You are on page 1of 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING

KHOA MARKETING
LỚP 17DMA1

MÔN:PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI:
VĂN HÓA ỨNG XỬ NƠI CÔNG CỘNG CỦA SINH VIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

GVHD: Nguyễn Võ Huệ Anh

TP.HCM, 11/2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING
KHOA MARKETING
LỚP 17DMA1

MÔN:PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI:
VĂN HÓA ỨNG XỬ NƠI CÔNG CỘNG CỦA SINH VIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

GVHD: Nguyễn Võ Huệ Anh


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM THỰ C HIỆN ĐỀ TÀI:
Nguyễn Dương Minh Châu
Cao Lê Hoàng Ánh
Nguyễn Mỹ Uyên
Nguyễn Thị Hồng Thắm
Nguyễn Thị Ngọc Minh
Tăng Vân Linh
Trang Thị Ngọc Hiếu

TP.HCM, 11/2017
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:

Ứng xử có văn hóa nơi công cộng được xem là một kỹ năng cần được coi trọng đối với giới
trẻ nói chung và sinh viên nói riêng. Văn hóa ứng xử của người Việt đã được hình thành trong
quá trình giao tiếp. Cái đẹp trong văn hóa ứng xửa được cha ông ta lưu truyền từ đời này sang
đời khác. Ngày nay mặc dù xã hội đã có nhiều đổi thay nhưng giao tiếp ứng xử vẫn mang một
tầm quan trọng đặc biệt trong việc đánh giá nhân phẩm của một con người. Nó tạo nên những
mối quan hệ có văn hóa, có đạo đức trong gia đình, trong cộng đồng dân cư,…

Giao tiếp ứng xử có văn hóa, có đạo đức là cơ sở để có những mối quan hệ tốt đẹp trong xã
hội. Người Việt Nam luôn coi trọng tình nghĩa nên khi giao tiếp con người ta luôn đề cao vai trò
của việc ứng xử hợp tình hợp lý, biết cách ứng xử một cách tinh tế, khôn khéo, thông minh trong
mọi tình huống. Từ đó đảm bảo một cuộc sống vui vẻ, hòa bình, văn minh.

Cái đẹp trong ứng xử không chỉ phản ánh riêng về tầng lớp giới trẻ mà con phản ánh lên cái
đẹp mang tính dân tộc, nét
đặc trưng riêng của một quốc
gia.

Trong thời đại công


nghiệp hóa hiện nay, với sự
phát triển nhanh chóng của
khoa học kĩ thuật và công
nghiệp đã giúp cho giới trẻ dễ
dàng, thuận lợi hơn trong
việc giao lưu, tiếp xúc với các
nền văn hóa khác nhau.
TP.HCM, 11/2017 Page - 3 -
Chính vì thế, giới trẻ ngày càng năng động, nhạy bén hơn trong việc tiếp thu cái mới. Mặc dù vậy,
việc trau dồ i, rèn luyện để có đượ c những cách ứng xử thự c sự có văn hóa ở nơi công cộng vẫn
còn bi ̣ nhiề u bạn trẻ xem nhẹ, bỏ qua. Thậm chí nó còn không theo một chỉnh thể nào, pha tạp đủ
kiểu làm mất đi nét đẹp vốn có của nó, mất đi những truyền thống văn hóa dân tộc. Những điề u
tưởng chừng đơn giản và nhỏ nhặt như là nhường nhiṇ người già, trẻ em và phụ nữ mang thai khi
đi xe buýt, hay khi kiên nhẫn xếp hàng mua vé khi đến sân vận động, bến xe… nhưng không it́
bạn trẻ vẫn không làm đượ c hoặc biế t nhưng không muố n làm vì sợ ảnh hưởng đế n chút lợ i ić h
của bản thân. Phải chăng các bạn không được sự quan tâm hướng dẫn, giáo dục của những
người trong gia đình, của các thầy cô giáo ở nhà trường?

Thế nhưng, không chỉ có những


ứng xử thiếu văn hóa của giới trẻ mà
bên cạnh đó vẫn còn những hành
động cử chỉ văn minh, có ý nghĩa mà
giới trẻ là những người đi đầu thực
hiện như việc tổ chức thu gom, nhặt
rác ở những nơi công cộng, văn hóa đi
thang máy, xếp hàng nơi công cộng
của mọi người, hay chủ động trong
việc phát huy và gìn giữ những nét
đẹp văn hóa của dân tộc… Những
việc làm hành động đó cần được phát
huy, củng cố góp phần vào xây dựng nét đẹp văn hóa trong giới trẻ cũng như toàn xã hội.

Ứng xử văn hóa là một hành vi không phải lúc nào cũng đến từ tinh thần tự nguyện nên
con người ta thường chỉ màng đến lợi ích cho bản thân mà không để tâm đến những thứ xung
quanh. Xét cho cùng, khi mỗi người trong cuộc sống xem nhẹ nguyên tắc ứng xử văn hóa, con
người ta không biết thông cảm, chia sẻ lẫn nhau thì dễ dẫn đến vô cảm, thiếu vị tha và từ đó hình
thành những hành vi ứng xử thiếu văn hóa. Các bạn trẻ ngày nay càng trở nên khiếm nhã, lối
sống thực dụng, tinh thần vô cảm, thờ ơ trước cuộc sống. Họ thiếu kĩ năng sống, thiếu tôn trọng
thế giới xung quanh, bảo thủ với lối sống thực dụng, đua đòi vật chất. Sự chia sẻ, cảm thông,
đồng cảm bị xem thường. Họ thiếu hẳn sự rung động trước cái đẹp, cái cao cả, không muốn thực
hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với xã hội. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật chưa phát
huy hiệu quả, bộ máy thực thi pháp luật thiếu công bằng sẽ khiến mọi người mất niềm tin vào
công lý, đưa đến những hành vi không đúng đắn.

