You are on page 1of 20

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM


KHOA KỸ THUẬT ĐỊA CHẤT & DẦU KHÍ


GVHD: TS. Hoàng Trọng Quang

Nhóm 4:
Nguyễn Trọng Nhân 151
Phạm Thành Công 151
Võ Phi Sơn 1612995

TP.Hồ Chí Minh, ngày 1 7 tháng 01 năm 2018


MỤC LỤC

I. Thiết bị khoan và dụng cụ khoan ......................................................................... 2


1. Thiết bị khoan ....................................................................................................... 2
a. Tháp khoan ........................................................................................................ 2
b. Máy khoan XY-1 .............................................................................................. 3
c. Hệ thống nâng thả ............................................................................................. 4
d. Hệ thống xoay ................................................................................................... 6
e. Hệ thống tuần hoàn ........................................................................................... 7
f. Hệ thống cung cấp năng lượng ......................................................................... 8
2. Dụng cụ khoan...................................................................................................... 9
II. Quy trình khoan ................................................................................................... 11
1. Vị trí tiến hành khoan ......................................................................................... 11
2. Công tác chuẩn bị ............................................................................................... 11
3. Phương pháp khoan ............................................................................................ 13
a. Khoan mở lỗ .................................................................................................... 14
b. Khoan từng hiệp đến độ sâu khoan ................................................................. 15
III. Quy tình lấy mẫu.................................................................................................. 16
IV. Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (Standard Penetration Test- SPT) ................... 17
1. Tổng quát ............................................................................................................ 17
2. Thiết bị thí nghiệm SPT ..................................................................................... 17
3. Trình tự tiến hành thí nghiệm SPT ..................................................................... 17
4. Điều kiện dừng thí nghiệm SPT ......................................................................... 18
5. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm SPT ......................................... 18
6. Mục đích thí nghiệm SPT ................................................................................... 18
Kết quả thí nghiệm SPT ............................................................................................... 18
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 19

Trang 1
NHÓM 4
THỰC TẬP KHOAN 2018 - 2019

I. Thiết bị khoan và dụng cụ khoan


1. Thiết bị khoan
 Tháp khoan và cấu trúc dưới thấp
 Máy khoan XY-1
 Hệ thống nâng thả
 Hệ thống xoay
 Hệ thống tuần hoàn
 Hệ thống cung cấp năng lượng
a. Tháp khoan
Tháp khoan sử dụng trong trường hợp này là tháp khoan 3 chân. Tháp là một bộ
phận dạng hình tháp tam giác của cụm thiết bị khoan, dùng để kéo thả cần khoan, ống
chống và dựng cần khoan

Chiều cao cần khoan phụ thuộc vào chiều dài cần khoan

Trang 2
NHÓM 4
THỰC TẬP KHOAN 2018 - 2019

b. Máy khoan XY-1:

Máy khoan XY- 1

Chiều sâu khoan 100 m


Đường kính lỗ khoan lớn nhất ban đầu 110 m
Đường kính lỗ khoan sau cùng 75 mm
Đường kính ống khoan 42 mm
Phạm vi góc khoan 900-750
Kích thước (LxWxH) 1640 x 1030 x 1440 m
Trọng lượng 500 kg
Các Thông số của máy khoan XY- 1

Máy được sử dụng là loại máy khoan di động và khoan thủy lực, truyền áp lực
thông qua áp lực của 2 trục spinden. Máy khoan này thường được sử dụng để khoan
khảo sát địa chất ông trình , khảo sát địa chất thủy văn ,.... Có hiệu quả cao nhất khi
khoan các loại đá từ cấp II đến cấp IX, nhưng hiệu quả đạt cao nhất khi khoan các loại
đá mềm. Nhưng chiều sâu khoan hạn chế.

Các bộ phận chính của máy khoan gồm:

 Côn tay để đóng mở máy


 Hộp số điều chỉnh tốc độ quay khi khoan và kéo thả cần

Trang 3
NHÓM 4
THỰC TẬP KHOAN 2018 - 2019

 Tời khoan, sức chịu tải của tời phải tương đương với tải trọng lớn nhất của
cột cần khoan và hệ thống ròng rọc cố định

Máy bơm thủy lực.

c. Hệ thống nâng thả


Tời khoan là dụng cụ để nâng thả và treo bộ khoan cụ, cột ống chống, di chuyển
các vật nặng và thực hiện các chức năng phụ trợ khác. Nó được lắp đặt trên máy
khoan.

