You are on page 1of 14

Phần trắc nghiệm

Mức độ dễ:
Câu 1: Hạt nhân của nguyên tử gồm những hạt cơ bản nào?
A. Proton, notron
B. Electron và notron
C. Proton và electron
D. Không có đáp án đúng
Câu 2: Tính chất hóa học cơ bản của các nguyên tố thuộc nhóm halogen:
A. Tính oxy hóa
B. Tính khử
C. Vừa có tính khử vừa có tính oxy hóa
D. Không có tính khử và tính oxy hóa
Câu 3: Liên kết hóa học trong phân tử KCl là gì?
A. Liên kết ion
B. Liên kết cộng hóa trị
C. Liên kết kết hydro
D. Liên kết kim loại
Câu 4: Vật hấp thu hầu hết các bước sóng thì cho mắt người nhìn thấy chúng có màu gì?
A. Màu đen
B. Màu đỏ
C. Màu Trắng
D. Không có đáp án đúng
Câu 4: Khi cho phenolphthalein vào cốc chứa dung dịch NaOH thì xảy ra hiện tượng gì?
A. Dung dịch trong cốc chuyển sang màu hồng
B. Dung dịch trong cốc không đổi màu
C. Dung dịch trong cốc chuyển sang màu xanh lam
D. Dung dịch trong cốc chuyển sang màu vàng
Câu 5: Phèn chua là muối kép của kim loại nào?
A. Kali và Nhôm (K và Al)
B. Kali và Natri (K và Na)
C. Natri và Nhôm (Na và Al)
D. Không có đáp án đúng
Câu 6: Quỳ tím thay đổi như thế nào khi nhỏ dung dịch HCl lên?
A. Quỳ tím chuyển sang màu đỏ hồng
B. Quỳ tím không đổi màu
C. Quỳ tím chuyển sang màu xanh
D. Quỳ tím chuyển sang màu tím
Câu 7: Trong kem đánh răng người ta thường bổ sung vào một số loại muối để chống sâu
răng. Hãy cho biết muối halogen của nguyên tố nào thường được thêm vào?
A. Flourine
B. Chlorine
C. Bromine
D. Iodine
Câu 8: Là một acid yếu nhưng là có tính chất đặc biệt được dung để khắc chữ lên thủy
tinh. Hãy cho biết đây là acid nào?
A. HF
B. HCl
C. HBr
D. HI
Câu 9: Khi nhỏ dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl thì có hiện tượng gì xảy ra?
A. Xuất hiện kết tủa màu trắng
B. Xuất hiện bọt khí
C. Dung dịch chuyển sang màu đỏ máu
D. Không có hiện tượng xảy ra
Câu 10: Trong cấu tạo của nguyên tử, hạt cơ bản nào mang điện tích âm?
A. Electron
B. Pronton
C. Notron
D. Không có hạt nào cả
Câu 11: Giấm ăn là dung dịch của chất nào nào?
A. Dung dịch Acid acetic ( CH3COOH)
B. Dung dịch Acid clohydric (HCl)
C. Dung dịch Natri hydroxide (NaOH)
D. Dung dịch Natri bicarbonate (NaHCO3)
Câu 12: Kim loại nào là kim loại dẫn điện tốt nhất?
A. Ag
B. Au
C. Cu
D. Fe
Câu 13: Nước cứng là nước chứa nhiều những ion kim loại nào sau đây?
A. Mg2+, Ca2+
B. Na+, K+
C. Mg+, K+
D. Ca2+, Na+
Câu 14: Nguyên liệu chính được dùng để sản xuất nhôm là gì?
A. Quặng boxit
B. Quặng pirit
C. Quặng đôlomit
D. Quặng manhetit
Câu 15: Khi giặt quần áo bằng len, tơ tằm, nilon ta nên giặt như thế nào?
A. Giặt bằng xà phòng có độ kiềm nhẹ, nước ấm
B. Giặt bằng xà phòng có độ kiềm cao, nước lạnh
C. Giặt bằng nước nóng
D. Không có đáp án nào đúng
Câu 16: Khi cho từ từ một lượng dư dung dịch NH3 vào cốc chứa dung dịch CuSO4 thì
có hiện tượng gì xảy ra?
