You are on page 1of 32

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM


--- ---

TIỂU LUẬN
Thiết kế bộ truyền Vít me T
NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN:

STT HỌ VÀ TÊN MSSV

1 Nguyễn Hữu Luân 20143133

2 Nguyễn Trọng Thức 19143342

3 Nguyễn Ngọc lưu 20143464

4 Lê Hoàng Minh 20143102

5 Trần Đức Huy 20143096

6 Vương Kim Trường 20143514

TPHCM
11-2022

1
Mục lục
1. GIỚI THIỆU CHI TIẾT, CỤM CHI TIẾT: .................................................................. 3

2. PHÂN LOẠI, TIÊU CHUẨN, BẢNG BIỂU: ................................................................ 8

2.1. PHÂN LOẠI BỘ TRUYỀN VÍT – ĐAI ỐC: ....................................................................... 8


2.2. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ, LỰA CHỌN ........................................................................ 11
2.3. BẢNG BIỂU........................................................................................................... 14

3. LÝ THUYẾT LIÊN QUAN VỀ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ ............................................. 18

4. TÍNH TOÁN BỘ TRUYỀN VÍT ME ĐAI ỐC ............................................................. 19

5. VÍ DỤ ....................................................................................................................... 27

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 32

2
1. Giới thiệu chi tiết, cụm chi tiết:
Bộ truyền vít đai ốc Vít là một loại thiết bị truyền động tuyến tính cơ học chuyển đổi
chuyển động quay thành chuyển động thẳng. Hoạt động của nó phụ thuộc vào độ ăn
khớp ren của trục vít và các ren đai ốc không có ổ bi giữa chúng. Trục vít và đai ốc đang
di chuyển trực tiếp với nhau trên một khu vực tiếp xúc lớn, do đó tổn thất năng lượng
cao hơn do ma sát được tạo ra. Tuy nhiên, các thiết kế của bộ truyền vít đai ốc đã phát
triển để giảm thiểu ma sát.
Truyền động vít-đai ốc được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực kỹ thuật khác nhau:
các dụng cụ chính xác , các thiết bị tải nặng của cơ cấu ép, cần trục … nhờ kết cấu đơn
giản, gọn, khả năng tải lớn, chính xác tuy nhiên tổn thất về ma sát trong ren lớn, hiệu
suất thấp nguy hiểm về mòn tăng.
Bộ truyền vít đai ốc là một giải pháp thay thế hiệu quả về chi phí cho vít bi trong các
ứng dụng công suất thấp và nhẹ đến trung bình. Vì chúng có hiệu quả kém, việc sử dụng
chúng không được khuyến khích để truyền tải liên tục. Không giống như vít bi, chúng
hoạt động âm thầm mà không có rung động và có kích thước nhỏ gọn hơn. Chúng thường
được sử dụng như một cặp động học (liên kết) và truyền động và định vị trong các thiết
bị như máy tiện, máy quét, máy ghi âm, liên kết dây và máy kiểm tra ổ đĩa. Chúng được
sử dụng để truyền lực trong máy thử nghiệm, máy ép và giắc cắm vít.
Bộ truyền vít đai ốc có hai bộ phận chính:
+ Vít số 1 quay với số vòng quay n1, công suất truyền động P1, mô men xoắn trên
trục T1. Vít có ren ngoài tương tự như bu lông. Trong trường hợp này vít là khâu
dẫn.
+ Đai ốc số 2, chuyển động tịnh tiến với vận tốc v2, công suất trên đai ốc là P2. Đai
ốc có ren trong giống như đai ốc trong mối ghép ren. Trường hợp này đai ốc là
khâu bị dẫn.

Trong những bộ truyền khác, có thể đai ốc là khâu dẫn, đai ốc quay với số vòng quay
là n1, còn vít là khâu bị dẫn, chuyển động tịnh tiến với vận tốc v2.
Nguyên lý làm việc của bộ truyền vít đai ốc: ren của vít và ren của đai ốc ăn khớp
với nhau. Nhưng trong quá trình truyền động có trượt rất lớn trên bề mặt ren, hiệu
suất truyền động không cao.

3
Trong thực tế thường dùng các loại truyền động sau:
+ Vít quay đai ốc tịnh tiến ví dụ như bàn xe dao trong máy tiện.
• Bên cạnh các bộ phận cấu tạo máy tiện CNC như: ụ đứng, ụ động, mâm
cặp, hệ thống bàn dao thì trục vít me máy tiện cũng là một bộ phận
quan trọng không thể thiếu. Chúng giúp cho hệ thống truyền động của
máy tiện CNC hoạt động hiệu quả giúp gia tăng năng suất và đảm bảo
độ chính xác cho các chi tiết, sản phẩm được gia công.
• Chúng giúp biến đổi chuyển động quay của động cơ servo thành
chuyển động tịnh tiến hay chuyển động trượt tuyến tính. Điều khiển
bằng động cơ servo và trục vít me thường được kết nối thông qua bộ
truyền đai răng.
• Cấu tạo chính của trục vít me gồm trục vít và đai ốc gắn liền nhau.
Trong đó, phần đai ốc sẽ chuyển động dọc, hay còn gọi là trượt dọc
theo trục vít.
+ Vít vừa quay vừa tịnh tiến, còn đai ốc đứng yên. Ví dụ như chuyển động
của vít trong kích vít.
• Kích vít gồm thân kích trên có gắn đai ốc bằng đồng , vít có răng chữ
nhật hoặc ren hình thang,tay quay dẫn động và đàu chịu tải. Đầu chịu
tải tựa lên đỉnh vít và không quay cùng với vít trong quá trình nâng, hạ
vật.
• Tay quay được trang bị cơ cấu cóc có tác dụng hai chiều. Tay quay lắp
lồng không trên cổ vít , bánh cóc lắp với vít bằng then hoặc cổ vít hình
vuông.Tuỳ theo chiều quay của vít mà con cóc đặt ở một trong hai vị
trí của nó và được giữ bằng chi tiết định vị và lo xo .Vít quay để nâng
hạ vật bằng cách lắc tay quay quanh trục thẳng đứng.
• Khi sử dụng hiện tượng tự hãm của truyền động vít đai ốc thì không
cần đặt phanh. Khi đó góc nâng của ren λ phải nhỏ hơn góc ma sát
ρ.Hiệu suất của truyền động vít đai ốc có tự hãm rất nhỏ (λ < 0,5 ) . Đó
cũng là nhược điểm của kích vít.
• Kích vít được chế tạo với tải trọng nâng 2-5 t và chiều cao nâng đén
0,35 m.Khi tải trọng nâng trên 20 t thì lực dẫn động yêu cầu lớn nên

