You are on page 1of 28

GVHD: NGUYỄN TRẦN THIỆN TÂM – LÊ NGUYỄN HẢI NAM NHÓM 2

MỤC LỤC
I. TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT KỸ THUẬT KHOAN ................................ 3
1. Quy trình cơ bản thi công giếng khoan ................................................................ 3
2. Chế độ xoay .......................................................................................................... 3
a. Áp lực chiều trục (tải trọng lên choòng): P....................................................... 3
b. Lưu lượng và chất lượng nước vỉa: Q ............................................................... 3
3. Dung dịch khoan .................................................................................................. 3
4. Một số thiết bị khoan trên mặt đất ........................................................................ 4
5. Dụng cụ khoan ........................................................................................................ 4
6. Các hệ thống chính của choòng khoan.................................................................... 4
II. MỘT SỐ BẢNG TRA PHỤC VỤ CÔNG TÁC THỰC TẬP ........................ 5
Bảng 1: Xác định tên đất tại thực địa .......................................................................... 5
Bảng 2: Xác định trạng thái của đất sét pha và đất sét................................................ 6
Bảng 3: Xác định độ ẩm của đất ................................................................................. 6
Bảng 4: Xác định đô chặt của đất rời khi khoan ......................................................... 7
III. QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI THỰC ĐỊA .................................................... 7
1. Chuẩn bị trước khi khoan: .................................................................................... 7
2. Thông số máy khoan XY-1 .................................................................................. 9
3. Thiết bị khoan của máy XY-1 ............................................................................ 10
a. Máy khoan....................................................................................................... 10
b. Máy bơm dung dịch ........................................................................................ 11
c. Tháp khoan ...................................................................................................... 12
d. Hệ thống nâng thả ........................................................................................... 12
e. Hệ thống năng lượng diesel ............................................................................ 14
4. Dụng cụ khoan.................................................................................................... 14
5. Phương pháp khoan ............................................................................................ 18
6. Quá trình khoan ..................................................................................................... 19
a. Khoan mở lỗ .......................................................................................................... 19
b. Khoan từng đoạn đến độ sâu yêu cầu.................................................................... 20
7. Lấy mẫu .............................................................................................................. 20
8. Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT (Standard Penetration Test) ........................... 22

THỰC TẬP KHOAN 2017-2018 1


GVHD: NGUYỄN TRẦN THIỆN TÂM – LÊ NGUYỄN HẢI NAM NHÓM 2

a. Phương pháp thí nghiệm .................................................................................... 22


b. Dụng cụ thí nghiệm ......................................................................................... 22
c. Trình tự tiến hành thí nghiệm SPT ................................................................. 23
d. Điều kiện dừng thí nghiệm SPT...................................................................... 24
e. Các nhân tố ảnh hưởng đến sai số thí nghiệm SPT ........................................ 24
9. Kết quả thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT ......................................................... 25
a. Báo cáo kết quả thí nghiệm nhóm 2: .................................................................. 25
b. Kết quả thí nghiệm trong suốt quá trình khoan .................................................. 26
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 28

THỰC TẬP KHOAN 2017-2018 2


GVHD: NGUYỄN TRẦN THIỆN TÂM – LÊ NGUYỄN HẢI NAM NHÓM 2

I. TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT KỸ THUẬT KHOAN


1. Quy trình cơ bản thi công giếng khoan
- Phá hủy đất đá.
- Vận chuyển mùn khoan lên bề mặt.
- Gia cố thành giếng khoan.

2. Chế độ xoay
- Áp lực chiều trục (tải trọng lên choòng): P
- Vận tốc quay của choòng khoan: n
- Lưu lượng và chất lượng nước vỉa: Q

a. Áp lực chiều trục (tải trọng lên choòng): P


P1 < P ≈ P2 < P3
P1: tải trọng cần thiết để phá hủy đất đá ở đáy lỗ khoan
P1 = σ.F
σ: ứng suất kháng nén của đất đá
F: diện tích tiếp xúc của răng choòng với đất đá
P2: tải trọng hiệu quả của choòng
P2 = a.Dc
a: tải trọng hiệu quả cho 1 cm đường kính của choòng
Dc: đường kính của choòng
P3: tải trọng cho phép lớn nhất đối với mỗi loại choòng

b. Lưu lượng và chất lượng nước vỉa: Q


Qmin < Q < Qmax
Qmin: lưu lượng nhỏ nhất đưa mùn khoan từ đáy lên bề mặt
Qmax: lưu lượng máy bơm

3. Dung dịch khoan


- Nâng mùn từ đáy giếng lên đến bề mặt khoan
- Ổn định thành giếng khoan
- Giữ mùn khoan ở trạng thái lơ lững khi ngưng tuần hoàn

