You are on page 1of 5

Họ và tên: Trần Minh Hiếu.

MSSV: 17110135.

Bài làm:

Câu 1: Tại sao bạn lựa chọn hệ thống CSDL thay vì lưu dữ liệu trên file quản lý bởi hệ điều
hành? Khi nào bạn không nên dùng hệ CSDL?
Ta thấy hầu hết lữu trữ trên file thì sẽ có nhiều bất cập cũng như hạn chế như sau:
- Dữ liệu trung chuyển giữa các bộ nhớ (chính, phụ) trên hệ điều hành 32-bit thì sẽ
không đủ.
- Với mỗi dữ liệu kiểu file thì sẽ phải có phần mềm riêng chuyên xử lý.
- Nếu xử lý cùng lý dễ xảy ra tranh chấp.
- Không có tính nhất quán khi các user dùng cùng lúc.
- Khi gặp sự có thì backup dữ liệu lại 1 cách rất khó khăn.
- Gặp nhiều vấn đề trong việc bảo mật và kiểm soát truy cập.
- Bộ nhớ sẽ không đủ nếu dữ liệu rất lớn.
Trong khi đó hệ thống CSDL sẽ giúp hỡ trọ khắc phục hầu hết các nhược điểm mà lưu trữ
trên file như là:
- Dữ liệu độc lập và truy cập hiệu quả, hợp nhất dữ liệu.
- Giảm thiểu các vấn đề về bảo mật.
- Khôi phục nhanh và hiệu quả hơn so với lưu trữ file.
Khi không cần lưu trữ thông tin hay dữ liệu gì thì không nên dùng hệ CSDL.

Câu 2: Độc lập dữ liệu mức logic(Logical data independence) là gì? Tại sao nó quan trọng?

Độc lập dữ liệu logic là một thuộc tính của DBMS giúp quản trị viên thay đổi Database
schema ở cấp khái niệm của hệ thống cơ sở dữ liệu mà không ảnh hưởng đến mức vật lý
(External views, External API or programs).
Vì những thay đổi này do người quản trị thay đổi cho phù hợp với sự thay đổi của dữ liệu
thực tế liên quan đến hệ thống CSDL, view ra cho người dùng xem nên nó quan trọng hơn
độc lập vật lý.

Câu 3: Giải thích sự khác nhau giữa độc lập dữ liệu mức logic và độc lập dữ liệu mức vật
lý (physical data independence)? Hãy cho ví dụ minh họa.

- Độc lập dữ liệu vật lý giúp bạn tách các cấp khái niệm khỏi các cấp độ nội bộ / vật
lý. Nó cho phép bạn cung cấp một mô tả logic của cơ sở dữ liệu mà không cần chỉ định cấu
trúc vật lý. So với Độc lập logic, rất dễ đạt được sự độc lập dữ liệu vật lý. Với tính độc lập
vật lý, bạn có thể dễ dàng thay đổi cấu trúc hoặc thiết bị lưu trữ vật lý có ảnh hưởng đến
lược đồ khái niệm. Mọi thay đổi được thực hiện sẽ được hấp thụ bởi ánh xạ giữa các cấp
độ khái niệm và nội bộ. Sự độc lập dữ liệu vật lý đạt được bằng sự hiện diện của cấp độ
bên trong của cơ sở dữ liệu và sau đó chuyển đổi từ cấp độ khái niệm của cơ sở dữ liệu
sang cấp độ nội bộ.
 Ví dụ về độc lập dữ liệu vật lý:
 Sử dự thiết bị lưu trữ mới như ổ cứng, băng từ.
 Thay đổi phươn thức truy cập.
 Thay đổi vị trí cơ sở dữ liệu từ ổ C:  D:

- Độc lập dữ liệu logic là người quản trị có thể thay đổi các cấu trúc trong mức khái
niệm mà không ảnh hưởng đến mức vật lý.
 Ví dụ về độc lập dữ liệu logic:
 Hợp nhất giữa hai bản dữ liệu bản ghi thành 1.
 Tách 1 bản ghi thành nhiều bản ghi khác nhau.
 Thêm/ Xóa/ Sửa thuộc tính, thực thể, hoặc mối quan hệ mới mà không cần viết
lại các chương trình ứng dụng hiện có.