TP.HCM, 11/2017 Page - 4 -


Trong giao tiếp hằng ngày, rất
ít nghe những câu nói xin lỗi, cảm
ơn, trong khi đó, những câu nói tục
chửi thề, sỉ vả, bắt vạ nhau thì rấ t
nhiề u, nhất là ở những nơi công
cộng như chợ hay bến xe,…
Những hành vi đó lặp lại hằng
ngày lâu dần trở thành quen mắt
quen tai.

Lối ứng xử thiếu lễ độ của một


bộ phận giới trẻ làm cho hình ảnh
Việt Nam trở nên xấu đi, thậm chí
là tồi tệ trong cách nhìn nhận của các du khách nước ngoài. Nhiều năm qua, số du khách các
nước đến Việt Nam một lần và không quay trở lại phản ánh sâu sắc thực trạng ấy. Nhu cầu thể
hiện bản thân là quyền của mỗi người nhưng thể hiện lệch lạc, quá đáng sẽ làm mất đi sự tôn
trọng của xã hội, làm tổn hại đến đất nước.

Nâng cao văn hóa ứng xử trong xã hội cần bắt đầu điều chỉnh từ thế hệ trẻ và gốc rễ phải
là từ gia đình vì đây là nơi hình thành những hành vi ứng xử của thế hệ trẻ. Các bậc bố mẹ trước
hết phải làm gương cho con, không thể vượt đèn đỏ khi chở con, nhận tiền tham nhũng tại nhà
mà lại dạy con hành xử có văn hóa được. Nhà trường cũng cần định hình những phong cách văn
hóa ứng xử phù hợp và
đưa vào nội dung giảng
dạy cho học sinh các
cấp thông qua những
hình ảnh, tình huống,
câu chuyện cụ thể để
hướng dẫn các em
cách ăn mặc, ứng xử
trong giao tiếp như: Thế
nào là trang phục phù
hợp khi đi học, đi dã
ngoại, đi nhà hát..., cách ăn uống, chào hỏi, cư xử khi đến nhà bạn, khi đến nơi công cộng... Bên
cạnh đó, những địa điểm như nhà hát, thư viện, trung tâm mua sắm, cần có quy tắc ứng xử rõ
ràng cho cả người tham dự và nhân viên.

Đồng thời, khuyến khích sinh viên đọc các loại sách về văn hóa ứng xử như “Đắc nhân tâm”
hay các loại sách gần gũi, đời thường hơn như “Tony buổi sáng”. Các nhà văn hóa có thể tổ chức
TP.HCM, 11/2017 Page - 5 -
các khóa dạy văn hóa ứng xử cao cấp hơn cho thanh thiếu niên. Các phương tiện thông tin đại
chúng cũng cần vào cuộc, xây dựng các chương trình thực tế chung quanh chủ đề này. Thực tế
cho thấy, người trẻ rất khát khao học văn hóa ứng xử, chỉ là không biết học ở đâu và thế nào là
chuẩn mực. Từ việc xây dựng ý thức tuân thủ các quy định, cũng như bồi đắp nền tảng nhận thức
về văn hóa trong mỗi con người, sẽ là tiền đề để nâng cao văn hóa ứng xử cho cả xã hội.

Ngày nay, trong thời đại mới, việc ứng xử nơi công cộng ngày càng trở nên cần thiế hơn, rèn
luyện cho bản thân cung cách ứng xử tốt đẹp là trách nhiệm của thế hệ trẻ nói riêng và người dân
Việt Nam nói chung. Bởi nhìn vào cách ứng xử ở nơi công cộng, có thể thấy được trình độ văn
minh của một dân tộc cũng như trình độ dân trí của dân tộc đó.

2. Mục đích nghiên cứu:


Nghiên cứu văn hóa ứng xử của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra biện pháp
để thay đổi nhận thức của sinh viên về văn hóa ứng xử nơi công cộng.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:


Khách thể: sinh viên thành phố Hồ Chí Minh
Đối tượng nghiên cứu: văn hóa ứng xử nơi công cộng
4. Giả thuyết khoa học:

Sức ảnh hưởng mạnh mẽ của truyền thông và mạng xã hội đã góp phần hình thành nên
những hành vi ứng xử trong một bộ phận giới trẻ. Những tác động đó sẽ mang lại lợi ích tích cực
nếu chúng ta biết cách sử dụng chúng một cách hợp lí. Nó có thể giúp chúng ta kết nối với mọi
người, tiếp nhận thông tin, học hỏi kiến thức cũng như kỹ năng sống, kinh doanh, bày tỏ quan
điểm cá nhân, giải trí giảm
bớt căng thẳng mệt mỏi. Tuy
nhiên, nó cũ ng chứa đựng
nhiều nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn
có thể ảnh hưởng xấu tới
công việc, mối quan hệ cá
nhân và cuộc sống của
người sử dụng như giảm
tương tác giữa người với
người, thường xuyên so
sánh bản thân với người
khác,…Từ đó, dẫn đến
những hành vi ứng xử
không đúng đắn của giới trẻ hiện nay.

TP.HCM, 11/2017 Page - 6 -


Khi xu thế giao thoa giữa các nền văn hóa trên thế giới đang diễn ra mạnh mẽ, một dòng văn
hóa có tính tiêu cực cũng có dịp tràn ngập vào Việt Nam khiến cho một số bạn trẻ có ý thức kém
khi ứng xử trước cộng đồng. Bên cạnh những điều tốt đẹp đáng học hỏi thì đó cũng là những
nguy cơ san bằng và đồng nhất hóa các tiêu chuẩn, các giá trị. Từ đó dẫn đến tha hóa về văn hóa
nói chung và văn hóa ứng xử nói riêng. Cụ thể là “Phương Tây hóa” dẫn đến những hành vi
không kiểm soát, thiếu văn hóa trong cộng đồng.