THỰC TẬP KHOAN 2017-2018 3


GVHD: NGUYỄN TRẦN THIỆN TÂM – LÊ NGUYỄN HẢI NAM NHÓM 2

- Làm mát và bôi trơn khoan cụ


- Truyền dẫn công suất cho động cơ đáy
- Truyền thông tin địa chất lên bề mặt

4. Một số thiết bị khoan trên mặt đất


Theo tính cơ động, các thiết bị khoan trên đất liền có thể được chia làm 3 loại: tự
hành, bán tự hành và cố định.
- Thiết bị khoan tự hành: các thiết bị khoan nhẹ ( chiều sâu khoan tối đá dưới
2000m) được gắn trực tiếp trên xe tải cở lớn, có tính cơ động.
- Thiết bị khoan bán tự hành: các thiết bị khoan trung bình và sâu. Thường gắn
trên rơ móc chuyên dụng hoặc xe lăn khổng lồ. Có thể di chuyển ở cự li ngắn, khi cần
đi xa thì phải được tháo rời từng phần riêng biệt.
- Thiết bị khoan cố định: sữ dụng để khoan các giếng sâu và siêu sâu. Cần phải
tháo rời từng bộ phận khi di chuyển.
-Ngoài ra còn có xà lan khoan là thiết bị có đáy được sử dụng tại các vùng sông
nội địa, mặt nước nông (3-5 m) và yên tĩnh.
5. Dụng cụ khoan
- Dụng cụ phá hủy đất đá (choòng khoan, choòng doa, lưỡi khoan)
- Dụng cụ lấy mẫu
- Cột cần khoan và các đầu nối
6. Các hệ thống chính của choòng khoan
Tháp khoan và cấu trúc dưới tháp: chịu tải trọng của bộ khoan cụ, cột ống
chống trong quá trình làm việc
Hệ thống cung cấp năng lượng: vận hành tất cả các máy móc
Hệ thống nâng thả: nâng thả bộ khoan cụ
Hệ thống xoay: xoay bộ khoan cụ
Hệ thống tuần hoàn: tuần hoàn dung dịch trong giếng khoan và đưa mùn
lên bề mặt
Hệ thống đo trong khi khoan: đo và ghi lại tất cả các thông số khoan
Hệ thống kiểm soát giếng: đảm bảo an toàn trong quá trình thi công

THỰC TẬP KHOAN 2017-2018 4


GVHD: NGUYỄN TRẦN THIỆN TÂM – LÊ NGUYỄN HẢI NAM NHÓM 2

II. MỘT SỐ BẢNG TRA PHỤC VỤ CÔNG TÁC THỰC TẬP


Bảng 1: Xác định tên đất tại thực địa

NHỮNG DẤU HIỆU XÁC ĐỊNH TÊN ĐẤT Ở THỰC ĐỊA

Loại đất Đặc điểm của đất khi khô Đặc điềm của đất khi ẩm

-khi cắt bằng dao hoặc miết


thì bề nặt láng trơn không có
-khi đập thì vỡ thành mảnh có cạnh
vết xước
-rất khó miết trong tay thành bột
-rất dẻo, dễ vê tành sợ dài
Đất sét -trạng thái cứng rắn
đường kính nhỏ dưg cảm thấy
có cát hạt nhỏ duới 1 mm. dễ
lăn thành hình cầu nhỏ
-dính bết

-khi cắt bằng dao thì bề mặt


-khi đạp hoặc khi bóp bằng tay thì bị nhẵn mịn, nhưng cảm thấy có
Đất sét pha vỡ vụn thành mẫu không có cạnh cát hạt cát nhỏ, có vết xước.
-nhìn thấy có những hạt cát - ve được thành các sợi đường
kính nhỏ nhưng dễ đứt đoạn

-khi cắt bằng dao thì dễ xù xì


-khi bóp hoặc miết dễ vỡ thành bột. -khó ve thành sợi nhỏ 2-3
Đất cát pha -thành phần hạt không đồng nhất, các mm. sợi đất có vết nứt trên
hạt lớn hơn 0.25 mm chiếm ưu thế mặt và dễ vỡ.
-hơi dẻo

-không dẻo
-đối với đất cát ẩm có độ dính
-rời rạc
biểu kiến nhỏ
Đất cát bụi - lắc trong bàn tay thì đê lịa nhiều hạt
-khi quá ẩm dễ bi chảy lỏng
bụi
-không lăn được thành sợi 2-3
mm

-rời rạc -không dẻo


Các loại đá -có thể phân chia thành các nhóm hạt -đối với đất cát ẩm có thể dính
sỏi cuội bằng mắt thường và bảng mẫu cỡ hạt độ biểu kiến nhỏ
hoặc bằng rây -không lăn được thành sợi

THỰC TẬP KHOAN 2017-2018 5


GVHD: NGUYỄN TRẦN THIỆN TÂM – LÊ NGUYỄN HẢI NAM NHÓM 2

Bảng 2: Xác định trạng thái của đất sét pha và đất sét

Trạng thái Dấu hiệu nhận biết

Đập dễ vỡ ra từng cục, bóp tron tay đất bị vụn.


Cứng và nửa cứng
N>30.N=16-30

Khi bẻ một thỏi đất, đất bị cong rồi gẫy cục đất lớn dùng
Dẻo cứng
tay khó nặn được thành hinhftheo ý muốn. N=9-15

Dùng tay nặn thành hình không khó, hình dạng ặn dược
Dẻo mềm
vẫn giữ nguyên theo thời gian. N=5-8

Nặn và vê cũng bị dính bẩn; để đất trên mặt phẳng


Dẻo chảy
nghiêng. Đất bị chảy thành lớp dày (dạng cái lưỡi). N=2-4

Khó năn thành hình vì khó giữ nguyên trạng, để đất trên
Chảy
mặt phẳng nghiêng chảy thành lớp. N<=2

Bảng 3: Xác định độ ẩm của đất

Độ ẩm Dấu hiệu
Không cảm thấy có nước. nắm trong tay rồi mở ra đất dá sẽ
Khô
rời ngay.