4
người ta thay tay quay bằng bộ truyền trục vít –bánh vít và dẫn động
bằng máy .
• Kích vít ứng dụng bộ truyền trục vít – đai ốc, đai ốc được lắp cố định
với thân kích, khi quay trục vít theo chiều nâng, trục vít sẽ vừa quay
vừa tịnh tiến lên để nâng vật.
+ Đai ôc vừa quay vừa tịnh tiến, còn vít đứng yên. Ví dụ như chuyển động
của đai ốc trong cơ cấu kẹp chặt của đồ gá.
• Cơ cấu kẹp chặt dùng ren vít thao tác bằng tay được sử dụng khá rộng
rãi trong các đồ gá gia công trên máy cắt kim loại. Khi kẹp bằng ren vít
ta dùng bu lông và đai óc để tạo ra lực kẹp. ưu điểm của kẹp bằng ren
vít là : kết cấu đơn giản, có thể dùng ưong nhiều công việc khác nhau,
vị trí khác nhau, lực kẹp lớn , tự hãm tốt. Nhũng ren vít có nhược điểm
là phải quay nhiều vòng mất thời gian , tốn sức, lực kẹp không đồng
đều ở các chi tiết gia công khác nhau, khi kẹp chặt có khả năng làm
dịch chuyển chi tiết do lực ma sát trên mặt đầu của vít.
• Cơ cấu kẹp chặt dùng ren vít có thể dùng kiểu kẹp trực tiếp hoặc gián
tiếp thông qua đòn kẹp. Khi kẹp trực tiếp, có thể dùng kiểu vít kẹp chặt
(lúc đó dai ốc là cố định), hoặc là dai ốc kẹp chặt (vít có định).
• Cơ cấu kẹp ren vít thông qua đòn kẹp :

1-đai ốc, 2-vít, 3-tấm kẹp, 4-vòng đệm, 5-dai ốc, 6-chi tiết, 7-phiến tì, 8-
thân đồ gá, 9-lò xo.
• Kẹp chặt bằng vít tiếp xúc trực tiếp với chi tiết.
• Kẹp chặt bằng đai ốc.
• Kẹp chặt bằng vít thông qua miếng đệm kẹp vào chi tiết:

1-tay quay, 2-vít, 3-vít hãm ê cu, 4-thân đồ gá, 5-miếng đệm . 6-chi tiết. 7-
bạc lót– Các chi tiết chủ yếu của cơ cấu kẹp bảng ren vít.
• Vít (bu lông):

Thường dùng bu lông tiêu chuẩn, có kích thước ưong khoảng 120mm-
140mm, đường kính M5-6H 4- M25-6H (M5-6g-M25-6g); vật liệu làm
bằng thép 45 hoặc thép 45 cần tôi đến độ cứng HRC =30-45.

5
• Miếng đệm:

Trong dạng sản xuất loạt lớn, hàng khối ít khi đầu vít kẹp trực tiếp lên bề
mặt chi tiết; vì kẹp trực tiếp mặt chi tiết sẽ bị lõm xuống , chi tiết bị xoay
do ma sát, vít nhờn sẽ lắc được trong mũ ốc, điểm đặt thay đổi. Miếng dệm
có thể lắp với trục vít bằng chốt , nhờ vòng lò xo để miếng dệm không rời
khỏi đầu óc dồng thòi lại có thể tự lựa theo chiều nghiêng của miếng kẹp,
nhờ ren dể vặn trục vít vào ưong miếng dệm và tự lựa khi làm việc. Mặt
đầu của miếng đệm hoặc phẳng hoặc khía hoa để tăng ma sát tuỳ thuộc
vào mặt tiếp xúc vổi chi tiết gia công thô hay là tinh.Miếng dệm làm bằng
thép 45, tôi cứng HRC=40/ 45.
• Ống lót:

Trục vít không trực tiếp lắp với vỏ đồ gá mà thông qua ống lót trung gian.
Khi ren bị mòn sẽ thay ổng lót được dễ dàng. Vật liệu chế tạo ống lót là
thép 45 lôi cúng HRC 25/30.
• Tay quay:

Để quay trục vít người ta dùng tay quay hoặc các núm vặn , các núm vặn
chỉ dùng khi yêu cầu lực nhỏ. Vật liệu chế tạo là thép 30, 40, 45 hoặc gang
dẻo.
• Đai ốc và vòng đệm:

Nếu khi thao tác để kẹp chặt không đủ không gian để đặt tay quay thì phải
dùng đai ốc cao (chiều cao bằng 1,5 lần chiều cao đường kính ren) và dùng
chìa vặn để quay. Kết cấu đai ốc như hình 3-23 là dai óc đã tiêu chuẩn.Vật
liệu chế tạo đai ốc thường dùng thép 35 tôi cứng HRC 33/ 38, hoặc thép
45 tôi cứng HRC 35/ 40.
• Trong các kết cấu kẹp chặt bằng ren óc thường phải có chi tiết vòng
đệm, nó đảm bảo sự tiếp xúc chính xác với bề mặt kẹp chặt, làm cho
trục vít không bị nghiêng lệch khi kẹp.Vật liệu vòng dệm : thép 45 tôi
đặt độ cứng HRC 40/ 45.

Nhờ những đặc điểm vượt trội cơ cấu trục vít này thường được sử dụng cho các loại thiết

6
bị, cần có truyền động thằng như:
• Máy tiện
• Máy khoan
• Máy doa tọa độ
• Các loại máy điều khiển chương trình số tự động
• Máy plasma
• Máy laser
• Các loại máy công cụ, các loại máy móc công nghiệp bán dẫn.