Chính vì việc quá đề cao cái tôi cá nhân, chỉ quan tâm đến sở thích của bản thân đã dẫn đến
những nhận thức lệch lạc trong văn hóa ứng xử.

Sinh viên hiện nay chăm


chút bề ngoài hơn là chú ý về
cách ứng xử nơi công cộng.
Các nghiên cứu gần đây chỉ
ra rằng con người đầu tư vào
việ c làm thế nào để xuất hiện
tử tế, chải chuốt nhiều hơn rất
nhiều đầu tư vào những việc
trau dồi kiến thức hay rèn
luyện kỹ năng giao tiếp thế
nào là văn minh, lịch sự. Đó là
một hiện tượng tâm lý rất tự
nhiên, rằng con người có xu thế thích cái đẹp đẽ, bóng bẫy, ưu nhìn. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu
tâm và kiểm soát nó để hình thức sẽ không chiếm ưu thế quá đà trong đánh giá cũng như nên đề
cao việc đối nhân xử thế, cách đối xử giữa người với người để góp phần tạo nên một xã hội tốt
đẹp.

Ngoài ra, văn hóa ứng xử cũng một phần nào tỉ lệ thuận với trình độ học vấn của con người.
Vì học vấn là thành tố khá quan trọng trong việc hình thành nên nhân cách của một con người. Có
thể thấy, người có học vấn cao sẽ có cơ sở để dễ tiếp nhận văn hóa hơn là người có học vấn
thấp. Khi kiến thức rộng, trải nghiệm nhiều thì người có trình độ học vấn cao sẽ thường ứng xử,
giao tiếp lịch sự, văn hóa hơn.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu:

 Phân tích, chỉ ra cơ sở lí luận về văn hoá ứng xử quan trọng như thế nào đối với sinh viên (
sinh viên là thế hệ trẻ tiếp nối công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, là bộ mặt của đất
nước, là cơ sở để nước bạn đánh giá nền văn hoá của nước ta )

TP.HCM, 11/2017 Page - 7 -


 Nghiên cứu sức ảnh hưởng của các tác nhân lên cách ứng xử của sinh viên ( cái tôi cá
nhân, môi trường sống không lành mạnh, phương pháp giáo dục sai lệch của nhà trường, thầy
cô, văn hóa của Việt nam, những phong tục lạc hậu, theo bạn bè, phim ảnh bạo lực, theo trào
lưu... )

 Tìm hiểu thực tiễn về văn hoá ứng xử của sinh viên ( sinh viên ở từng khu vực, từng độ
tuổi ), dễ bắt gặp nhất ở khu vựa công cộng nào?

 Biện pháp giúp thay đổi


cách ứng xử cho các sinh viên
thiếu văn hoá ( giáo dục rõ về
mặt tiêu cực của việc hành xử
thiếu văn hoá, tổ chức hội thảo
về chuyên đề giao tiếp, ứng xử
để các sinh viên được học hỏi
thêm kinh nghiệm, chia sẻ các
bài học về sự thành công trong
việc đối nhân xử thế ở đời,
khuyến khích sinh viên đọc các
loại sách về văn hoá ứng xử
như “Đắc Nhân Tâm” hoặc tham
khảo từ các loại sách gần gũi
hơn ở đời thường như “Tony
buổi sáng”,… )

6. Phương pháp nghiên cứu:


- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tìm hiểu tầm quan trọng của văn hóa ứng xử, thực
trạng văn hóa ứng xử của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, những yếu tố làm
ảnh hưởng đến hành vi ứng xử của giới trẻ. Từ đò đề ra phương hướng nhằm thay đổi
thực trạng trên.

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, thu số liệu thực tế, phỏng vấn trực tiếp sinh
viên Thành phố Hồ Chí Minh.

- Phương pháp xử lý thống kê số liệu tìm được từ việc khảo sát để phân tích, đánh
giá thực trạng và đưa ra những đề xuất, góp ý.

TP.HCM, 11/2017 Page - 8 -


7. Kế hoạch nghiên cứu:

Giai Người
Nội dung Phương pháp, Phương tiện Ghi chú
đoạn thực hiện

-Chọn, xác
định, giới hạn -Thảo luận, thống nhất chọn đề tài phù
đề tài. hợp. (“Văn hóa ứng xử nơi công cộng của
giới trẻ TPHCM”).
-Thu thập
tài liệu. -Tìm tài liệu tham khảo ở thư viện, sách Thành
Chuẩn bị báo khoa học, các bài luận văn, công trình viên trong
-Soạn đề nhóm
nghiên cứu,...
cương nghiên
cứu, trình Hội -Soạn đề cương NCKH.
đồng giáo
viên.

-Phân tích và tổng hợp khái niệm văn


hóa, ứng xử, công cộng ;quan hệ của môi
trường với cách ứng xử;phân tích nguyên
nhân dẫn tới các cách ứng xử hiện nay

-Phân tích -Công cụ: các bài khảo sát, bài phỏng
và tổng hợp vấn, công trình nghiên cứu của chuyên gia
CSLL của đề về xã hội học, hành vi học
tài. -Triển khai: đi thực tế nhằm tìm hiểu
Thực -Soạn thử môi trường sống (giáo dục, gia đình, cộng Thành
công cụ NC. đồng) của giới trẻ hiện nay. Phỏng vấn trực viên trong
hiện
tiếp các bạn trẻ ở TPHCM, ngoài ra phỏng nhóm
-Triển khai vấn thêm người dân địa phương và người
NC. nước ngoài để xem xét cách nhìn nhận của
-Phân tích họ về văn hóa ứng xử nơi công cộng của
kết quả. giới trẻ hiện nay.
-Rút ra kết quả: phương pháp để thay
đổi những mặt tiêu cực trong văn hóa của
giới trẻ nơi công cộng hiện nay.