Nắm trong tay thì có cảm giác lạnh. Nắm lại rồi mở tay ra,
lắc đất trong lòng bàn tay thì đất vỡ ra thành những cục nhỏ.
Hơi ẩm
Đặt tờ giấy thấm dưới cục đất thì chỉ sau 1 lúc sau giấy mới
bị ẩm

Nắm trong tay thấy ẩm ướt, sau khi mở ra dất còn giữ nguyên
Ẩm ướt hình dạng một lúc mới vỡ. đặt tờ giấy thấm dưới đất thì giấy
bị ẩm ướt rất nhanh và có các vết cáu bẩn.

Thấy nước rõ ràng, lắc đất reong lòng bàn tay thì đất rửa ra
Bão hòa
hoặc vón lại thành cục tròn, nước chảy ra từ đất

Để yên tự do cho đất đá rời ra, chảy lỏng, nước rất nhiều và
Quá bão hòa
chảy ra từ các khe hổng.

THỰC TẬP KHOAN 2017-2018 6


GVHD: NGUYỄN TRẦN THIỆN TÂM – LÊ NGUYỄN HẢI NAM NHÓM 2

Bảng 4: Xác định đô chặt của đất rời khi khoan

Độ chặt Dấu hiệu


Cho ông có mẫu van rơi tự do cho ống nảy lên, tiếng vang
đanh gọn, đập van nhiều lần mới xuống được, xoay ống
Rất chặt chẽ
chống xuống đất chậm. cát không mút chặt vào đầu ống vẫn
có van. N>=50
Cho ống mẫu có van rơi tự do có tiếng van trầm. xoay ống
chống xuống chậm. cát không mút vào đầu có lỗ van.
Chặt chẽ N=30-50
Chặt vừa Cho ống mẫu có van rơi tự do có tiếng van trầm đục. ống
thành không xoay cũng xuống được một ít. Cát mút đầu ống
van. N=10-29
Cho ống mẫu có van rơi tự do không có tiếng van, có cản
Xốp (rời rạc) giác mềm, ống chống tự tụt xuống trước mũi ống mẫu có
van. N<30

III. THỰC TẬP TẠI THỰC ĐỊA


Trong chương trình thực tập khoan, sinh viên đã được thực tập với máy khoan
XY-1 vào ngày 21/01/2018 tại sân C6 – Đại Học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh.
1. Chuẩn bị trước khi khoan:
- Tổ chức chuẩn bị và vận chuyển các thiết bị cần thiết cho quá trình khoan đến
thực địa.

(Vận chuyển máy khoan đến thực địa bằng máy nâng)
- Xác định vị trí khoan (tại sân C6 – ĐHBK) và cao độ lỗ khoan.

THỰC TẬP KHOAN 2017-2018 7


GVHD: NGUYỄN TRẦN THIỆN TÂM – LÊ NGUYỄN HẢI NAM NHÓM 2

- Làm nền khoan: Nền khoan phải bằng phẳng, ổn định, thoát nước tốt trong suốt
quá trình khoan
- Đào lỗ và làm đường dẫn đến vị trí lỗ khoan để diễn ra quá trình tuần hoàn dung
dịch khoan.

(Đào lỗ để tuần hoàn dung dịch khoan)

- Lắp ráp thiết bị khoan: lắp bệ máy khoan vào đúng vị trí sao cho khi lắp đầu máy
khoan thì trục quay đầu máy khoan trùng với trục lỗ khoan. Tra dầu, bôi trơn vào
các ổ, cơ cấu chuyển động.
- Dựng tháp khoan: Tháp khoan là một bộ phận của cụm thiết bị khoan, nó là một
công trình gồm tháp khoan và nhà khoan. Tháp khoan dùng để kéo thả cần
khoan, ống chống và dựng cần khoan. Tháp khoan phải được dựng trên nền đất
cứng và ổn định trong suốt quá trình khoan.
- Lắp bộ ròng rọc lên đỉnh tháp khoan.

(Lắp ròng rọc tĩnh lên đỉnh tháp khoan)

THỰC TẬP KHOAN 2017-2018 8


GVHD: NGUYỄN TRẦN THIỆN TÂM – LÊ NGUYỄN HẢI NAM NHÓM 2

- Nâng hạ dụng cụ khoan: khi nâng hạ dụng cụ khoan phải kéo hoặc hạ tời nhẹ
nhàng và đều đặn, không được tăng hoặc giảm tốc một cách đột ngột. Khi dừng
tời phải từ từ, không được phanh đột ngột để tránh giật cáp, đứt cáp, phá tời, rơi
mẫu.

(Nâng hạ bộ khoan cụ đến bị trí lỗ khoan)


2. Thông số máy khoan XY-1

(Máy khoan XY-1)

THỰC TẬP KHOAN 2017-2018 9


GVHD: NGUYỄN TRẦN THIỆN TÂM – LÊ NGUYỄN HẢI NAM NHÓM 2

Chiều sâu khoan 100 m


Đường kính lỗ khoan lớn nhất ban đầu 110 m
Đường kính lỗ khoan sau cùng 75 mm
Đường kính ống khoan 42 mm
Phạm vi góc khoan 900-750
Kích thước (LxWxH) 1640 x 1030 x 1440 m
Trọng lượng 500 kg

3. Thiết bị khoan của máy XY-1


Các hệ thống chính của một thiết bị khoan bao gồm:
 Máy khoan XY-1
 Máy bơm dung dịch
 Tháp khoan
 Hệ thống nâng thả
 Động cơ cung cấp năng lượng diesel.

a. Máy khoan
Máy được sử dụng là máy XY-1, đây là loại máy khoan di động và khoan thủy
lực, truyền áp lực thông qua áp lực của 2 trục spinden. Máy khoan XY-1 thường
được sử dụng để khoan khảo sát địa chất công trình, khoan đá,... Có thể khoan
trong đất đá từ cấp II đến cấp IX. Có hiệu quả cao nhất khi khoan các loại đá mềm.

