You are on page 1of 87

1

I. Đặt vấn đề :

Các nguồn năng lượng lớn chủ yếu có nguồn gốc năng lượng hóa thạch luôn gây ô nhiễm
môi trường, đang cạn kiệt dần và làm cho trái đất ấm dần lên. Việc tìm ra nguồn năng lượng
sạch, vô tận luôn là ưu tiên hàng đầu. Năng lượng mặt trời, năng lượng gió đã thỏa mãn
được những yêu cầu trên, nhưng có công suất không lớn và rất không tập trung. Để tận dụng
có hiệu quả, cần phải kết nối các nguồn năng lượng này thông qua hệ thống lưới điện phân
phối có sẵn bằng các bộ nghịch lưu có khả năng kết nối với điện xoay chiều.

Đã có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này [1, 2], tuy nhiên các mục tiêu điều khiển chủ yếu
tập trung điều khiển dòng công suất tác dụng P và công suất phản kháng Q với các điều kiện
ràng buộc như tần số, điện áp lưới không thay đổi hay điện áp DC của bộ nghịch lưu không
thay đổi, tuy nhiên, trong thực tế, các giá trị này thay đổi đáng kể.

Đề tài này tập trung xây dựng một giải thuật điều khiển bộ nghịch lưu kết nối lưới AC có
khả năng tự động ổn định và điều khiển dòng điện bơm vào lưới với công suất Q luôn ở
mức rất thấp (hệ số công suất luôn từ 0.98 đến gần bằng 1) ngay cả khi đảm bảo điện áp, tần
số lưới và điện áp đặt vào bộ nghịch lưu thay đổi.

II. Nhiệm vụ của đề tài :

Đề tài “Thiết kế bộ chuyển đổi năng lượng mặt trời hòa đồng bộ lưới điện quốc gia” có nội
dung chủ yếu:

- Tầm quan trọng của đề tài.

- Phân tích sự ảnh hưởng của việc hòa hai nguồn điện.

- Xây dựng phương trình và giải thuật để tính toán bộ chuyển đổi năng lượng.

- Dùng phần mềm Matlab 7.0 mô phỏng khi hòa năng lượng mặt trời vào lưới quốc gia.

- Kết quả nghiên cứu của đề tài.

III. Phạm vi nghiên cứu:


- Nghiên cứu bộ nghịch lưu công suất nhỏ một pha khi hòa vào lưới điện.

- Nghiên cứu phương pháp tính toán bộ chuyển đổi nguồn DC-AC.
2

- Nghiên cứu tính toán các thông số khi hòa nguồn năng lượng mặt trời hòa vào lưới điện
phân phối.

- Đưa ra mô hình mô phỏng khi hòa nguồn năng lượng mặt trời hòa vào lưới điện.

- Áp dụng kết quả để tính toán thiết kế.

IV. Phương pháp nghiên cứu :

1. Thu thập tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu.

2. Nghiên cứu các mô hình hòa đồng bộ giữa hai nguồn năng lượng mặt trời và lưới điện.
Ảnh hưởng của các thông số khi hòa. Đề nghị mô hình tính toán cụ thể.

3. Xây dựng mô hình mô phỏng việc hòa, từ đó thiết kế và thi công mô hình thực tế.

4. Phân tích các kết quả nhận được và các kiến nghị.

5. Đánh giá tổng quát toàn bộ bản đề tài. Đề nghị hướng phát triển của đề tài.

V. Điểm mới của đề tài :

1. Tìm ra các thông số ảnh hưởng đến việc hòa đồng bộ giữa hai nguồn năng lượng mặt
trời và lưới điện quốc gia.

2. Đưa ra giải thuật và chương trình mới để tính toán bộ chuyển đổi nguồn năng lượng
mặt trời hòa vào lưới điện quốc gia.

3. Góp phần ổn định lưới điện phân phối.

4. Góp phần tiết kiệm năng lượng của các hộ tiêu thụ điện cũng như cung cấp thêm cho
nguồn quốc gia một phần năng lượng.

5. Nguồn năng lượng mặt có thể dự trữ nó góp phần giảm quá tải của nguồn lưới khi giờ
cao điểm.

VI. Giá trị thực tiễn của đề tài :

Từ yêu cầu cấp thiết từ thực tế, góp phần tiết kiệm năng lượng của các hộ tiêu thụ điện cũng
như cung cấp thêm cho nguồn quốc gia một phần năng lượng. Nguồn năng lượng mặt có thể
dự trữ nó góp phần giảm quá tải của nguồn lưới khi giờ cao điểm. Chính vì lý do trên, đề
tài: "Thiết kế bộ chuyển đổi năng lượng mặt trời hòa vào lưới điện quốc gia" được hình
thành.
3

Từ công việc nghiên cứu của đề tài:

1. Nhận được kết quả từ một mô hình thiết kế chính xác bộ chuyển đổi năng lượng.

2. Với kết quả nhận được có thể:

¾ Ứng dụng rộng rãi việc sử dụng cùng lúc hai nguồn năng lượng mặt trời và lưới
điện quốc gia cho các hộ tiêu thụ điện.

¾ Giúp các nhà hoạch định chiến lược về nguồn năng lượng quốc gia có thêm một
hướng mới về việc phát triển nguồn năng lượng trong tương lai.

¾ Sử dụng làm tài liệu giảng dạy.

¾ Giúp cho các nhà thiết kế các tài liệu quan trọng trong tính toán thiết kế bộ
chuyển đổi nguồn năng lượng mặt trời hòa vào lưới điện quốc gia.

VII. Nội dung đề tài :

Chương 0 : Giới thiệu

Chương 1 : Tổng quan

Chương 2 : Xây dựng sơ đồ bộ nghịch lưu khi kết nối với lưới điện phân phối

Chương 3 : Kết quả mô phỏng và nhận xét.

Chương 4 : Kết luận và hướng phát triển


4

1.1. Tính cần thiết.

Ngày nay với xã hội phát triển đòi hỏi cần nguồn năng lượng điện lớn. Vì vậy đòi hỏi phải
phát triển nhiều nguồn năng lượng điện khác nhau như: nhiệt điện, thủy điện, năng lượng
hạt nhân … nhưng những nguồn năng lượng này ngày càng cạn kiệt lại ảnh hưởng đến môi
trường cũng như môi trường sinh thái. Vì vậy cần nguồn năng lượng đảm bảo được các yếu
tố trên nhưng lại là vô tận. Phong điện, năng lượng mặt trời được khai thác triệt để nhưng lại
rất tốn kém. Với ý tưởng tận dụng những nguồn nhỏ sẵn có của các hộ gia đình công suất
nhỏ như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, máy phát Diesel, máy phát biogas.... sẽ cùng
kết nối vào lưới điện nhằm giảm tải cho lưới điện từ các hộ gia đình và tăng nguồn cung cấp
cho hệ thống điện.

