You are on page 1of 11

Tài liệu hướng dẫn thí nghiệm vật lí đại cương

BÀI 01: KHẢO SÁT CÁC QUÁ TRÌNH ĐỘNG LỰC HỌC
TRÊN ĐỆM KHÔNG KHÍ - NGHIỆM CÁC ĐỊNH LUẬT NEWTON
VÀ ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG
I. MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM
Khảo sát chuyển động của hệ vật trên băng đệm khí để nghiệm lại ba định luật của
Newton dựa trên sự bảo toàn trạng thái chuyển động của một vật chịu tác dụng của các
lực cân bằng, mối quan hệ giữa lực tác dụng và gia tốc chuyển động và khối lượng của
vật. Mối quan hệ giữa lực và phản lực xuất hiện khi hai vật tương tác bằng lực đàn hồi.
II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Định luật Newton I
Khi một vật không chịu tác dụng của lực nào (vật cô lập) hoặc chịu tác dụng của
các lực có hợp lực bằng không ( F = 0), nếu vật đó đang đứng yên thì nó tiếp tục đứng
yên, còn nếu vật đó đang chuyển động thì nó tiếp tục chuyển động thẳng đều.

Trong hai trường hơp nêu tren, vận tốc v của vật đều không thay đổi, tức là trạng
thái chuyển động của vật được bảo toàn. Tính chất bảo toàn trạng thái chuyển động gọi là
quán tính của vật.
Độ lớn của vận tốc trong chuyển động thẳng đều tính bằng:
s
v (1.1)
t
với s là đoạn đường đi được của vật trong khoảng thời gian t. Đơn vị đo vận tốc v là
mét trên giây (m/s).
2. Định luật Newton II

Khi một vật chịu tác dụng của các lực có hợp lực khác không ( F  0), thì nó sẽ
chuyển động có gia tốc. Gia tốc a của vật tỉ lệ với hợp lực F tác dụng lên vật và tỉ lệ
nghịch với khối lượng m của vật đó:

F
a (1.2)
m
Đơn vị đo của lực F là newton (N), của khối lượng m là kilôgam (kg) và của gia tốc
a là mét trên giây bình phương (m/s2 ).
Độ lớn của gia tốc trong chuyển thẳng biến đổi đều tính bằng:
v v 2  v1
a  (1.3)
t t 2  t1

trong đó v1, v2 là vận tốc của vật chuyển động tại các thời điểm tương ứng t1, t2.

5
Tài liệu hướng dẫn thí nghiệm vật lí đại cương

3. Định luật Newton III

Khi vật A tác dụng lên vật B một lực F1 thì vật B cũng tác dụng lên vật A một lực F2
cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn (cường độ) với lực F2 :

F2   F1 (1.4)

Trường hợp này, F1 là lực tác dụng - gọi tắt là lực hoặc động lực, F2 là lực phản tác
dụng - gọi tắt là phản lực. Hai lực này luôn trực đối, nhưng có điểm đặt khác nhau nên
không triệt tiêu nhau mà tồn tại song song.
III. DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM VÀ LẮP ĐẶT
1. Dụng cụ thí nghiệm
- Băng đệm khí có 3 chân vít điều chỉnh thăng bằng;
- Hai chiếc xe trượt X1 , X2;
- Hộp phụ tùng, gồm:
+ Hai tấm chắn sáng chữ I, + Bộ gia trong chữ nhật,
+ Hai tấm chắn sáng chữ U, + Bộ vòng đệm kê chân vít,
+ Bộ tạo va chạm đàn hồi, + Cốc nhựa nhỏ đựng gia trong,
+ Bộ tạo va chạm mềm, + Ròng rọc nhỏ có chân kim,
+ Hai lò xo tạo dao động điều hoà, + Bộ 4 gia trong nhỏ (1g; 2gx2; 5g),
- Bơm nén khí và ống dẫn khí nén;
- Máy đo thời gian hiện số MC – 964;
- Hai cổng quang điện E, F;
- Giá đặt đồng hồ đo thời gian hiện số;
- Time box (dùng nối với giao diện).
2. Lắp đặt các dụng cụ thí nghiệm
2.1. Đồng hồ đo thời gian hiện số MC-964 và cổng quang điện
Đồng hồ đo thời gian hiện số MC-964 (Hình 1.1) có hai thang đo 9,999s và 99.99s,
với độ chia nhỏ nhất (còn gọi là độ phân giải) tương ứng là 0,001s và 0,01s.
Mặt trước có các chi tiết sau:
- Một núm Thang đo dùng chọn thang đo thời gian: 9,999s hoặc 99,99s,
- Một núm MODE dùng chọn 1 trong 5 kiểu đo thời gian : A, B, A+B, AB và T.

