You are on page 1of 4

CHƯƠNG III: CACBON- SILIC

I. CACBON:
[1]. Hoàn thành các phương trình hoá học sau đây (ghi rõ số oxi hoá của cacbon)
(1) CO + O2 ? (2) CO + Cl2 
(3) CO + CuO  (4) CO + Fe3O4 
(5) CO + I2O5 
Trong các phản ứng này CO thể hiện tính chất gì?
[2]. Hoàn thành các phương trình hoá học sau:
(1) CO2 + Mg  (2) CO2 + CaO 
(3) CO2(dư) + Ba(OH)2  (4) CO2 + H2O 
(5) CO2 + CaCO3 + H2O 
as
(6) CO2 + H2O ���� die�
p lu�
c
� C6H12O6 +?
[3]. Viết các phương trình hóa học của phản ứng biểu diễn sơ đồ chuyển hóa sau:
CO2  CaCO3  Ca(HCO3)2  CO2  C  CO  CO2
[4]. a) Làm thế nào để loại các hợp chất là hơi nước và CO 2 có trong khí CO?
b) Làm thế nào để chuyển NaHCO3 thành Na2CO3, Ca(HCO3)2 thành CaCO3 và ngược lại?
[5]. Có một hỗn hợp khí gồm cacbon đioxit và lưu huỳnh đioxit. Trình bày phương pháp hóa học để chứng minh sự có
mặt của mỗi khí trong hỗn hợp.
[6]. a) Tại sao cacbon monooxit cháy được, còn cacbon đioxit không cháy được trong khí quyển oxi?
b) Hãy phân biệt khí CO và khí H 2 bằng phương pháp hóa học. Viết phương trình hóa học của phản ứng để minh
họa.
[7]. a) Làm thế nào để phân biệt khí CO2 và khí O2:
 Bằng phương pháp vật lý
 Bằng phương pháp hóa học?
b) Làm thế nào để phân biệt muối natri cacbonat và muối natri sunfit?
[8]. Có một hỗn hợp ba muối NH 4HCO3, NaHCO3, Ca(HCO3)2. Khi nung 48,8 g hỗn hợp đó đến khối lượng không đổi,
thu được 16,2 g bã rắn. Chế hoá bã rắn với dd HCl lấy dư, thu được 2,24 lít khí (đktc). Xác định thành phần phần
trăm các muối trong hỗn hợp.
[9]. Khi cho axit clohiđric (dư) tác dụng với 3,8 g hỗn hợp hai muối Na 2CO3 và NaHCO3 thu được 0,896 lít khí (ở
đktc).
a) Viết các phương trình hóa học
b) Xác định thành phần phần trăm về khối lượng của hỗn hợp muối ban đầu.
c) Tính thể tích dung dịch HCl 20% (D = 1,1g/cm3) đã phản ứng
[10]. a) Hòa tan 13,8 gam K2CO3 trong dung dịch HCl dư rồi dẫn toàn bộ khí thoát ra vào 200 ml dung dịch NaOH
0,6M. Sau phản ứng thu được các chất nào có khối lượng bao nhiêu?
b). Nung nóng 20 gam đá vôi chứa 80% canxicacbonat rồi dẫn toàn bộ khí CO 2 thoát ra vào dung dịch chứa 16
gam NaOH. Dung dịch sau phản ứng thu được các chất nào có khối lượng bao nhiêu?
[11]. a) Dẫn V lít CO2 (đktc) vào 200ml dung dịch Ca(OH)2 1M thu được 15 gam kết tủa. Giá trị của V là bao nhiêu?
b) Cho 8 lít hỗn hợp khí CO và CO 2, trong đó CO2 chiếm 39,2% ( theo thể tích) đo ở đkc đi qua dung dịch chứa 7,4
gam Ca(OH)2. Khối lượng kết tủa thu được là bao nhiêu?
c) Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO 2 (đktc) vào 100 ml dung dịch chứa NaOH 1M và Ba(OH) 2 0,5M. Khối lượng kết
tủa thu được sau phản ứng là bao nhiêu gam?