A. Dung dịch ban đầu xuất hiện kết tủa sau đó tan dần tạo thành dung dịch có màu
xanh lam thẫm
B. Dung dịch xuất hiện bọt khí và kết tủa màu xanh đậm
C. Dung dịch xuất hiện kết tủa màu đỏ gạch
D. Không có hiện tượng xảy ra
Câu 17: Nước đá khô thường được dùng để làm lạnh và bảo quản thực phẩm? Thành phần
chính của nước đá khô là gì?
A. CO2 ở dạng rắn
B. N2 ở dạng rắn
C. O2 ở dạng rắn
D. Không có đáp án đúng
Câu 18: Một vật cho mắt ta nhìn thấy màu đỏ. Vật vật này không hấp thụ ánh sáng của
bước sóng có màu nào?
A. Màu đỏ
B. Màu xanh
C. Màu vàng
D. Màu tím
Câu 19: Khi chịu tác động của ngoại lực nhựa sẽ thay đổi như thế nào?
A. Giữ nguyên biến dạng khi ngừng tác động ngoại lực
B. Trở lại hình dạng ban đầu khi ngừng tác động ngoại lực
C. Không bị biến dạng khi ngoại lực tác dộng
D. Không có đáp án đúng
A. trên
Câu 20: Khí nào sau đây gây nên hiệu ứng nhà kính?
A. CO2
B. N2
C. O2
D. H2
Mức độ trung bình:
Câu 21:
Lúa chiêm phất phới đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên
Câu ca dao trên nói về hiện tượng nào dưới đây?
A. Phản ứng của N2 và O2 sau đó biến thành đạm nitrat
B. Phản ứng của O2 thành O3
C. Mưa rào cung cấp nước cho lúa
D. Có sự phân hủy nước tạo thành O2
Câu 22: Để xác định lượng cồn (C2H5OH) trong hơi thở người ta cho tác dụng với dung
dịch chứa H2SO4 và X. Vậy X chất gì?
A. K2Cr2O7
B. NaI
C. Br2
D. KCl
Câu 23: Những người bị đau bụng do dạ dày tiết ra nhiều acid HCl. Vậy họ nên uống chất
nào sau đây?
A. NaHCO3
B. NaOH
C. MgSO4
D. NaCl
Câu 24: Khi cần sát trùng vết thương người ta thường sử dụng hóa chất nào sau đây?
A. H2O2
B. NaHCO3
C. AgNO3
D. NaCl
Câu 25: Khí nào là nguyên nhân chính gây thủng tầng Ozon?
A. Freon
B. O2
C. CH4
D. N2
Câu 26: Hóa chất này là thành phần chính dung để nặn tượng hoặc được dùng trong y học
để băng bó bột. Vậy đó là hóa chất nào?
A. CaSO4
B. BaSO4
C. NaCl
D. CaCO3
Câu 27: Thủy ngân rất dễ bay hơi và là một hóa chất độc hại có thể gây vô sinh. Khi sử
dụng nhiệt kế thủy ngân nếu chẳng may bị rơi vỡ người ta thường ta thường xử lý bằng
cách rắc chất gì lên?
A. Lưu huỳnh, S
B. Sắt, Fe
C. Nhôm, Al
D. Nước, H2O
Câu 28: Để bảo quản các kim loại kiềm người ta thường sử dụng cách nào?
A. Ngâm chìm trong dầu hỏa
B. Ngâm chìm trong rượu nguyên chất
C. Giữ chúng trong lọ kín có nắp đậy
D. Ngâm chìm trong nước nguyên chất
Câu 29: Một số giếng nước khơi lâu ngày cần phải nạo vét. Tuy nhiên một số trường hợp
đáng tiếc đã xảy ra khi nạo vét do thiếu sự am hiểu về hóa học. Nguyên nhân nào đã gây
ra các tai nạn đó?
A. Do dưới đáy giếng có nhiều CO2 và CH4
B. Do dưới đáy giếng có nhiều H2
C. Do dưới đáy giếng có nhiều N2
D. Do dưới đáy giếng có nhiều bùn
Câu 30: Chất dẻo thường được sử dụng phổ biến là Poly vinyl clorua (PVC) dùng để chế
tạo các vật bọc cách điện và các màng bọc. Khi đốt các vật chứa PVC thường sinh ra một
mùi khí khó chịu. Chất khí gây ra mùi này là gì?
