You are on page 1of 11

Họ và tên: Phạm Hoàng Duy Lớp: 8A6

Trường THCS An Thới

BÀ I THU HOẠCH CHUYẾN ĐI THỰC TẾ HỒ CHÍ MINH NĂM 2019

1.Giới thiệu chung về chuyến thăm quan

-Thời gian: 3h30 đến 8h30, ngày 17/3/2019

-Địa điểm: Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Thảo cầm viên, Dinh Độc Lập

-Phương tiện: Cần Thơ đến TP.Hcm bằng xe bus

-Theo đoàn cô Tuyết Lan

2.Nội dung chính của bài báo cáo

Chuyến thăm quan thực tế trường Đại học Tôn Đức Thắng đang diễn ra hội thi
khoa học kỹ thuật trẻ cấp quốc gia, Thảo cầm viên và cuối cùng là di tích lịch sử
Dinh Đọc lập.

3.Thông tin và hoạt động

*Chuyến đi thứ nhất: Trường đại học Tôn Đức Thắng

-Thông tin: Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU) là đại học công lập thuộc Tổng Liên
đoàn Lao động Việt Nam; thành lập ngày 24/9/1997; đến nay TDTU đã trở thành
đại học Top 2 của Việt Nam và trên đường xác lập vị trí trong danh sách các đại
học tốt nhất Châu Á.

-Địa chỉ: Trường Đại học Tôn Đức Thắng, 19 Đường Nguyễn Hữu Thọ, Tân
Hưng, Quận 7, Hồ Chí Minh

-Lịch sử hình thành: Tiền thân của Đại học Tôn Đức Thắng là Trường đại học
công nghệ dân lập Tôn Đức Thắng, thành lập theo Quyết định 787/TTg-QĐ ngày
24/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ. Trường do Liên đoàn Lao động thành phố Hồ
Chí Minh sáng lập và quản lý thông qua Hội đồng quản trị Nhà trường do Chủ tịch
Liên đoàn Lao động Thành phố đương nhiệm lúc đó làm Chủ tịch.

-Hoạt động diễn ra: hội thi khoa học kỹ thuật trẻ cấp quốc gia năm 2019. Tại đây
có nhiều những phát minh sáng tạo của nhiều trường, với sức sáng tạo và kỹ thuật
đã làm nên những vật dụng vô cùng tuyệt vời, thiết thực góp phần bảo vệ môi
trường
Mô hình nhà ở Coffe House

Mô hình tái sử dụng chai nhựa bỏ đi để làm chậu cây


Dự án tái sử dụng lốp xe

Mô hình sử dụng lốp xe làm vườn hoa


-Bài học sau chuyến đi: tới đây giúp em tiếp thu them được nhiều kiến thức mới
về khoa học kỹ thuật, được nhìn thấy những phát minh độc đáo của các bạn đồng
trang lứa. Được tìm hiều về những kỹ thuật cơ bản mà mỗi học sinh trung học nên
biết, những bài học mới lạ mà bao lâu nay em vẫn chưa biết, chưa được áp dụng.

*Chuyến di thứ hai: Thảo cầm viên

-Thông tin: Thảo Cầm Viên Sài Gòn (tên gọi tắt: Thảo Cầm Viên, người dân quen
gọi Sở thú) là công viên bảo tồn động vật - thực vật ở Thành phố Hồ Chí
Minh, Việt Nam. Đây là vườn thú có tuổi thọ đứng hàng thứ 8 trên thế giới.

-Địa chỉ: Khuôn viên rộng lớn này hiện tọa lạc gần hạ lưu kênh Nhiêu Lộc - Thị
Nghè với hai cổng vào nằm ở số 2B đường Nguyễn Bỉnh Khiêm và số 1 đường
Nguyễn Thị Minh Khai phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

-Lịch sử hình thành: Ngày 23 tháng 3 năm 1864, Chuẩn đô đốc Pierre-Paul de La
Grandière ký nghị định cho phép xây dựng Vườn Bách Thảo tại Sài Gòn. Ngay sau
đó, Louis Adolphe Germain, một bác sĩ thú y của quân đội Pháp, được giao nhiệm
vụ mở mang 12 ha trên vùng đất hoang ở phía đông bắc rạch Thị Nghè (Pháp gọi
là Arrroyo d'Avalanche, lấy theo tên chiến tàu chiến đã vào rạch Thị Nghè để tấn
công thành Gia Định) để làm nơi nuôi thú và ươm cây. Tháng 3 năm sau (1865) thì
một số chuồng trại đã xây xong.