Kết nối các nguồn điện sẵn có từ các hộ gia đình vào hệ thống điện nhằm đảm bảo liên tục
cung cấp điện, chí ít cho chính phụ tải hộ gia đình đang dùng cũng như hạn chế việc quá tải
trên đường dây. Việc kết nối này sẽ tận dụng công suất tối đa của các nguồn năng lượng mà
các hộ tiêu thụ có thể phát khi tải hộ gia đình nhỏ mà nguồn năng lượng phát lớn. Đây chính
là yếu tố nhằm ổn định hệ thống điện khi bị quá tải.

Các nghiên cứu về vấn đề này đã được triển khai và tập trung nhiều về việc điều khiển công
suất tác dụng, công suất phản kháng. Một vấn đề được quan tâm ngoài hai việc điều khiển
trên là: khi điện áp nguồn năng lượng mặt trời thay đổi, điện áp nguồn lưới phân phối thay
đổi, tần số nguồn lưới thay đổi nó sẽ ảnh hưởng đến hệ thống như thế nào.

Với phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu bộ chuyển đổi năng lượng mặt trời hòa vào
lưới phân phối một pha có công suất nhỏ là việc rất cần thiết khi các thông số nguồn thay
đổi vì nó ảnh hưởng rất lớn đến các khóa điện tử của bộ nghịch lưu.

Nhiệm vụ của đề tài nhằm ổn định và điều khiển dòng điện bơm vào lưới là không đổi khi
điện áp nguồn năng lượng mặt trời, điện áp và tần số của nguồn lưới điện phân phối thay
đổi, cũng như luôn giữ được Q ở mức thấp nhất nhằm nâng cao hệ số công suất. Việc ổn
định dòng điện sẽ không làm hư hại các khóa điện tử của bộ nghịch lưu cũng như các thiết
bị có trong hệ thống đồng thời giảm thiểu tối đa công suất phản kháng Q phát vào lưới.
5

1.2. Hòa đồng bộ hai máy phát.

1.2.1. Hòa đồng bộ.

Ta biết rằng thao tác hoà đồng bộ hai máy phát là chọn điểm đồng bộ để đóng áp to mát của
tổ máy hoà lên lưới là việc song song với tổ máy phát đang làm việc trên lưới. Điểm hoà
chính xác là điểm thỏa mãn các điều kiện sau:

- Biên độ Sđđ máy hòa bằng điện áp lưới Eh =Ul

- Giá trị tần số của máy hoà phải bằng tần số của lưới Fh = fl

- Các tổ máy phát phải có cùng thứ tự pha

- Góc lệch giữa hai véc tơ Eh,Ul bằng "không "

Để phân tích các điều kiện ta có thể giả thiết các máy phát đang làm việc khi thực hiện hoà
đồng bộ chính xác phải làm sao để dòng điện cân bằng chạy giữa các máy phát điện có giá
trị nhỏ nhất để máy phát không hỏng, các máy phát hoạt động song song bình thường. Nếu
các điều kiện hoà song song được thoả mãn, đặc biệt góc lệch pha giữa các điện áp pha nằm
trong giới hạn cho phép việc hoà song song xẩy ra êm, không có dòng cân bằng lớn.

Khi các điều kiện hoà song song giữa các máy phát được thỏa mãn hiệu số hình học điện áp
giữa điện áp pha của máy phát đang hoạt động và máy phát được hoà phải bằng không và
dòng cân bằng vào thời điểm hoà bằng không, cụ thể không có tăng dòng đột biến, không có
hiện tượng giao động điện áp trên thanh cái. Nếu các điều kiện hoà đồng bộ chính xác
không được thoả mãn từng phần hay toàn bộ khi hòa máy phát vào mạng sẽ có dòng cân
bằng và giao động điện áp trên thanh cái với những giá trị khác nhau trên lưới được quy về
một tổ máy tương đương gọi là Fl. Máy sẽ hoà vào gọi là MF1.

Tại bất cứ thời điểm nào trước khi hoà ta cũng có

u l = 2U l sin(ω1t + ϕ 1 )

eh = 2 Eh sin(ω2t + ϕ2 )
Giả sử ban đầu lấy ϕ1 = ϕ 2 = 0 ta coù :
6

ω1 + ω 2 ω1 − ω 2
u l − eh = Δu = 2U cos( )t. sin( )t
2 2

Dòng điện cân bằng chạy trong 2 tổ máy phát ở thời điểm hoà được tính theo công thức sau:

Δu
I cb =
Xl + Xh

( Xl là điện kháng của máy phát tương đương làm việc trên lưới, Xh là điện
kháng của máy phát hoà)

U ΔU
fl Ea
fh
A1 Ah δ
Ec

Uc U

MF1 MFh Eb
Hình 1.1: coâng taùc song song Hình 1.2: sơ đồ biểu thị vecto khi hòa

1.2.2. Phân tích các điều kiện hòa.

a. Điều kiện về điện áp.

Về trị số độ lớn của điện áp lưới và Sđđ máy hoà không thoả mãn trong khi đó các Điều
kiện kia thoả mãn:

Δu Ua
Lúc đó I cb = > 0 ; độ lớn tuỳ thuộc độ chênh lệch
Xl + Xh
Ea

Biểu thị véc tơ chứng minh Điều kiện hoà thứ nhất

không thỏa mãn chứng tổ dòng cân bằng còn tồn tại,

dòng cân bằng này có giá trị từ 0 –Inm. Hình 1.3: sơ đồ vecto khi điện áp không
thỏa mãn mà các điều kiện khác thảo mãn
7

b. Điều kiện tần số không thoả mãn.