A. Khí Hydro clorua (HCl)
B. Khí Cacbon dioxide (CO2)
C. Khí Nito dioxide (NO2)
D. Khí Hydro sunfua (H2S)
Câu 31: Sau khi làm thí nghiệm với photpho trắng cần khử độc các dụng cụ này bằng
dung dịch nào?
A. Dung dịch CuSO4
B. Dung dịch NaOH
C. Dung dịch HCl
D. Dung dịch NaHCO3
Câu 32: Trong rừng không không khí thường trong lành và rất ít vi khuẩn. Nguyên nhân
này là do:
A. Trong rừng thông có một lượng nhỏ khí O3
B. Trong rừng thông có trầm hương
C. Trong rừng thông có nhiều O2
D. Trong rừng thông có nhiều nhựa hoa và phấn thông
Câu 33: Khí nào là nguyên nhân chính ra sự nổ khi khai thác trong mỏ than:
A. Khí metan (CH4)
B. Khí hydro (H2)
C. Khí acethylene (C2H2)
D. Tất cả các khí trên
Câu 34: Trong các phòng thí nghiệm thường được trang bị các mặt nạ phòng độc. Trong
mặt nạ phòng độc này thường chứa 1 loại bột. Hãy cho biết chất bột đó là gì?
A. Bột than
B. Bột gạo
C. Bột Sắt
D. Bôt lưu huỳnh
Câu 35: Trong công nghiệp tráng gương người ta làm như sau:
“Đầu tiên người ta làm sạch bề mặt gương, tiếp đó tráng một muối thiếc qua bề mặt
kính, rồi cho hỗn hợp AgNO3/NH3 dư vào bề mặt kính, sau đó cho tiếp một hóa chất X
vào rồi gia nhiệt. Hãy cho biết hóa chất X là chất nào?
A. Glucose
B. Aldehyde acetic
C. Aldehyde formic
D. Acid formic
Câu 36: Khi làm xong thí nghiệm với Phenol ta dùng hóa chất nào để rửa dụng cụ?
A. Dung dịch NaOH
B. Dung dịch CuSO4
C. Dung dịch NaCl
D. Dung dịch Na2CO3
Câu 37: Trước những năm 50 của thế kỷ XX, công nghiệp hữu cơ dựa trên nguyên liệu
chính là acethylene. Ngày nay nhờ sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật và khai thác chế biến
dầu mỏ, ethylene trở thành nguyên liệu rẻ tiền và tiện lợi hơn so với acethylene. Công thức
phân tử của ethylene là:
A. C2H4
B. C2H6
C. CH4
D. C3H6
Câu 38: Ion kim loại X khi vào cơ thể vượt mức cho phép sẽ gây nguy hiểm với sự phát
triển cả về trí tuệ và thể chất của con người. Ở các làng nghề tái chế acquy cũ, nhiều người
bị ung thư, trẻ em chậm phát triển, còi cọc vì nhiễm độc kim loại này. Kim loại X ở đây là:
A. Pb
B. Cu
C. Mg
D. Fe
Câu 39: Để khử mùi tanh cá gây ra do một số amin ta có thể rửa với:
A. Giấm
B. Cồn
C. Vôi sống
D. Nước
Câu 40: Đã có nhiều vụ tử vong đáng tiếc xảy ra do ủ ấm bằng than tổ ong. Nguyên nhân
chính gây ra tử vong là một chất khí sinh ra trong quá trình đốt than. Vậy chất khí này là
chất gì?
A. Khí CO
B. Khí N2
C. CH4
D. Khí HCl
Câu 41: Trong thí nghiệm đốt tiền với dung dịch Acetone và nước, khi ngọn lửa cháy hết
nhưng tờ tiền vẫn nguyên vẹn. Giải thích nào sau đây hợp lý nhất?
A. Nước giữ nhiệt độ của tờ tiền nhỏ hơn nhiệt độ cháy của nó
B. Không đủ lượng oxy để đốt cháy tờ tiền
C. Tờ tiền không thể cháy được
D. Không có giải thích nào hợp lý
Câu 42: Đám cháy của chất nào sau đây khi cháy không thể chữa cháy bằng bình chữa
cháy chứa CO2?
A. Mg
B. Fe
C. Ag
D. Cu
Câu 43: Nếu chế biến không đảm bảo người ăn sắn có thể bị ngộ độc bởi acid HCN. Vậy
nên cho người bị ngộ độc sắn uống gì?