(Bộ phần truyền động máy khoan)


Các dụng cụ chính của máy khoan gồm có:
 Côn ma sát để đóng mở máy.
 Hộp số nhiều cấp để điều chỉnh tốc độ quay khi khoan và kéo thả cần.

THỰC TẬP KHOAN 2017-2018 10


GVHD: NGUYỄN TRẦN THIỆN TÂM – LÊ NGUYỄN HẢI NAM NHÓM 2

 Tời, sức kéo của tời phả tương đương với tải trọng lớn nhất của cột cần khoan
hay ống chống của lỗ khoan và hệ thống ròng rọc được dùng.

b. Máy bơm dung dịch


Khái niệm:
Trong khoan địa chất, người ta thường dùng máy bơm chuyên dụng là bơm
pittong, vì máy bơm khả năng bơm được dung dịch, nó có sức đẩy lớn, thắng
được sức cản trong lòng cột cần khoan, có thể bơm dung dịch nước và cát nhưng
tuổi thọ vẫn cao. Một ưu điểm nổi bật của máy bơm pittong là hầu như lưu lượng
bơm không đổi khi áp suất bơm tăng trong giá trị cho phép.
Máy bơm thuộc loại bơm tác dụng đơn, nghĩa là với một hành trình kép (đi và về)
của pittong thì chỉ có một lần hút và một lần đẩy. Khi máy bơm hút thì sẽ không đẩy
và ngược lại, khi máy bơm đẩy thì không hút. Do đó một bộ phận bù áp để đảm bảo
dòng chảy được liên tục trong chuỗi cần khoan.

(Bộ phận bơm dung dịch)


Công dụng:
Trong bộ thiết bị khoan, máy bơm là thiết bị quan trọng để đảm bảo việc vận
chuyển mùn khoan ra khỏi lỗ khoan, đưa dung dịch xuống đáy, nếu máy bơm áp
suất nén đủ lớn tránh được sự lắng đọng mùn khoan hoặc sập lở thành và sẽ hạn
chế được sự cố kẹt bộ khoan cụ, góp phần nâng cao năng suất khoan.
Dòng dung dịch tạo ra do máy bơm làm sạch mùn khoan là dung dịch tuần hoàn
liên tục trong lỗ khoan, nhằm thực hiện các chức năng sau:

THỰC TẬP KHOAN 2017-2018 11


GVHD: NGUYỄN TRẦN THIỆN TÂM – LÊ NGUYỄN HẢI NAM NHÓM 2

 Làm mát và bôi trơn dụng cụ.


 Tách và mang mùn khoan ra khỏi đáy lỗ khoan.
 Ổn định thành giếng khoan.
 Truyền thông tin từ đáy giếng lên miệng giếng.

c. Tháp khoan

(Tháp khoan ba chân)


Tháp khoan được sử dụng trong trường hợp này là tháp 3 chân, dùng chủ yếu
cho khoan tay và khoan khảo sát địa chất công trình.
Tháp là một bộ phận có hình tháp tam giác của cụm thiết bị khoan, dùng để kéo
thả cần khoan, ống chống và dựng cần khoan.
Chiều cao tháp khoan phụ thuộc vào chiều dài cần dùng được sử dụng. Chiều
dài cần dùng thường được chọn theo chiều sâu giếng khoan.

d. Hệ thống nâng thả


Trong trường hợp thực tập, hệ thống nâng thả gồm có một ròng rọc tĩnh mắc ở
đỉnh tháp khoan và dây cáp, không có ròng rọc động và tời khoan.

THỰC TẬP KHOAN 2017-2018 12


GVHD: NGUYỄN TRẦN THIỆN TÂM – LÊ NGUYỄN HẢI NAM NHÓM 2

(Lắp ròng rọc lên đỉnh tháp khoan)


Hệ thống ròng rọc:
 Ròng rọc tĩnh: ròng rọc treo cố định trên tháp.
 Dây cáp: được mắc từ tời luồn qua ròng rọc tĩnh, kể cả phần cáp động có
chiều dài thay đổi trong quá trình kéo thả bộ khoan cụ.
Tuỳ theo cấu tạo của hệ thống ròng rọc mà tải trọng tác dụng lên tháp được xác
định như sau:
Mắc ròng rọc theo kiểu không có ròng rọc động: QT = 2Qm (kg)
QT: tải trọng lên tháp (kg), Qm: tải trọng trên mốc (kg)
Tời khoan

(Tời khoan)

THỰC TẬP KHOAN 2017-2018 13


GVHD: NGUYỄN TRẦN THIỆN TÂM – LÊ NGUYỄN HẢI NAM NHÓM 2

Tời khoan là thiết bị dùng để điều chỉnh nâng thả dụng cụ khoan. Trong máy khoan
XY-1, mấy tời được tích hợp vào trong máy khoan.

e. Hệ thống năng lượng diesel


Hệ thống sử dụng động cơ Diesel do Trung Quốc sản xuất, với công suất 15 mã
lực, truyền năng lượng cho hệ các bộ phận là máy bơm thủy lực, máy bơm dung
dịch và tời khoan.