Trang 4
NHÓM 4
THỰC TẬP KHOAN 2018 - 2019

Côn ma sát ( phanh ) là thiết bị dùng để kiểm soát tốc độ nâng thả bộ khoan cụ.

Ròng rọc tĩnh: treo cố định trên tháp. Dùng để biế n đổ i chuyể n đô ̣ng quay của tời
thành chuyể n động tinh
̣ tiến của chuỗi cần khoan và đồ ng thời giảm tải cho dây cáp.

Cần chủ đạo: là một thiết bị đặc biệt làm bằng thép rất vững rỗng ở tâm. Cho phép
truyền chuyện động quay của hộp ly hợp cho bộ khoan cụ. Ngoài ra nó còn có tác
dụng dẫn dung dich khoan xuống đáy giếng.

Elevator: là dụng cụ đặc biệt dùng để nâng thả thiết bị cần khoan (hoặc ống chống
nếu có)

Ngoài ra còn: Dây cáp, Quang treo

Trang 5
NHÓM 4
THỰC TẬP KHOAN 2018 - 2019

d. Hệ thống xoay
Hộp ly hợp bánh răng: Tạo chuyển động quay cho cần khoan

Đầu xa nhích là bộ phân nối giữa đoạn ống mềm và cần chủ đạo dùng để làm kín
áp suất và đường dẫn dung dịch khoan trong bộ khoan cụ
Trang 6
NHÓM 4
THỰC TẬP KHOAN 2018 - 2019

e. Hệ thống tuần hoàn


Máy bơm dung dịch: Là một máy bơm pittong để bơm dung dich từ hố chứa dung
dịch khoan đi vào đoạn ống cao áp và đi vào chuỗi cần khoan. Sở dĩ sử dụng bơm
pittong là vì nó có sức đẩy lớn, thẳng được lực cản trong long cột cần khoan và có thể
bơm dung dịch cát và nước mà không ảnh hưởng đến tuổi thọ bơm. Một ưu điểm của
bơm pittong là hầu như lưu lượng không đổi khi áp suất bơm tăng trong khoảng giá trị
cho phép.

Máy bơm piston dùng để tuần hoàn dung dịch

Máy bơm này thuộc loại tác dụng đơn, nghĩa là khi pittong hoàn thành một vòng
hành trình (đi và về) thì chỉ có một lần hút và môt lần đẩy. Khi máy bơm hút thì sẽ
không đẩy và ngược lại. Do đó có một bộ phận bù áp để đảm bảo dòng chảy liên tục
trong chuỗi cần khoan.

Trong khoan khảo sát địa chất và khoan khai thác dầu khí, máy bơm và dung dịch
khoan là những yếu tố vô cùng quan trọng đảm bảo việc vận chuyển mùn khoan ra
khỏi lỗ, đưa dung dịch khoan xuống đáy giếng tạo áp lực cân bằng với thành hệ, ngăn
ngừa nguy cơ sụp lở, kẹt bộ khoan cụ,… Công dụng chính của dung dịch khoan có thể
kể đến như sau:

 Làm mát và bôi trơn bộ khoan cụ


 Tách và mang mùn khoan ra khỏi đáy giếng
 Ổn đinh thành giếng khoan
 Truyền thông tin địa chất lên bề mặt

Trang 7
NHÓM 4
THỰC TẬP KHOAN 2018 - 2019

Ống mềm: dùng đề dẫn dung dich khoan từ máy bơm vào đầu xa nhích để đi vào
trong chuỗi cần khoan

f. Hệ thống cung cấp năng lượng


Hệ thống sử dụng động cơ Diesel với công suất 15 mã lực, truyền năng lượng cho
hệ các bộ phận gồm: máy bơm thủy lực, máy bơm dung dịch và hộp ly hợp bánh răng.

Việc truyền năng lượng từ động cơ diesel thông qua bộ ly hợp đặt kề với động cơ,
bộ cánh tay đòn truyền năng lượng cho máy bơm dung dịch, các dây curoa nối với
máy bơm và tời khoan.

