You are on page 1of 5

THÀNH ỦY TUY HÒA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

CHI BỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI


Tuy Hòa, ngày tháng 1 năm 2019

SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ


Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên
và giải pháp khắc phục

I. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN SỰ SUY THOÁI VỀ TƯ


TƯỞNG CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG TRONG CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN
1. Những biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống
a) Về tư tưởng chính trị:
- Sự phai nhạt về lý tưởng, hoài nghi về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, đường lối cách
mạng của Đảng.
- Nói và làm không nhất quán, không đúng đường lối, quan điểm, quy định của
Đảng, pháp luật của Nhà nước, phụ họa theo các quan điểm lệch lạc; xa rời mục tiêu,
lý tưởng của Đảng, tệ quan liêu, xa dân, lãnh đạm, vô cảm trước những khó khăn, bức
xúc và yêu cầu, đòi hỏi chính đáng của nhân dân.
- Ngại học tập lý luận chính trị, ngại tham gia các phong trào cách mạng; kém ý
chí đấu tranh phê bình và tự phê bình; không thường xuyên trau dồi đạo đức cách
mạng, lối sống trong sáng, chính trực vì chân lý, vì hòa bình, vì người lao động, người
nghèo...
- Không có hoài bão, không còn ý thức vì nước, vì dân, không làm tròn bổn
phận, chức trách được giao, không thực hiện đúng các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt
của Đảng; không báo cáo đúng sự thật, không trung thực, thẳng thắn trong tự phê bình
và phê bình, thiếu dân chủ hoặc dân chủ hình thức; sa sút ý chí chiến đấu, thấy đúng
không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh.
- Xa dân, vô cảm trước sự khó khăn, bức xúc của dân...
- Thiếu gương mẫu trong việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan, đơn vị và đời sống sinh hoạt hằng
ngày.
b) về đạo đức, lối sống:
- Chủ nghĩa cá nhân, lối sống vị kỷ, vụ lợi, buông thả, hưởng thụ, thiếu lý
tưởng, thiếu ý chí phấn đấu; hành động cơ hội, vì lợi ích cá nhân, đua đòi...

1
- Cực đoan, cơ hội, vụ lợi, thực dụng; dĩ hòa, vi quý, nói dựa, lấy lòng nhau; tư
duy nhiệm kỳ, bệnh thành tích; bè phái, cục bộ, lợi ích nhóm, mất đoàn kết; lối sống
xa hoa, hưởng lạc.
- Tham nhũng, hối lộ, bòn rút của công, lãng phí, quan liêu, chạy chức, chạy
quyền, chạy chỗ, chạy tội, chạy tuổi, chạy bằng cấp, chạy khen thưởng.
- Có các hành vi vô đạo đức trong quan hệ gia đình và quan hệ giữa cá nhân với
xã hội, như: gia trưởng, vũ phu, bất hiếu...
- Đạo đức nghề nghiệp sa sút, đặc biệt, trong những lĩnh vực được xã hội tôn
vinh.
- Mê tín, dị đoan, vi phạm thuần phong, mỹ tục của dân tộc, của cha ông...
- Có hành vi vi phạm trật tự, an toàn xã hội; lối sống vô tổ chức, vô kỷ luật, tùy
tiện vô nguyên tắc.
c) Tính chất
Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng
viên đã trở nên rất nghiêm trọng:
- Xảy ra ở bộ phận "không nhỏ" cán bộ, đảng viên.
- Diễn ra ở nhiều nơi, nhiều cấp, nhiều ngành, trở thành "quốc nạn".
- Không chỉ mang tính cá nhân mà còn có tính tập thể, "tràn lan", đặc biệt, cả
những người có chức có quyền, có chức vụ cao trong bộ máy Đảng, Nhà nước, đoàn
thể chính trị - xã hội.
Thực trạng đó tiềm ẩn nhiều nguy cơ, cùng với các nguy cơ khác dẫn đến mất
ổn định chính trị, xã hội, liên quan đến "sự sống còn của Đảng, của chế độ".
2. Nguyên nhân
a) Nguyên nhân khách quan
- Do nguy cơ từ đảng cầm quyền được các nhà lý luận mácxít đã khẳng định.
- Do tính chất phức tạp của thời kỳ quá độ, tác động tiêu cực của cơ chế kinh tế
thị trường, đặc biệt là khả năng kích thích lối sống thực dụng của cơ chế này.
- Do sự tác động của đạo đức, lối sống tư sản, hưởng thụ phương Tây vào nước
ta trong điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và công nghệ thông tin.
- Do sự chống phá của các thế lực thù địch.
b) Nguyên nhân chủ quan
- Do chưa làm tốt công tác chính trị, tư tưởng, công tác tuyên truyền, giáo dục.
- Do chúng ta chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc vai trò nền tảng của đạo đức
trong ổn định, phát triển xã hội và tác động của cơ chế kinh tế thị trường đến đạo đức