(Bình chứa nhiên liệu và quay tay đòn để nổ động cơ)


Việc truyền năng lượng từ động cơ diesel thông qua bộ ly hợp đặt kề với động
cơ, bộ cánh tay đòn truyền năng lượng cho máy bơm dung dịch, các dây curoa nối
với máy bơm với tời khoan.
4. Dụng cụ khoan
Trong thực tập khoan, bộ dụng cụ khoan bao gồm các dụng cụ sau: Cần khoan
(gồm cần chủ đạo và cần khoan thường), choòng khoan, ống lấy mẫu và đầu nối chuyển
tiếp.
Cần chủ đạo: được sử dụng để truyền động năng quay từ máy khoan trên
mặt đất xuống choòng khoan.

THỰC TẬP KHOAN 2017-2018 14


GVHD: NGUYỄN TRẦN THIỆN TÂM – LÊ NGUYỄN HẢI NAM NHÓM 2

(Cần chủ đạo được lắp vào trong máy trong)

Cần khoan

(Cần khoan được chuẩn bị để lắp vào máy khoan)

THỰC TẬP KHOAN 2017-2018 15


GVHD: NGUYỄN TRẦN THIỆN TÂM – LÊ NGUYỄN HẢI NAM NHÓM 2

Choòng khoan: Dụng cụ dùng để khoan mở lỗ và phá hủy đất đá.

( Choòng định hướng)

Ống lấy mẫu: ống có nhiệm vụ chứa mẫu đất đá ở đáy lỗ khoan, bảo vệ
mẫu nguyên dạng và định hướng cho lỗ khoan. Có 2 dạng ống lấy mẫu:
 Ống lấy mẫu nguyên dạng
 Ống lấy mẫu SPT

(Ống 2 vành khuyên lấy mẫu để xem)

Đầu nối chuyển tiếp: sử dụng đầu nối cần chủ đạo với các dụng cụ khác
như cần khoan, choòng khoan, choòng lấy mẫu hoặc ống lấy mẫu SPT có gắn dụng cụ
SPT và cũng khe rãnh để gắn vinca lót cần khi neo giữ bộ khoan cụ.
Ngoài ra, trong chúng ta còn có một số bộ dụng cụ khác:
Dụng cụ kéo thả:
Gồm một số dụng cụ như đầu xa nhích, elevator, dụng cụ cứu kẹt, mỏ lếch, vinca,
quang treo.
-Đầu xa nhich dùng để nối bộ phận quay (cột cần khoan) với bộ phận đứng yên
(ống dẫn dung dịch từ máy bơm).

THỰC TẬP KHOAN 2017-2018 16


GVHD: NGUYỄN TRẦN THIỆN TÂM – LÊ NGUYỄN HẢI NAM NHÓM 2

(Đầu xa-nhích)
-Elevator: dùng để móc rãnh đầu trên của damốc âm (hay nhippen loại B) ở cột
cần dùng trong quá trình kéo, thả bộ khoan cụ, nhằm giúp cho việc lắp vào và tháo ra
cột cần được nhanh chóng. Vòng chốt của elevator có chốt giữ có thể trượt lên, xuống
theo thân của nó.

(Elevator và quang treo)


Dụng cụ kẹp cần khoan:
-Vinca: Có chứ năng giữ cho bộ khoan cụ không rơi vào giếng khoan khi thực
hiện thao táo nối hoặc tháo cần khoan.

(Choòng khoan và vinca)

THỰC TẬP KHOAN 2017-2018 17


GVHD: NGUYỄN TRẦN THIỆN TÂM – LÊ NGUYỄN HẢI NAM NHÓM 2

-Quang treo: Dùng để móc vào dưới xa-nhính đơn giản khi khoan, hoặc móc vào
dưới mupta khi kéo, thả bộ dụng cụ khoan ở những lỗ khoan nông.
Dụng cụ tháo lắp cần:
-Mỏ lếch là dụng cụ hữu hạn dùng để xiết chặt hoặc tháo các đoạn cần khoan trong
công tác khoan.

(Mỏ lếch khi vặn cần khoan chủ đạo)


5. Phương pháp khoan
Các phương pháp khoan trong khảo sát địa chất và dầu khí được áp dụng hiện nay
bao gồm:
 Khoan đập áp, đập cần: theo phương thức phá hủy đất đá bằng chuyển động tịnh
tiến của đáy choòng.
 Khoan xoay: theo phương thức phá hủy đất đá bằng đáy choòng. Trong đó,
chuyển động xoay được thực hiện thông qua:
-Hệ thống bàn xoay.
-Hệ thống topdrive.
-Động cơ điện hoặc thủy lực.
 Khoan thổi khí: theo phương thức làm sạch đáy giếng.
 Khoan thủy động lực học , cơ học : theo phương thức truyền năng lượng đáy.
 Khoan đặc biệt:
-Tia thủy lực.
-Tia lửa điện.
-Tia nhiệt.
-Nhiệt – hóa học
Trong buổi thực tập của sinh viên ngành Khoan – Khai Thác, Khoa Địa Chất và
Dầu Khí ngày 21/01/2018 tại sân C6 thì sinh viên đã được thực tập phương pháp khoan
xoay động cơ thủy lực và khoan lấy mẫu với tuần hoàn dung dịch.