Trục vít me
Các dạng hỏng thường gặp
Các dạng hỏng thường gặp của trục vít đó là:
– Trục vít bị cong.
– Trục vít bị mòn, sứt mẻ bề mặt làm việc.
– Ngõng trục vít lắp với ổ bị mòn.
Phương pháp sửa chữa thay thế
– Trục vít bị cong: được nắn thẳng bằng đầu kẹp, bằng đòn bẩy hoặc bằng các phương
pháp khác. Khi nắn trục vít được chống lên 2 mũi tâm đó xác định vị trí có đô đảo lớn nhất,
lỗ tâm được phục hổi trên máy tiện, khi đó phải xén mặt đầu rổi mới sửa lỗ.
– Trục vít bị mòn, sứt mẻ bề mặt làm việc: Nếu yêu cầu về đô chính xác của bô truyền
không cao thì ta có thó hàn đắp sau đó tiện lại ren (trước khi tiện thì ta phải ủ trục vít).
– Ngõng trục vít lắp với ổ bị mòn được sửa chữa bằng cách mạ, phun kim loại. Nếu mòn
nhiều thì ta tiện nhỏ ngõng trục đi sau đó ép bạc.
- Đai ốc của trục vít me
+ Các dạng hỏng thường gặp: Do điều kiện làm việc của đai ốc là liên tục so với trục vít nên
đai ốc thường chóng mòn bề mặt làm việc, nứt hoặc vỡ.
+ Phương pháp sửa chữa thay thế: Nếu đai ốc bị hỏng thì biện pháp sửa chữa tốt nhất, kinh
tế nhất là thay mới. Bởi vì giá thành sửa chữa có khi còn cao hơn giá thành của đai ốc mới,
chất lương của đai ốc qua sửa chữa phục hổi không thó bằng đai ốc mới.
- Cụm trục vít me- đai ốc
+ Các dạng hỏng thường gặp

7
Đặc điểm của bộ truyền trục vít- đai ốc: Do bề mặt làm việc của trục vít và đai ốc khác nhau,
đai ốc làm việc liên tục nên chóng mòn hơn trục vít, mặt khác do đặc điểm của máy thường
làm việc không hết công suất nên bản thân trục vít mòn cũng không đều. Từ những nhận
định trên ta có thể đưa ra một số dạng hỏng của bộ truyền trục vít- đai ốc là:
– Bộ truyền làm việc không ổn định (lúc nặng, lúc nhẹ không đều). Nguyên nhân do nhiều
bụi bẩn, trục vít cong, thiếu dầu bôi trơn.
– Trục vít quay nhưng đai ốc không tịnh tiến. Nguyên nhân do mòn hết răng của đai ốc.
– Bộ truyền bị rơ dọc. Nguyên nhân do mòn đai ốc.
+ Phương pháp sửa chữa thay thế: Để khắc phục các dạng hỏng trên trước hết ta kiểm tra
lượng dầu bôi trơn, vệ sinh bộ truyền, kiểm tra bề mặt làm việc của trục vít- đai ốc, kiểm tra
độ thẳng của trục vít, kiểm tra độ đổng tâm giữa trục vít và đai ốc. Nếu lượng dầu bôi trơn
không đủ thì ta bổ xung thêm, nếu đai ốc bị mòn thì ta thay mới, trục vít cong thì đem nắn
lại, chú ý điều chỉnh sự đổng tâm giữa trục vít và đai ốc.
Tóm lại:
- Vít dẫn là một loại thiết bị truyền động tuyến tính cơ học chuyển đổi chuyển động
quay thành chuyển động thẳng. Nó dựa vào độ ăn khớp của trục vít và ren đai ốc.
- Các loại vít chì dựa trên hình dạng ren của chúng là ren vuông, ren hình thang và ren
vít chặn.
- Vít chì ít tốn kém hơn, dễ sản xuất hơn và nhỏ gọn hơn vì chúng có ít thành phần
hơn. Chúng có khả năng tự khóa, phù hợp trong các ứng dụng dọc và tiết kiệm chi
phí hơn trong các ứng dụng không liên tục, tốc độ thấp và trọng lượng nhẹ đến trung
bình. Tuy nhiên, chúng kém hiệu quả hơn, yêu cầu mô-men xoắn lớn hơn để truyền
động và tạo ra nhiều ma sát hơn; Điều này làm tăng độ mòn của các sợi và làm giảm
độ chính xác.
2. Phân loại, tiêu chuẩn, bảng biểu:
2.1. Phân loại bộ truyền vít – đai ốc:

Tùy theo hình dạng mặt cắt ngang của tiết diện ren, bộ truyền vít – đai ốc được chia thành
các loại:
- Vít có ren hình thang, loại này được dùng phổ biến để truyền chuyển động hai chiều.
Ren được gia công dễ dàng trên máy tiện ren.

8
- Vít có ren hình chữ nhật, bộ truyền này dùng để thực hiện chuyển động dọc trục chính
xác cao. Hiệu suất truyền động cao. Tiết diện chân ren nhỏ, nên khả nắng tải không
cao, giá thành tương đối đắt.

- Vít có ren răng cưa, có hiệu suất truyền động cao, khả năng tải trung bình. Thường
dùng truyền tải trọng theo một chiều nhất định.

9
- Vít có ren tam giác, giống như bu lông. Dùng để thực hiện chuyển động chậm, chính
xác. Loại này có hiểu xuất truyền động thấp.

Tùy theo chiều của đường xoắn vít, bộ truyền được chia ra:
- Trục vít có ren phải: nhìn vào đường ren, theo hướng đi lên, ta thấy ren đi về phía tay
phải.

- Trục vít có ren trái: theo hướng đi lên, ren đi về phía tay trái.