A. Nước đường
B. Giấm loãng
C. Nước chanh
D. Trà loãng
Câu 44: Ở những vùng đất bị nhiễm phèn. Người ta thường bón vôi vào đất. Mục đích của
việc này là gì?
A. Tăng pH cho đất
B. Làm đất tơi xốp
C. Giảm pH của đất
D. Tăng khoáng cho đất
Câu 45: Trong nọc của kiến hoặc ong có chứa một lượng acid formic (HCOOH). Vậy khi
bị ong hoặc kiến đốt ta nên bôi gì lên vết đốt?
A. Vôi
B. Giấm
C. Mỡ
D. Kem đánh răng
Câu 46: Phích đun nước lâu ngày có lớp cặn đóng ở đáy. Ta nên dùng chất nào để làm
sạch chúng dễ dàng hơn?
A. Giấm
B. Nước trà
C. Xà phòng
D. Nước muối
Câu 47: Chất nào sau đây được dùng để phủ lên nồi, chảo giúp chúng có khả năng chống
dính?
A. Teflon
B. PVC
C. Nhựa Bakelit
D. Nhựa PE
Câu 48: Người Mông Cổ rất thích dùng những vật bằng bạc để chứa thực phẩm do chúng
bảo quản thực phẩm được lâu hơn. Lý do của việc này là:
A. Ion Ag+ có khả năng diệt khuẩn dù nồng độ nhỏ
B. Đồ làm bằng bạc bền trong không khí
C. Bạc có tính khử yếu
D. Những vật làm bằng bạc thì đẹp hơn so với các kim loại khác
Câu 49: Chất được dùng để tẩy trắng giấy trong công nghiệp là?
A. SO2
B. CO2
C. N2
D. NO2
Câu 50: Thành phần chính của thuốc diệt chuột là gì?
A. Zn3P2
B. CuSO4
C. KCN
D. BaCl2
Mức độ khó:
Câu 51: Người ta thường bón cây bằng tro bếp do trong tro bếp có chứa muối của một kim
loại. Vậy đây là kim loại nào?
A. Kali
B. Natri
C. Bari
D. Mg
Câu 52: Thần sa còn là tên gọi khác của khoáng vật nào?
A. HgS
B. Al2O3
C. CaSO4.2H2O
D. Fe2S
Câu 53: Khi làm kem que người ta thường làm như sau: Cắm que tre vào ô đựng nước trái
cây rồi đặt cả vào khay đá có đựng nước đá hòa tan nhiều muối ăn. Tất cả cho vào làm
lạnh. Nước trái cây sẽ nhanh chóng đông lại thành kem que. Người ta đã lợi dụng tính chất
gì khi dùng muối làm kem que?
A. Nhiệt độ của nước đá là 0oC, nếu cho muối ăn, nhiệt độ sẽ giảm xuống dưới 0oC.
B. Nhiệt độ phòng là 25oC, nếu cho muối ăn vào nước đá, nhiệt độ phòng sẽ
giảm xuống giúp kem chóng đông
C. Muối ăn thu nhiệt cùng với độ lạnh của nước đá tác động làm trái cây nhanh chóng
đông
D. Muối ăn giúp duy trì nhiệt độ của nước đá ở 0 0 C giúp kem chóng đông.
Câu 54: Trong quá trình xử lý nước ngầm người ta phải bơm lên giàn phun mưa. Mục
đích của việc này là gì?
A. Chuyển Fe2+ thành Fe3+
B. Làm tăng pH của dung dịch
C. Làm giảm độ cứng của nước
D. Làm giảm lượng CO2
Câu 55: Nước cường thủy có khả năng hòa tan vàng Au. Thành phần chính của nước
cường thủy là gì?
A. 1 HNO3 : 3 HCl
B. 2HNO3 : H2SO4
C. H2SO4 : 2HCl
D. 2 HCl : H2SO4
Câu 56: Chất tạo ra vị cay trong ớt là gì?
A. Capsaicin
B. Caprolactam
C. Acid citric
D. Capron
Câu 57: Aspirin (ASA) được tổng hợp từ acid salixylic và alhydride acetic bằng phản
ứng ester hóa, là hợp chất thuộc nhóm chống viêm phi steroid, có tác dụng giảm đau, hạ
sốt, chống tập kết tiểu cầu; khi dùng với liều thấp kéo dài có thể phòng ngừa đau tim và
tắc nghẽn mạch máu. Tuy nhiên, một trong số các tác dụng phụ đáng lưu ý nhất của
aspirin là
A . Gây viêm loét dạ dày – tá tràng.