THỰC TẬP KHOAN 2017-2018 18


GVHD: NGUYỄN TRẦN THIỆN TÂM – LÊ NGUYỄN HẢI NAM NHÓM 2

Bằng phương pháp này, đất đá sẽ bị phá hủy dưới tác động của chuyển động xoay
của lưỡi khoan. Trong đó, lưỡi khoan được sử dụng giống với khoan thăm dò khoáng
sản. Để có được năng lượng chuyển động cho lưỡi khoan, năng lượng được truyền tải
từ hệ thống năng lượng thông qua cần chủ đạo đến choòng khoan. Nhiên liệu để hệ
thống năng lượng hoạt động là dầu diesel. Bên cạnh đó, dung dịch khoan được sử dụng
là nước sạch được hòa trộn với mùn sét cát của giếng khoan với mục đích làm sạch đáy
lỗ khoan, vận chuyển các mảnh vụn của đất đá tạo ra trong quá trình khoan lên bề mặt
cũng như cung cấp cho ta một vài thông tin địa chất và cột địa tầng bên dưới.
Để lấy mẫu phục vụ cho công tác nghiên cứu, phân tích và đánh giá địa chất,
dụng cụ khoan lấy mẫu sẽ được sử dụng. Trong buổi thực tập này, có hai loại thiết bị
lấy mẫu:
-Cần khoan dùng để lấy mẫu đem về phòng thí nghiệm.
-Thiết bị mẫu SPT gồm có hai nửa ống vành khuyên ghép vào nhau dùng lấy mẫu
để xem tại thực địa.

6. Quá trình khoan


a. Khoan mở lỗ
Sau khi lắp đặt thiết bị và khởi động máy khoan, chờ cho máy định rồi tiến hành
khoan mở lỗ.

(Ráp cho òng vào máy khoan để khoan mở lỗ)

Sử dụng choòng khoan bi ngắn định hướng, đường kính 10cm, chiều dài 50cm lắp
vào cần chủ đạo bắt đầu khoan mở lỗ.

THỰC TẬP KHOAN 2017-2018 19


GVHD: NGUYỄN TRẦN THIỆN TÂM – LÊ NGUYỄN HẢI NAM NHÓM 2

Sau khi khoan hết ¾ chiều dài cần chủ đạo ( khoảng 3.6m), kéo bộ khoan cụ đưa
lên khỏi lỗ khoan, gồm các bước:
-Gạt cần xa-nhích để ti thủy lực đi lên.
-Dùng quang treo đặt dưới đầu xa-nhích để kéo hết cẩn chủ đạo lên khỏi lỗ khoan
nhờ hệ thống tời khoan.
-Dùng càng vinca: kẹp giữ đầu nối giữa lưỡi khoan ống mẫu và cần chủ đạo. Việc
làm này nhằm mục đích khi tháo lưỡi khoan ống mẫu nó sẽ không bị rơi xuống hố
khoan.
-Dùng khóa gọng ô tháo choòng khoan ra khỏi cần chủ đạo.
-Ngắt li hợp bánh răng của pittong thủy lực, mở sang 1 bên, sau đó dùng elevator
kéo choòng khoan ra khỏi lỗ khoan.

b. Khoan từng đoạn đến độ sâu yêu cầu


Sau khi khoan mở lỗ và kéo bộ khoan cụ ra khỏi lỗ khoan, phải tiến hành đổi
sang choòng khoan bi dài, đường kính 10 cm, chiều dài 220 cm. Mục đích của việc
sử dụng choòng khoan dài:
-Giúp định tâm tốt hơn.
-Giữ cho hệ thống choòng khoan và cần khoan ổn định, ít rung lắc trong quá trình
khoan.
Choòng khoan bi cũng là choòng khoan lấy mẫu.
Tiếp tục khoan từng hiệp 2m đ lấy mẫu. Nhóm 1 thực hiện ở hiệp khoan 2 m đầu
tiên, nhóm 2 thực hiện 2 m tiếp theo,...Các bước được thực hiện việc tháo lắp cần tương
tự như khoan mở lỗ:
-Dùng elevator kéo thả ống lấy mẫu vào hố khoan, dùng vinca kẹp giữ ống ngay
trên miệng lỗ khoan.
-Tiếp tục dùng elevator kẹp giữ đầu cần khoan v được tời kéo lắp vào đầu nối ống
lẫy mẫu, (số cần khoan được lắp tùy thuộ vào độ sâu hố khoan) sau đó lấy vinca ra khỏi
và chuỗi cần khoan được thả đến cuối hố khoan, khi đó đầu nối còn lại của cần khoan
vừa nằm trồi trên miệng cột ống chống.
-Đóng li hợp bánh răng pittong, đóng li hợp côn ma sát để cần chủ đạo vặn vào
đầu cần khoan => bắt đầu hiệp khoan.
Công việc khoan, tiếp cần, lấy mẫu và đóng SPT được thực hiện mỗi 2m khoan
và cứ lặp lại như quá trình trên.
Trong quá trình khoan có thể nâng, hạ chuỗi cần khoan và chooàng khoan
(nhờ 2 ti thuỷ lực) thích hợp để quá trình khoan diễn ra suôn sẽ.