Gỉa sử điện áp các máy phát bằng nhau, tần số khác nhau: Ul= Eh= U, fl ≠ fh

Trong trường hợp đó các vecto điện áp của máy đang hoạt động và máy được hoà sẽ lệch
nhau một góc δ , Vì tốc độ góc của 2 máy phát ω1 , ω2 không bằng nhau nên góc δ thay đổi
từ 0-1800, hiệu số hình học các điện áp nằm trong giới hạn từ 0-2U. Vào thời điểm hoà máy
phát điện 1 vào mạng sẽ xuất hiện dòng cân bằng, giá trị của nó phụ thuộc hiệu hình học
điện áp ΔU . Vì điện trở tác dụng của cuộn dây stator nhỏ so với điện trở kháng nên vecto
dòng cân bằng I cb lệch pha với vếc tơ điện áp ΔU một góc 900. Dòng cân bằng có giá trị đủ
lớn gây ra va đập cơ học trên trục các máy phát làm hư hỏng nặng.

Gía trị biên độ dòng cân bằng vào thời điểm hoà đối với máy phát có cuộn ổn định khi
E ''d1 = E ''d 2 = E ''d được xác định bằng biểu thức sau:

''
2k y .2E ''d δ
i = sin
x ''d1 + x c + x ''d 2 2
yp

E ''d1 , E ''d 2 - Sức điện động của máy phát 1 và máy phát 2 có điện trở kháng siêu dẫn dọc trục.

x ''d1 , x ''d 2 - Điện trở kháng siêu dẫn dọc trục của máy phát 1 và máy phát 2.

xc Điện trở kháng, qua điện trở đó máy phát 1 được hoà với máy phát 2.

ky Hệ số va đập, có tính đến thành phần không chu kỳ của dòng điện.

2 Hệ số xác định biên độ thành phần có chu kỳ dòng điện.

Dòng cân bằng đạt giá trị cực đại khi δ = 180 0

2k y 2 E d''
i ''
yp =
x d'' 1 + xc + xd'' 2

Dòng cân bằng tăng đột ngột rất lớn, có thể đạt giá trị bằng từ 10 đến 15 lần dòng định mức
tạo ra lực điện động rất lớn trong cuộn dây stator làm hỏng các cuộn dây đó.
8

Hoà song song máy phát khi góc lệch pha δ lớn cũng giống như ngắn mạch trên thanh cái
trạm phát điện. Trong trường hợp đómáy phát được hoà không thể được kéo vào đồng bộ,
các máy phát khác bị ngắt khỏi mạng nhờ thiết bị bảo vệ và rời khỏi đồng bộ.

Dòng cân bằng đạt giá trị cực đại khi δ = 180 0 , ΔU = 2U (2Eh)

Nếu hệ thống điện năng có 2 máy phát giống nhau nên x ''d1 = x ''d 2 , x c ≈ 0 , trong trường hợp

xấu nhất δ = 180 0 khi hoà song song, dòng cân bằng đạt giá trị cực đại bằng dòng va đập

ngắn mạch 3 pha trên thanh cái của hệ thống: iyp = E d''
2k y
x d'' 1

Giá trị hiệu dụng chênh lệch điện áp ΔU sẽ biến đổi từ 0 khi góc (δ = 00) đến 2U khi (δ
Δu
=1800) và vì vậy dòng cân bằng I cb = = thay đổi trong khoảng từ 0 (δ = 0) đến
Xl + Xh

Inm khi δ= 1800) với tần số là f s = ( fl − f h )

Trong kỹ thuật hoà chính xác người ta thường lấy góc δcp = 7,5 - 10 độ điện

c. Điều kiện về thứ tự pha.

Thứ tự pha là điều kiện người vận hành thực tế không cần quan tâm đến vì khi lắp đặt hay
sửa chữa, các nhà máy phải xác định cho đúng trước khi thử cho làm việc song song. Tuy
nhiên về bản chất thực sự của thứ tự pha biểu thị chiều quy của véc tơ điện áp trong không
gian.

Theo quy ước nếu thứ tự pha thuận sao điện áp sẽ quay ngược chiều kim đồng hộ, trong
trường hợp ngược lại là ngược thứ tự pha (biểu diễn trên hình 1.4)

Ual Eha1 Eha 2

Veùc tô ñieän aùp löôùi Thöù töï pha thuaän Thöù töï pha ngöôïc

Uc l Ubl Ecl Ehbl Eb1 Ecb1

Hình 1.4: Sô ñoà heä thoáng ba pha veùc tô quay


Để kiểm tra thứ tự pha người ta có các đồng hồ Phazomet, hoặc thử đơn giản bằng một động
cơ điện xuay chiều. Thứ tự thuận theo ngược chiều kim đồng hồ là Pha A, Pha B, Pha C
9

d. Điều kiện về góc lệch pha.

Điểm đồng bộ là điểm có góc lệch δ giữa (Ul , Eh) = 0. Trong trường hợp đó Icb = 0 .

Ở các góc khác δ ≠ 0 thì Icb ≠ 0;

Chú ý : Thông thường thì việc chọn điểm đóng áp tomát của máy phát hoà sẽ được thực
hiện khi góc θ < 10 độ điện về phía trước khi góc δ giảm tới "0" (điểm đồng bộ) do sự
chậm trễ của quan sát, động tác và hệ truyền động cơ khí, trước khi goc θ giảm tới "0" vì
như vậy máy hoà vào sẽ nhận ngay một phần nhỏ tải của máy đang làm việc, trường hợp
ngược lại máy hoà sẽ trở thành chế độ công suất ngược làm cho tải của máy đang làm việc
trên lưới tăng lên.

1.3. Các nghiên cứu khoa học liên quan.

Có nhiều các nghiên cứu về việc kết nối nguồn năng lượng mặt trời vào lưới điện đã được
công bố đơn cử như: Active and Reactive power controller for single-phase Grid-
connected photovoltaic syntems” [1], Digital power factor control and reactive power
regulation for grid-connected photovoltaic inverter [2], Application of Z-source converter
in photovoltaic grid-connected transformer-less inverter [4], A software application for
energy flow simulation of a grid connected photovoltaic system [5]…… tất cả các nghiên
cứu trên đều nhắm đến điều khiển công suất tác dụng P, công suất phản kháng Q và điều
khiển dòng điện bơm vào lưới điện.
1.3.1. Điều khiển công suất tác dụng P và công suất phản kháng Q khi kết nối nguồn
năng lương mặt trời vào lưới điện [1].
Phân tích phương trình khi kết nối.