[12]. Có các số liệu thực nghiệm sau:
 Cho 22,4 lít hỗn hợp A gồm hai khí CO và CO2 đi qua than nóng đỏ (không có mặt không khí) thu được khí B có
thể tích lớn hơn thể tích A là 5,6 lít
 Dẫn B đi qua dung dịch canxi hiđroxit dư thì thu được dung dịch chứa 20,25 g Ca(HCO 3)2
a) Viết các phương trình hóa học.
b) Xác định thành phần phần trăm (về thể tích) của hỗn hợp khí A. Các thể tích khí được đo ở đktc.
[13]. Hãy xác định thành phần phần trăm thể tích của hỗn hợp khí gồm SO 2, CO2 và CO, biết rằng:
 Tỉ khối của hỗn hợp đối với khí hiđro là 20,8
 Khi cho 10 lít hỗn hợp đó sục qua dung dịch kiềm dư, thể tích còn lại là 4 lít
Thể tích các khí đều đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.
[14]. a) Xác định thành phần phần trăm (về thể tích) của hỗn hợp khí gồm có N 2, CO và CO2, biết rằng khi cho 10,0 lít
(đktc) hỗn hợp khí đó đi qua một lượng dư nước vôi trong, rồi qua đồng (II) oxit dư đốt nóng, thì thu được 10,0 g
kết tủa và 6,4 g đồng.
b) Nếu cũng lấy 10,0 lít (đktc) hỗn hợp khí đó đi qua ống đựng đồng (II) oxit dư đốt nóng, rồi đi qua một lượng dư
nước vôi trong, thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?
[15]. Cho 14,3 g Na2CO3.10H2O vào 200 g dung dịch CaCl 2 3%. Sau phản ứng, cho từ từ 1,5 lít khí CO 2 (đktc) vào hỗn
hợp thu được, rồi lọc lấy kết tủa. Tính khối lượng chất kết tủa, biết rằng chỉ có 60% lượng CO 2 tham gia phản ứng.
II. SILIC
1
[1]. Hoàn thành các phương trình hoá học sau (ghi rõ đk phản ứng nếu có):
a) Si + X2  (X2 là F2, Cl2, Br2)
b) Si + O2 
c) Si + Mg 
d) Si + KOH +?  K2SiO3 +?
e) SiO2 + NaOH 
Trong các phản ứng này số oxi hoá của silic thay đổi như thế nào?
[2]. Viết các phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóa sau:
SiO2  Si  Na2SiO3  H2SiO3  SiO2  CaSiO3
[3]. Viết các phương trình hóa học theo sơ đồ sau đây:
Silic đioxit  natri silicat  axit silixic  silic đioxit  silic

[4]. Có các chất sau: SiO2, Si, Na2SiO3. Hãy lập thành một dãy chuyển hóa giữa các chất và viết các phương trình hóa
học.
[5]. Cho các chất sau đây: silic, silic đioxit, axit silixic, natri silicat, magie silixua. Hãy lập thành một dãy chuyển hoá
giữa các chất trên và viết các phương trình hoá học.
[6]. Từ silic đioxit và các chất khác, hãy viết các phương trình hóa học để điều chế axit silixic.
[7]. Natri florua dùng làm chất bảo quản gỗ được điều chế bằng cách nung hỗn hợp canxi florua, sođa và cát. Viết
phương trình hóa học để giải thích cách làm trên.

[8]. Khi đốt cháy hỗn hợp khí SiH4 và CH4 thu được một sản phẩm rắn cân nặng 6,00 g và sản phẩm khí. Cho sản phẩm
khí đó đi qua dung dịch Ca(OH)2 lấy dư thu được 30,00 g kết tủa.
Xác định thành phần % thể tích của hỗn hợp khí
[9]. Xác định thể tích hiđro (đktc) thoát ra khi cho lượng dư dung dịch natri hiđroxit tác dụng với một hỗn hợp thu được
bằng cách nấu chảy 6g magie với 4,5 g silic đioxit. Giả sử phản ứng được tiến hành với hiệu suất 100%.