-Tổng hợp tài liệu cũng như kết quả


-Hoàn nghiên cứu thực tế.
thành báo cáo
-Kiểm tra, chỉnh sửa sai sót.
kết quả Thành
Hoàn NCKH. -Hoàn thiện bài NCKH. viên trong
thành
-Chỉnh -Báo cáo kết quả. nhóm
sửa và trình -Trình nộp.
nộp NCKH.

TP.HCM, 11/2017 Page - 9 -


Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ thời Văn Lang-Âu Lạc, đất nước ta đã cơ bản có một nền văn hóa dân gian sâu sắ c. Sau
đó, từ năm 110 TCN nước ta đã hoàn toàn thuộc về tay nhà Hán. Trong hơn 1000 năm đô hộ,
nhà Hán đã đưa vào nề n văn hóa, hệ thố ng lễ giáo Khổ ng Tử với những quy tắ c, chuẩ n mự c ứng
xử, nói chuyện, giao tiế p vô cùng nghiêm ngặt. Người dân Việt Nam thời đó đã tiếp thu và dầ n
dần học hỏi theo, tạo nên một nề n văn hóa vô cùng đặc sắ c. Trong đó phải kể đế n những quy tắ c
ứng xử, những cách giao tiế p đối đãi với mọi người xung quanh. Các quy tắ c đó đượ c truyề n đạt
dưới hin ̀ h thức những câu ca dao, tục ngữ, bài vè dễ thuộc dễ nhớ:
““Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”
Những cung cách ứng xử,
những quy tắ c giao tiế p đó đã ăn
sâu vào tiề m thức của người dân,
của những thế hệ trẻ đi sau. Bằ ng
những bản nội quy, những quy đinh ̣
rõ rằ ng về cách cư xử, nói chuyện
với thầ y cô, nhân viên ở trường
học. Hay cách giao tiế p, làm việc
với cấ p trên, với cơ quan Nhà
Nước, với đố i tác, với đồ ng nghiệp
nơi công sở đã tạo thành một thói
quen cư xử đúng mự c, nói chuyện
nhẹ nhàng, biế t “Kiń h trên, nhường
dưới”, tạo thành một nét đẹp về
ứng xử trong cách số ng hàng ngày,
mà người dân hay gọi nôm na rằ ng “Người có ăn có học”. Các quy đinh ̣ đề u rõ ràng, đế n nghi
thức tổ chức một cuộc họp ra sao, đưa danh thiế p thế nào, đế n cả cách ngồ i trên oto cùng đượ c
ghi lại và quy đinḥ rấ t rõ ràng. Những điề u đó đề u cho thấ y rằ ng ki ̃ năng giao tiế p ứng xử là một ki ̃
năng giao tiế p không thể thiế u trong cuộc số ng thường, nhấ t là trong công việc. Văn hóa ứng xử
chin ̀ khóa xây dự ng nên một nề n văn hóa nơi công sở nghiêm túc, chuyên nghiệp.
́ h là chia
Tuy nhiên, để mà nói chin ́ h xác thì văn hóa ứng xử đượ c thể hiện nhiều nhấ t và trự c tiế p ảnh
hưởng sâu sắc nhất tới thế hệ thanh thiế u niên, sinh viên hiện nay. Sinh viên chin ́ h là nguồ n lự c,
́ h là tế bào hồ ng cầ u trong cơ thể con rồ ng Việt Nam. Tuy nhiên sinh viên chính là những
chin
người tiếp cận với các nên văn hóa sớm nhấ t, và chịu ảnh hưởng từ những nề n văn hóa khác
nhau du nhập vào Việt Nam trong thời đại mở cửa.
2. Một số khái niệm cơ bản
2.1 Văn hóa là gì?
Định nghĩa văn hoá đầu tiên được chấp nhận rộng rãi là định nghĩa do nhà nhân chủng học
E.B Tylor đưa ra: “ Văn hoá là một tổng thể phức hợp bao gồm các kiến thức, tín ngưỡng, nghệ
thuật, đạo đức, luật lệ, phong tục và toàn bộ những kỹ năng, thói quen mà con người đạt được
với tư cách là thành viên của một xã hội”. Theo Tylor ta có thể hiểu: Văn hoá, là toàn bộ những
ứng xử, giá trị và những thành tựu của con người như một thành viên của xã hội lịch sử trong các
TP.HCM, 11/2017 Page - 10 -
mối quan hệ với thế giới tự nhiên, quần thể cộng đồng và bản ngã tâm linh, nói một cách ngắn
gọn hơn: Văn hoá, sự phản ứng và cách ứng xử chung của cộng đồng trước thiên nhiên và xã
hội.
Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị
vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra
trong quá trình lịch sử. -văn hóa là một hệ thống
hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động
thực tiễn,trong sự tương tác giữa con người với
môi trường tự nhiên xã hội, là những hoạt động
của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống
tinh thần (nói tổng quát), là tri thức, kiến thức khoa
học (nói khái quát), là trình độ cao trong sinh hoạt
xã hội, biểu hiện của văn minh.
Vì thế ở nghĩ rộng, văn hóa thường được nhìn
nhận như là “ toàn bộ những giá trị vật chất tinh
thần do con người sáng tạo ra trong thực tiễn xã
hội lịch sử và tiêu biểu cho trình độ đạt được trong
lịch sử phát triễn xã hội”.
Nhìn nhận văn hóa ở nội hàm ộng rãi hơn,
UNESCO cho rằng văn hóa thực ra là tổng thể các đặc trưng, đặc điểm, diện mạo về vật chất,
tinh thần, tri thức, tình cảm,… của một dân tộc, phản ánh, khắc họa bản sắc của con người và
dân tộc đó.
Nghị quyết Hội nghị lấn 5 BCHTU (khóa VIII) vế xây dựng và phát triễn nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đả bản sắc dân tộc khẳng định:” Văn hóa Việt Nam là thành quả hàng nghìn năm
lao độngsáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt
Nam, là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để không ngừng
hoàn thiện mình. Văn hóa Việt Nam đã hun đức nên tâm hồn , khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm
ạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc”.