E sin(δ ) = X s I cos(ϕ )

EU
P = UI cos(ϕ ) = sin(δ )
Xs

EU U2 U
Q = UI sin(ϕ ) = cos(δ ) − = ( E cos(δ ) − U )
Xs Xs Xs

Trong đó E là điện áp nguồn năng lượng mặt trời, U là điện áp của lưới, δ là góc lệch giữa
E và U, ϕ là góc lệch giửa U và I.

Điện áp của nguồn lưới được tính.

u = U m sin(ωt ) = U m sin(θ m )

δ P và ΔE Q
10

Điện áp ngõ ra của bộ nghịch lưu.

e = Em sin(θ m + δ )

Trong đó: Em = U m + Δ E

Vậy với nghiên cứu trên để điều khiển công suất tác dụng P bơm vào lưới thì điều khiển góc
lệch δ và muốn điều khiển công suất phản kháng Q bơm vào lưới thì điều khiển ΔE . Sơ đồ
điều khiển được biểu diễn hình 1.5.

Hình 1.5: sơ đồ điều khiển của [1]

Kết quả mô phỏng của phương pháp trên được mô tả tại hình 1.6. Kết quả mô phỏng cho
thấy các khoảng thời gian giữa [P,Q]: [0%, 0%], [100%, 0%], [50%, 0%], [50%, 100%],
[100%, 0%].

Phương pháp này dùng bộ điều khiển PI so sánh giữa Pref, Qref với P và Q đạt được. Nghiên
cứu này đã đạt được mục tiêu đề ra là điều khiển công suất tác dụng P và công suất phản
kháng Q bơm vào lưới.
11

Hình 1.6: kết quả mô phỏng P, Q, S, I. của [1]

1.3.2 Điều chỉnh chỉnh công suất phản kháng và điều khiển hệ số công suất khi kết nối
hệ thống năng lượng mặt trời với lưới điện [2].

Phân tích phương trình

VinvVgrid
P = UI cos(ϕ ) = sin(δ )
ωL

Vgrid
Q = UI sin(ϕ ) = ( Einv cos(δ ) − Vgrid )
ωL

Trong đó Vinv là điện áp của bộ năng lượng mặt trời (inverter), Vgrid là điện áp của lưới điện,
δ là góc lệch giữa Vinv và Vgrid, ϕ là góc lệch giữa Vgrid và Iout.
12

Dòng điện ngõ ra của bộ nghịch lưu được tính

Vinv Sinδ
I out Cosϕ =
ωL

Điện áp ngõ ra của bộ nghịch lưu được tính

Vinv = maVdc trong đó ma là chỉ số điều chế.

Thế Vinv ta có

maVdc
I out Cosϕ = Sinδ
ωL

Góc lệch δ phụ thuộc độ lớn của Vinv so với Vgrid giá trị Vinv được điều khiển bởi hệ số ma.
Giải thuật điều khiển được hiển thị trên hình 1.7.

Hình 1.7: giải thuật điều khiển của [2]

Kết quả đạt được của nghiên cứu [2] tại hình 1.8, phân tích kết quả nghiên cứu cho thấy việc
điều khiển điện áp ngõ ra của bộ nghịch lưu để đạt hệ số công suất cao khi bơm dòng điện
vào lưới. Khi dòng điện ở mức trung bình, hệ số công suất đạt khá cao từ 0.9 – 0.98, tuy
nhiên, khi dòng điện bơm vào lưới ở mức thấp và cao, hệ số công suất giảm đáng kể.
13

Hình 1.8: kết quả nghiên cứu của [2]

.
1.4. Nhược điểm của các nghiên cứu liên quan và hướng nghiên cứu của đề tài.
1.4.1. Nhược điểm của nghiên cứu [1].

Nghiên cứu [1] đã đạt được mục đích điều khiển công suất tác dụng P và công suất phản
kháng Q thông qua điều khiển góc lệch δ để điều khiển P và ΔE để điều khiển Q.

Việc điều khiển P và Q là rất cần thiết khi hòa vào lưới điện. Các thông số liên quan đến δ
và ΔE là điện áp của bộ năng lượng mặt trời Vdc, điện áp lưới điện U và tần số f của lưới
điện. Các thông số này trong thực tế thì luôn biến động. Vì vậy việc bơm công suất P và Q
vào lưới cần xét đến Vdc, U, f thay đổi là rất cần thiết.

1.4.2. Nhược điểm của nghiên cứu [2].

Nghiên cứu [2] đã đạt được mục đích điều khiển dòng điện bơm vào lưới đạt giá trị cao nhất
bằng việc giữ công suất phản kháng Q bơm vào lưới là bé nhất nhằm nâng cao hệ số công
suất bằng việc điều khiển chỉ số ma nhằm điều khiển Vinv.

Mục đích của việc nghiên cứu này là rất cần thiết, nhưng điện áp Vinv thì ảnh hưởng đến
điện áp của bộ năng lượng mặt trời Vdc và điện áp U và f của lưới điện U. Các thông số này
14

trong thực tế thì thay đổi. Vì vậy việc điều khiển bơm dòng điện vào lưới là rất cần thiết
nhưng phải chú ý các thông số liên qua luôn thay đổi.

1.4.3. Hướng nghiên cứu của đề tài.

- Điều khiển dòng điện bơm vào lưới luôn đảm bảo công suất phản kháng Q để luôn
giữ được hệ số công suất ở mức cao nhất khi Vdc thay đổi.

- Điều khiển dòng điện bơm vào lưới luôn đảm bảo công suất phản kháng Q để luôn
giữ được hệ số công suất ở mức cao nhất khi U thay đổi.

- Điều khiển dòng điện bơm vào lưới là hằng số khi khi U thay đổi.

- Điều khiển dòng điện bơm vào lưới là hằng số khi khi Vdc thay đổi.

- Điều khiển dòng điện bơm vào lưới là hằng số khi khi f thay đổi.
15

2.1. Phương trình toán học.

2.1.1. Sơ đồ kết nối.

Nguồn năng lượng mặt trời có điện áp Vdc = 48V cung cấp nguồn DC cho bộ nghịch lưu
được thiết kế theo mạch cầu H. Điện áp DC qua bộ nghịch lưu biến đổi thành nguồn AC có
điện áp thấp. Điện áp AC của bộ nghịch lưu được gọi là E. Nguồn E được máy biến áp tăng
áp 48V/480V tần số 50hz với hệ số K = 10. Nguồn E được kết nối với lưới điện phân phối
qua cuộn dây L. Các tải được kết nối sau cuộn dây L nhằm nhận nguồn từ E hoặc U.

