You are on page 1of 8

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

GeoPet

Bài thu hoạch kiến tập Bảo tàng Địa chất


Bài tập Địa chất cơ sở giữa kì
GVHD: Thầ y Lê Thanh Phong
Lớp: DC1603
Họ và tên : Võ Phi Sơn
MSSV : 1612995
LỜI NÓI ĐẦU
Trong buổi kiến tập môn Địa chất cơ sở tại Bảo tàng Địa chất ( Chi
nhánh TP.HCM ) nhờ sự giới thiệu , giảng giải nhiệt tình của thầy Kiên
cũng như sự hỗ trợ của thầy Phong , em đã tích góp được cho mình thêm
rất nhiều kiến thức bổ ích cho việc học của mình. Em thấy mẫu vật của
Bảo tàng khá nhiều và đa dạng giúp em hiểu rõ thêm về bản chất các
quá trình địa chất như quá trình vụ trụ , kiến tạo ,…
Bài thu hoạch này tổng hợp lại kiến thức mà em tích góp được sau buổi
kiến tập không tránh khỏi sai sót mong nhận được ý kiến đóng góp từ
thầy.
Võ Phi Sơn

Bảo tàng Địa chất chi nhánh Tp.HCM gồm:


 10 phòng trưng bày :
 1 phòng địa chất đại cương
 1 phòng địa chất khoáng sản
 1 phòng địa chất khoáng vật
 1 phòng địa chất cổ sinh
 6 phòng địa chất khu vực
 3 kho chứa mẫu vật
Tại phòng địa chất đại cương (General Geology) các mẫu đá ,
khoáng vật theo trình tự của tiến hóa địa chất (geologic evolution)
gồm các giai đoạn :

 Giai đoạn trước Cambri (cách đây 542 - 4500 triệu năm)
 Giai đoạn Paleozoi ( cách đây 248 - 542 triệu năm)
 Giai đoạn Mesozoi ( cách đây 65 – 251 triệu năm)
 Giai đoạn Kainozoi ( cách đây 0 – 65 triệu năm)
*Lưu ý : Từ Trước Cambri trở về trước được gọi là thời kỳ Ẩn sinh ,
trở về sau được gọi là thời kỳ Hiển Sinh. Từ thời kỳ Hiển sinh, ta có
thể phân chia thời gian địa chất thành những đơn vị nhỏ hơn , chính
xác hơn thời kỳ Ẩn sinh vì nhờ có các Hóa thạch (trong đá trầm tích)
“Từ tuổi của cổ sinh vật có thể giúp ta suy ra tuổi của đá”.
Ngoài ra phòng Địa chất đại cương còn trình bày các mẫu để minh
họa cho các quá trình địa chất (geologic processes):

 Quá trình vũ trụ (cosmic process) :


 Quá trình kiến tạo (tectonic events) :
 Quá trình magma (magmatism) :
Các đá magma có trên mặt đất và đang nằm sâu trong lòng đất được tạo thành từ
magma. Magma là hỗn hợp ở trạng thái nóng chảy của phần dưới vỏ Trái Đất và
lớp manti trên. Tất cả các đá magma đều hình thành từ sự nguội đặc của magma
.Một magma có thành phần nhất định có thể kết tinh thành nhiều đá có thành phần
các nhau tùy theo điều kiện kết tinh , sự khác nhau của sản phẩm cuối cùng phụ
thuộc vào tốc độ nguội lạnh của magma.

Đá magma có 5 kiểu kiến trúc chủ yếu : kiến trúc hạt (hiển tinh) , kiến trúc ẩn tinh,
kiến trúc thủy tinh, kiến trúc porphyr, kiến trúc pegmatit.Phân loại theo phần trăm
SiO2 , đá magma có 5 loại : Siêu mafjc , mafjc , trung tính , axit , siêu axit .

 Quá trình biến chất (metamorphism) :


Là quá trình làm biến đổi thành phần khoáng vật, kiến trúc, cấu tạo của đá bằng
các tác nhân như nhiệt độ, áp suất, các dung dịch biến chất

Có kiểu biến chất chính là biến chất tiếp xúc, biến chất khu vực và biến chất cà
nát. Đá biến chất được chia thành 2 loại : đá phân phiến (đá phyllit, đá schist, đá
gneiss) và đá không phân phiến (đá hoa, quatzit, đá sừng)

 Quá trình trầm tích (sedimentation) :


Là khi các vật liệu tạo đá lắng đọng xuống.