Trang 8
NHÓM 4
THỰC TẬP KHOAN 2018 - 2019

2. Dụng cụ khoan
Dụng cụ khoan được dùng bao gồm:

 Cần khoan

(Cần khoan được chuẩn bị để lắp vào máy khoan)


 Choòng lấy mẫu

 Dụng cụ kẹp cần khoan, dụng cụ tháo lắp cần khoan


o Choòng lấy mẫu: choòng khoan lấy mấu có chức năng là khoan phá đát
đá, lấy mẫu và định tâm cho chuỗi cần khoan.
Trang 9
NHÓM 4
THỰC TẬP KHOAN 2018 - 2019

o Dụng cụ kẹp cần khoan


 Vinca là thiết bị có hình dạng giống clê dùng để giữ cho bộ khoan cụ không rơi
vào giếng khi thực hiện thao tác và nối hoặc tháo cần khoan.
o Dụng cụ tháo lắp cần khoan
 Mỏ lết là dụng cụ để xiết chặt hoặc tháo tháo các đoạn cần khoan trong công
tác khoan.

Vinca

Cần chủ đạo và Ống mềm


Trang 10
NHÓM 4
THỰC TẬP KHOAN 2018 - 2019

II. Quy trình khoan


1. Vị trí tiến hành khoan
Đối diện tòa nhà C6 ĐHBK TP.HCM, tại vị trí chấm vàng

2. Công tác chuẩn bị


 Làm nền khoan, phải đảm bảo đủ chỗ để các thiết bị, dụng cụ,vật liệu
khoan. Đồng thời nền phải bằng phẳng, ổn định chắc chắn và thoát nước
tốt.
 Đào lỗ và làm đường dẫn đến vị trí lỗ khoan để diễn ra quá trình tuần hoàn
dung dịch khoan.

Trang 11
NHÓM 4
THỰC TẬP KHOAN 2018 - 2019

Lỗ dùng để tuần hoàn dung dịch khoan

 Lắp đặt dựng tháp khoan:


o Lắp dựng tháp khoan trước khi lắp đặt máy khoan
o Giữ ổn định tháp khoan trong suốt thời gian khoan
 Lắp ráp thiết bị khoan:
o Đối với loại máy khoan có bệ máy đặt trên mặt đất thì bệ máy phải được
kê trên đòn ngang.
o Phải đặt bệ máy vào đúng vị trí sao cho khi lắp đầu máy khoan thì trục
quay đầu máy khoan trùng với trục lỗ khoan.
o Phải lau chùi sạch sẽ các bộ phận của máy, cho đầy đủ dầu mỡ vào các ổ
và cơ cấu chuyển động, cần bôi trơn theo đúng hướng dẫn kỹ thuật của
từng loại máy.
o Phải lắp đặt đầy đủ các chi tiết của máy.

Trang 12
NHÓM 4
THỰC TẬP KHOAN 2018 - 2019

3. Phương pháp khoan


Khoan xoay:

 Khoan xoay bằng mũi khoan guồng xoắn được dùng khi khoan các lớp đất
dính ở trạng thái từ dẻo mềm đến nửa cứng cấp II đến cấp III
 Khoan lòng máng, khoan thìa được sử dụng khi khoan trong các lớp đất rời
ẩm ướt đất dính ở trạng thái chảy, bùn và dùng để vét dọn đấy lỗ khoan

Trang 13
NHÓM 4
THỰC TẬP KHOAN 2018 - 2019

4. Quy trình khoan


a. Khoan mở lỗ:
Sau khi lắp đặt thiết bị và khởi động máy khoan, chờ cho ổn định rồi tiến hành
khoan mở lỗ.
Sử dụng choòng khoan bi ngắn, đường kính 10cm, chiều dài 50cm lắp vào cần chủ
đạo bắt đầu khoan mở lỗ.