6
Tài liệu hướng dẫn thí nghiệm vật lí đại cương

Hình 1.1: Mặt trước và mặt sau của đồng hồ đo thời gian hiện số MC - 964
- Một ô cửa “Thời gian” dùng hiển thị số đo thời gian gồm bốn số chỉ thị bằng LED
và một dấu chấm thập phân tự động dịch chuyển khi chọn thang đo.
- Một nút nhấn RESET dùng đưa các số hiển thi trên ô cửa Thời gian về 0.000.
Mặt sau có công - tắc ON-OFF dùng đóng ngắt điện cấp cho đồng hồ và ba ổ cắm
năm chân A, B, C:
- Ổ A được nối với cổng quang điện E, vừa cấp điện cho cổng E vừa nhận tín hiệu
từ E gửi về.
Ổ B được nối với cổng quang điện F, và có chức năng như trên.
Ổ C có nguồn một chiều 14 V, dùng cấp dòng một chiều cho nam châm điện N.
Nam châm điện N cũng có thể được cấp điện từ các ổ A hoặc B. Việc điều khiển đóng
ngắt điện cho nam châm điện N và khởi động đồng hồ đo thời gian MC – 964 được thực
hiện nhờ hộp công - tắc kép Đ.
Khi cắm phích điện của đồng hồ đo thời gian này vào ổ điện ~ 220V và bấm công-tắc
ON-OFF của nó thì các LED chỉ thị số trên ô cửa thời gian sẽ phát sáng và đồng hồ sẵn
sàng hoạt động.
Cổng quang điện (Hình 1.2) gồm một điôt phát quang (LED) D1 phát ra tia hồng
ngoại, và một Photodiode D2 nhận tia hồng ngoại từ D1 chiếu sang. Dòng điện cung cấp
cho D1 được lấy từ đồng hồ đo thời gian hiện số MC-964. Khi vật chắn m đi vào cổng
quang điện và chắn chùm tia hồng ngoại chiếu từ D1 sang D2 thì D2 sẽ phát ra tín hiệu
truyền theo dây dẫn tới đồng hồ đo thời gian MC-964 và điều khiển đồng hồ hoạt động.
Cơ chế này cho phép đóng ngắt bộ đếm của đồng hồ đo thời gian MC-964 hầu như không
có quán tính.
Vật chắn tia
hồng ngoại

