You are on page 1of 11

Bài thực hành số 3

XÁC ĐỊNH HỆ SỐ CĂNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG


I. Mục đích
- Khảo sát hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng.
- Đo hệ số căng bề mặt.
II. Cơ sở lí thuyết
Mặt thoáng của chất lỏng luôn có các lực căng, theo phương tiếp tuyến
với mặt thoáng. Các lực căng này làm
F dây treo
cho mặt thoáng của chất lỏng có
khuynh hướng co lại đến diện tích nhỏ
Vòng nhôm nhất. Chúng được gọi là các lực căng
màng nước bề mặt (hay còn gọi là lực căng mặt
ngoài) của chất lỏng.
 
f f Có nhiều phương pháp đo lực
căng bề mặt, ở đây ta dùng một vòng
Hình 3.1. Mô hình vòng nhôm nhôm được treo dưới một lực kế nhạy
đang được nâng lên khỏi mặt nước (loại có độ chia nhỏ nhất là 0,001 N).
Xét một vòng nhôm đang ngập
một phần trong chất lỏng. Kéo vòng lên từ từ. Khi đáy vòng nhôm còn tiếp
xúc với bề mặt chất lỏng thì sẽ có một màng chất lỏng bám quanh chu vi
ngoài và chu vi trong của vòng, hình 3.1. Màng chất lỏng này tạo ra một lực
FC kéo vòng nhôm vào trong lòng khối lỏng. Lực Fc tác dụng vào vòng có
giá trị đúng bằng tổng lực căng bề mặt của chất lỏng tác dụng lên chu vi
ngoài và chu vi trong của vòng nhôm.
Do ta xem vòng bị chất lỏng dính ướt hoàn toàn, nên khi kéo vòng lên
khỏi mặt thoáng và có một màng chất lỏng bám giữa đáy vòng và mặt
thoáng, thì lực căng Fc có cùng phương chiều với trọng lực P của vòng. Giá
trị lực F đo được trên lực kế bằng tổng của hai lực này

F = FC + P (3.1)
Giá trị lực căng bề mặt tác dụng lên một đơn vị dài của chu vi gọi là
hệ số căng bề mặt  của chất lỏng. Gọi D là đường kính ngoài và d là đường
kính trong của chiếc vòng, ta tính được hệ số căng bề mặt của chất lỏng ở
nhiệt độ nơi làm thí nghiệm.
FP (3.2)
 
 (D  d )

III. Dụng cụ và lắp đặt


1. Dụng cụ thí nghiệm
a. Lực kế ống 0,1N, có độ chia nhỏ
nhất 0,001N, có vỏ nhựa trong suốt.
b. Vòng nhôm hình trụ 52 mm, cao
9 mm, dày 0,7 mm, khoan 6 lỗ cách
đều và có dây treo.
c. Hai cốc nhựa 80 mm, có vòi ở
gần đáy, nối thông nhau b ằng một
ống mềm dài 0,5 m.
d. Giá đỡ 10 mm, được gắn lên đế
3 chân. Dùng khớp đa năng để nối
với giá nằm ngang 8 mm.
e. Thước kẹp để đo đường kính
ngoài và đường kính trong của vòng
nhôm. Độ chia nhỏ nhất của thước
Hình 3.2. Bộ dụng cụ đo hệ số căng bề kẹp, tùy loại, có thể đạt tới 0,1 mm;
mặt của chất lỏng 0,05 mm hoặc 0,02 mm.