Choòng mở lỗ

 Sau khi khoan hết ¾ chiều dài cần chủ đạo ( khoảng 3.6m), kéo bộ
khoan cụ đưa lên khỏi lỗ khoan, gồm các bước:
 Gạt cần xa-nhích để ti thủy lực đi lên.
 Dùng quang treo đặt dưới đầu xa nhích để kéo hết cẩn chủ đạo lên khỏi
lỗ khoan nhờ hệ thống tời khoan.
 Dùng càng vinca: kẹp giữ đầu nối giữa choòng khoan và cần chủ đạo nhằm
mục đích khi tháo cần chủ đạo thì choòng khoan lấy mẫu sẽ không bị rơi
xuống hố khoan. Dùng mỏ lếch răng tháo choòng khoan ra khỏi cần chủ
đạo

Trang 14
NHÓM 4
THỰC TẬP KHOAN 2018 - 2019

 Ngắt li hợp bánh răng của pittong thủy lực, mở sang 1 bên, sau đó dùng
elevator kéo choòng khoan ra khỏi lỗ khoan.
b. Khoan từng hiệp đến độ sâu khoan

Sau khi khoan mở lỗ và kéo bộ khoan cụ ra khỏi lỗ khoan, phải tiến hành đổi
choòng khoan bi dài, đường kính 10cm, chiều dài 220cm. Mục đích của việc sử
dụng choòng khoan dài:
 Giúp định tâm tốt hơn.
 Giữ cho hệ thống choòng khoan và cần khoan ổn định, ít rung lắc trong
quá trình khoan.
Tiếp tục khoan từng hiệp 2m để lấy mẫu. Các bước được thực hiện tiếp cần khi
khoan đến độ sâu lớn như sau:
 Dùng elevator kéo thả choòng khoan lấy mẫu vào hố khoan, dùng vinca
kẹp giữ ống ngay trên miệng lỗ khoan.
 Tiếp tục dùng elevator kẹp giữ đầu cần khoan và được tời kéo lắp vào đầu
choòng khoan lẫy mẫu, (số cần khoan được lắp tùy thuộc vào độ sâu hố
khoan) sau đó thả chuỗi cần khoan xuống hố khoan, dùng vinca kẹp giữ ở
đầu cần khoan.
Trang 15
NHÓM 4
THỰC TẬP KHOAN 2018 - 2019

 Đóng li hợp bánh răng pittong,đóng li hợp côn ma sát để cần chủ đạo
vặn vào đầu cần khoan => bắt đầu hiệp khoan.
 Công việc khoan, tiếp cần, lấy mẫu và đóng SPT được thực hiện mỗi 2m
khoan và cứ lặp lại như quá trình trên.
 Trong quá trình khoan có thể nâng, hạ chuỗi cần khoan và choòng khoan
(nhờ 2 ti thuỷ lực) thích hợp để quá trình khoan diễn ra suôn sẽ.

III. Quy tình lấy mẫu


Khi khoan đến độ sâu cần thiết để lấy mẫu, tiến hành lấy mẫu. Quy trình như
sau:

 Dừng quá trình khoan xoay và hệ thống tuần hoàn dung dịch.
 Gạt cần xa nhích để 2 ti thủy lực ép chuổi cần khoan và ống lấy mẫu
xuống sâu để mẫu đi vào ống lấy mẫu. Nếu độ sâu lớn và đất cứng thì
dùng búa đóng thay cho ti thủy lực.
Khi mẫu đã vào ống lấy mẫu, tiến hành rút bộ khoan cụ lên như các bước ở trên:
o Gạt cần xa nhích để ti thủy lực đi lên.
o Dùng quang treo đặt dưới đầu xa nhích để kéo hết lên cần chủ đạo lên
khỏi lỗ khoan nhờ hệ thống tời khoan.
o Dùng vinca kẹp giữ đầu cần khoan, tháo cần chủ đạo
o Tiếp tục quá trình tháo cần nhờ vinca, mỏ lếch rang và hệ thống tời khoan
cho đến khi gặp choòng lấy mẫu.
o Tháo choòng lấy mẫu nhờ hệ thống tời khoan.
o Sau khi lấy mẫu lõi tiến hành đóng SPT
o Mẫu khoan sau khi lấy ra , tiến hành quan sát , nhận xét về độ ẩm ,
màu,phân loại đất

Trang 16
NHÓM 4
THỰC TẬP KHOAN 2018 - 2019

IV. Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (Standard Penetration Test- SPT)
1. Tổng quát
Một trong các phương pháp khảo sát địa chất công trình phục vụ xây dựng các
công trình khác nhau. Thí nghiệm SPT là một trong các thí nghiệm ngoại hiện trường
để xác định tính cơ lý của đát đá trong điều kiện thực tế.

Thí nghiệm SPT được tiến hành ngay sau khi thực hiện thao tác khoan lấy mẫu
hoặc làm sạch lỗ khoan (2m thí nghiệm 1 lần). Bằng cách đóng một mũi xuyên có
dạng có hình ống mẫu vào trong đất từ đáy một lỗ khoan đã được thi công.