Hình 2.1: sơ đồ kết nối nguồn năng lượng mặt trời kết nối vào lưới điện phân phối một pha

Từ sơ đồ kết nối hình 2.1 ta có sơ đồ kết nối tương đương như hình 2.2.

Hình 2.2: sơ đồ tương đương khi kết nối

Ý nghĩa sơ đồ tương đương hình 2 cho thấy, khi nguồn năng lượng E cung cấp một dòng
điện không đổi IE vào lưới điện qua cuộn dây L. Khi dòng tải IL đúng bằng dòng IE cung cấp
thì dòng IU = 0 và dòng IE1 = 0, lúc này toàn bộ dòng điện của bộ nghịch lưu cung cấp hoàn
16

toàn cho tải. Khi tải giảm ta có IE = IL + IE1 lúc này dòng IE vừa cung cấp cho tải và cung
cấp dòng IE1 về lưới điện. Khi tải tăng IL = IE + IU ta có IE1 = 0, lúc này cả hai dòng IE và IU
đều cung cấp cho tải nhưng dòng IE vẫn không đổi. Khi tải bằng 0, ta có IE = IE1 = - IU, lúc
này toàn bộ dòng điện của năng lượng mặt trời cung cấp hoàn toàn về lưới điện.

2.1.2. Công thức tính P và Q khi bơm vào lưới điện.

Với sơ đồ tương tương hình 2.2 ta có đồ thị vectơ giữa các thông số khi hòa như sau:

jXsI
δ
0 ϕ U
I

Hình 2.3: giản đồ vectơ của các thông số khi hòa

Từ hình 2.3 ta có công thức tính công suất tác dụng P và công suất phản kháng Q bơm vào
lưới điện như sau:
. . .
E = U + jX s I (2.1)
E sin(δ ) = X s I cos(ϕ ) (2.2)

Trong đó Xs là điện trở kháng của cuộn dây L, điện trở và điện kháng của máy biến áp có
một góc lệch và sự sụt áp trên máy biến áp gọi là K, góc δ là góc tạo bởi điện áp E và điện
áp U, góc ϕ là góc tạo bởi điện áp U và dòng điện I.

Công suất tác dụng (P) được biến đổi đưa về lưới điện được tính như sau:

EU
P = UI cos(ϕ ) = sin(δ ) (2.3)
Xs

Công suất phản kháng (Q) được biến đổi đưa về lưới điện được tính như sau:

EU U2 U
Q = UI sin(ϕ ) = cos(δ ) − = ( E cos(δ ) − U ) (2.4)
Xs Xs Xs

Từ công thức (2.3) và (2.4) ta có: muốn thay đổi công suất tác dụng P và Q khi bơm vào
lưới ta thay đổi điện áp E, điện áp U, điện kháng L và nhất là góc lệch δ . Với các thông số
17

ảnh hưởng đến việc thay đổi công suất P bơm vào lưới thì điều khiển góc lệch δ xem như dễ
dàng điều khiển.

Với việc thay đổi E ta có thể can thiệp điều khiển hệ số máy biến áp, điện áp của năng
lượng mặt trời Vdc hoặc thay đổi các thông số tạo xung kích cho các khóa điện tử của bộ
nghịch lưu. Với các cách điều khiển E để điều khiển P ta có thể can thiệp vào bộ tạo xung
kích cho bộ nghịch lưu là khả thi hơn so với các cách còn lại. Việc thay đổi và điều khiển hệ
số máy biến áp là việc khó khăn, điều này không khả thi với hệ thống này khi thiết kế ứng
dụng công suất nhỏ. Thay đổi điện áp Vdc xem ra cũng gặp khó khăn khi điều khiển nguồn
DC bằng phương pháp băm xung điện áp DC.

Thay đổi điện áp nguồn lưới U để điều khiển P và Q bơm vào lưới điện bằng cách thông qua
một máy biến áp để điều khiển đầu phân áp . . . điều này gây sự phức tạp cho việc điều
khiển P cũng như việc thiết kế và thi công sau này.

Thay đổi thông số của cuộn dây L xem như càng không khả thi.

Thay đổi góc lệch δ bằng phương pháp so sách giữa tín hiệu điện áp U và điện áp E từ đó
can thiệp điều khiển góc δ , việc điều khiển này cũng can thiệp vào bộ tạo xung kích của bộ
nghịch lưu.

Vì vậy để thay đổi công suất P bơm vào lưới điện việc điều khiển dễ dàng nhất là can thiệp
vào góc lệch δ và muốn thay đổi Q ta can thiệp vào việc điều khiển E. Hai thông số điều
khiển công suất tác dụng P và phản kháng Q là điều khiển góc lệch δ và điện áp E đều có
thể tác động vào hai thông số này tại bộ tạo xung kích cho bộ nghịch lưu, hai thông số điều
khiển này đều liên quan đến công thức (2.3) và (2.4) nên việc điều khiển can thiệp là rất khó
khăn.

Mục đích của đề tài này là điều khiền và luôn giữ dòng điện bơm vào lưới là không đổi khi
nguồn năng lượng mặt trời E, điện áp U, tần số f của nguồn lưới thay đổi.

2.1.3. Công thức tính dòng điện I bơm vào lưới điện không đổi.

Đối với hai công thức (2.3) và (2.4) khi can thiệp vào góc lệch δ thì công thức (2.3) sẽ thay
đổi góc theo hàm Sin và công thức (2.4) sẽ thay đổi theo hàm Cos việc góc δ thay đổi một
góc nhỏ xem như không ảnh hưởng nhiều đến hàm Cos, điều này dẫn đến công suất P sẽ
thay đổi rất nhiều so với công suất phản kháng Q, lúc này ta xem như Q không thay đổi. Khi
thay đổi E nó sẽ tác động cùng lúc đến công suất tác dụng P và công suất phản kháng Q.
18

Muốn dòng điện bơm vào lưới là không đổi thì ta điều khiển sao cho Q = 0, lúc này công
suất tác dụng P bằng với công suất biểu kiến S (P = S). Từ công thức (2.4) ta cho E.cos δ =
U, lượng thay đổi góc δ nhỏ không làm thay đổi nhiều hàm Cos, lúc này ta xem như hàm
Cos δ =1, vì vậy Q = 0 nên P = S ta có:

P UE UE U
I= = sin(δ ) = sin(δ ) = tg (δ ) (2.5)
U UX s X s E.cos(δ ) Xs

a. Khi điện áp nguồn lưới U thay đổi.