Vì vậy, văn hóa, trong thời đại ngày nay, phải được nhìn nhận như là một phức thể các giá tị
mang đậm tình nhân văn do con người sáng tạo ra trong diễn ttình lịch sử, trở thành chuẩn mực
cái đẹp và nguồn nuôi dưỡng, phát triễn, hoàn thiện bản chất người cũng như chất lượng xã hội
2.2 Ứng xử là gì?
“Ứng xử là một từ ghép của hai từ ứng và xử, mà ứng và xử lại bao gồm nhiều nghĩa khác
nhau như: ứng phó, ứng đối, ứng biến, và xử: xử sự, xử lý, xử thế,… Ứng xử là thái độ, hành vi,
lời nói thích hợp trong quan hệ giao tiếp giữa người với người, giữa người với thiên nhiên. Như
vậy, ứng xử trong giao tiếp được hiểu là: sự phản ứng của con người đối với sự tác động của một
người đến mình trong một tình huống cụ thể, nhất định.
Ứng xử thể hiện ở chỗ con người không chủ động trong giao tiế p mà chủ động trong phản
ứng có sự lự a chọn, có tin
́ h toán, thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ cách nói năng – tùy thuộc
vào nhân cách và tri thức, kinh nghiệm của mỗi người nhằm đạt đượ c kết quả cao nhấ t.
Từ những khái niệm trên, ta có thể xác định những đặc trưng của ứng xử:
- Ứng xử được thể hiện bởi các cá nhân cụ thể, mỗi cá nhân có đặc điểm phát triển thể chất
khác nhau nên ứng xử khác nhau.
- Ứng xử bao giờ cũng được thực hiện trong các mối quan hệ xã hội nhất định và chịu sự chi
phối của các quan hệ xã hội đó. Ưng xử còn được điều tiết bởi vị trí xã hội mà cá nhân đó đảm
nhiệm. Đặc biệt ứng xử được xác định ở một chuẩn mực chung đó là “ngôn ngữ” chung, nếu
TP.HCM, 11/2017 Page - 11 -
không tìm được ngôn ngữ chung thường dẫn đến sự không hiểu nhau “trống đánh xuôi, kèn thổi
ngược”.
- Trong ứng xử người ta thường chú ý đến nội dung công việc, đến mục đích giao tiếp…từ đó
có những biểu hiện về hành vi, cử chỉ nhất định.
-Ứng xử thường mang tính chất tình huống, còn giao tiếp là một quá trình, do đó khái niệm
giao tiếp rộng hơn khái niệm ứng xử.
-Trong giao tiếp ứng xử, ngoài ứng xử bằng ngôn ngữ, lời nói ra chúng ta có thể ứng xử bằng
cử chỉ phi ngôn ngữ, như hành vi, cử chỉ, ứng xử bằng xúc cảm, tình cảm, ứng xử bằng văn
hoá...
Qua hành vi ứng xử của con người có thể cho ta biết trình độ văn hoá cũng như phẩm chất
đạo đức của người đó. Những đánh giá như “cô ấy đối xử với bạn bè chân thành” , “anh ta đã xử
lý tốt công việc này”…là thuộc về ứng xử… Ứng xử là một đề tài muôn thủa của phép đối nhân xử
thế của đời người trong mọi thời đại, mọi quốc gia, trong mọi nền văn hoá của dân tộc.
Trong thực tế vận dụng ứng xử thì muôn màu, muôn vẻ rất đa dạng, nên ta có thể hiểu: Ứng
xử là những phản ứng hành vi của con người nảy sinh trong quá trình giao tiếp, do những rung
cảm cá nhân kích thích nhằm truyền đạt, lĩnh hội những tri thức, kinh nghiệm và vốn sống của cá
nhân, xã hội trong những tình huống nhất định. Sự tìm hiểu về khái niệm ứng xử như trên cũng
nhằm mục đích để đi sâu tìm hiểu về văn hoá ứng xử.
2.3 Văn hóa ứng xử
Văn hóa ứng xử là sự thể hiện triết lý sống, các lối sống, lối suy nghĩ, lối hành động của một
cộng đồng người trong việc ứng xử và giải quyết mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã
hội và từ vi mô đến vĩ mô.
Văn hóa ứng xử được hình thành từ khi văn minh phát triển ở một cấp độ nào đó nhằm diễn
đạt cách ứng xử con người đối với thiên nhiên, đối với xã hội và đối với chính mình.
Văn hoá ứng xử của người việt đã được hình thành trong quá trình giao tiếp qua 4000 năm
dựng nước và giữ nước. Cái đẹp trong văn hoá ứng xử được cha ông ta lưu giữ, truyền lại từ đời
này sang đời khac. Ngày nay mặc dù xã hộ đã có nhiều thay đổi nhưng giao tiếp ứng xử vẫn có
tầm quan trọng đặc biệt. Nó tạo nên các mối quan hệ đẹp có văn hóa, có đạo đức trong cộng
đồng dân cư.
Cái đẹp trong văn hoá ứng xử của con người Việt Nam là cái đẹp mang tính nhân dân, nói
phục vụ đại đa số nhân dân. Cái đẹp mang tính dân tộc, nó phản ánh cái đẹp riêng của con người
Việt Nam. Cái đẹp đó còn mang tính nhân loại vì nó là tia sáng mà tất cả mọi người trên hành tinh
này muốn hương tới. Cái đẹp đó đậm đà bản sắc dân tộc, bởi bản sắc đó là cái lõi, cái hồn đất,
hồn nước, tinh hoa của dân tộc.
Văn hoá ứng xử cũng như cách ứng xử có văn hoá được hình thành từ rất sớm và ngày càng
phong phú. Nó bao gồm hàng loạt hệ thống: ứng xử trong gia đình, trong họ mạc làng xã, giữa
các dòng họ, giữa các thành viên trong cộng đồng, giữa tình yêu đôi lứa.
Trong bối cảnh mới, việc xây dựng con người văn hóa, lối sống văn hóa không thể không căn
cứ vào thái độ thực tiễn của con người đối với lịch sử , dân tộc, với nền văn hóa truyền thống , với
lao động và sinh hoạt, với gia đình, nhóm người và từng con người.
Một lối sống đẹp , một con người có văn hóa không thể không có thái độ trân trọng từng di
sản văn hóa của cha ông, từng lời ca dao, từng câu tực ngữ , từng điệu hát dân ca, mái đình ,