10
Phân loại vít me theo số đầu mối ren: bao gồm loại ren có một đầu mối (cầu tạo đơn
giản, bước vít nhỏ hơn) và loại có ren nhiều đầu mối (có góc xoắn vít và tỷ số truyền lớn
hơn).
Phân loại vít me theo công dụng: bao gồm trục vít me đai ốc ứng dụng đòi hỏi độ chính
xác chuyển động cao (thường có kích thước bộ truyền lớn) và vít me đai ốc dùng cho
các thiết bị, máy móc không đòi hỏi quá cao về độ chính xác mà chỉ ứng dụng mang tải
và truyền chuyển động bình thường.
Phân loại trục vít me theo thương hiệu: bao gồn vít me GTEN, NSK, SKF, ...
Ngoài ra ren còn được phân thành loại ren bước lớn, ren bước nhỏ.
2.2. Tiêu chuẩn đánh giá, lựa chọn
Tải trọng: Xem xét khả năng tải cần thiết.
Ví dụ: Đai ốc nhựa thường được sử dụng cho tải trọng nhẹ dưới 100 pound, mặc dù có thể
thiết kế đai ốc nhựa cho tải trọng 300 pound trở lên. Mặt khác, đai ốc bằng đồng có thể
được sử dụng cho các ứng dụng vượt quá vài nghìn pound.
Hệ số áp suất – vận tốc:
Áp suất-vận tốc, hay hệ số PV, là tích của áp suất và vận tốc giữa đai ốc và vít. Nó giúp
xác định tải trọng, tốc độ và chu kỳ làm việc mà đai ốc có thể xử lý. Tải trọng tác dụng lên
cụm vít me càng lớn thì càng phải quay chậm hơn để tránh vượt quá giới hạn PV của đai
ốc. Tương tự như vậy, đai ốc được xoay càng nhanh thì khả năng chịu tải khả dụng càng
thấp.
Hiệu suất

11
Hiệu suất của vít me thường nằm trong khoảng từ 20 đến 80% và phụ thuộc vào góc xoắn
của nó. Theo nguyên tắc chung, góc xoắn cao hơn có nghĩa là hiệu quả cao hơn vì ít năng
lượng được sử dụng để truyền vít dẫn vào việc vượt qua ma sát. Điều này là do số lần vít
phải quay để đạt được cùng một chuyển vị tuyến tính bị giảm trên vít xoắn cao. Nhược
điểm của góc xoắn cao là cần nhiều mô-men xoắn hơn để quay vít.
Điều quan trọng cần lưu ý là khi hiệu suất của vít me vượt quá 50%, vít me có thể quay
ngược lại được, có nghĩa là nó có thể bị tải quay ngược lại. Khả năng truyền động lùi là
một bất lợi trong nhiều ứng dụng vì có thể cần phanh để hỗ trợ tải nếu vít me được lắp theo
hướng thẳng đứng. Mặt khác, khả năng lái lùi là một điểm cộng trong một số ứng dụng.
Để tính hiệu suất ta sử dụng công thức:
tan(𝑔ó𝑐 𝑥𝑜ắ𝑛)
𝐻= × 100
tan (𝑔ó𝑐 𝑥𝑜ắ𝑛 + arctan 𝑓)
Trong đó: f là hệ số ma sát
➢ Tốc độ
Tốc độ mà đai ốc quay hoặc tịnh tiến có thể được kiểm soát bởi góc xoắn và đường kính
của nó. Góc xoắn nhỏ và đường kính lớn sẽ làm giảm tốc độ tuyến tính và tốc độ quay
tương ứng.
Tốc độ thấp có nghĩa là nhiệt độ hoạt động thấp, ngăn chặn mọi nhu cầu giảm chu kỳ làm
việc. Tốc độ vận hành bị giới hạn bởi tốc độ tới hạn của vít nguồn. Khi vượt quá số
vòng/phút quan trọng này (số vòng quay mỗi phút), rung động trục quá mức sẽ ảnh hưởng
đến chức năng và sự an toàn của các bộ phận. Thông thường, tốc độ vận hành không được
vượt quá 80% tốc độ tới hạn được đánh giá.
➢ Chu kỳ làm việc
Các cụm vít me bằng nhựa và thép không gỉ thường được giới hạn ở chu kỳ làm việc 50%
dưới tải trọng định mức. Các cụm vít me sử dụng đai ốc bằng đồng có khả năng chịu tải
cao hơn, nhưng các tải nặng hơn này làm tăng nhiệt ma sát nên chu kỳ làm việc của chúng
phải thấp hơn, thường thấp tới 10%. Điều này có thể được tính toán chính xác hơn bằng
cách sử dụng hệ số PV. Vít me có thể hoạt động ở chu kỳ làm việc 100% ở mức tải nhẹ và
tốc độ vừa phải hoặc chúng có thể chạy ở chế độ làm việc thấp hơn với tải trọng cao và
vòng tua máy thấp hoặc tải trọng thấp và vòng tua máy cao, nhưng không phải cả hai. Tải
trọng cao và vòng tua cao so với kích thước ren và thiết kế đai ốc nhất định sẽ dẫn đến quá