Từ công thức (2.5) để giữ I không đổi khi điện áp U nguồn lưới thay đổi. Để dòng điện
I = const, khi U tăng k lần, thì tgδ phải giảm đi k lần và ngược lại.

b. Khi tần số nguồn lưới f thay đổi.

Từ công thức (2.5) để giữ I không đổi, khi tần số thay đổi và điện áp không đổi, nếu giữ
nguyên góc lệch δ thì I = const

c. Khi điện áp nguồn năng lượng Vdc thay đổi.

Từ công thức (2.5) để giữ I không đổi khi điện áp Vdc thay đổi. Khi Vdc thay đổi dẫn đến
điện áp E cũng sẽ thay đổi theo. Vì vậy điện áp đầu cuộn kháng luôn phải duy trình điều
kiện Ecosδ = U đảm bảo cho điều kiện Q=0 hay hệ số công suất PF = 1.

Vậy tất cả các việc điều khiển trên đều có thể điều khiển bộ tạo xung kích cho bộ nghịch lưu
để luôn đảm bảo khiều khiển dòng điện bơm vào lưới là không đổi khi nguồn năng lượng
mặt trời E, điện áp U, tần số f của nguồn lưới thay đổi.

2.1.4. Sơ đồ khối kết nối của bộ nghịch lưu vào lưới điện phân phối.
19

Sơ đồ khối được thiết kế kết nối như hình 2.4

Hình 2.4: sơ đồ khối kết nối.

a. Khối năng lượng mặt trời.

Được kết nối với nhiều tấm Pin Mặt trời cho điện áp đầu ra 48VDC (Vdc). Điện áp Vdc được
cung cấp cho bộ nghịch lưu. Nguồn năng lương mặt trời thay đổi theo giờ trong ngày và
thời tiết.

b. Khối nghịch lưu, máy biến áp và bộ kích.

Bộ nghịch lưu được thiết các khóa điện tử theo mạch cầu H và dùng linh kiện IGBT. Có rất
nhiều phương pháp để kích dẫn cho các khóa bán dẫn (IGBT). Một phương pháp đơn giản
là phương pháp điều khiển SPWM (Sinusoidal Pulse Width Modulation) [3] mà đề tài này
dùng làm điều khiển.

Phương pháp SPWM [3].

Về nguyên lý, phương pháp thực hiện kỹ thuật analog. Giản đồ kích đóng công tắc của bộ
nghịch lưu dựa trên cơ sở so sánh hai tính hiệu cơ bản:

- Sóng mang up (carrier signal) tần số cao.


20

- Sóng điều chế ur (reference signal) (hoặc sóng điều chế-modulation signal) dạng sin.
Ví dụ: công tắc lẻ được kích khi sóng điều khiển lớn hơn sóng mang (ur > up). Trong
trường hợp ngược lại công tắc chẵn được kích đóng.

Sóng mang up có thể ở dạng tam giác. Tần số sóng mang càng cao, lượng sóng hài bậc cao
bị khử càng nhiều. Tuy nhiên, tần số đóng ngắt cao làm tổn hao phát sinh do quá trình đóng
ngắt các công tắc tăng theo. Ngoài ra, các linh kiện còn có thời gian đóng ton và thời gian
ngắt toff nhất định. Các yếu tố này làm hạn chế việc chọn tần số sóng mang.

Sóng điều khiển ur mang thông tin về độ lớn trị hiệu dụng và tần số sóng hài cơ bản của
điện áp ngõ ra. Trong trường hợp bộ nghịch lưu áp ba pha phải được tạo lệch nhau về pha
1/3 chu kỳ của nó. Trong trường hợp bộ nghịch lưu áp một pha, ta cần tạo hai sóng điều
khiển lệch pha nhau nửa chu kỳ (tức chúng ngược pha nhau). Để đơn giản mạch kích hơn
nữa, ta có thể sử dụng một sóng điều khiển duy nhất để kích đóng, ví dụ: cặp công tắc
(S1S4) được kích đóng theo quan hệ giữa sóng điều khiển và sóng mang, còn cặp (S2S3)
được kích đóng ngược lại với chúng. Lúc đó hình thành trạng thái kích đóng (S1S2) hoặc
(S3S4).

Gọi m f là tỉ số điều chế tần số (frequency modulation ratio):

f carrier
mf = (2.6)
f reûence

Việc tăng giá trị m f sẽ dẫn đến việc tăng giá trị tần số các sóng hài xuất hiện. Điểm bất lợi

của việc tăng tần số sóng mang là vấn đề tổn hao do đóng ngắt lớn. Tương tự, gọi là tỉ số
điều chế biên độ (amplitude modulation ratio): khi sóng điều khiển dạng sin (Vs) và sóng
mang tam giác (Vt).
Vs
ma = (2.7)
Vt
Nếu Vs < Vt (biên độ sóng sin nhỏ hơn biên độ sóng mang) thì quan hệ giữa thành phần cơ
bản của áp ra và áp điều khiển là tuyến tính.
Đối với bộ nghịch lưu áp một pha:
E = maVdc (2.8)
Đối với bộ nghịch lưu áp ba pha:
21

Vdc
E = ma (2.9)
2
Giản đồ xung kích bằng phương pháp SPWM theo hình 2.1.

Hình 2.5: giản đồ xung kích bộ nghịch lưu một pha bằng phương pháp SPWM

Như hình 2.5 cho thấy hai sóng điều khiển sin lệch nhau 1800, tần số và góc pha ban đầu
của hai sóng quyết định tần số và góc pha của điện áp ngõ ra E. Tần số sóng mang Vt sẽ
quyết định độ rộng xung cũng như sóng hài điện áp ngõ ra.

Theo công thức (2.7) và (2.8) độ lớn của hai sóng mang và sóng điều khiển sẽ phụ thuộc
trực tiếp đến điện áp ngõ ra E.