Câu 4: Giải thích sự khác biệt giữa lược đồ ý niệm/logic (conceptual/logical schema), lược
đồ vật lý/bên trong (Physical/internal schema) và lược đồ ngoài (external schema).
Lược đồ ngoài(external schema) cho phép truy cập dữ liệu để có thể chỉnh (và được uỷ
quyền) ở cấp độ của người dùng cá nhân hoặc nhóm người sử dụng. Lược đồ ý niệm/logic
(conceptual/logical schema) mô tả tất cả các dữ liệu thực sự được lưu trữ trong cơ sở dữ
liệu. Trong khi có một số quan điểm cho một cơ sở dữ liệu nhất định, có đúng một lược đồ
khái niệm để tất cả người dùng. Lược đồ vật lý/bên trong (Physical/internal schema) tóm
tắt làm thế nào mà quan hệ được mô tả trong lược đồ khái niệm đang thực sự được lưu trữ
trên đĩa (hoặc các phương tiện vật chất khác).
Lược đồ bên ngoài cung cấp độc lập dữ liệu luận lý, trong khi lược đồ khái niệm cung cấp
độc lập dữ liệu vật lý.

Câu 5: Trách nhiệm của DBA. Giả sử là DBA không cần quan tâm đến việc thực hiện các
câu truy vấn của chính DBA, thì DBA có cần hiểu về tối ưu hóa câu truy vấn không? Tại
sao?

Trách nhiệm của DBA:


Thiết kế các lược đồ logic và vật lý, cũng như là những khung nhìn chủ yếu của lược đồ
ngoài.
- Điều khiển bảo mật và phân quyền, dữ liệu luôn được toàn vẹn.
- Đảm bảo cho dữ liệu luôn trong tình trạng sẵn sang và phục hồi lại khi có sự cố xảy ra.
- Tinh chỉnh cơ sở dữ liệu: DBAM có nhiệm vụ phát triển cơ sở dữ liệu, cụ thể là phát triển
các lược đồ vật lý và lược đồ ngoài để đảm bảo thực hiện được những yêu cầu thay đổi
theo thời gian của người dùng.
DBA cần hiểu về tối ưu hóa truy vấn ngay cả khi người này không quan tâm đến việc chạy
những truy vấn nào vì anh ta có một số nhiệm vụ (thiết kế và điều chỉnh cơ sở dữ liệu) liên
quan đến tối ưu hóa truy vấn. Nếu DBA không hiểu về những truy vấn được sử dụng rộng
rãi cần những gì cho thực thi, và DBMS sẽ tối ưu và thực hiện những truy vấn này như thế
nào, anh ta sẽ không thể có những quyết định tốt khi thiết kế và điều chỉnh cơ sở dữ liệu.

Câu 6: Ông A cần mua một hệ CSDL. Để tiết kiệm chi phí, ông A chỉ mua một hệ CSDL
với số tính năng ít nhất có thể. Ông ta lập kế hoạch chỉ chạy nó một mình trên máy PC của
ông ấy và không share thông tin với ai cả. Hãy cho biết tính năng nào trong các tính năng
dưới đây của DBMS ông A mua nên có và tại sao:
- Tiện ích bảo mật
- Kiểm soát đồng thời
- Khôi phục dữ liệu sau sự cố
- Cơ chế khung nhìn
- Ngôn ngữ truy vấn

Ông A nên mua DBMS có các tính năng sau:


- Tiện ích bảo mật( nên có vì A không có kế hoạch để chia sẻ danh sách của mình với
ai khác và không có chức năng này dữ liệu của ông A có thể sẽ bị tấn công).
- Khôi phục dữ liệu sau sự cố( Cần thiết để tránh mất dữ liệu khi gặp sự cố).
- Cơ chế khung nhìn( A có thể sử dụng điều này để phát triển "màn hình tùy chỉnh"
mà ông có thể thuận tiện đưa lên mà không cần viết các truy vấn dài liên tục).
- Ngôn ngữ truy vấn( vì A phải có khả năng phân tích vùng tối bí mật của nạn nhân. Đặc
biệt, ngôn ngữ truy vấn cũng được sử dụng để xác định views).
Kiểm soát đồng thời có thể không cần vì chỉ có 1 mình ông A sử dụng.

Câu 7: Mô tả cấu trúc của một DBMS. Giả sử hệ điều hành của bạn được nâng cấp để hỗ
trợ thêm một số chức năng về file (ví dụ khả năng cho phép lưu một chuỗi các bytes lên
đĩa). Hãy cho biết lớp nào của DBMS bạn cần phải viết lại để có thể tận dụng ưu điểm của
các tính năng mới đó.

Cấu trúc của một DBMS gồm 4 phần sau:


- Mức nội (internal level): mô tả cấu trúc lưu trữ vật lý của CSDL
- Mức ý niệm (conceptual level):
 Mô tả toàn bộ cấu trúc của cơ sở dữ liệu.
 Che dấu chi tiết vật lý.
 Tập trung vào mô tả dữ liệu, mối quan hệ, các ràng buộc.
- Mức ngoại (external level):
 Mô tả một phần của CSDL ứng với góc nhìn của một nhóm người dùng
Để có thể tận dụng ưu điểm của tính năng cho phép lưu một chuỗi các byte lên đĩa chúng
ta cần phải viết lại mức ngoại.

You might also like