D1 m D2

Hình 1.2: Cổng quang điện và vật chắn sáng

7
Tài liệu hướng dẫn thí nghiệm vật lí đại cương

Để khảo sát chuyển động của một vật giữa hai vị trí bất kỳ trên băng đệm khí, ta đặt
hai cổng quang điện E, F tại hai vị trí đó và nối chúng với hai ổ cắm A, B của máy đo
thời gian MC-964. Tấm che sáng (dạng chữ I hoặc chữ U) được lắp trên đỉnh xe trượt.
Tuỳ thuộc vị trí đặt núm xoay chuyển mạch MODE, máy đo này sẽ làm việc theo các
kiểu khác nhau:
- Tại vị trí A: chỉ có cổng quang điện E nối với ổ A được phép hoạt động. Khi tấm
chắn chữ I có độ rộng x đi tới cổng E bắt đầu chắn tia hồng ngoại, thì máy đo thời gian
bắt đầu đếm. Khi tấm chắn này vừa đi qua cổng E (không chắn tia hồng ngoại nữa), máy
đo dừng đếm. Khoảng thời gian chắn tia hồng ngoại t sẽ hiển thị trên cửa sổ thời gian.
Trong trường hợp này, vận tốc tức thời v của thanh chắn tia hồng ngoại tại cổng quang E
được xác định theo công thức:
x
v (1.5)
t
- Tại vị trí B: chỉ có cổng quang điện F nối với ổ B được phép hoạt động tương tự
như cổng quang điện E nối với ổ A.
- Tại vị trí A+B: Bắt buộc phải có hai cổng quang điện E, F nối với hai ổ A, B của
cùng một máy đo thời gian. Khi tấm chắn chữ I đi qua cổng E, máy đo sẽ hiển thị thời gian
t1. Khi nó đi tiếp qua cổng F trong khoảng thời gian t2, máy đo hiển thị tiếp thời gian
t = t1 + t2. Như vậy, khoảng thời gian tấm chắn tia đi qua cổng quang F tính bằng:
t2 = t - t1 (1.6)
Nếu tấm chắn tia chuyển động thẳng đều thì t2 = t1 .
Nếu tấm chắn tia chuyển động thẳng biến đổi đều thì t2  t1. Trong trường hợp
này, ta có thể đo khoảng cách s giữa hai cổng quang E, F trên thước milimét và tính các
vận tốc v1, v2 của tấm chắn tia tại vị trí của hai cổng E, F để xác định gia tốc a của thanh
chắn tia theo công thức:

v22  v12  2.a.s (1.7)

trong đó các vận tốc v1, v2 được tính theo công thức trên.
- Tại vị trí A  B: Bắt buộc phải có hai cổng quang điện E, F nối với hai ổ A, B
như trên. Khi mép trước của tấm chắn chạm vào tia hồng ngoại của cổng E, MC-964 bắt
đầu đếm và tiếp tục đếm cho đến khi mép trước của tấm chắn chạm vào tia hồng ngoại
của cổng F, máy đo mới dừng đếm. Khoảng thời gian t để tấm chắn đi từ cổng E đến
cổng F sẽ hiển thị trên cửa sổ “Thời gian”.
Nếu tại cổng E tấm chắn chữ I bắt đầu chuyển động (ứng với vận tốc đầu v1 = 0) và
gọi s là khoảng cách giữa hai cổng E, F thì ta có thể xác định được vận tốc, gia tốc của
tấm chắn tia hồng ngoại trong hai trường hợp:

8
Tài liệu hướng dẫn thí nghiệm vật lí đại cương

s
1- Xe chuyển động thẳng đều: Vận tốc v 
t
2s
2. Xe chuyển động biến đổi đều: Vận tốc v 
t
2s
Từ đó có gia tốc: a 
t2
- Tại vị trí T: dùng với vật chắn sáng dạng chữ U (tương đương với hai tấm I1 và I2
đặt cách nhau một khoảng x - hình 1.3), cổng quang điện nối với ổ A. Ổ B bị loại trừ.