TP.HCM, 11/2017 Page - 12 -


ngôi chùa… chứa đựng hồn văn hóa dân tộc. Và trên cơ sỡ thái độ trân trọng đó, họ có phương
thức đúng đắn để tìm hiểu, giữ gìn, bào tồn những giá trị , những truyền thống , những di sản văn
hóa đó, kế thừa tinh hoa kết hợp với giá tị mới để xây dựng môi trường văn hóa , xây dựng nền
văn hóa phù hợp đặc trưng dân tộc và bối cảnh xã hội. Đối với môi trường đa dạng, phong phú
như nước ta lại càng đòi hỏi con người phải có một hẹ ứng xử văn hóa phong phú và có lối sống
phù hợp với chuẩn mực chung và sắc thái riêng của từng cá nhân, nhóm, gia đình, xã hội
2.4 Nơi công cộng

Thuật ngữ “không gian công cộng” có thể đượ c hiể u theo hai nghiã khác nhau. Nghĩa thứ
nhất bắ t nguồ n từ một đinḥ nghiã chiń h thố ng: không gian công cộng là những công trin ̀ h, khu
vự c đượ c chiń h phủ thay mặt người dân sở hữu, bao gồ m rấ t nhiề u không gian như đường
phố công cộng, via ̉ hè, công viên và thư viện công cộng, đây là những nơi mở cửa cho tấ t cả
người dân sử dụng. Tuy nhiên, đinh ̣ nghiã này cũng bao gồm các không gian công cộng như
căn cứ quân sự gầ n với khu vự c dân cư, những công trin ̀ h khác như quảng trường công cộng
– nơi mà việc tập trung một số lượ ng người vượ t quá cho phép có thể bi ̣ cấ m hoặc bế n xe
buýt, ga tàu – nơi mà một số hoạt động như biể u diễn đường phố cầ n phải xin giấ y phép.
Một cách hiểu khác của “không gian công cộng” dự a trên đinh ̣ nghiã phổ biế n, được áp
dụng cho bất kỳ một không gian nào mà người dân có thể tụ họp, bao gồ m cả các khu vự c do
tư nhân sở hữu như trung tâm mua sắm. Nhiều trong số các công trình nêu trên thự c sự là
những không gian mở với mục tiêu phát triể n đời sống xã hội của thành phố , nhưng một số
khu vự c khác cũng hạn chế tự do cá nhân.
Nói cách khác, trong khi từ “công cộng” dường như gắn liề n với những quyề n lợi chắc chắn
trong việc tiếp cận và sử dụng những tài sản được ủy thác cho người dân thì rấ t nhiề u công trin ̀ h
đượ c biế t đế n là “công cộng” nhưng lại không hề cho phép hoặc khuyế n khić h việc tiếp cận và sử
dụng của mọi người.
Xuấ t phảt từ việc thiế u rõ ràng trong đinh
̣ nghiã về không gian công cộng, một số học giả
nhận thấy rằng không gian công cộng luôn luôn trong quá trin ̀ h đượ c những người sử dụng
đinh
̣ nghiã và tái đinh ̣ nghia. ̃ Theo thời gian, việc tái định nghĩa khái niệm “không gian công
cộng” đã trở thành một thực hành "thông thường”. Cũng bởi lí do này mà David Koh nhận
đinh
̣ rằ ng không gian công cộng không chỉ là những không gian vật chấ t cố đinh ̣ với các chức
năng cụ thể mà còn là không gian công cộng do người sử dụng tạo ra (Koh 2007)

TP.HCM, 11/2017 Page - 13 -


3. Đặc điểm tâm lý của sinh viên
3.1 Đinh
̣ nghiã sinh viên.