-Các đợt tu tạo:

+Năm 1924 - 1927: trải nhựa đường nội bộ trong khuôn viên, xây dựng các chuồng
thú có quy mô lớn và kiên cố như chuồng lồng tròn để nuôi khỉ, chuồng cọp v.v...
+Năm 1956: lại được tu sửa, tái thiết và đổi tên là Thảo Cầm Viên Sài Gòn.
+Năm 1984: xây dựng mới nhiều hạng mục công trình, như: kè đá dọc kênh Thị
Nghè, cải tạo hệ thống thoát nước và hệ thống dây điện trần, trải nhựa và bê tông
đường nội bộ, xây dựng tường rào dọc đường Nguyễn Bỉnh Khiêm...
+Đặc biệt là từ năm 1990, nhiều chuồng thú được cải tạo và mở rộng cho phù hợp
với đời sống của từng loài thú, đã nâng tổng diện tích chuồng thú sau năm 1975 từ
8.500 mét vuông lên đến năm 2000 là 25.000 mét vuông.
-Các loài động vật phong phú và quý hiếm
Khung cảnh hùng vĩ hoang sơ của Thảo cầm viên

Những chú voi của châu Á


Cá sấu vùng nước ngọt

Loài cò đỏ quý hiếm


-Hoạt động tại Thảo cầm viên: Tại đây em được tận mắt nhìn thấy những loại
động vật một cách chân thật nhất, nó chuyển động trước mắt em, khung cảnh thật
đẹp nhờ sự hoang sơ, hùng vĩ. Tại đây em được thấy cô giới thiệu những điều rất
hay về động vật và thầy cô cũng đã đề cập cho em rất nhiều về sự quan trọng của

-Bài học sau chuyến đi: chuyến đi giúp em mở rộng tầm hiểu biết về thế giới động
vật của mình, cho thấy sự hạn hẹp trong suy nghĩ về tầm quan trọng của môi
trường, cho thấy sự vô trách nhiệm, thờ ơ của mọi người là nguyên nhân dẫn đến
sự tuyệt chủng của một số loại động vật.

*Chuyến di thứ ba: Di tích lịch sử Dinh Độc Lập

Dinh Độc Lập là một công trình kiến trúc, tòa nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đây
từng là nơi ở và làm việc của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Hiện nay, đã được
chính phủ Việt Nam xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt. Dinh được kiến trúc
sư Ngô Viết Thụ thiết kế xây dựng trên diện tích 4.500 m², diện tích sử dụng
20.000 m², gồm 3 tầng chính, 2 gác lửng, tầng nền, 2 tầng hầm và 1 sân thượng
cho máy bay trực thăng đáp xuống. Hơn 100 căn phòng của Dinh được trang trí
theo phong cách khác nhau tùy theo mục đích sử dụng bao gồm các phòng khánh
tiết, phòng họp hội đồng nội các, phòng làm việc của Tổng thống và của Phó Tổng
thống, phòng trình ủy nhiệm thư, phòng đại yến, v.v... chưa kể các phần khác như
hồ sen bán nguyệt hai bên thềm đi vào chánh điện, bao lơn, hành lang...

-Địa chỉ : 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Bến Thành, Quận 1, Hồ Chí Minh

-Lịch sử hình thành: Dinh Độc Lập là địa diểm diễn ra nhiều sự kiện trọng đại
trong lịch sử Việt Nam,tiến thân là dinh Norodom xây dựng từ 1868-1871,theo dề
án của kiến trúc sư Achilee.

-Kiến trúc: Công trình này được xây cất trên một diện tích rộng 12 ha, bao gồm
một dinh thự lớn với mặt tiền rộng 80 m, bên trong có phòng khách chứa 800
người, và một khuôn viên rộng với nhiều cây xanh và thảm cỏ. Phấn lớn vật tư xây
dựng dinh được chở từ Pháp sang. Do chiến tranh Pháp-Phổ 1870 nên công trình
này kéo dài đến 1871 mới xong. Sau khi xây dựng xong, dinh được đặt tên là dinh
Norodom và đại lộ trước dinh cũng được gọi là đại lộ Norodom, lấy theo tên
của Quốc vương Campuchia lúc bấy giờ là Norodom (1834-1904). Từ 1871
đến 1887, dinh được dành cho Thống đốc Nam kỳ (Gouverneur de la Cochinchine)
nên gọi là dinh Thống đốc. Từ 1887 đến 1945, các Toàn quyền Đông
Dương (Gouverneur-général de l'Indochine Française) đã sử dụng dinh thự này làm
nơi ở và làm việc nên dinh gọi là dinh Toàn quyền. Nơi ở và làm việc của các
Thống đốc chuyển sang dinh Gia Long gần đó. Tuy nhiên, dinh chỉ được sử dụng
làm nơi làm việc cho Toàn quyền Đông Dương cho đến năm 1906. Khi Phủ Toàn
quyền ở Hà Nội được xây dựng xong thì các Toàn quyền và hầu hết bộ máy giúp
việc dời ra Hà Nội. Nơi đây chỉ còn lại các cơ quan thuộc Phủ Toàn quyền (cơ
quan liên bang) đặc trách ở Nam Kỳ. Mặc dù vậy dân gian vẫn quen gọi đây là
dinh Toàn quyền.

