy cho đội chữa cháy chuyên nghiệp gần nhất hoặc báo về trung
tâm chữa cháy của thành phố.
6. Bảo vệ ngăn chặn phần tử xấu lợi dụng chữa cháy để lấy cắp tài sản, giữ gìn trật
tự phục vụ chữa cháy thuận lợi.
7. Hướng dẫn đường nơi đỗ xem nguồn nước chữa cháy cho lực lượng chữa cháy
chuyên nghiệp khi tới hỗ trợ.
8. Phối hợp chặt chẽ với lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp cứu chữa đám cháy.
9.Triển khai lực lượng bảo vệ hiện trường cháy sau khi dâp tắt đám cháy.

V. Câu hỏi ôn tập


Câu 1: Nêu nguyên nhân gây ra cháy nổ trong sản xuất?
Câu 2: Trình bày các biện pháp phòng cháy?
Câu 3: Trình bày các phương pháp chữa cháy?
Câu 4: Trình bày các chất dùng để chữa cháy?
Câu 5: Trình bày dụng cụ và phương tiện dùng để chữa cháy?

48
Tài liệu tham khảo

- Giáo trình Bảo hộ lao động - PGS.TS Trần Thị Hương - Trường đại học
Công đoàn năm 2002.
- Kỹ thuật an toàn điện – Nguyễn Quang Thuấn – Trường đại học Công
nghiệp Hà Nội; 2004.
- Giáo trình Kỹ thuật an toàn và môi trường – Nguyễn Văn Nghĩa, Phạm
Thành Cường – Trường ĐH Nông nghiệp Hà nội; 2005
- Quy phạm kỹ thuật an toàn trong lao động sản xuất – Trần Văn Ánh; NXB
Lao động; 2003
- Bộ Luật lao động – Nguyễn Đình Thiêm – NXB Lao động xã hội; 2006
- Nghị định số 113/2004/NĐ-CP ngày 16.4.2004 của Chính phủ quy định xử
phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động .
- Nghị định số 33/2003/NĐ-CP ngày 02.4.2003 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 41/CP ngày 06 .7.1995 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về kỷ luật lao động
và trách nhiệm vật chất.

49

You might also like