Sinh viên là lứa tuổi đạt đến độ phát triển sung mãn của đời người. Họ là lớp người giàu nghị
lực, giàu ước mơ và hoài bão. Tuy nhiên, do quy luật phát triển không đồng đều về mặt tâm lý, do
những điều kiện, hoàn cảnh sống và cách thức giáo dục khác nhau, không phải bất cứ sinh viên
nào cũng được phát triển tối ưu, độ chín muồi trong suy nghĩ và hành động còn hạn chế. Điều này
phụ thuộc rất nhiều vào tính tích cực hoạt động của bản thân mỗi sinh viên. Bên cạnh đó, sự quan
tâm đúng mực của gia đình, phương pháp giáo dục phù hợp từ nhà trường sẽ góp phần phát huy
ưu điểm và khắc phục những hạn chế về mặt tâm lý của sinh viên.
Sinh viên đã ở độ tuổi muốn mình được coi trọng, muốn được khẳng định trong xã hội, có thể
tự đánh giá về bản thân và định hình xu hướng phát triển cho chính mình.
Bên cạnh những mặt tích cực trên đây, mặc dù là những người có trình độ nhất định, sinh
viên không tránh khỏi những hạn chế chung của lứa tuổi thanh niên. Đó là sự thiếu chín chắn
trong suy nghĩ, hành động, đặc biệt, trong việc tiếp thu, học hỏi những cái mới. Ngày nay, trong xu
thế mở cửa, hội nhập quốc tế, trong điều kiện phát triển công nghệ thông tin, nền văn hoá của
chúng ta có nhiều điều kiện giao lưu, tiếp xúc với các nền văn hoá trên thế giới, kể cả văn hoá
phương Đông và phương Tây. Việc học tập, tiếp thu những tinh hoa, văn hoá của các nền văn
hoá khác là cần thiết. Tuy nhiên, do đặc điểm nhạy cảm, ham thích những điều mới lạ kết hợp với
sự bồng bột, thiếu kinh nghiệm của thanh niên, do đó, sinh viên dễ dàng tiếp nhận cả những nét
văn hoá không phù hợp với chuẩn mực xã hội, với truyền thống tốt đẹp của dân tộc và không có
lợi cho bản thân họ.

TP.HCM, 11/2017 Page - 14 -


Lứa tuổi sinh viên có những nét tâm lý điển hình, đây là thế mạnh của họ so với các lứa tuổi
khác như: tự ý thức cao, có tình cảm nghề nghiệp, có năng lực và tình cảm trí tuệ phát triển (khao
khát đi tìm cái mới, thích tìm tòi, khám phá), có nhu cầu, khát vọng thành đạt, nhiều mơ ước và
thích trải nghiệm, dám đối mặt với thử thách. Song, do hạn chế của kinh nghiệm sống, sinh viên
cũng có hạn chế trong việc chọn lọc, tiếp thu cái mới. Những yếu tố tâm lý này có tác động chi
phối hoạt động học tập, rèn luyện và phấn đấu của sinh viên.
3.2 Điểm mạnh
- Thứ nhất là sự thích nghi của sinh viên đối với cuộc sống và hoạt động mới. Hoạt động học
tập và hoạt động xã hội cũng như môi trường sống của sinh viên có nhiều sự thay đổi và đòi hỏi
cao hơn so với các lứa tuổi trước đó. Chính vì vậy trong thời gian đầu sinh viên phải tập thích
nghi. Sự thích nghi này tùy thuộc vào đặc điểm tâm lí cá nhân và môi trường sống của sinh viên
quyết định. Việc giải quyết các mâu thuẫn tồn tại để thích nghi với hoàn cảnh và phương pháp
học tập mới sẽ giúp sinh viên trong việc nhận thức cuộc sống, hoàn thiện nhân cách.
- Thứ hai là sự phát triển về nhận thức, trí tuệ của sinh viên. Trong điều kiện việc học tập ở
môi trường Đại hoc – Cao đẳng đòi hỏi sự chuyên sâu nên sinh viên phải căng thẳng nhiều về trí
tuệ, phải biết phối hợp nhiều thao tác tư duy, đồng thời phải biết lập kế hoạch học tập cụ thể,
khoa học, chủ động tìm kiếm tài liệu phục vụ học tập,... Nhờ vậy phạm vi hoạt động nhận thức
của sinh viên được mở rộng, đa dạng hơn
- Thứ ba là phát triển sự tự ý thức, hình thành cái tôi cá nhân. Sinh viên có những hiểu biết,
thái độ, đánh giá bản thân để chủ động điều chỉnh sự phát triển của bản thân theo hướng hoạt
động của tập thể. Họ có những nhận thức rõ ràng về những năng lực, phẩm chất của mình, mức
độ phù hợp của bản thân đối với mỗi công việc đang thực hiện. Từ đó sinh viên sẽ xác định được
mục tiêu học tập, rèn luyện của mình.
- Thứ tư là sự ổn định về mặt tình cảm của sinh viên, quan trọng là tình cảm nghề nghiệp –
một động lực giúp họ học tập một cách chăm chỉ, sáng tạo khi họ thực sự yêu thích, đam mê với
nghề đã lựa chọn. Ngoài ra còn có tình cảm bạn bè làm phong phú thêm đời sống tình cảm của
sinh viên. Bên cạnh tình bạn còn có tình cảm nam nữ, tình cảm này phụ thuộc vào quan niệm của
mỗi sinh viên.
- Thứ năm là sự hình thành ý thức trách nhiệm cá nhân, nhận thức được mình đã trưởng
thành, sinh viên sẽ có tinh thần trách nhiệm cao hơn trong những công việc, hoạt động mình đảm
trách, biết tự chịu trách nhiệm với
hành động của mình,…
- Thứ sáu, do được đào tạo
trong môi trường tri thức nên bản
thân mỗi sinh viên luôn rất năng
động, nhạy bén, dễ dàng trong
việc tiếp cận các công nghệ khoa
học mới, tiếp thu những trào lưu
văn hóa mới từ bên ngoài truyền
vào. Đặc biệt là trong thời kì đất
nước hội nhập kinh tế quốc tế,
các trào lưu văn của phương
Đông lẫn phương Tây được
truyền bá rất rộng rãi.