12
nhiệt và hỏng hóc.
➢ Khoảng chết, khe hở
Khoảng chết, khe hở là một sự cân nhắc quan trọng khác trong các ứng dụng mà độ chính
xác định vị là quan trọng. Các cấu hình vít me tiêu chuẩn thường có phản ứng dữ dội nằm
trong khoảng từ 0,002 inch đến 0,010 inch. Đai ốc vít me chống khoảng chết loại bỏ hiện
tượng trượt tự do và tăng khả năng lặp lại. Hầu hết các thiết kế đều đặt lò xo nén hoặc bộ
phận phù hợp khác giữa hai nửa đai ốc để loại bỏ khe hở hướng tâm. Tải trọng đặt trước
giữa các nửa đai ốc phải bằng hoặc lớn hơn tải trọng dọc trục được áp dụng theo hướng mà
cụm lắp ráp được tải thông qua cơ cấu nâng để tránh chuyển động bị mất. Kết quả là một
yêu cầu mô-men xoắn cao hơn thường đòi hỏi một động cơ lớn hơn.
➢ Tuổi thọ
Không có giải pháp dạng khép kín đáng tin cậy nào để tính tuổi thọ của vít me vì sự mài
mòn do ma sát có thể là phi tuyến tính. Một hệ số mài mòn đơn lẻ thường không đủ để dự
đoán hiệu suất trong suốt vòng đời của cụm vít me. Trong trường hợp sự kết hợp giữa tải
trọng, tốc độ và chu kỳ hoạt động vượt quá một giới hạn nhất định, sự cố có thể dự đoán
được và sẽ xảy ra nhanh chóng.
➢ Nhiệt độ
Nếu nhiệt độ của vít me - đai ốc vượt quá phạm vi nhiệt độ bình thường, độ bền của vật
liệu sẽ giảm.
➢ Độ cứng bề mặt
Độ cứng của trục ảnh hưởng đáng kể đến khả năng chống mài mòn của vít me đai ốc. Nếu
độ cứng bằng hoặc nhỏ hơn 250 HV, tổn thất do mài mòn tăng lên. Độ nhám của bề mặt
tốt nhất là từ 0,80a trở xuống. Một trục cán đặc biệt đạt được độ cứng bề mặt từ 250 HV
trở lên, thông qua quá trình tôi cứng do cán và độ nhám bề mặt từ 0,20a trở xuống. Do đó,
trục cán chuyên dụng có khả năng chống mài mòn cao.
➢ Bôi trơn
Các cơ cấu trục vít me sử dụng đai ốc bằng đồng cũng cần bôi trơn, thường là mỡ giảm
chấn đặc. Cụm vít me với đai ốc nhựa có thể chạy tốt mà không cần chất bôi trơn nhờ chất
bôi trơn bên trong vật liệu đai ốc, tuy nhiên việc sử dụng chất bôi trơn dạng gel sẽ giúp
tăng tải trọng cho phép và kéo dài tuổi thọ bằng cách giảm ma sát giữa đai ốc và vít. Nếu
có hạt, vít phải được làm sạch trước khi bôi lại chất bôi trơn. Áp dụng lại khi không còn

13
lớp màng nhìn thấy được trên các cạnh của ren vít.
Không nên sử dụng mỡ trong môi trường có nhiều hạt hoặc mảnh vụn có thể khiến mỡ trở
thành bùn mài mòn. Trong loại ứng dụng này, nên sử dụng chất bôi trơn màng khô thay
thế. Lớp phủ PTFE là một màng khô tạo ra một rào cản bôi trơn giữa nền kim loại và ống
lót polyme hoặc đai ốc chì. Nó rất phù hợp để sử dụng với đai ốc nhựa và vít me bằng thép
không gỉ. Khoảng thời gian bảo trì bôi trơn có thể được loại bỏ và lớp phủ không thu hút
các hạt như chất bôi trơn dạng gel.
2.3. Bảng biểu
Mẫu các bảng cần thiết để chọn vít me – đai ốc của hãng THK
Tiêu chuẩn chính xác

Bảng 1: Độ chính xác của trục vít của mẫu DCM và DC


Mẫu DCM

14
15
Mẫu DC

16
17
Bôi trơn

Bảng 2: Lựa chọn chất bôi trơn


3. Lý thuyết liên quan về tính toán thiết kế
a) Tính toán theo độ bên mòn
Q*h
p= [N/mm]  [p]
 * d 2 * t2 * L * z

b) Tính toán theo độ ổn định

Để kiếm tra tính ổn định thì: n  [n ]


Hệ số an toàn cho phép [n]:
+n = 2.5-3 khi trục thẳng đứng, không có lực hướng kính tác dụng.
+n = 3.5-4 khi trục thẳng đứng và chú ý đến trọng lượng bản thân.
+n >4 khi trục nằm ngang và chú ý đến trọng lượng bản thân.
Hệ số an toàn n:

Qe  2 * E * J min E * J min
n= = 2
= m*
Q (v * l ) * Q Q *l2
c) Kiểm tra độ cứng vẫn
Biến dạng theo bước ren h(mm) dưới tác dụng lực kéo hoặc nén Q(N):
Q*h
hQ =  (mm)
E*F
d) Kiểm tra sức bền

Để kiếm tra sức bền thì:  t  [ t ]


s
+ [ t ] : ứng xuất tương đương cho phép: [ t ] 
3  3.5

18
+  t : ứng xuất t:  t = Q * 1 + 1.6(
h 2
) ( N / mm2 )
F  * d1

4. Tính toán bộ truyền vít me đai ốc


➢ Bước 1: Chọn vật liệu chế tạo trục vít và đai ốc
- Dựa vào công dụng của bộ truyền, điều kiện làm việc và phương pháp gia công ren
để chọn vật liệu vít và đai ốc.
- Vít không nhiệt luyện chế tạo từ thép 45, 50 v.v... Trường hợp dùng vít nhiệt luyện
thường sử dụng thép tôi 65 Mn, 40Cr, 40CrMn v.v., hoặc thép thấm nitơ như thép
18CrMnTi v.v.. Thép thấm nitơ có độ chịu mòn cao và ít bị biến dạng khi nhiệt luyện.
- Để giảm ma sát và mòn ren, đai ốc được chế tạo từ các loại đồng thanh như đóng
thanh thiếc (Ƃp0Փ 10-1), đồng thanh thiếc - chì - kẽm (ƂpOIIC 6-6-3) và đóng thanh
nhôm - sắt (ƂpAЖ 9-4) hoặc gang giảm ma sát. Để giảm chi phí đồng, thường dùng
đai ốc bằng hai kim loại.
➢ Bước 2: Xác định áp suất cho phép [p]; Lực dọc [Fa] và ứng suất cho phép [σ].
- Áp suất cho phép, chọn như sao, phụ thuộc vật lệu vít và đai ốc:
+ Đối với thép – gang : [p] = 5…6 MPa;
+ Đối với thép – Đồng thanh: [p] = 8…40 MPa;
+ Đối với thép tôi – đồng thanh: [p] = 10…12 MPa;
- Lực dọc trục cho phép [Fa] được xác định như sau
𝜋 2 . 𝐸. 𝐽
[𝐹𝑎 ] =
𝑆. (𝜇. 𝑙𝑡 )2
Tronng đó:
E là mô đun đàn hồi của vật liệu chế tạo trục vít, MPa
𝜋.𝑑14
J là mô men quán tính của tiết diện chân ren, 𝐽 =
64

S: hệ số an toàn, có thể lấy 2,5 ÷ 4


μ là hệ số liên kết của trục vít
Nếu hai đầu có ổ đỡ, lấy μ = 1
Nếu một đầu ngàm, lấy μ = 2
lt là chiều dài tính toán ổn định

19
Ví dụ:
+ lt = lo : Vít quay, đai ốc tịnh tiến

Hình 4.1 Bộ truyền vít – đai ốc


+ lt = lQ : Vít vừa quay vừa tịnh tiến, còn đai ốc đứng yên.