Dinh Độc Lập rất nhiều khu phòng như : phòng nội các,phòng khánh tiết,phòng hội
đồng an ninh quốc gia,..

Toàn cảnh bên ngoài Dinh độc lập


Phòng kháng tiết

Nơi ở của gia đình Tổng thống Hoàng Văn Thiệu


-Sự kiện lịch sử: Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, Dinh Norodom
trở thành nơi làm việc của chính quyền Nhật ở Việt Nam. Nhưng đến tháng
9 năm 1945, Nhật thất bại trong Thế chiến thứ hai, Pháp trở lại chiếm Nam bộ,
Dinh Norodom trở lại thành trụ sở làm việc của Cao ủy Pháp tại Đông Dương, một
chức vụ gần tương đương với chức vụ Toàn quyền thời thuộc địa.

*Hiệp định Geneve 1954 : Chính quyền Sài Gòn đổi tên và tiếp quân và đổi tên là
dinh Độc Lập,Dinh trở thành nơi làm việc của tổng thóng Việt Nam Cộng hòa Ngô
Đình Diệm.

+Ngày 27/2/1962,Dinh bị ném bom hư hại nặng,Ngô Đình Diệm buộc phải xây
dinh mới theo đề án của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Công trình hoàn thành 1966,dù
phải ngưng trệ 6 tháng sau cuộc đảo chính dẫn đến cái chết của anh em Ngô Đình
Diệm và Ngô Đình Nhu (2/11/1963).

+Tháng 10/1967,Nguyễn Văn Thiệu trở thành Tổng thống cùng gia đình sống và
làm việc tại đây đến khi từ chức vào năm 1975,phó tổng thống Văn Hương lên
thay 1 tuần phải trao quyền cho Đại Tướng Dương Văn Minh.

+Ngày 30/4/1975,lực lượng quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập,Tổng Thống
Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.Cuộc giải phóng miền Nam kết
thúc thắng lợi.

-Bài học sau chuyến đi : biết thêm về lịch sử Việt Nam, mở rộng kiến thực lịch
sử. Tham quan di tích lịch sử đặc biệt của Việt Nam

4. Cảm nhận sau chuyến đi

Theo cảm nhận của em thì đây là một chuyến đi bổ ích, thực tế. Qua cuộc trải
nghiệm đem đến cho em không chỉ tri thức mà ở đó là những niềm vui và những
người bạn mới. Nó đã để lại cho chúng em nhiều ấn tượng sâu sắc bởi đó là lần đầu
tiên được tham quan thực tế một trường đại học lớn, với quy mô rất hiện đại. Bên
cạnh đó, chúng em còn có dịp tận mắt chứng kiến những phát minh độc đáo của
các bạn trẻ, giúp em học hỏi được những kinh nghiệm mới để đem về áp dụng vào
thực tế. Ngoài ra chúng em còn được hướng dẫn nhiều kiến thức bổ ích về môi
trường, lợi ích và tác hại của việc khai thác rừng, vì vậy mà chúng em biết được
cách giữ gìn và bảo vệ rừng cũng như bảo vệ môi trường tốt hơn. Chuyến đi còn
giúp em hiểu biết thêm về lịch sử Viêt Nam, làm em càng thêm tự hào về lịch sử
đấu tranh, giải phóng hào hùng của dân tộc.
5. Lời cảm ơn

Em chân thành cảm ơn Bộ giáo dục và nhà trường đã tạo điều kiện để em cùng các
bạn được đi một chuyến thăm quan bổ ích và thú vị này. Giúp em rút ra những bài
học cho bản thân. Cuối cùng em mong Bộ giáo dục và nhà trường sẽ tổ chức thêm
nhiều cuộc trải nghiệm thú vị hơn như thế này để mở rộng tầm hiểu biết của chúng
em. Em cảm ơn!

You might also like