Trường hợp khi tần cố sóng mang cao (Vt) thì động rộng xung càng nhỏ dẫn đến điện áp và
dòng điện trên tải giống hình sin.
22

Hình 2.6: giản đồ dòng điện và điện áp ngõ ra nghịch lưu dùng phương pháp SPWM

Phương pháp thực hiện của đề tài: để luôn giữ dòng điện bơm về lưới điện không đổi theo
công thức (2.5) ta có

P UE U
I= = sin(δ ) = tg (δ )
U UX s Xs

Để luôn giữ Ecosδ = U dẫn đến Q = 0 và điện áp E luôn bám sát điện áp U của nguồn lưới
và tần số được phân tích như sau:

Sóng điều khiển Vs được lấy từ lưới điện thông qua máy biến áp hạ áp có tỉ số 220V/22V
được trộn cùng sóng mang có tần số 3000hz và biên độ được bộ vi điều khiển điều khiển.
Phương trình điện áp E được phân tích như sau:

E cos δ = U = maVdc K1 (2.10)


Trong đó K1 tỉ số máy biến áp tăng áp ngõ ra của bộ nghịch lưu có tỉ số K1=10
Vs
ma = (2.11)
Vt
Từ công thức (2.10) và (2.11) ta có
Vs
E cos δ = U = Vdc K1 (2.12)
Vt

Mà Vs = K 2U trong đó K2 là tỉ số máy biến áp hạ áp từ 220V/22V


23

Ta có:
K 2U
E cos δ = U = Vdc K1 mà K1K2 = 1 (2.13)
Vt
U
E cos δ = U = Vdc (2.14)
Vt
Vậy muốn điều khiển Ecosδ = U suy ra sẽ điều khiển biên độ của Vt
U cos δ Vdc Vdc cos δ
Vt = = (2.15)
U K
Trong đó K: là hệ số sụt áp trên máy biến áp của nguồn năng lượng mặt trời (được tính toán
cụ thể sau)

Vậy với công thức (2.15) khi Vdc thay đổi ta sẽ điều khiển biên độ của sóng mang Vt thay
đổi theo. Theo công thức này luôn giữ được điện kháng Q bơm về lưới là thấp nhất cũng
như điện áp E sẽ luôn bám chặt điện áp U.

c. Bộ vi điều khiển.

Bộ vi điều khiển ngoài việc nhận tín hiệu Vdc phân tích và xuất tín hiệu sóng mang Vt có
biên độ thay đổi theo Vdc nó còn làm nhiệm vụ nhận tín hiệu Vs từ lưới điện nhằm phân tích
khi điện áp lưới U và tần số f thay đổi nhằm điều khiển góc lệch δ .

Phương pháp tạo góc lệch δ giữa điện áp nguồn năng lượng mặt trời E và nguồn điện áp
lưới điện U nhằm điều khiển công suất bơm vào lưới.

Phương pháp suy đoán.

Tín hiệu hình sin ban đầu với một tần số được phân tích như sau: tạo một hình sin được
bám theo hình sin chuẩn và trễ hơn một khoảng thời gian t1 ứng với một góc δ1 , tiếp tục
một hình sin thứ hai được tạo ra bám theo hình sin chuẩn và trễ hơn một khoảng thời
gian t2 ứng với một góc δ 2 . Vậy theo phân tích hình sin hai trễ hơn hình sin một một
khoảng thời gian t = t2 – t1 ứng với một góc lệch δ = δ 2 − δ1 như vậy nếu ta tạo ra một
hình sin có thời gian t -1 thì ứng với góc δ − 1 cứ như vậy ta có thể suy đoán tạo ra một
hình sin sẽ sớm pha hơn sóng sin ban đầu.

Phương pháp trễ pha.


24

Phương pháp này tương đối đơn giản. Cho một hình sin ban đầu với một tần số nhất
định, tạo ra một hình sin có tần số tương tự và cho trễ pha hơn sóng sin ban đầu gần
một chu kỳ, lúc này sóng sin tạo ra sẽ sớm pha hơn sóng sin ban đầu.

VD: cho một sóng sin với tần số f = 50hz suy ra chu kỳ T = 0.02s. tạo ra một sóng sin
có tần số tương tự nhưng trễ pha có t = 0.0197s vậy tức là sóng sin tạo ra sóng ban đầu
một khoảng thời gian t1 = 0.0003s suy ra sóng sin tạo ra sẽ sớm pha hơn sóng sin ban
đầu một góc δ = 5.40 .
Giải thuật điều khiển của vi điều khiển sẽ
xử lý theo quy trình như sau:
f ±1 Nhận tín hiệu Vsin phân tích biên độ điện
f ±1
áp nhằm phát hiện sự thay đổi của điện áp
lưới U sau tính toán đưa ra một góc lệch
f ±1
δ 2 , tính toán phát hiện bán kỳ dương của
f ±1
sóng Vsin nhằm phát hiện tần số đưa vào
f ±1
sau đó tính toán đưa ra góc δ1 , góc lệch
f ±1
δ 3 là góc lệch được điều chỉnh chọn lựa để

δ2 δ3 δ1 phát công suất hay dòng điện bơm vào


lưới. Từ những điều kiện trên tính toán cho
ra một góc lệch chuẩn δ cần điều khiển.
Nhận tín hiệu Vdc từ nguồn năng lượng mặt
δ
trời từ đó kết hợp với góc lệch δ nhằm tạo
ra xung tam giác có biên độ nhất định
nhằm đảm bảo điều khiển E.cos δ = U.
Với xung tam giác này (Vt) kết hợp với
sóng điều khiển Vsin nhằm xích cho các
khóa điện tử theo phương pháp SPWM.
δ
Độ trễ để chỉnh sớm pha giữa E và U phụ
thuộc vào góc δ . Sau một góc trễ hơn
điện áp U thì điện áp E sẽ sớm pha hơn U
một góc δ . Sau khi các thông số đã ổn
định, vi xử lý sẽ tự động đóng hòa vào lưới
H 2.7: sơ đồ quy trình điều khiển của VĐK hoặc việc đóng hòa này sẽ sử dụng bằng
tay.

Qua hai phương pháp trên đề tài này dùng phương pháp làm trễ pha dùng làm điều khiển
góc lệch δ để bơm công suất tác dụng P vào lưới. Việc làm trễ pha này do bộ vi xử lý sẽ
điều khiển. Quy trình điều khiển của vi điều khiển được trình bày tại hình 2.7.
25

2.1.5. Sơ đồ kết nối mô phỏng trên phần mềm Matlad

Phương pháp được kiểm chứng và mô phỏng trên phần mềm Matlad. Hình 2.8 trình bày sơ
đồ kết nối mô phỏng trên Matlad.

Hình 2.8 : sơ đồ kết nối mô phỏng trên phần mềm Matld


Các khối trong Matlad.
a. Khối năng lượng mặt trời.