2. Lắp đặt thí nghiệm


Sơ đồ thí nghiệm được trình bày trên hình 3.2.
IV. Tiến hành thí nghiệm
1. Đo đường kính ngoài và đường kính trong của vòng
- Dùng thước kẹp đo 5 lần đường kính ngoài D và đường kính trong d
của vòng, ghi kết quả vào bảng 3.1.
2. Đo lực căng FC
a - Lau sạch vòng nhôm bằng giấy mềm, móc dây treo vào lực kế.
Treo lực kế lên giá nằm ngang.
b - Đặt hai cốc A, B có ống cao su nối thông với nhau lên mặt bàn. Đổ
chất lỏng cần đo hệ số căng bề mặt (nước cất) vào hai cốc. Lượng nước cỡ
50% dung tích của cốc.
c - Hạ hệ thống lực kế, vòng nhôm vào trong cốc A, sao cho đáy của
vòng chạm đều vào mặt nước.
d - Hạ cốc B xuống, để nước trong A chảy dần sang cốc B. Quan sát
vòng và lực kế. Ta thấy khi mực nước trong A hạ dần, vòng nhôm bị kéo
theo xuống, làm cho số chỉ trên lực kế tăng dần. Giá trị F đo được là số chỉ
của lực kế ngay trước khi màng nước bám vào vòng nhôm bị đứt.
Lặp lại các bước c và d thêm 4 lần nữa, ghi kết quả vào bảng 3.2.
V. Các điểm cần chú ý
- Để giảm bớt thời gian thực hiện, nên tiến hành đo thô lực căng bề
mặt của chất lỏng, bằng cách hạ đáy vòng nhôm nhúng xuống nước, sau đó
nâng giá của lực kế lên cao từ từ và theo dõi giá trị lực kế lúc màng chất
lỏng bị đứt. Với giá trị lực đó, ta điều chỉnh thô vị trí của giá để có giá trị lực
thấp hơn một chút. Sau đó mới điều chỉnh tinh mực nước hạ xuống bằng
nguyên lí bình thông nhau (hạ rất chậm cốc đựng nước B) để đọc được giá
trị lớn nhất của lực căng.
- Vì giá trị lực căng nhỏ, nên tránh tác động của các rung động xung
quanh, như va chạm vào giá, gió thổi…
- Giá trị của hệ số căng bề mặt của nước phụ thuộc nhiệt độ và độ tinh
khiết của nước. Khi nhiệt độ tăng thì  giảm.
- Nếu đáy của chiếc vòng được vát mỏng sao cho D  d, thì tổng chu
vi ngoài+ chu vi trong xấp xỉ 2D. Như vậy chỉ cần đo đường kính ngoài D.
- Khi đo đường kính trong, cần chú ý lúc đầu không kéo căng thước để
ta có thể xoay nhẹ vòng nhôm. Sau đó vừa nới căng thước, vừa xoay vòng
nhôm cho đến khi không xoay được, thì giá trị đo mới là đường kính trong
của vòng nhôm. Nếu thực hiện không đúng kĩ thuật thì giá trị đo được có thể
chỉ là của dây cung.
Một số kiến thức đọc thêm
1. Áp suất phân tử
Xét hai phân tử hoàn toàn giống nhau nhưng ở hai vị trí khác nhau:
phân tử A nằm trong lòng khối chất lỏng, phân tử B ở sát mặt thoáng (hình
3.3).
Phân tử A tác dụng lên các phân tử xung quanh lực hút, ngựơc lại các
phân tử xung quanh cũng hút phân tử A với lực tương ứng về độ lớn. Như đã
biết, lực hút tỉ lệ nghịch với khoảng cách (f h= A/rn, n  7) cho nên giảm
nhanh theo khoảng cách. Giả sử tầm bán kính tác dụng của nó bằng R, thì tất
cả những phân tử nằm cách tâm phân tử A một đoạn bằng hoặc nhỏ hơn R
đều tác dụng một lực hút lên phân tử A (và ngược lại). Nếu xem mật độ phân
tử trung bình là như nhau ở khắp mọi nơi trong hệ thì tổng hợp lực tác dụng
lên phân tử A sẽ bằng không. Hình cầu có bán kính R được gọi là hình cầu
tác dụng phân tử, bán kính R được gọi là bán
kính tác dụng phân tử. Phân tử B nằm ở sát mặt
B thoáng chất lỏng. Tiếp giáp với bề mặt khối lỏng
f là khí (hoặc hơi). Do mật độ phân tử chất lỏng lớn
hơn mật độ phân tử chất khí nên lực tổng hợp tác
dụng lên phân tủ B là một lực hút hướng vào
A R
trong lòng khối chất lỏng.
Như vậy, mọi phân tử nằm sát bề mặt, cách
Hình 3.3. Mô hình bề mặt một khoảng nhỏ hơn R đều bị một lực hút
tương tác giữa các hướng vào lòng khối lỏng. Tổng hợp tất cả các
phân tử chất lỏng. lực hút ấy sẽ gây ra một áp lực nén khối lỏng lại.
Áp lực ấy tính trên một đơn vị diện tích được gọi
là áp suất phân tử (Pi). Áp suất này rất lớn. Ví dụ, áp suất phân tử trong
chất lỏng lớn hơn áp suất phân tử trong chất khí hàng triệu lần.
2. Năng lượng bề mặt
Hãy xét các phân tử nằm ở lớp bề mặt tiếp xúc giữa chất lỏng và chất
khí (bề mặt ấy được gọi là mặt thoáng hay bề mặt chất lỏng). Tất cả những
phân tử nằm ở lớp bề mặt chất lỏng (như phân tử B) đều bị hút bởi một lực,
lực ấy có khả năng sinh công đưa phân tử từ bề mặt vào trong lòng khối chất
lỏng. Dĩ nhiên khi phân tử đi vào long khối chất lỏng thì diện tích bề mặt
ngoài giảm. Ngược lại một phân tử ở trong lòng chất lỏng muốn ra bề mặt
phải tiêu thụ một công. Nếu quá trình di chuyển ấy là đẳng nhiệt thì công
dịch chuyển phân tử là công của ngoại lực. Khi phân tử từ trong lòng chất
lỏng đi ra bề mặt, làm cho diện tích bề mặt tăng lên, công của ngoại lực biến
thành thế năng của phân tử.
Như vậy, các phân tử ở bề mặt có một thế năng so với các phân tử ở
trong lòng khối chất lỏng. Nói một cách tổng quát hơn: Hiệu năng lượng
của tất cả những phân tử ở lớp bề mặt với năng lượng cũng của những phân
tử ấy nếu chúng ở trong lòng khối chất lỏng được gọi là năng lượng bề mặt
chất lỏng.
Năng lượng bề mặt có tính chất của thế năng, nó tỉ lệ với diện tích bề
mặt, và có thể biểu diễn bởi:

U=S (3.3)

U là năng lượng bề mặt; S là diện tích bề mặt;  là hệ số tỉ lệ, phụ thuộc vào
bản chất phân tử chất lỏng, môi trường tiếp xúc, nhiệt độ và độ tinh khiết
của chất lỏng, gọi là suất căng bề mặt.
Từ (3-1), ta có:

 = dU/dS (3.4)

Như vậy suất căng bề mặt  là năng lượng cần thiết để làm diện tích
bề mặt thay đổi một đơn vị diện tích.
Tương tự như nguyên lí cực tiểu thế năng trong cơ học, ở đây có
nguyên lí cực tiểu của năng lượng bề mặt: Một khối lỏng luôn luôn có xu
hướng tiến đến trạng thái có năng lượng bề mặt nhỏ nhất. (Tức là có xu
hướng tiến đến trạng thái có diện tích bề mặt nhỏ nhất). Từ nguyên lí này,
suy ra  luôn luôn có giá trị dương.
Đơn vị của  trong hệ SI là N/m.
Ở bề mặt các vật rắn cũng có suất căng bề mặt, nhưng ở điều kiện
bình thường, giá trị đó thường rất nhỏ, không đủ làm thay đổi hình dạng của
vật rắn.
3. Lực căng bề mặt
Một khối chất lỏng luôn luôn có xu hướng tiến đến trạng thái có diện
tích bề mặt nhỏ nhất. Điều đó giống như tính chất của một màng căng (như
màng cao su). Chỗ khác nhau cơ bản giữa bề mặt chất lỏng và màng căng là
diện tích bề mặt chất lỏng tăng là do các phân tử từ trong lòng chất lỏng đi
ra bề mặt, bề dày của bề mặt không thay đổi, còn diện tích màng căng tăng
lên là do các phân tử giãn ra, bề dày của màng giảm.
Khi màng cao su bị căng ra, diện tích màng sẽ tăng. Sự tăng này là do
ngoại lực tác dụng vào màng gây ra. Thành phần ngoại lực gây ra sự tăng
diện tích này phải có phương là phương tiếp tuyến với màng, có chiều ngược
chiều với lực co lại của màng. Khi đạt đến trạng thái cân bằng thì độ lớn của
ngoại lực bằng độ lớn của lực co lại của màng.
Tương tự như vậy, trên bề mặt chất lỏng có lực căng, do tác dụng của
lực căng mà diện tích bề mặt chất lỏng co lại sao cho diện tích có giá trị nhỏ
nhất. Nếu có một ngoại lực làm tăng diện tích bề mặt chất lỏng thì lực căng
bề mặt sẽ chống lại. Từ đó, suy ra lực căng bề mặt chất lỏng có những đặc
điểm sau (h. 3.4a):
a. Tiếp tuyến với bề mặt khối chất lỏng tại nơi đang xét.
b. Vuông góc với đoạn cong nguyên tố l ở bề mặt, tại nơi đó.
c. Độ lớn của lực tỉ lệ với giá trị của l: F = l

B B
F
f1 f2 f1
l

Hình 3.4
a b c

Để hiểu bản chất vật lí của lực căng bề mặt, ta xét lực tác dụng phân
tử lên các phân tử nằm ở bề mặt khối chất lỏng (như phân tử B, hình 3.4b và
hình 3.4c). Trên hình 3.3, lực f tác dụng lên phân tử B có phương vuông góc
với mặt thoáng. Lực này không làm phân tử dịch chuyển vào trong lòng khối
chất lỏng vì các phân tử khác chống lại sự dịch chuyển ấy. Trên hình 3.4 chỉ
ra các lực tương tác phân tử f1 và f2 theo phương song song với mặt thoáng.
Khi bề mặt khối chất lỏng ở trạng thái cân bằng thì phân tử B bị hai lực cân
bằng tác dụng, tổng hợp lực tác dụng lên phân tử B bằng
không, phân tử B chỉ dao động xung quanh vị trí cân
f’ bằng của mình. Nhưng nếu chúng ta làm mất một trong
b hai lực phân tử tác dụng lên phân tử B thì do tác dụng