Hình 4.2 Kích vít

- Ứng suất cho phép [σ] có thể lấy theo giới hạn chảy của vật liệu chế tạo trục vít
𝜎𝑐ℎ
[𝜎 ] =
𝑆
Trong đó:
𝜎𝑐ℎ : giới hạn chảy của vật liệu chế tạo trục vít
S: hệ số an toàn, có thể lấy bằng 3
➢ Bước 3: Chọn các giá trị của hệ số chiều cao ren ψh và chiều cao đai ốc ψH
- Hệ số chiều cao ren ψh có thể chọn như sau:


𝜓ℎ =
𝑝
h: chiều cao làm việc của ren

20
p: bước ren
ψh = 0.5 đối với ren hình thang và ren vuông
ψh = 0.75 đối với ren hình chữ nhật và ren răng cưa
ψh = 0.54 đối với ren tam giác
- ψH là hệ số chiều cao đai ốc:

ψ𝐻 = 𝐻/𝑑2
H chiều cao đai ốc
+ Thường chọn ψH trong khoảng 1.2 ÷ 2.5 đối với đai ốc nguyên
+ Đối với đai ốc ghép , ψH =2.5 ÷ 3.5
➢ Bước 4: Xác định đường kính trung bình d2. Chọn d2 theo tiêu chuẩn, xác định d và
d1, các kích thước khác của bộ truyền. Vẽ kết cấu của bộ truyền Vít – đai ốc.

𝐹𝑎
𝑑2 ≥ √
𝜋ψ𝐻 . ψℎ . [𝑝]

𝐹𝑎 : Lực dọc trục tác dụng lên vít được biết trước hoặc
tính toán từ tải trọng tác dụng lên bộ truyền.
- Sau khi xác định được d2, chọn d2 theo giá trị gần nhất trong tiêu chuẩn (bảng P2.4,
P2.5, P2.6, Phụ lục [1]), từ đó tra ra các thông số khác:

+ Đường kính ngoài d


+ Đường kính trong d1
+ Bước ren p
- Theo công dụng của bộ truyền và yêu cầu về tự hãm, chọn số mối ren zh:
+ Trường hợp cần đảm bảo tính tự hãm, chọn số mối ren: zh = 1
+ Yêu cầu vít thực hiện hành trình lớn hơn sau một vòng quay thì chọn ren nhiều đầu mối:
zh > 1.
Khi đó bước vít được tính:
ph = zh.p
Và góc vít
𝑝ℎ
𝛾 = 𝑎𝑟𝑐𝑡𝑔 [ ]
𝜋𝑑2
Hoặc

21
𝑧ℎ
𝛾 = 𝑎𝑟𝑐𝑡𝑔 [ ]
𝜋𝑑2
Sau khi xác định được góc vít nếu cần kiểm tra điều kiện tự hãm thì tiến hành theo công
thức.

𝑓
𝛾 < 𝜌 = 𝑎𝑟𝑐𝑡𝑔 ( )
𝑐𝑜𝑠𝛿
Trong đó:
ρ – góc nghiêng của cạnh ren làm việc
+ ρ = 15o đối với ren hình thang
+ ρ = 3o đối với ren răng cưa
+ ρ = 0o đối với ren chữ nhật

22
Hình 4.3 Các loại ren truyền động
f – hệ số ma sát, phụ thuộc cặp vật liệu của vít đai ốc:
+ Với thép – đồng thanh thiếc: f = 0,1
+ Với thép – đồng thanh không thiếc: f = 0,12
+ Với thép – gang giảm ma sát: f = 0,13
- Xác định chiều cao đai ốc và số vòng ren:
𝐻 = ψ𝐻 𝑑2
- Số vòng ren đai ốc:
𝐻
𝑧= ≤ 𝑧𝑚𝑎𝑥 = 10 … 12
𝑝
Để tránh làm tăng sự phân bố không đều tải trọng dọc trục cho các vòng ren.
➢ Bước 5: Kiểm tra điều kiện ổn định của trục vít. Nếu không thỏa mãn, phải điều
chỉnh kích thước của bộ truyền.
Với vít tương đối dài và chịu nén cần kiểm nghiệm về uốn dọc nhằm đẩm bảo điều kiện ổn
định Ole. Công thức kiểm nghiệm có dạng :
So = Fth / Fa ≥ [So]
Trong đó:
So - là hệ số an toàn về ổn định
Fth - tải trọng tới hạn (N)
Fa – tải trọng lực dọc trục (lực nén)
[So] = 2,5..4 : Hệ số an toàn ổn định cho phép
Để xác định tải trọng tới hạn cần dựa vào độ mềm của vít
𝜆 = 𝜇𝑙/𝑖
Trong đó:
μ là hệ số liên kết của trục vít
+ μ = 1 Nếu hai đầu được cố định bằng bảng lề
+ μ = 0,7 Nếu một đầu vít được cố định bằng bảng lề, đầu kia bị ngàm
+ μ = 0,5 Nếu hai đầu vít bị ngàm
+ μ = 2 Khi một đầu vít bị ngàm, một đầu tự do
l – chiều dài tính toán của vít, với vít hai gối tựa, l là khoảng cách giữa hai gối, với
vít một gối tựa thì l là khoảng cách từ giữa đai ốc đến gối tựa.