[10]. Thành phần chính của đất sét là cao lanh, có công thức là: xAl 2O3.ySiO2.zH2O, trong đó tỉ lệ về khối lượng các oxit
và nước tương ứng là 0,3953: 0,4651: 0,1395. Hãy xác định công thức hóa học của cao lanh
[11]. Natri silicat (Na2SiO3) có thể được điều chế bằng cách nấu nóng chảy NaOH rắn với cát. Hãy xác định hàm lượng
SiO2 trong cát, biết rằng 25kg cát khô sản xuất được 48,8 kg Na2SiO3
[12]. Khi nung 30g SiO2 với 30g Mg trong điều kiện không có không khí, thu được chất rắn A. Bỏ qua sự tạo xỉ maige
silicat (MgSiO3) trong quá trình.
a) Hãy viết các phương trình hóa học.
b) Xác định thành phần định tính và định lượng của A
[13]. Cho a gam hỗn hợp X gồm Si và Al tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 1,792 lít hiđro. Mặt khác, cũng
lượng hỗn hợp X như trên khi tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 0,672 lít hiđro
Tính a, biết rằng các thể tích khí đều được đo ở đktc và Al tác dụng với dung dịch NaOH theo phản ứng:
2Al + 2NaOH + 2H2O  2NaAlO2 + 3H2 ↑
III. CÔNG NGHIỆP SILICAT
[1]. Nghiền thủy tinh loại thường thành bột, rồi cho vào nước đã có vài giọt phenolphthalein, thì nước sẽ có màu hồng.
Giải thích và viết phương trình hóa học của phản ứng.
[2]. Viết phương trình hóa học của phản ứng mô tả thủy tinh bị axit HF ăn mòn. Biết rằng thành phần chủ yếu của thủy
tinh là Na2SiO3 (Na2O.SiO2) và CaSiO3(CaO.SiO2).
[3]. Để sản xuất thủy tinh loại thông thường, người ta nấu chảy một hỗn hợp gồm cát trắng (SiO 2), đá vôi (CaCO3),
sođa (Na2CO3) ở 1400 độ C. Khi đó sẽ tạo ra một hỗn hợp các muối natri silicat và canxi silicat nóng chảy, để
nguội sẽ được thủy tinh rắn. Hãy viết phương trình hóa học của các quá trình trên.
[4]. Thành phần hóa học của một loại thủy tinh được biểu diễn bằng công thức Na 2O.CaO.6SiO2. Hãy tính khối lượng
Na2CO3, CaCO3 và SiO2 cần dùng để có thể sản xuất được 23,9 tấn thủy tinh trên. Coi hiệu suất của quá trình là
100%
[5]. Clanhke xi măng Pooclăng gồm các chất canxi silicat Ca 3SiO5, Ca2SiO4 và canxi aluminat Ca3(AlO3)2. Hãy biểu
diễn công thức của các hợp chất trên dưới dạng các oxit và tính phần trăm khối lượng của canxi oxit trong mỗi hợp
chất.

2
IV. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Thể tích dung dịch NaOH 2M tối thiểu để hấp thụ hết 4,48 lít khí CO 2 (đktc) là
A. 200ml. B. 100ml. C. 150ml. D. 250ml.
Câu 2: Trong phòng thí nghiệm, sau khi điều chế khí CO2, người ta thường thu nó bằng cách