của lực còn lại phân tử B dịch chuyển (h.3.4c). Điều đó
có nghĩa rằng lực tương tác phân tử và lực căng bề mặt
dx
Hình 3.5 có bản chất giống nhau. Trong trường hợp (h.3.4b), lực
căng bề mặt chưa thể hiện ra, còn trong trường hợp
(h.3.4c) lực căng bề mặt đã thể hiện ra.
Có thể làm rõ hơn khái niệm lực căng bề mặt bằng một thí nghiệm
đơn giản (h.3.5).
Dùng một khung cứng, trên đó có một thanh linh động b trượt dễ dàng
trên khung. Nhúng khung vào nước xà phòng, rồi lấy ra. Trên khung có một
màng xà phòng bao lấy thanh b.
Để màng khỏi co lại, cần phải tác dụng một lực f’ lên thanh b. Khi ở
trạng thái cân bằng thì độ lớn của lực f’ bằng độ lớn của lực căng bề mặt f.
Lực căng bề mặt f tiếp tuyến với bề mặt màng xà phòng, vuông góc với
thanh b (vì lực căng bề mặt f chống lại sự tăng diện tích bề mặt của màng xà
phòng). Lưu ý rằng lực căng tác dụng lên cả hai bề mặt bọc thanh b. Dịch
chuyển thanh b một đoạn dx, diện tích bề mặt màng xà phòng tăng một
lượng là: dS = 2ldx. Công thực hiện bởi lực f’ trong dịch chuyển dx là: dA =
f’dx. Công này làm tăng diện tích bề mặt lên thêm dS, tức là làm tăng năng
lượng bề mặt thêm một lượng có giá trị dS = 2ldx. Do đó, ta có: f = f’=
2l.
VI. Câu hỏi mở rộng
1. Khi để chìm cả vòng nhôm trong chất lỏng rồi hạ dần mức chất
lỏng trong bình A thì số chỉ lực kế sẽ lớn hơn hay nhỏ hơn so với khi để
vòng nhôm chìm một phần sát đáy của nó trong chất lỏng rồi hạ dần mức
chất lỏng trong bình A? Giải thích nguyên nhân.
2. Cần lưu ý điều gì trong quá trình hạ đáy vòng nhôm ngập vào chất
lỏng?
3. Tại sao áp suất phân tử trong chất lỏng lớn hơn áp suất phân tử
trong chất khí hàng triệu lần mà khi nhúng tay vào một chậu nước ta không
cảm nhận được áp suất này?
VII. Báo cáo thực hành
THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH HỆ SỐ CĂNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG
Họ và
tên:................................................Lớp:..............Nhóm:....................
Ngày làm thực
hành:....................................................................................
Viết báo cáo theo các nội dung sau:
1. Mục đích
………………………………………………………………………………
….
2. Tóm tắt lí thuyết
Thế nào là lực căng bề mặt?
………………………………………………………………………………
….
………………………………………………………………………………
….
Tóm tắt cách đo lực căng bề mặt trong bài thực hành này
………………………………………………………………………………
….
………………………………………………………………………………
….
3. Kết quả
a. Đường kính ngoài và đường kính trong của vòng nhôm
Bảng 3.1. Độ chia nhỏ nhất của thước kẹp là:……..
Lần đo D(mm) D(mm) d(mm) d(mm)
1
2
3
4
5
Giá trị trung bình
b. Đo lực căng bề mặt
Bảng 3.2. Độ chia nhỏ nhất của lực kế là:……………..
Lần đo P(N) F(N) FC=F-P (N) FC(N)
1
2
3
4
5
Giá trị trung bình
- Tính giá trị trung bình, sai số tuyệt đối và sai số tuyệt đối trung bình của
các lực P, F, đường kính D, d và ghi vào bảng 3. 1 và bảng 3. 2.
- Tính giá trị trung bình của hệ số căng bề mặt của nước:
FC
   ..........
 (D  d )

