You are on page 1of 5

Nợ công-Khủng hoảng nợ công Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Khủng hoảng tài chính đang diễn ra ngày càng liên tục với cường độ mạnh và
diễn biến phức tạp gây ra những hậu quả rất nặng nề đối với cả quốc gia công
nghiệp phát triển lẫn các nước đang phát triển. Bên cạnh khủng hoảng tài chính,
ngày nay người ta còn đề cập nhiều và nghiên cứu một cách nghiêm túc hơn một
loại khủng hoảng mới “Khủng hoảng nợ công”. Tình trạng nợ công gia tăng liên
tục ở cả các nước phát triển vượt quá sự tăng trưởng của nền kinh tế (GDP) gây
ra tình trạng mất kiểm soát trong khả năng chi trả của quốc gia. Điển hình là cuộc
khủng hoảng nợ công ở Châu Âu. Chính điều đó đã đánh lên hồi trống báo động
cho các nước trên toàn thế giới phải suy nghĩ chín chắn về tình trạng nợ công của
chính quốc gia mình. Chính vì vậy, nghiên cứu “khủng hoảng nợ công và tác
động của nó đến thị trường tài chính tiền tệ” là việc làm hết sức cần thiết và cấp
bách hiện nay không chỉ ở Việt Nam mà còn trong khu vực và trên toàn thế giới.
Đây là đề tài khá rộng và có tính bao quát cao. Do đó, với kiến thức hạn hẹp của
Nhóm chúng em trình bày một số hiểu biết khái quát về những vấn đề sau:

Phần 1: Nợ công và khủng hoảng nợ công.

Phần 2: Khủng hoảng nợ công và tác động của nó đến tình hình tài chính tiền tệ
ở Châu Âu.

Phần 3: Thực trạng nợ công ở Việt Nam và giải pháp.

Trong suốt quá trình làm việc mặc dù nhóm đã cố gắng. Tuy nhiên, có những hạn
chế khách quan mà nhóm khó có tránh nên đôi khi cũng có chỗ sai xót. Mong cô
và các bạn nghiên cứu, đồng thời góp ý để bài tiểu luận thêm phần hoàn thiện 6

PHẦN 1: NỢ CÔNG VÀ KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG

1.1. Nợ công:

1.1.1. Định nghĩa:


Nợ công-Khủng hoảng nợ công Trang 2
Theo luật quản lý nợ công số 29/2009/QH12 ngày 17/06/2009 thì nợ công bao
gồm: Nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa
phương. Như vậy, Các khoản vay như vay vốn ODA, phát hành trái phiếu chính
phủ (trong cũng như ngoài nước), trái phiếu công trình đô thị hay một tập đoàn
kinh tế vay nợ nước ngoài được chính phủ bảo lãnh đều được xem là nợ công.
1.1.2. Phân loại nợ công:

Phân theo nguồn vay bao gồm: vay trong nước; vay nước ngoài.

Phân theo chủ thể đi vay bao gồm: Chính phủ; chính quyền địa phương; doanh
nghiệp và các tổ chức tài chính, tín dụng được Chính phủ bảo lãnh.

Phân theo loại hình vay bao gồm: vay hỗ trợ phát triển chính thức (vay ODA);
vay ưu đãi; vay thương mại.

Phân theo thời hạn vay bao gồm: vay ngắn hạn; vay trung – dài hạn;

Phân theo loại lãi suất bao gồm: lãi suất cố định; lãi suất thả nổi.

Phân theo chủ nợ và nhóm chủ nợ: chủ nợ chính thức; chủ nợ tư nhân.

Phân theo công cụ nợ bao gồm: thỏa thuận vay; tín phiếu; trái phiếu; công trái và
các công cụ nợ khác.

1.1.3. Chỉ tiêu xác định tình trạng nợ công và ngưỡng an toàn nợ công:

Các chỉ tiêu giám sát về nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia bao gồm:Nợ công
so với GDP(chủ yếu);Nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP;Nghĩa vụ trả nợ
nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.