23
𝐽
𝑖 = 𝜋𝑑2
– bán kính quán tính của tiết diện vít
√ ( 4 1)

Khi λ ≥ 100 dùng công thức Ơle để tính tải trọng tới hạn.
Fth = π2EJ/(μl )2
Trong đó:
𝜋.𝑑14 𝑑
J là mô men quán tính của tiết diện vít, 𝐽 = (0,4 + 0,6
64 𝑑1

E – modun đàn hồi, với thép E = 2,1.105 MPa


Khi 60 < λ < 100 Fth tính heo công thức thực nghiệm sau:
𝜋𝑑12
𝐹𝑡ℎ = (𝑎 − 𝑏𝜆)
4
Trong đó:
a,b – hệ số thực nghiệm phụ thuộc vật liệu vít
Đối với thép 45: a = 450, b = 1,67
Đối với thép 50: a = 473, b = 1,87
Khi λ ≤ 60 không cần kiểm tra về ổn định
➢ Bước 6: Tính ứng suất tương đương. Kiểm tra độ bền của vít. Nếu không đủ bền,
phải điều chỉnh kích thước trục vít.
Các vít tải nặng cần được kiểm tra về độ bền theo ứng suất tương đương;

4𝐹𝑎 𝑇 2
𝜎𝑡𝑑 = √𝜎 2 + 3𝜏 2 = √( 2 )2 + 3( ) ≤ [𝜎 ]
𝜋𝑑1 0,2𝑑13

Trong đó:
𝐹𝑎 , T – tương ứng là lực dọc và momen xoắn trên tiết diện nguy hiểm của vít
[𝜎] - ứng suất cho phép (kéo hoặc nén)
[𝜎] = 𝜎𝑐ℎ /3 – với 𝜎𝑐ℎ giới hạn chảy của vật liệu vít

24
d1 đường kính trong của ren vít
Để xác định vị trí của tiết diện
nguy hiểm cũng như trị số Fa và T
hãy thiết lập biểu đồ lực dọc mà
momen xoắn theo chiều dài vít,
trên hình 4.4a là trường hợp kích
vít, trên hình 4.4b là trường hợp
máy ép vít.
Từ hình 4.4 suy ra:
- Trường hợp đai ốc và gối tì của
lực Fa ở về hai phía so với điểm
đặt cỉa momen quay vít h.4.4a,
tiết diện nguy hiểm là vị trí tiếp
nhận toàn bộ lực dọc Fa và giá
Hình 4.4 Biểu đồ lực dọc và momen
trị lớn hơn trong hai giá trị của
momen ren Tr và momen gối tì
Tg .
- Trường hợp đai ốc và gối tì của lực Fa ở cùng một phía so với điểm đặt momen quay
vít h.4.4b, tiết diện nguy hiểm à vị trí tiếp xúc với đai ốc, tại đó vít tiếp nhận toàn bộ
hoặc một phần lực dọc trục Fa và một phần hoặc toàn bộ momen xoắn T = Tr + Tg
Momen ren được xác định theo công thức:
𝑇𝑟 = 𝐹𝑎 𝑡𝑔 (𝛾 + 𝜑)𝑑2 /2
Trong đó 𝜑 = 𝑎𝑟𝑐𝑡𝑔𝑓 − góc ma sát, 𝛾 – góc vít, d2 – đường kính trung bình của ren vít;

25
Trị số của mômen gối tì Tg phụ thuộc vào
hình dạng mặt tiếp xúc giữa đầu vít và lót ổ
của gối tì.
Với kết cấu trên h.4.5.a (mặt tiếp xúc là vành
tròn đường kính trong do, đường kính ngoài
Do):
1 𝐷𝑜3 − 𝑑𝑜3
𝑇𝑔 = f𝐹𝑎 2
3 𝐷𝑜 − 𝑑𝑜2
Với kết cấu hình h.4.5.b:
1
𝑇𝑔 = f𝐹𝑎 𝐷𝑜
3
Trong đó f - hệ số ma sát trượt, f = 0,1...0,15
(thép với thép hoặc thép với gang).
Để giảm bớt mômen ma sát trên gối tì có thể dùng vít Hình 4.5 Kết cấu gối tì
với ngõng đứng ma sát lăn (h.4.6). Trong trường hợp
này mômen ma sát gối tì
1
𝑇𝑔 = ft 𝐹𝑎 (𝐷𝑜 + 𝑑𝑜 )
3

Trong đó:
ft – hệ số ma sát thay thế,
ft = 0,03;
Do và do – đường kính ngoài và đường kính trong của ổ lăn.

26
Hình 4.6 Gối tì dùng ngõng đứng ma sát lăn Hình 4.7 Đai góc ghép

Đối với đai ốc cần tiến hành các phép tính kiểm nghiệm sau đây về độ bền. Trường hợp
dùng hai đai ốc ghép bằng hai kim loại (h.4.7) ta có:
- Độ bền kéo (hoặc nén, khi đó thay 𝜎𝑘 = 𝜎𝑛 ):
4𝐹𝑎
𝜎𝑘 = ≤ [𝜎𝑘 ]
𝜋(𝐷32 −𝐷2 )

- Độ bền cắt và dập:


𝐹𝑎
𝜏𝑐 = ≤ [𝜏𝑐 ]
𝜋𝐷3 ℎ
4𝐹𝑎
𝜎𝑑 = ≤ [𝜎𝑑 ]
4(𝐷42 −𝐷32 )

Các yếu tốc của đai ốc lấy bằng: h = 1/3H;


D4 = 1,25D3; còn ứng suất cho phép phụ thuộc vật liệu đai ốc:
- [𝜎𝑑 ] = 80 MPa: đai ốc bằng đồng thanh hoặc gang và vỏ tì bằng gang hoặc thép;
- [𝜏𝑐 ] = 30 ... 50 MPa: đai ốc bằng đồng thanh hoặc gang
- [𝜎𝑘 ] = 34 ... 44 MPa: đai ốc bằng đồng thanh
- [𝜎𝑘 ] = 20 ... 24 MPa: đai ốc bằng gang
5. Ví dụ

27
5.1.Chọn vật liệu chế tạo trục vít và đai ốc
- Dựa vào công dụng của bộ truyền, điều kiện làm việc và phương pháp gia công ren để chọn
vật liệu vít và đai ốc.
- Vít không nhiệt luyện chế tạo từ thép 45. Để giảm ma sát và mòn ren, đai ốc được chế tạo
từ các loại đồng thanh như đóng thanh thiếc (Ƃp0Փ 10-1), đồng thanh thiếc - chì - kẽm
(ƂpOIIC 6-6-3) và đóng thanh nhôm - sắt (ƂpAЖ 9-4) hoặc gang giảm ma sát. Để giảm chi
phí đồng, thường dùng đai ốc bằng hai kim loại.
- Dùng ren vuông 1 đầu mối. Hướng ren; phải (ren không tiêu chuẩn).
5.2.Tính đườnh kính trung bình của vít theo công thức:
Chọn các giá trị của hệ số chiều cao ren ψh và chiều cao đai ốc ψH
- Hệ số chiều cao ren ψh có thể chọn như sau:


𝜓ℎ =
𝑝
h: chiều cao làm việc của ren
p: bước ren
ψh = 0.5 đối với ren hình thang và ren vuông

28
ψh = 0.75 đối với ren hình chữ nhật và ren răng cưa
ψh = 0.54 đối với ren tam giác
- ψH là hệ số chiều cao đai ốc:

ψ𝐻 = 𝐻/𝑑2
H chiều cao đai ốc
+ Thường chọn ψH trong khoảng 1.2 ÷ 2.5 đối với đai ốc nguyên
+ Đối với đai ốc ghép , ψH =2.5 ÷ 3.5
5.3.Chọn các thông số của ren:
Chiều cao profin ren h = 0,1.d2 = 0,1.40 = 4 mm
Đường kính ngoài d = d2+h = 40+4 = 44 mm
Đường kính trong d = d2-h = 40-4 = 36 mm
Bước ren p= 2h = 2.4 = 8 mm
Bước vít Ph = Zh.p = 1.8 = 8 mm
Góc vít γ = arctg[ P h/( π.d2)] = arctg[8/(3,14.400] = 5,71 độ
Hệ số ma sát của cặp vật liệu thép – đồng thanh thiếc bôi trơn không tốt f = 0,1 do đó φ = arctg(0,1)
= 3,64 độ

Hình 4.6 Gối tì dùng ngõng đứng ma sát lăn Hình 4.7 Đai góc ghép

5.4.Kiểm nghiệm vít về độ bền:

Trường hợp kích vít, tiết diện nguy hiểm tiếp nhận toàn bộ lực dọc Fa và moment là giá
trị lớn hơn trong 2 giá trị của Tr và Tg (h8.2.) theo công thức 8.8)

29
Tr = Fa. Tag(γ+ φ)d2/2 = 40000.tg(5,71 + 3,64)40/2 = 131720 Nmm.
Chọn mặt tù với Do = 2d = 2.44 = 88 mm, do =25 mm khi đó theo công thức:
1 𝐷𝑜 3 −𝑑𝑜 3 1 883 −253
Tg = f.Fa 2 = 0,12.40000 = 149650 Nmm > Tr
3 𝐷𝑜 2 −𝑑𝑜 3 882 −252

Do đó lấy T = 149650 Nmm để tính. Theo công thức:


4𝐹𝑎 𝑇 4.4000 149650
𝜎𝑡𝑑 =√(𝜋d12 )2 + 3(0,2d13 )2= √( 𝜋402 )2 + 3( 0,2403 )2 = 37,7 MPa.

Với thép 45, 𝜎𝑡𝑑 = 360 MPa , do đó 𝜎𝑐ℎ /3 = 360/3 = 120 MPa
Vậy điều kiện bền được đảm bảo.

5.5.Kiểm nghiệm vít về độ ổn định:


Để xác định độ mềm của vít, cần tính momen quán tính J và bán kính quán tính i:
𝜋.𝑑14 𝜋.402 44
𝐽= = ( 0,4 + 0,6. 36 ) = 94000 𝑚𝑚3
4 4

𝐽 94000
𝑖=√ = √ = 9,62
𝜋d12 /4) 𝜋402 /4)

Do đó theo độ mềm λ = của vít sẽ là


λ = μ.l/ i= 2.500/9,62 = 104

30
trong đó μ = 2 9 ( vít được ngàm một đầu, một đầu tự do).
Với λ > 100 dùng công thức Ơle để tính tải trọng tới hạn.
Theo (8.17):
Fth = 𝜋 2 EJ/(μl )2 = 3,14.2,1. 105 /(2.500)2 = 194600 N
Do đó hệ số an toàn ổn định ( công thức 8.15):
So = Fth /Fa = 194600/40000 = 4,86> [ So] = 2,5…4
Điều kiện ổn định được đảm bảo.
5.6.Kích thước đai ốc:
Chiều cao đai ốc H = ψ𝐻 . 𝑑2 = 1,8.40 = 72mm
Số vòng ren của đai ốc z = H/p = 72/8 = 9 < Zmax = 10…12
Tương tự như trường hợp của đai ốc ghép, đối với đai ốc nguyên cảu kích vít, ta cũng theo
điều kiện bền dập, điều kiện bền kéo và điều kiện bền cắt để kiểm tra hoặc chọn các kích
thước còn lại của đai ốc (h8.11), trong đó 𝜎𝑑 = 80 MPa, 𝜎𝑘 = 40 MPa, τ= MPa.
Đường kính ngoài cảu đai ốc.
4𝐹 440000
D > √𝜋[𝜎 ]+d2
= √𝜋.80+442 = 56,7
𝑘

Chọn D = 58 mm
Đường kính ngoài của mật bích đai ốc
4𝐹 440000
D > √𝜋[𝜎 2 = √𝜋.80+582 = 5663,2
𝑘 ]+D

Chọn D1 = 66mm
Chiều dài bích đai ốc
δ = Fa/( 𝜋D[τ] = 40000/(3,14.58.30) = 7,3
Chọn δ = 8 mm.

31
Tài liệu tham khảo
1. Tính toán, thiết kế hệ dẫn động cơ khí_tập1, PGS. TS. Trịnh Chất – TS. Lê Văn
Uyển
2. Giáo trình chi tiết máy, PSG. TS. Nguyễn Văn Yến.
3. Lead Screw Nut Thk General Catalog
4. Lead Screw, https://www.iqsdirectory.com/articles/ball-screw/lead-
screws.html#:~:text=The%20lead%20screw%20nut%20is%20a%20cylindrical%20
section,moves%20linearly%20while%20the%20other%20component%20is%20fix
ed.
5. https://olympicmyviet.com.vn/co-cau-kep-chat-trong-co-khi/

32

You might also like