Thí nghiệm SPT được biểu diễn trên biểu đồ hình trụ hố khoan trong báo cáo kết
quả khảo sát địa chất công trình.

2. Thiết bị thí nghiệm SPT


Bao gồm các bộ phận cơ bản:

 Thiết bị khoan tạo lỗ


 Đầu xuyên
o Chiều dài tổng cộng của ống: 810mm.
o Phần mũ xuyên: dùng để cắt khi xuyên vào đất
o Phần thân: gồm hai nữa bán nguyệt ốp lại, dùng để chứa mẫu đất dài
tầm từ 450 mm đến 750 mm
o Phần đầu nối: dùng để nối đầu xuyên với cần khoan, dài tầm 175 mm
o Đường kính ngoài: (51 ± 1,5) mm
o Đường kính trong: (38 ± 1,5) mm
 Bộ búa đóng
o Quả búa (63,5 ± 1) kg
o Bộ gắp búa
o Cần dẫn hướng
3. Trình tự tiến hành thí nghiệm SPT
 Lắp đặt và kiểm tra các thiết bị thí nghiệm
 Chọn điểm chuẩn, đo và đánh dấu trên cần khoan ba đoạn liên tiếp với mỗi
đoạn dài 15cm (tổng chiều sâu đóng là 45 cm)
 Đóng búa, bằng cách thả rơi búa tự do từ khoảng cách 760 mm
 Đếm số búa đóng được sau khi xuyên ngập mỗi hiệp 15cm.
 Số búa của hai hiệp sau được gọi là sức kháng xuyên tiêu chuẩn N-value.
Còn số búa đóng của 15 cm đầu tiên gọi là khoảng ổn định vị trí ống
 Kết quả thí nghiệm cho phép xác định N30 là tổng số búa ở 30cm xuyên sau
cùng của mũi xuyên. Để xác định được giá trị N30 phải tiến hành hiệu chỉnh
theo TCXD 226:1999.

Trang 17
NHÓM 4
THỰC TẬP KHOAN 2018 - 2019

4. Điều kiện dừng thí nghiệm SPT


 Thí nghiệm SPT sẽ dừng lại khi một trong các điều kiện sau xảy ra:
 Tổng số búa đóng trong một hiệp >50 búa
 Đã đóng được 100 búa.
 Ống mẫu không dịch chuyển khi đã đóng 10 búa liên tục
 Ống mẫu xuyên đủ 45 cm và không vi phạm một trong các điều khoản trên
5. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm SPT
 Lỗ khoan chưa được làm sạch hoàn toàn, các mùn khoan có thể bị giữ trong
ống mẫu và bị nén dẫn đến khi đóng mẫu làm tăng số búa.
 Kết cấu tự nhiên của đất đá đã bị phá hủy do áp lực đáng kể của cột nước
trong lỗ khoan hoặc do sử dụng bơm quá mạnh.
 Búa không rơi tự do hoặc không sử dụng cần dẫn búa, Sử dụng các đầu mũi
không đúng tiêu chuẩn. Sử dụng cần khoan nặng hơn tiêu chuẩn hoặc cần
khoan quá dài (khi khoan ở độ sâu lớn).
 Sử dụng các lỗ khoan đường kính quá lớn (D>10cm).
6. Mục đích thí nghiệm SPT
 Phân chia địa tầng
 Đánh giá giá trị của một số chỉ tiêu cơ lí
 Đánh giá một số chỉ tiêu động lực của đất
 Dự báo sức mang tải của một số loại móng
Kết quả thí nghiệm SPT

 Hiệp 1: 4 búa
 Hiệp 2: 2 búa
 Hiệp 3: 1 búa
Trang 18
NHÓM 4
THỰC TẬP KHOAN 2018 - 2019

Kết luận:
Loại đất: Cát pha sét
Màu sắc: Trắng
Độ ẩm: Ẩm ướt
Sức kháng nguyên tiêu chuẩn N30 = 3
Độ chặt: Rất bở rời

Tài liệu tham khảo

1. Bài giảng Kỹ Thuật Khoan Địa Chất – Ths. Trần Nguyễn Thiện Tâm

Trang 19
NHÓM 4

You might also like