7. Lấy mẫu
Khi khoan đến độ sâu cần thiết để lấy mẫu, tiến hành lấy mẫu. Quy trình lấy mẫu
như sau:

THỰC TẬP KHOAN 2017-2018 20


GVHD: NGUYỄN TRẦN THIỆN TÂM – LÊ NGUYỄN HẢI NAM NHÓM 2

-Dừng quá trình khoan xoay và hệ thống tuần hoàn dung dịch.
-Gạt cần xa-nhích để 2 ti thuỷ thực hiện ép chuỗi cần khoan và ống lấy mẫu
xuống sâu để mẫu đi vào ống lấy mẫu. Nếu độ sâu lớn và đất cứng thì dùng búa
đóng thay cho ti thuỷ lực.
Khi mẫu đã vào ống lấy mẫu, tiến hành rút bộ khoan cụ lên như các bước ở trên:
+ Gạt cần xa-nhích để ti thủy lực đi lên.
+ Dùng quang treo đặt dưới đầu xa-nhích để kéo hết cẩn chủ đạo lên khỏi lỗ khoan nhờ
hệ thống tời khoan.
+ Dùng càng vinca (chấu lót cần) kẹp giữ đầu nối giữa cần khoan và cần chủ đạo. Tiến
hành tháo cần khoan và cần chủ đạo.
+ Ngắt li hợp bánh răng của pistion thủy lực, mở sang 1 bên, sau đó dùng elevator kéo
chuỗi cần khoan ra khỏi hố khoan.
+ Tiếp tục quá trình tháo cần nhờ càng vinca, khoá bản l và hệ thống tời khoan cho đến
khi gặp ống lấy mẫu.
+ Tháo ống lấy mẫu đưa lên mặt đất nhờ hệ thống tời khoan.
+ Nối đầu trên ống lấy mẫu với ống xả chất lỏng và dùng áp lực bơm ép để ép mẫu ra
khỏi ống lấy mẫu. Lưu ý phải để bi vào ống mẫu để khi bơm ép mẫu áp lực nước không
làm hỏng mẫu khoan.

(Nối ống lấy mẫu với vòi xả thủy lực để ép mẫu ra)

THỰC TẬP KHOAN 2017-2018 21


GVHD: NGUYỄN TRẦN THIỆN TÂM – LÊ NGUYỄN HẢI NAM NHÓM 2

- Sau khi lấy mẫu (mẫu nguyên), tiến hành đóng SPT và lấy mẫu SPT (Sẽ trình
bày ở phần sau).

(Mẫu đất sau khi được ép ra)


- Mẫu khoan sau khi được lấy ra, tiến hành quan sát, nhận xét, sau đó, được cho
vào ống mẫu nhựa, dán băng keo kín lại, và 2 đầu phải bôi sáp (paraffin vi tinh thể hay
được dùng, vì nó ít khi bị ngót và nứt) để giữ độ ẩm thiên nhiên cho mẫu. Phải dán nhãn
mẫu lên mẫu để phân biệt. Mẫu phải được bảo quản cẩn thận.

8. Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT (Standard Penetration Test)


a. Phương pháp thí nghiệm
Thí nghiệm SPT là một trong các thí nghiệm được thực hiện ngoài hiện trường,
được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên toàn thế giớ để xác định các tính chất cơ lý của
đất đá trong điều kiện thực tế tại hiện trường. Thí nghiệm P được tiến hành ngay sau
khi thực hiện thao tác khoan lấy mẫu hoặc làm sạch lỗ khoan (2m thí nghiệm 1 lần).
Thí nghiệm SPT được biểu diễn trên biểu đồ hình trụ hố khoan trong báo cáo
kết quả khảo sát địa chất công trình.
b. Dụng cụ thí nghiệm
Bộ ống mẫu dạng chẻ đôi vành khuyên:

THỰC TẬP KHOAN 2017-2018 22


GVHD: NGUYỄN TRẦN THIỆN TÂM – LÊ NGUYỄN HẢI NAM NHÓM 2

(Bộ ống mẫu dạng chẻ đôi vành khuyên)

- Chiều dài ống: 813 mm


- Buồng lấy mẫu: 635 mm
- Đường kính trong : 35 mm
- Đường kính ngoài : 52 mm
Búa: trọng lượng búa: 63.5 ± 1 kg

( Búa và choòng định hướng)

Cần dẫn búa: được dùng để định hướng cho búa khi nâng và hạ xuống.

c. Trình tự tiến hành thí nghiệm SPT


Lắp đặt các thiết bị thí nghiệm.
Đánh dấu trên cần khoan ba đoạn liên tục với chiều dài mỗi đoạn là 15 cm (tổng
chiều dài đóng là 45 cm).

THỰC TẬP KHOAN 2017-2018 23


GVHD: NGUYỄN TRẦN THIỆN TÂM – LÊ NGUYỄN HẢI NAM NHÓM 2

Búa nặng 63.5 kg được thả rơi tự do với khoảng cách 760 mm.
Đếm số búa đóng được sau khi xuyên ngập mỗi hiệp 15 cm.
Số búa của hai hiệp sau được gọi là sức kháng xuyên tiêu chuẩn N30. Còn số búa
đóng của 15 cm đầu tiên gọi là khoảng ổn định vị trí ống, loạị bỏ sai số cho lắng đọng
mùn đáy hố khoan.
Kết quả thí nghiệm cho phép xác định được N30 là số búa đóng xuyên vào đất
30 cm. Để xác định được giá trị thực N30 phải tiến hành hiệu chỉnh. Kết quả thí nghiệm
được hiệu chỉnh theo TCXD 226:1999.

Đất dính Đất hạt rời

Sức chịu
Số N nén đơn Trạng thái Số N Độ chặt
KG/cm2

<2 < 0.25 Chảy <4 Rất bở rời


2–4 0.25 – 0.50 Dẻo chảy 4 – 10 Rời
5–8 0.50 – 1.00 Dẻo mềm 11 – 30 Chặt vừa
9 – 15 1.00 – 2.00 Dẻo cứng 31 – 50 Chặt
16 – 30 2.00 – 4.00 Nửa cứng > 50 Rất chặt
> 30 > 4.00 Cứng

(Bảng phân loại đất theo tiêu chuẩn SPT)

d. Điều kiện dừng thí nghiệm SPT


Thí nghiệm SPT sẽ dừng lại khi một trong các điều kiện sau xảy ra:

 Tổng số búa đóng trong một hiệp > 50 búa.