B . Rối loạn chuyển hóa lipid máu.
C . Có thể gây ra bệnh Basedow.
D . Làm tăng nhu động ruột.
Câu 58: Các bức tranh vẽ trong thời kì Phục Hưng thường được vẽ bằng sơn dầu. Tuy
nhiên qua thời gian các tác phẩm ấy đã bị xỉn màu, không còn mới như ban đầu nữa. Người
ta sử dụng dung dịch một dung dịch hóa chất là X để rửa các bức vẽ này làm cho chúng trở
lại trạng thái ban đầu. Hãy cho biết X là dung dịch nào?
A. H2O2
B. NaOH
C. HCl
D. H2SO4
Câu 59: Mã số tái chế của các loại nhựa được đánh số từ 1 đến 7, loại nhựa số 4, LDPE
(Low density Polyethylene) được ứng dụng phổ biến trong:
A. Vỏ hộp video, vỏ hộp CD, tách cà phê, khay đựng đồ ăn, khay dựng thịt, vỏ hộp
cơm.
B. Chai đựng sữa, nước, nước trai cây, giỏ đi chợ, đồ chơi, chai đựng chất tẩy rửa lỏng.
C. Chai dựng nước uống, chai dựng nước súc miệng.
D. Túi đựng đồ đông lạnh, túi nhựa trong.
Câu 60: Phụ gia thực phẩm là các chất được bổ sung thêm vào thực phẩm để bảo quản hay
cải thiện hương vị và vẻ bề ngoài của chúng. Để quản lý các chất phụ gia này và thông tin
về chúng cho người tiêu dùng thì mỗi loại phụ gia đều được gán với một số duy nhất, được
gọi là “số E” (bắt nguồn từ các nước châu Âu). Bột ngọt (hay mì chính) là một trong các
chất điều vị thường gặp nhất, có số E là:
A . E621
B . E162
C . E612
D . E126
Phần tự luận
Câu 1: Vì sao khi cơm bị khê người ta thường cho vào than củi?
Trả lời: Khi cơm khê sẽ có mùi khó chịu. Than củi xốp có tính hấp phụ mùi rất tốt nên
được bỏ vào để hút các mùi này giúp cơm bớt mùi khê.
Câu 2: Tại sao chúng ta có thể dùng nước ngọt có gas để tẩy rửa các vật bị gỉ sét?
Trả lời: Trong nước ngọt có chứa một lượng acid (H3PO4 và CO2 bão hòa) nên có khả
năng hoàn tan cái gỉ sét là các oxide kim loại
Câu 3: Tại sao ở một số vùng, ấm đun nước lâu ngày có một lớp cặn đóng dưới đáy.
Giải thích hiện tượng này. Có thể loại bỏ lớp cặn này như thế nào?
Trả lời: Nước ở một số vùng có chứa hàm lượng ion Ca2+ và Mg2+ lớp cặn này có thành
phần chính là CaCO3 và MgCO3. Có thể hoàn tan lớp cặn này bằng giấm ăn.
Câu 4: Natri và Kali được bảo quản bằng cách ngâm chìm trong dầu hỏa. Tuy nhiên
với Liti người ta lại không làm như vậy. Hãy giải thích tại sao và đề xuất cách để bảo
quản kim loại này.
Trả lời: Natri và Kali có tỉ trọng nặng hơn dầu hỏa do đó khi ngâm vào dầu hỏa chúng
sẽ chìm xuống. Tuy nhiên Liti là kim loại có tỉ trọng nhẹ hơn dầu hỏa do đó kim loại
này sẽ nổi lên. Có thể bảo quản bằng cách phủ kín bằng parafin
Câu 5: Vì sao khi đốt xăng hoặc cồn thì cháy hết nhưng khi đốt than, củi thì lại còn
tro?
Trả lời: Vì xăng, cồn là những chất tương đối tinh khiết cao gồm những chất có thể
cháy hoàn toàn được
Tuy nhiên trong củi và than còn chứa các chất muối khoáng và tạp chất trơ không thể
cháy hết hoàn toàn được.

You might also like