- Tính sai số tỉ đối của phép đo:


 FC  D  d
      ...............
 FC  D d

Trong công thức này


FC  FC  2F 

F  là sai số dụng cụ của lực kế, lấy bằng một nửa độ chia nhỏ nhất của lực
kế
D  D  D ; d  d  d 

(∆D / và ∆d/ là sai số dụng cụ của thước kẹp, lấy bằng một độ chia nhỏ nhất
của thước kẹp).
- Tính sai số tuyệt đối của phép đo:   .  .............
- Viết kết quả của phép đo:
=  + =........................
Chú ý: Giá trị của  phụ thuộc nhiệt độ và độ tinh khiết của nước. Với nước
cất ở 200C, người ta đo được  = 73,0. 10-3 N/m.
4. Trả lời các câu hỏi
Câu 1. Khi để cả vòng nhôm chìm trong chất lỏng rồi hạ dần mức chất lỏng
trong bình A thì số chỉ lực kế sẽ ……………………………so với khi chỉ để
đáy vòng nhôm ngập trong chất lỏng rồi hạ dần mức chất lỏng trong bình A.
Nguyên nhân của điều đó là
………………………………………………………………………………
….
Câu 2. Trong quá trình hạ đáy vòng nhôm ngập vào chất lỏng cần lưu ý
………………………………………………………………………………
….
………………………………………………………………………………
….
Câu 3. Mặc dù áp suất phân tử trong chất lỏng lớn hơn áp suất phân tử trong
chất khí hàng triệu lần song khi nhúng tay vào một chậu nước ta không cảm
nhận được áp suất này là vì
………………………………………………………………………………
….
………………………………………………………………………………
….

You might also like