Hình 1.3: Hai loại thanh chắn sáng (chữ I và chữ U)


Để khảo sát hiện tượng va chạm hoặc định luật 3 Niu tơn trên băng đệm khí, thường
sử dụng mode T với hai đồng hồ đo thời gian. Hai cổng quang E, F đều nối với ổ A của
mỗi đồng hồ. Khi mép trước của thanh I1 chạm tia hồng ngoại, đồng hồ bắt đầu đếm liên
tục cho tới khi mép trước của thanh I2 chạm tia hồng ngoại thì đồng hồ dừng đếm.
Khoảng thời gian t ứng với độ dịch chuyển x được hiển thị trên đồng hồ. Vận tốc xe
tại cổng quang cũng được xác định theo công thức trên.
Ngoài chức năng trên, mode T còn được dùng để đo chu kỳ dao động của con lắc.
Mode A  B khi làm việc với thanh chắn sáng dạng chữ U cũng hoạt động tương
tự như mode T, nhưng phải có hai cổng quang nối với hai ổ A, B của cùng một đồng hồ.
Chú ý: Để kiểm tra hoạt động bình thường của máy đo thời gian hiện số MC-964, ta
làm như sau:
- Ban đầu cả 2 ổ A, B đều để trống. Cắm phích lấy điện từ nguồn ~ 220V. Bật công-
tắc K, các đèn LED phát sáng.
- Đặt chuyển mạch MODE ở vị trí A. Khi không nối cổng quang điện vào ổ A, máy
đo đếm thời gian liên tục, số kề bên trái dấu chấm nhảy mỗi giây một số.
- Nối cổng quang điện E với ổ A. Nếu thấy các số hiển thị trên cửa sổ thời gian lập
tức dừng đếm, thì máy đo hoạt động bình thường. Nếu máy tiếp tục đếm không dừng, thì
phải kiểm tra cổng quang điện xem tia hồng ngoại có bị chắn không, hoặc tia hồng ngoại
từ D1 có chiếu thẳng vào D2 không, để chỉnh sửa lại hoặc thay thế cổng quang điện.

9
Tài liệu hướng dẫn thí nghiệm vật lí đại cương

2.2. Bộ băng đệm khí (Hình 1.4)

Hình 1.4: Bộ băng đệm khí


2.2.1. Bộ băng đệm khí gồm
- Băng đệm khí làm bằng hợp kim nhôm, có dạng một hộp rỗng dài 1,20m, hai đầu bịt
bằng hai tấm nhựa cứng T1, T2, đầu T1 kín, đầu T2 có ống nối thông với bơm nén khí. Mặt
trên của băng có dạng chữ V ngược, phẳng và nhẵn, có hai dãy lỗ khoan nhỏ để khí nén
trong nó phun ra ngoài.
- Hai xe trượt X1, X2 cũng được chế tạo từ hợp kim nhôm, có dạng chữ V dài khoảng
100 - 150mm, khối lượng khoảng 100 - 200g. Có thể đeo thêm các gia trọng chữ nhật vào
hai bên thành xe để thay đổi khối lượng của xe. Tấm chắn tia hồng ngoại dạng chữ U có độ
dài chắn sáng 30mm được gắn trên đỉnh xe.
- Hai cổng quang điện E, F được lắp trên hai thanh đỡ thẳng đứng có thể dịch
chuyển dọc theo thân của băng đệm khí. Vị trí của hai cổng quang E, F được xác định
nhờ một thước milimét T gắn trên thân băng đệm khí. Ban đầu có thể đặt hai cổng quang
E, F tại vị trí 40cm và 80cm trên băng này.
- Ròng rọc nhỏ, nhẹ, có chân kim, được gắn ở đầu bên phải của băng đêm khí. Lực kéo
xe được tạo ra bằng cách nối xe với cốc nhỏ đựng các quả gia trọng nhỏ (1g; 2g; 5g) bằng
một sợi dây mảnh vắt qua ròng rọc này.
- Bộ ba chân vít có các vòng đệm dùng để chỉnh thăng bằng hoặc tạo độ nghiêng cho
băng đệm khí.
- Bơm nén khí chạy điện ~220V, lưu lượng 30 m3/h, tạo ra áp suất khoảng 650 mmH2O
cung cấp khí nén cho băng đệm khí hoạt động.
2.2.2 Lắp đặt bộ băng đệm khí
- Lắp đặt băng đệm khí trên mặt bàn phẳng, vững chắc. Gắn hai vòng lò xo vào hai
đầu băng để chống va đập mạnh của xe chạy trên băng đệm khí, có thể gây hư hỏng xe
trượt hoặc các tấm chắn hai đầu băng.
- Lắp ống dẫn khí nén nối thông băng đệm khí với bơm nén khí. Bật điện cho máy
bơm nén khí hoạt động.