 Đã đóng được 100 búa.
 Ống mẫu không dịch chuyển kih đã đóng được 10 búa liên tục.
 Ống mẫu xuyên đủ 45 cm.

e. Các nhân tố ảnh hưởng đến sai số thí nghiệm SPT


Lỗ khoan chưa được làm sạch hoàn toàn, các mùn khoan có thể bị giữ trong ống
mẫu và bị nén khi đóng mẫu làm tăng số búa.
Kết cấu tự nhiên của đất đá đã bị phá hủy do áp lực đáng kể của cột nước trong
lỗ khoan hoặc do sử dụng máy bơm quá mạnh.

THỰC TẬP KHOAN 2017-2018 24


GVHD: NGUYỄN TRẦN THIỆN TÂM – LÊ NGUYỄN HẢI NAM NHÓM 2

Búa không rơi tự do hoặc không sử dụng cần dẫn búa. Sử dụng các đầu mũi
không đúng tiêu chuẩn. Sử dụng cần khoan nặng hơn tiêu chuẩn hoặc cần khoan
quá dài (khi khoan ở độ sâu lớn).
Sử dụng các lỗ khoan đường kính quá lớn (D > 10cm).

9. Kết quả thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT


a. Báo cáo kết quả thí nghiệm nhóm 2:
Tại độ sâu 4m tính từ mặt đất thì ta thu được mẫu sét mịn pha cát có màu nâu đỏ
đồng thời dung dịch khoan có màu nâu đỏ.

(Dung dịch khoan có màu nâu đỏ do sét có oxit sắt)


Thí nghiệm SPT đo lần thứ 2, nhóm 2 thu được các số liệu sau:
N1 = 7
N2 = 4
N3 = 5
 N30 = N2 + N3 = 4 + 5 = 9

(Mẫu sét pha cát thu được tại lần 2)

THỰC TẬP KHOAN 2017-2018 25


GVHD: NGUYỄN TRẦN THIỆN TÂM – LÊ NGUYỄN HẢI NAM NHÓM 2

BẢNG XÁC ĐỊNH TRẠNG THÁI ĐẤT SÉT VÀ SÉT PHA

Sức kháng tiêu chuẩn N30 Trạng thái

≥16 Cứng hoặc nửa cứng

9-15 Dẻo cứng

5-8 Dẻo mềm

2-4 Dẻo chảy

<2 Chảy

Căn cứ vào mẫu đất được khoan lên thu được trên bề mặt là đất sét pha cát, và dự
vào bảng xác định trạng thái của đất sét và đất sét pha thì mẫu đất lần thí nghiệm 2 ở
trạng thái dẻo cứng.
Kết luận:
 Loại đất: sét pha cát
 Sức kháng tiêu chuẩn N30 = 9
 Màu sắc: Nâu đỏ lẫn xám vàng (Màu nâu đỏ là do sắt oxit và màu xám vàng là
cát tạo nên)
 Trạng thái: Dẻo cứng
 Độ ẩm: Hơi ẩm

b. Kết quả thí nghiệm trong suốt quá trình khoan

Lần N1 N2 N3 N30 Loại đất Độ chặt

1 5 10 7 17 Cát pha sét Chặt vừa

2 7 4 5 9 Sét pha cát Dẻo cứng

3 5 6 7 13 Sét Dẻo cứng

THỰC TẬP KHOAN 2017-2018 26


GVHD: NGUYỄN TRẦN THIỆN TÂM – LÊ NGUYỄN HẢI NAM NHÓM 2

HÌNH TRỤ LỖ KHOAN (BORING LOG)

Công trình (Project): Khoan khảo sát địa chất

Địa điểm (Location): Sau canteen C6

Hố Khoan (Bore hole): A1

Độ sâu (Depth): 6m

Ngày bắt đầu & kết thúc (Starting and ending date): 8h00 tới 12h00 21/01/2018
Thí nghiệm
(Sampling No. and Depth)
Số hiệu và độ sâu lấy mẫu

SPT (SPT
Trụ cắt (Graphic log)
Độ sâu (Depth) (m)

Test)
Số búa
MÔ TẢ
ứng với Giá trị N SPT
(DESCRIPTION OF
15cm
N SOIL)
(Blows
pereach
15cm)
15/15/15 30 10 20 30
2
No. 2-2 5-10-7 17 Cát pha sét, ẩm ướt

4 No. 4-4 7-4-5 9 Sét pha cát, dẻo cứng

6 No. 6-6 5-6-7 13 Sét dẻo cứng

THỰC TẬP KHOAN 2017-2018 27


GVHD: NGUYỄN TRẦN THIỆN TÂM – LÊ NGUYỄN HẢI NAM NHÓM 2

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Trần Nguyễn Thiện Tâm, bài giảng “Kỹ thuật khoan địa chất”, Đại Học Bách
Khoa TP. HCM, 2018.
2. Lê Phước Hảo, Cơ sở kỹ thuật khoan và khai thác dầu khí, NXB ĐHQG
TP.HCM, 2006.
3. Đỗ Quang Khánh, Bài giảng “Công nghê khoan dầu khí”, Đại Học Bách Khoa
TP. HCM, 2017.
4. Đõ Quang Khánh, Hoàng Trọng Quang, Bùi Tử An, Bài giảng “Hướng dẫn
thực tập khoan-khai thác dầu khí, Đại Học Bách Khoa TP. HCM, 2006.

THỰC TẬP KHOAN 2017-2018 28

You might also like