TP.HCM, 11/2017 Page - 15 -


3.3 Điểm yếu:
Bên cạnh những mặt tích cực, mặc dù là những người có trình độ nhất định, sinh viên không
tránh khỏi những hạn chế chung của lứa tuổi thanh niên. Đó là:
- Sự thiếu chín chắn trong suy nghĩ hành động. Ở lứa tuổi này, sinh viên đã hình thành cái tôi
cá nhân, luôn muốn tự khẳng định mình trong mắt mọi người nên thường rất hiếu thắng, suy nghĩ
bồng bột, hành động thiếu suy nghĩ.
- Mặc dù rất nhạy bén trong việc tiếp thu học hỏi những cái mới nhưng do những hạn chế
trong nhận thức và thái độ nên sinh viên dễ dàng tiếp nhận những nét văn hóa không phù hợp với
chuẩn mực xã hội, không có lợi cho bản thân.
- Với đặc điểm ham thích những điều mới lạ, đam mê các thần tượng, chạy theo những trào
lưu mới, ảnh hưởng từ bạn bè… nên sinh viên thường dễ bị ảnh hưởng, chạy theo mốt mới hay
bắt chước thần tượng, tâm lí rất dễ thay đổi, hành động thiếu nhất quán, thiếu suy nghĩ.

- Sinh viên ở độ tuổi này còn thiếu kiên nhẫn, thiếu trách nhiệm, vẫn còn thói quen thích
hưởng thụ do đã được hình thành từ nhỏ, nên thường dễ mất kiểm soát, dễ bị tổn thương, có
những hành vi nóng nảy lệch chuẩn làmảnh hưởng xấu đến bản thân và những người khác.

TP.HCM, 11/2017 Page - 16 -


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Vũ Ngọc Phan, Tục ngữ dân ca ca dao Việt Nam, Nhà xuất bản Văn học.
[2] Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên, v.v..., Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Nhà xuấ t bản
Khoa Học Xã Hội - Hà Nội
[3] Quy tắ c ứng xử văn hóa EVNNPT,Hà Nội, 2015
[4] Lê Thi ̣ Bừng,1999,Tâm lý học ứng xử, Nhà xuấ t bản giáo dục
[5] GS. Trầ n Tuấ n Lộ, Tâm lý học giao tiế p, Đại học mở-Bán công Tp.Hồ Chí Minh
[6] http://hanoi.org.vn/publiccity/khieuvu/Khong_gian_cong_cong_la_gi.html
[7] PGS. TS.Nguyễn Mạnh Quân,2012, Chuyên đề Văn hóa doanh nghiệp,Hà Nội
[8] Khái quát chung về giao tiế p-ứng xử
[9] Viện Ngôn ngữ học, 2004,Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học
[10] Nguyễn Hồng Hà, Môi trường văn hóa với việc xây dựng lối sống con người Việt Nam
[11] Bùi Tiến Quý,Văn hóa giao tiếp ứng xử trông hoạt động kinh doanh

TP.HCM, 11/2017 Page - 17 -


PHỤ LỤC A
Phiế u khỏa sát về thói quen ứng xử hằ ng ngày
của sinh viên một số trường đại học và cao đẳ ng
trên Tp. Hồ Chí Minh
I. Thông tin cá nhân
1. Giới tin ́ h:
 Nam
 Nữ
2. Bạn đang học tại đâu?
 Đại học (Trường: ................................................. )
 Cao đẳ ng (Trường: .............................................. )
 Hệ đào tạo khác:.................................
3. Bạn hiện học năm mấ y?
 Năm 1
 Năm 2
 Năm 3
 Năm 4
II. Nội dung câu hỏi:
4. Bạn cho rằng một người như thế nào được gọi là một người có văn hóa?
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
5. Vấn đề giáo dục đóng vai trò như thế trong việc hình thành văn hóa ứng xử?
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
6. Bạn có cho rằng chính vì việc quá đề cao cái tôi cá nhân, chỉ quan tâm đến sở thích của
bản thân đã dẫn đến những nhận thức lệch lạc trong văn hóa ứng xử? Vì sao?
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
7. Có phải sức ảnh hưởng mạnh mẽ của truyền thông và mạng xã hội đã góp phần hình
thành nên những hành vi ứng xử không tốt trong một bộ phận giới trẻ?
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
8. Bạn suy nghi ̃ như thế nào về việc giới trẻ ngày nay đang dần thờ ơ, vô cảm trước mọi việc
xung quanh trong cuộc sống?
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
TP.HCM, 11/2017 Page - 18 -
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
9. Đối tượng giao tiếp hằng ngày của bạn?
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
10. Vì sao hiện nay ít có bạn trẻ nào chọn lựa việc đọc các loại sách về việc đối nhân xử thế?
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
11. Trong một cuộc trò chuyện, yếu tố nào của đối phương sẽ thu hút bạn?
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
12. Bạn cảm thầy như thế nào nếu có một người lạ chen ngang vào vị trì mà bạn đang đứng
để xếp hàng? Bạn sẽ làm gì trong tình huống đó?
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

TP.HCM, 11/2017 Page - 19 -


Bảng câu hỏi

Không Không có ý kiế n Có

13.Bạn có cho rằ ng việc hình thành thói


quen ứng xử tốt sẽ tạo cho chúng ta một   
cơ hội thăng tiến tốt?

14.Văn hóa ứng xử có tỉ lệ thuận với trình


  
độ học vấn không?

15.Hành vi nói tục, chửi thề có được gọi là


  
vô văn hóa?

16.Liệu môi trường sống có là một yếu tố


quan trọng trong việc hình thành văn hóa   
ứng xử?

17. Có phải giới trẻ hiện nay chăm chút bề


  
ngoài hơn là chú ý về hành vi cư xử?

18. Gia đình có phải là nền tảng nhằm hình


  
thành nên văn hóa ứng xử của thế hệ trẻ?

19.Theo bạn, văn hóa ứng xử hiện nay có


đang đượ c giảng dạy ở nhà trường   
không?

20.Bạn có cho rằng giới trẻ ngày nay có xu


  
hướng “sính ngoại”?

TP.HCM, 11/2017 Page - 20 -

You might also like