10
Tài liệu hướng dẫn thí nghiệm vật lí đại cương

- Đặt xe trượt có gắn tấm chắn chữ U vào khu vực giữa băng đệm khí. Vặn hai chân
vít phía bên phải băng để chỉnh thăng bằng, sao cho xe trượt đứng yên hoặc không dịch
chuyển ưu tiên theo một hướng nào.
- Sử dụng hai đồng hồ đo thời gian MC-964 đặt ở mode T để kiểm tra độ thăng
bằng ngang của băng bằng cách dùng tay đẩy nhẹ xe cho đi qua hai cổng E, F. Nếu băng
đạt thăng bằng ngang thì trên hai đồng hồ chỉ t1 = t2
Chú ý tránh ảnh hưởng của gió khi thực hiện thí nghiệm trên băng đệm khí.
- Sau khi đạt được thăng bằng ngang, xiết chặt các êcu hoa khế để khóa hai chân
vít, kéo xe về vị trí tận cùng phải của băng và tắt công tắc bơm nén khí.
IV. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM
1. Nghiệm lại định luật I của Newton
- Vẫn sử dụng hai đồng hồ đo thời gian đặt ở mode T, thanh che sáng chữ U gắn
vào xe trượt.
- Vắt sợi dây qua ròng rọc, một đầu dây treo chiếc cốc nhựa đựng quả gia trọng 5g
đầu kia buộc vào móc xe trượt X1 sao cho khi giữ xe nằm ở vị trí tận cùng phải của băng
thì cốc nhựa nằm dưới đầu trái của băng khoảng 10cm. Như vậy, cốc nhựa đựng gia trọng
sẽ tác dụng lên xe một lực kéo P= m*g, trong đó m* là tổng khối lượng của cốc và gia
trọng. Đặt một giá đỡ dưới cốc(ví dụ một chiếc ghế đôn mặt gỗ phẳng), sao cho xe chạy
được khoảng 15-20 cm thì cốc chạm mặt ghế.
- Giữ xe ở đầu phải của băng đồng thời bật điện máy bơm. Buông tay cho xe X1
chuyển động được 15-20 cm thì cốc chạm mặt ghế, lực kéo bị gỡ bỏ. Khi đó xe X1 chỉ
còn chịu tác dụng của hai lực cân bằng, gồm trong lực của xe và phản lực của mặt băng
đệm khí, chuyển động theo quán tính qua hai cổng E, F. Ghi vào Bảng 1 các khoảng thời
gian t1 và t2 chỉ trên hai đồng hồ.
- Lặp lại 5 lần phép đo này. Ghi các khoảng thời gian t1 và t2 trong mỗi lần đo
vào Bảng 1.
Tính các vận tốc v1, v2 của xe X1 tại hai cổng quang E, F theo công thức (5).
- Phân tích kết quả: Nếu t2 = t1 và do đó v2 = v1, thì chuyển động của xe X1 là
thẳng đều.
2. Nghiệm lại định luật II của Newton
a) Khảo sát mối quan hệ giữa gia tốc và lực tác dụng.
Sử dụng 4 quả gia trọng (1 quả 1 g; 2 quả 2 g và 1 quả 5g) để làm thí nghiệm. Khi đó
khối lượng của hệ không thay đổi và bằng:
M = M0 + 1 + 2 + 2 + 5 + m0(g) = M0 + m0 + 10(g)
Trong đó M0 là khối lượng xe, m0 là khối lượng cốc:
11
Tài liệu hướng dẫn thí nghiệm vật lí đại cương