Ngưỡng an toàn của nợ công: Theo công trình nghiên cứu năm 2010 của Cơ quan
nghiên cứu kinh tế quốc gia Mỹ (NBER): khi tỷ lệ nợ/GDP vượt ngưỡng 90% thì
nó tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế và làm giảm đi 4% trong tăng trưởng
kinh tế của quốc gia đó. Theo qui định của Khối sử dụng đồng tiền chung Châu
Âu, tỷ lệ nợ công tối đa đối với một quốc gia thành viên là 60% GDP, thâm hụt
Nợ công-Khủng hoảng nợ công Trang 3
ngân sách hàng năm không được vượt quá 3% GDP Tuy nhiên để xét một cách
toàn diện thì cần đặt trong mối liên hệ với hệ thống các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của
nền kinh tế quốc dân, nhất là: tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế, hiệu quả
sử dụng vốn... cũng như những tiêu chí như: cơ cấu 7

1.2. Khủng hoảng nợ công:

1.2.1. Thế nào là khủng hoảng nợ công?

Khủng hoảng nợ công là tình trạng nợ công tăng cao (vỡ nợ), làm chao đảo nền
kinh tế do sự mất cân đối giữa thu và chi ngân sách quốc gia. Nhu cầu chi nhiều
quá, trong khi thu không đáp ứng nổi, chính phủ đi vay tiền thông qua nhiều hình
thức như phát hành công trái, trái phiếu, hiệp định tín dụng,… để chi, từ đó dẫn
đến tình trạng nợ. Thâm hụt ngân sách kéo dài làm cho nợ công gia tăng. Nợ
không trả sớm, để lâu thành "lãi mẹ đẻ lãi con" và ngày càng chồng chất thêm.
1.2.2. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng khủng hoảng nợ công:

- Việc gia tăng mạnh chi tiêu từ ngân sách nhà nước, lương và chi phí hoạt động
của bộ máy nhà nước…, đặc biệt, hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính

-kinh tế toàn cầu vừa qua đã buộc nhiều nước phải chi rất nhiều để khắc phục.

- Chính phủ không minh bạch các số liệu về tình trạng ngân sách của quốc gia,sự
kiểm soát chi tiêu và quản lý nợ của Nhà nước yếu kém, không chặt chẽ, gây thất
thoát, lãng phí trong đầu tư và chi tiêu, tệ nạn tham nhũng phát triển(Hy Lạp)

- Các nguồn thu (chủ yếu từ thuế) tăng không kịp với nhu cầu chi( cắt giảm thuế,
trốn thuế, tệ tham nhũng, hối lộ, kiểm soát không chặt chẽ….)

- Tâm lý ảo tưởng về sức mạnh, uy tín quốc gia dẫn đến tình trạng vay nợ tràn
lan, đầu tư quá trớn, thiếu tính toán.. (điển hình Argentina)

- Chính phủ không kịp thời khống chế hành vi cho vay thiếu trách nhiệm của một
số ngân hàng khi nền kinh tế tăng trưởng nóng tạo thành bong bóng. Mặt khác
còn lựa chọn bao cấp các ngân hàng này khi họ bị thua lỗ. ( Ireland)
Nợ công-Khủng hoảng nợ công Trang 4
- Tỷ lệ tiết kiệm trong nước thấp làm cho thâm hụt ngân sách ngày càng tăng.

1.3. Tác động của khủng hoảng nợ công đến tài chính tiền tệ: (ở đây xem xét đại
diện là nợ chính phủ)

Khủng hoảng nợ công tác động đến nền kinh tế thông qua các chỉ số sau: Cán cân
ngân sách thâm hụt Giá trái phiếu giảm và lãi suất tăng Lạm phát tăng. Các doanh
nghiệp hạn chế đầu tư, tốc độ tăng trưởng GDP giảm.

http://dantri.com.vn/ http://taichinhchungkhoan.com.vn/ http://tapchicongsan.org/


http://cafef.vn/ http://vietbao.vn/ http://vnbusiness.vn/ http://vneconomy.vn/
http://vnexpress.net/ http://www.doimoi.org/ http://www.gso.gov.vn/
http://www.taichinhvietnam.com/ http://www.tapchitaichinh.vn/
http://www.tradingeconomics.com/ http://www.bankofireland.com/
http://www.doimoi.org/%20http://www.gso.gov.vn/%20http://www.taichinhvietnam.com/
Nợ công-Khủng hoảng nợ công Trang 5

You might also like