2
xã hội. Trên thực tế, chúng ta chưa coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống; thiếu sự tổ
chức, phối hợp giữa các ngành, các cấp.
II. GIẢI PHÁP NGĂN CHẶN, ĐẨY LÙI SỰ SUY THOÁI VỀ TƯ
TƯỞNG CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG TRONG CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN
1. Tăng cường xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng
a) Tăng cường xây dựng Đảng về chính trị
Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng,
kim chỉ nam cho hành động cách mạng của Đảng.
- Kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
- Chống nguy cơ sai lầm về đường lôi, chống bảo thủ, giáo điều, trì trệ; chống
tư tưởng tả khuynh, nóng vội, đổi mới vô nguyên tắc.
- Nâng cao trình độ, năng lực xây dựng, ban hành nghị quyết, chỉ thị, năng lực
tổ chức thực hiện nghị quyết, chỉ thị.
b) Nâng cao chất lượng công tác tư tưởng, lý luận
- Nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu lý luận:
- Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị:
+ Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giáo dục lý luận chính trị.
+ Đổi mới nội dung công tác giáo dục lý luận, gắn giáo dục lý luận với thực
tiễn; đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, uốn nắn nhận thức lệch lạc;
tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan
điểm của Đảng, đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.
+ Tăng cường, mở rộng công tác giáo dục lý luận chính trị; mọi cán bộ, đảng
viên, mọi tổ chức đảng đều phải tham gia làm công tác giáo dục lý luận chính trị;
nâng cao chất lượng, đổi mới tổ chức các cơ quan giáo dục lý luận chuyên trách của
Đảng và Nhà nước; nâng cao trình độ đội ngũ giáo dục lý luận chuyên trách.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, cổ động
+ Nâng cao tính thuyết phục, tính khoa học và tính thực tiễn công tác tuyên
truyền, cổ động.
+ Tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc, tạo sự đồng thuận, đoàn kết trong
toàn Đảng và xã hội.
2. Rèn luyện phẩm chất và đạo đức cách mạng
- Tăng cường việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đưa
việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào chiều sâu, vào công
việc thường xuyên của mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là đội ngũ cán bộ cấp trung
ương, chiến lược; thực hiện quy chế nêu gương.

3
- Đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, thực
hành tiết kiệm, công khai, dân chủ; rèn luyện, nâng cao trách nhiệm của mỗi cán bộ,
đảng viên trước Tổ quốc, trước nhân dân.
- Đẩy mạnh công tác tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng, sinh hoạt
của cơ quan, đơn vị.
- Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, nhất là sự kiểm tra, giám sát của
nhân dân; định kỳ lấy ý kiến nhận xét của nhân dân đối với cán bộ, đảng viên; xử lý
nghiêm đối với cán bộ, đảng viên vi phạm.
3. Đổi mới công tác tổ chức và cán bộ
- Đổi mới, kiện toàn tổ chức và hoạt động của các cơ quan đảng và hệ thống
chính trị
- Kiện toàn tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đảng viên
- Đổi mới công tác cán bộ
- Coi trọng công tác bảo vệ chính trị nội bộ Đảng
4. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát
- Tập trung kiểm tra, giám sát theo quy định của Điều lệ Đảng, các chủ trương,
đường lối, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng trên các lĩnh vực; việc chấp hành
nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, chế độ công tác, thực hiện dân chủ
trong Đảng, giữ gìn đoàn kết nội bộ; việc thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham
nhũng, lãng phí, việc điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, nhất là những vụ án nghiêm
trọng, gây bức xúc trong dư luận xã hội; kiểm tra, giám sát việc tuyển dụng, quy
hoạch, luân chuyển, đào tạo, đề bạt, bố trí, sử dụng cán bộ.
- Chú trọng kiểm tra, giám sát người đứng đầu tổ chức đảng, Nhà nước, Mặt
trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp trong việc thực hiện chức
trách, nhiệm vụ được giao.
- Kết hợp chặt chẽ giữa kiểm tra, giám sát của Đảng với công tác thanh tra của
Chính phủ, công tác giám sát của Quốc hội và các cơ quan hành pháp, tư pháp, Mặt
trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân theo đúng chức năng và thẩm quyền của mỗi
cơ quan, tổ chức.
5. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
- Tập trung rà soát, bổ sung, điều chỉnh và ban hành mới, xây dựng đồng bộ hệ
thống các quy chế, quy định, quy trình công tác để đổi mới phương thức lãnh đạo của
Đảng đối với các tổ chức trong hệ thống chính trị. Khắc phục tình trạng bao biện làm
thay hoặc buông lỏng vai trò của cơ quan quản lý nhà nước.
- Tích cực đổi mới phong cách, lề lối làm việc, tác phong công tác của các cơ
quan lãnh đạo của Đảng từ trung ương đến địa phương, cơ sở. Thực hiện tốt chế độ

4
lãnh đạo tập thể đi đôi với phát huy tinh thần chủ động và trách nhiệm cá nhân. Phát
huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức đảng, đảng viên hoạt động trong cơ quan nhà
nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.
- Đổi mới cách ra nghị quyết và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghị
quyết của Đảng. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong Đảng, khắc phục tình
trạng rườm rà, bất hợp lý về thủ tục, giảm bớt giấy tờ, hội họp; sâu sát thực tế cơ sở,
nói đi đôi với làm./.

Nguyễn Thị Đông

You might also like