- Bỏ quả gia trọng 1g vào cốc, các quả còn lại đặt lên xe, kéo xe về điểm xuất phát ở
tận cùng phải của băng. Buông tay cho xe chạy, ghi giá trị t1 và t2 vào bảng 2.
- Thực hiện bước 2.1.a khi thêm gia trọng vào trong cốc (2g, 3 g, ...10g), lưu ý các
quả gia trọng còn lại đặt lên xe để giữ nguyên khối lượng của hệ không đổi. Ghi các cặp
giá trị t1 và t2 thu được vào bảng 2.
Gia tốc a của xe X1 được xác định theo công thức:

v 22  v12
a
2.s
b) Khảo sát mối quan hệ giữa gia tốc và khối lượng.
Sử dụng quả gia trọng 5g bỏ vào cốc làm lực kéo:
P = (m0 +5).g ( mN), với g = 9,8 (m/s2).
Ba quả gia trọng còn lại không sử dụng, trên xe ban đầu không có gia trọng.
- Kéo xe về vị trí xuất phát rồi buông tay cho xe chạy. Ghi giá trị t1 và t2 vào
bảng 3.
- Đeo thêm hai quả gia trọng chữ nhật vào hai bên thành xe, thực hiện bước 2.2.a,
ghi kết quả vào bảng 3.
Xác định khối lượng của hệ trong hai trường hợp trên và ghi vào bảng 3.
3. Nghiệm lại định luật III của Newton
- Dùng hai xe trượt X1, X2, một xe không gia trọng, một xe có đeo thêm hai gia
trọng chữ nhật, xác định khối lượng m1, m2 của chúng. Lắp vào đầu đối diện của mỗi xe
một lò xo và lắp vào đỉnh của mỗi xe một tấm chắn sáng dạng chữ U có cùng độ rộng x
= 30 mm.
- Đặt hai xe X1, X2 lên băng đệm khí nằm giữa hai cổng quang E, F. Dùng một vòng
dây chỉ buộc hai xe ép vào nhau sao cho các lò xo bị nén lại. Chuyển mạch MODE của
máy đo thời gian vẫn ở vị trí T. Bật điện cho máy bơm nén khí hoạt động.
- Dùng bật lửa đốt đứt sợi chỉ, lực đàn hồi của hai lò xo làm cho hai xe X1, X2
chuyển động bật ra theo hai hướng ngược nhau. Khi hai lò xo đã dãn hết, hai xe X1, X2
bắt đầu rời xa nhau thì lực tương tác giữa chúng trở nên bằng không và hai xe này sẽ
chuyển động thẳng đều với vận tốc v1, v2.
- Ghi các khoảng thời gian t1 và t2 khi hai xe đi qua hai cổng quang E, F vào
Bảng 4. Tính các vận tốc v1, v2 theo công thức (1.5).
- Phân tích kết quả:
+ Lực F2 do xe X2 tác dụng lên xe X1 truyền cho xe X1 một gia tốc a1:
F2  m1.a1

12
Tài liệu hướng dẫn thí nghiệm vật lí đại cương

trong đó a1 = v1/ t, với t là thời gian tương tác giữa hai xe X1, X2.
Lực F1 do xe X1 tác dụng lên xe X2 truyền cho xe X2 một gia tốc a2:
F1  m 2 .a 2

trong đó a2 = v2/ t, với t là thời gian tương tác giữa hai xe X1, X2.
Hai lực F1, F2 cùng phương, ngược chiều và có độ lớn:
F1 m1.v1 m1.t 2
 
F2 m2 .v2 m2 .t1

Kết quả thí nghiệm cho thấy m1.t 2  m 2 .t1 , thì F1, F2 là hai lực trực đối.