A. chưng cất. B. đẩy không khí. C. kết tinh. D. chiết.
Câu 3: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế CO2 bằng phản ứng
A. C + O2. B. nung CaCO3.
C. CaCO3 + dung dịch HCl. D. đốt cháy hợp chất hữu cơ.
Câu 4: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế CO bằng cách
A. cho hơi nước qua than nung đỏ. B. cho không khí qua than nung đỏ
C. cho CO2 qua than nung đỏ. D. đun nóng axit fomic với H2SO4 đặc.
Câu 5: Kim cương, than chì và than vô định hình là
A. các đồng phân của cacbon. B. các đồng vị của cacbon.
C. các dạng thù hình của cacbon. D. các hợp chất của cacbon.
Câu 6: Khi nung than đá trong lò không có không khí thì thu được
A. graphit. B. than chì. C. than cốc. D. kim cương.
Câu 7: Trong các hợp chất vô cơ, cacbon có các số oxi hoá là
A. –4; 0; +2; +4. B. –4; 0; +1; +2; +4. C. –1; +2; +4. D. –4; +2; +4.
Câu 8: Phân huỷ hoàn toàn a gam CaCO 3, rồi cho CO2 thu được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch chứa b gam NaOH, thu
được dung dịch Y. Biết Y vừa tác dụng được với dung dịch KOH, vừa tác dụng được với dung dịch BaCl 2. Quan hệ giữa a
và b là
A. 0,4a < b < 0,8a. B. a < b < 2a. C. a < 2b < 2a. D. 0,3a < b < 0,6a.
Câu 9: Hoà tan hoàn toàn 11,2 gam CaO vào H 2O thu được dung dịch A. Sục V lít khí CO 2 (đktc) vào dung dịch A thu
được 15 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 3,36 hoặc 7,84. B. 3,36 hoặc 5,60. C. 4,48 hoặc 5,60. D. 4,48 hoặc 7,84.
Dùng cho câu 10, 11: Hoà tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp A gồm MgCO 3 và RCO3 (với tỉ lệ mol 1:1) bằng dung dịch HCl
dư. Lượng CO2 sinh ra cho hấp thụ hoàn toàn bởi 500 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5 M thu được 39,4 gam kết tủa.
Câu 10: Kim loại R là
A. Ba. B. Ca. C. Fe. D. Cu.
Câu 11: Phần trăm khối lượng của MgCO3 trong hỗn hợp A là
A. 42%. B. 58%. C. 30%. D. 70%.
Câu 12: Cho 7,2 gam hỗn hợp A gồm MgCO3 và CaCO3 tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng rồi cho toàn bộ khí thoát
ra hấp thụ hết vào 450ml dung dịch Ba(OH) 2 0,2M thu được 15,76 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của MgCO 3 trong
hỗn hợp là
A. 41,67%. B. 58,33%. C. 35,00%. D. 65,00%.
Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn 4 gam hiđrocacbon A, rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hết vào 2,75 lít dung dịch Ca(OH) 2
0,1M thu được 25 gam kết tủa. A có thể là
A. CH4 hoặc C2H4. B. C2H6 hoặc C3H4. C. C2H4 hoặc C2H6. D. CH4 hoặc C3H4.
Dùng cho câu 14, 15: Dẫn hỗn hợp X gồm 0,05 mol C 2H2; 0,1 mol C3H4 và 0,1 mol H2 qua ống chứa Ni nung nóng một
thời gian, thu được hỗn hợp Y gồm 7 chất. Đốt cháy hoàn toàn Y rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hết vào 700 ml dung dịch
NaOH 1M thu được dung dịch Z.
Câu 14: Chất tan trong dung dịch Z là
A. NaHCO3. B. Na2CO3. C. NaHCO3 và Na2CO3. D. Na2CO3 và NaOH.
Câu 15: Tổng khối lượng chất tan trong Z là
A. 35,8. B. 45,6. C. 40,2. D. 38,2.
Câu 16: Cho V lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hết vào 500 ml dung dịch Ca(OH) 2 0,02 M thì thu được 0,5 gam kết tủa. Giá trị
tối thiểu của V là
A. 0,336. B. 0,112. C. 0,224. D. 0,448.
Câu 17: Thể tích dung dịch NaOH 1M tối thiểu để hấp thụ hết 4,48 lít khí CO 2 (đktc) là
A. 400ml. B. 300ml. C. 200ml. D. 100ml.
Câu 18: Thể tích dung dịch Ca(OH)2 0,01M tối thiểu để hấp thụ hết 0,02mol khí CO2 là
A. 1,0 lít. B. 1,5 lít. C. 2,0 lít. D. 2,5 lít.
Câu 19: Cho 1,344 lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hết vào 2 lít dung dịch X chứa NaOH 0,04M và Ca(OH) 2 0,02M thu được m
gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 2,00. B. 4,00. C. 6,00. D. 8,00.
Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,01 mol C 2H6 và 0,005 mol C3H8 rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết
vào 2 lít dung dịch X chứa KOH 0,02M và Ba(OH)2 0,01M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 6,895. B. 0,985. C. 2,955. D. 3,940.
Câu 21: Khí CO2 có lẫn khí SO2. Có thể thu được CO2 tinh khiết khi dẫn hỗn hợp lần lượt qua các bình đựng các dung
dịch
A. Br2 và H2SO4 đặc. B. Na2CO3 và H2SO4 đặc. C. NaOH và H2SO4 đặc. D. KMnO4 và H2SO4 đặc.
3
Câu 22: Than hoạt tính được sử dụng nhiều trong mặt nạ phòng độc, khẩu trang y tế…là do nó có khả năng
A. hấp thụ các khí độc. B. hấp phụ các khí độc. C. phản ứng với khí độc. D. khử các khí độc.
Câu 23: Silic tinh thể có tính chất bán dẫn. Nó thể hiện như sau:
A. ở nhiệt độ thường độ dẫn điện thấp, khi tăng nhiệt độ thì độ dẫn điện tăng lên.
B. ở nhiệt độ thường độ dẫn điện cao, khi tăng nhiệt độ thì độ dẫn điện giảm xuống.
C. ở nhiệt độ thường độ dẫn điện cao, khi tăng nhiệt độ thì nó trở nên siêu dẫn.
D. ở nhiệt độ thường độ dẫn điện thấp, khi tăng nhiệt độ thì nó không dẫn điện.
Câu 24: Để khắc chữ trên thuỷ tinh, người ta thường sử dụng
A. NaOH. B. Na2CO3. C. HF. D. HCl.
Câu 25: Trong công nghiệp, silic được điều chế bằng cách nung SiO2 trong lò điện ở nhiệt độ cao với
A. magiê. B. than cốc. C. nhôm. D. cacbon oxit.
Câu 26: Thuỷ tinh lỏng là dung dịch đặc của
A. Na2CO3 và K2CO3. B. Na2SiO3 và K2SiO3. C. Na2SO3 và K2SO3. D. Na2CO3 và K2SO3.
Câu 27: Thành phần chính của đất sét trắng (cao lanh) là
A. Na2O.Al2O3.6SiO2. B. SiO2. C. Al2O3.2SiO2.2H2O. D. 3MgO.2SiO2.2H2O.
Câu 28: Thành phần chính của cát là
A. GeO2. B. PbO2. C. SnO2. D. SiO2.
Câu 29 (B-07): Nung 13,4 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hóa trị 2, thu được 6,8 gam chất rắn và khí X.
Lượng khí X sinh ra cho hấp thụ hết vào 75ml dung dịch NaOH 1M, khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là
A. 6,3 gam. B. 5,8 gam. C. 6,5 gam. D. 4,2 gam.
Câu 30 (A-07): Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO2 (đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH) 2 nòng độ a mol/l, thu được 15,76
gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 0,04. B. 0,048. C. 0,06. D. 0,032.
Câu 31: Hoà tan hoàn toàn 22,45 gam hỗn hợp MgCO 3, BaCO3 (trong đó chứa a % khối lượng MgCO 3) bằng dung dịch
HCl rồi cho khí thoát ra hấp thụ hết vào dung dịch chứa 0,2 mol Ca(OH) 2 thu được kết tủa D. Để lượng D là lớn nhất thì
giá trị của a là
A. 18,7. B. 43,9. C. 56,1. D. 81,3.

You might also like