Các khoáng vật và mảnh đá vụn do quá trình bào mòn, xâm thực hay các sản
phẩm của phong hóa được vận chuyện đi và lắng đọng ở một nơi nào đó dưới tác
dụng của lực nén ép và được gắn kết bởi xi măng tạo thành đá trầm tích vụn.

Thành phần khoáng vật chủ yếu của đá trầm tích là sét, thạch anh, calcit

Kiến trúc đá trầm tích có 2 loại là kiến trúc hạt vụn và phi hạt vụn hay còn gọi là
kiến trúc kết tinh.

Theo Wentworth , kích thước hạt của trầm tích vụn được chia thành : Tảng, Cuội,
Sỏi, Sạn, Cát, Bột, Sét. Đá trầm tích được chia làm 2 loại : trầm tích cơ học( cuội
kết, cát kết, bột kết, sét kết) và trầm tích hóa học (đá vôi, đá dolomite, đá trầm tích
bốc hơi, đá silic)

Có 2 đặc điểm quan trọng để nhận biết đá trầm tích đó là sự phân lớp và hóa
thạch.

 Quá trình phong hóa (Weathering) :


Có 2 kiểu phong hóa chính : Phong hóa cơ học và Phong hóa hóa học.

Phong hóa cơ học là quá trình làm đá vỡ vụn ra thành các mảnh nhỏ dưới tác
dụng của năng lượng phát sinh từ hoạt động tự nhiên bao gồm các yếu tố như sự
giãn nỡ, co rút ; tác dụng của băng giá ; sự bóc vỏ hóa tròn,…

Phong hóa hóa học là làm thay đổi thành phần của đá, tạo thành nguồn vật liệu
mới có thành phần khác so với ban đầu . Gồm các kiểu như hòa tan, Carbonat
hóa, Hydrat hóa, Oxy hóa,…
v
Bài tập địa chất cơ sở giữa kì
Câu hỏi 1: Vật liệu nào hiệu quả nhất trong việc làm sạch ô nhiễm nước ngầm : sỏi thô,
cát hoặc đá vôi có nhiều hang động ?

Câu hỏi 2: Bằng hình vẽ trình bày vị trí và đặc điểm của khu vực biển sâu và biển thẳm
và các trầm tích liên quan .

Trả lời :

Câu 1 : Đá vôi có nhiều hang động.

Câu 2 :
Khu vực biển sâu (bathypelagic) nằm giữa 10 °C và 4 °C, hay độ sâu giữa khoảng 700-
1.000 m với 2.000-4.000 m , thiếu ánh sáng , độ đa dạng sinh học thấp.

Khu vực biển thẳm (abyssalpelagic) nằm dọc theo phần trên của vùng bình nguyên sâu
thẳm với ranh giới dưới của nó nằm ở độ sâu khoảng 6.000 m , thiếu ánh sáng độ đa dạng
sinh học thấp.

Các trầm tích liên quan thì có trầm tích biển sâu . Trầm tích biển sâu thường mịn hơn
trầm tích trên sườn, chân và thềm lục địa, tốc độ lắng đọng trầm tích ở đáy biển sâu chậm
hơn ở rìa lục địa từ 20 – 200 lần .Có nguồn gốc từ đất liền như tro núi lửa được gió mang
ra lắng đọng trên mặt biển và cuối cùng xuống đáy biển sâu hay bùn và cát từ các sông
băng đưa đến hình thành , đặc biệt ở các cực nhiều trầm tích biển được hình thành từ các
vật liệu do băng sơn mang từ trong đất liền chủ yếu gồm bùn chứa các mảnh vụn thô.

Nhiều vùng rộng lớn, trầm tích biển sâu được phủ bởi một lớp bùn gọi là bùn biển
(oozes). Một loại trầm tích thú vị hơn là kết hạch mangan có đường kính chừng 10cm ,
cấu tạo đồng tâm. Thành phần chủ yếu là oxit sắt van mangan và một số các oxit của các
nguyên tố hiếm.

You might also like