V. KẾT QUẢ VÀ HƯỚNG DẪN BÁO CÁO THÍ NGHIỆM


BÀI 01: KHẢO SÁT CÁC QUÁ TRÌNH ĐỘNG LỰC HỌC TRÊN ĐỆM KHÔNG
KHÍ - NGHIỆM CÁC ĐỊNH LUẬT NEWTON
Trường ................................................... Xác nhận của giáo viên
Lớp ............................Nhóm .................
Họ tên trưởng nhóm................................
I. MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM
...............................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
II. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
1. Bảng 1: Nghiệm Định luật Newton 1
Tấm che sáng chữ U: x= ............... (mm)
Mode đo thời gian: Mode T
Lần đo t1 t2 v1 v2
1
2
3

2. Bảng 2: Khảo sát mối quan hệ Lực - Gia tốc


Khối lượng xe M0 = ........................... (g) Khối lượng cốc m0 = ...................... (g).
Khối lượng của hệ M = ..................................................................................... (g)
Khoảng cách s giữa hai cổng quang điện: s = ............................................... (m).

13
Tài liệu hướng dẫn thí nghiệm vật lí đại cương

Độ rộng của tấm che sáng chữ U: x = .......... (mm).


Gia tốc trọng trường: g= 9,8 m/s2.
Khối lượng t1 t2 v1 v2 Lực kéo Gia tốc a
m* (cốc+ F=m*g
( ms) ( ms) (m/s) (m/s) v 22  v12
gia trọng) a
(mN) 2.s

Sử dụng công cụ bảng tính Excel tính các giá trị v1, v2, F và a, sau đó dùng công cụ
vẽ đồ thị trong Excel để vẽ đồ thị: a = f (F) khi M = const. Từ dạng đồ thị rút ra kết luận
về mối quan hệ giữa F và a.
3. Bảng 3: Khảo sát mối quan hệ khối lượng - gia tốc
Khối lượng xe M0 = ................. (g)
Khối lượng cốc m0 + gia trọng 5g: m* =.................................................(g).
Khối lượng gia trọng chữ nhật + ốc lắp: m =.................................................(g).
Khoảng cách s giữa hai cổng quang điện: s =..................................................(m) .
Độ rộng của tấm che sáng chữ U: x = ..............................................(mm).
Gia tốc trọng trường: g= 9,8 m/s2.
Khối lượng t1 t2 v1 v2 Gia tốc a M(g) Tích số
M của cả hệ v 22  v12 a.M
( ms) ( ms) (m/s) (m/s) a
2.s
M0+m*
M0+m*+2m

14
Tài liệu hướng dẫn thí nghiệm vật lí đại cương

Sử dụng công cụ bảng tính Excel tính các giá trị v1, v2, a, M, và tích số a.M. Từ kết
quả thu được rút ra kết luận về mối quan hệ giữa M và a.
4. Bảng 4: khảo sát lực và phản lực - Nghiệm định luật Newton 3
Khối lượng xe không gia trọng: M1 = M0 = ..............................(g)
Khối lượng xe có 2 gia trọng chữ nhật+ ốc lắp: M2 = M0 + 2m=.........................(g)
Độ rộng của tấm che sáng chữ U: x = .........................................(mm).
Gia tốc trọng trường: g= 9,8 m/s2.
Xe Khối lượng ti x Tích số Tich số
vi  (m/s)
Mi xe (g)
( ms) t i Mi.vi Mi.ti
M1
M2
Sử dụng công cụ bảng tính Excel tính các giá trị v1, v2, và tích số Mi.vi, Mi.ti. Từ
kết quả thu được rút ra kết luận về mối quan hệ giữa lực và phản lực.
5. Nhận xét kết quả
Từ kết quả khảo sát chuyển động của xe trượt trên băng đệm khí theo các nội dung
trên, rút ra kết luận về mối quan hệ giữa chuyển động và lực tác dụng, giữa các lực tương
tác, từ đó phát biểu ba định luật Newton.

15

You might also like