Hình 2.9: sơ đồ khối của bộ năng lượng Hình 2.10: sơ diễn giải của bộ năng lượng

Nguồn năng lượng mặt trời được xem như tương đương một nguồn một chiều. Bộ nguồn
này được thiết kế mô phỏng thay đổi được. Việc thay đổi bộ nguồn này chính là thay đổi
điện áp Vdc. Việc thay đổi nguồn Vdc được cài đặt thời gian đóng và ngắt của từng nguồn
thông qua bộ control và breaker.

b. Khối bộ nghịch lưu.


26

Hình 2.11: sơ đồ khối của bộ nghịch lưu Hình 2.12: sơ diễn giải của bộ nghịch lưu

Bộ nghịch lưu được thiết kế một pha theo mạch cầu H, phương pháp điều khiển cho bộ
nghịch lưu là phương pháp SPWM [3]. Hai đầu V+ và V- nhận điện áp Vdc của hệ thống
năng lượng mặt trời. Từ điện DC qua bộ nghịch lưu sẽ biến đổi thành điện AC tại hai đầu
E1+ và E1-. Bốn tín hiệu xung kích ln1, ln2, ln3, ln4 được kết nối với bộ tạo xung nhằm để
đóng cắt các khóa điện tử IGBT.

c. Khối tạo xung kích.

Bộ tạo xung nhận tín hiệu của lưới điện (Vsin) làm tín hiệu điều khiển cho bộ tạo xung.
Chính vì dùng phương pháp này điện áp nghịch lưu luôn bám sát theo điện áp U và tần số f
của lưới điện. Bên cạch đó bộ tạo xung nhận tín hiệu Vdc và góc lệch (nhập bằng tay vì
matlad không có bộ vi xử lý) từ lưới điện thông qua Vsin sau đó thực hiện phép toán để đưa
ra điện áp đỉnh sóng mang tam giác Vt nhằm đảm bảo Ecosδ = U để dòng điện bơm vào
lưới là hằng số, Q = 0 và hệ số công suất đạt giá trị cao nhất. Bộ tạo xung cũng làm nhiệm
vụ làm trễ pha của E so với U gần một chu kỳ tức là E sớm pha hơn U với một góc δ bằng
bộ delay (tạo bộ delay làm trễ pha trong matlad).
27

Hình 2.13: bộ tạo xung Hình 2.14: sơ đồ khối của bộ tạo xung

d. Khối nguồn lưới.

Nguồn lưới được mô phỏng như một nguồn AC, nguồn AC được thiết kế có thể thay đổi
được tần số và điện áp. Điện áp và tần số lưới của nguồn được điều khiển bằng bộ control
và breaker. Bên cạnh đó nguồn lưới được hạ áp với tỉ số K = 10 tín hiệu này được đưa vào
bộ tạo xung làm tín hiệu điều khiển.

Hình 2.15: sơ đồ khối nguồn lưới Hình 2.16: sơ đồ khối của bộ nguồn lưới
28

Khối đo lường.

Khối đo lường làm nhiệm vụ đo


điện áp nguồn nghịch lưu E,
nguồn lưới U, dòng điện I, công
suất tác dụng P và phản kháng Q
(của E), công suất tác dụng P và
phản kháng Q (của U) và công
suất tác dụng P và phản kháng Q
(của tải).
29

3.1. kết quả mô phỏng khi I thay đổi cos ϕ là hằng số.

Xét một khoảng thay đổi góc δ từ 10 cho đến 450 nhằm thay đổi dòng điện bơm vào lưới
điện để đạt cos ϕ = hằng số. Bảng 3.1 cho kết quả tính toán và mô phỏng.

Độ Độ trễ Cosf I bơm vào lưới I hiệu dụng P Q cosf vào lưới

1 0.019944 0.999848 2 1.414227125 200 10 0.99875234

3 0.019833 0.99863 4.2 2.969876962 650 -20 0.999527

15 0.019167 0.965926 12 8.485362749 1950 -270 0.99055

30 0.018333 0.866025 26 18.38495262 4200 -750 0.984428

45 0.0175 0.707105 44 31.11299675 7065 -1460 0.979308

Bảng 3.1 kết quả tính toán và mô phỏng khi I được điều khiển bơm vào lưới.

3.1.1. Kết quả mô phỏng khi bơm dòng điện I vào lưới với góc lệch δ = 30 .
Từ bảng 3.1 ta có các thông số được nạp để chạy mô phỏng.

Hình 3.1: giản đồ dòng điện I, công suất P và Q bơm vào lưới với góc δ = 30
Hình 3.1 là trường hợp để kiểm chứng tại bảng 3.1 việc điều khiển dòng điện bơm vào lưới
với góc lệch δ = 30 sao cho hệ số công suất đạt giá trị cao nhất. Tại thời điểm 0.03s nguồn E
30

được điều khiển với một góc lệch δ = 30 được hòa vào lưới điện. Dòng điện xuất hiện bơm
về lưới và công suất P và Q sau một khoảng thời gian 0.02s đều đạt giá trị đỉnh. Lúc này hệ
số công suất được tính như sau: Cos(arctg(Q/P) = Cos(arctg(-20/650)= 0.999527.

3.1.2. Kết quả mô phỏng khi bơm dòng điện I vào lưới với góc lệch δ = 150
Từ bảng 3.1 ta có các thông số được nạp để chạy mô phỏng.

Hình 3.2: giản đồ dòng điện I, công suất P và Q bơm vào lưới với góc δ = 150
Hình 3.2 là trường hợp để kiểm chứng tại bảng 3.1 việc điều khiển dòng điện bơm vào lưới
với góc lệch δ = 150 sao cho hệ số công suất đạt giá trị cao nhất. Tại thời điểm 0.03s nguồn
E được điều khiển với một góc lệch δ = 150 được hòa vào lưới điện. Dòng điện xuất hiện
bơm về lưới và công suất P và Q sau một khoảng thời gian 0.02s đều đạt giá trị đỉnh. Lúc
này hệ số công suất được tính như sau: Cos(arctg(Q/P) = Cos(arctg(-270/1950)=
0.99761213.
31

3.1.3. Kết quả mô phỏng khi bơm dòng điện I vào lưới với góc lệch δ = 300
Từ bảng 3.1 ta có các thông số được nạp để chạy mô phỏng.

Hình 3.3: giản đồ dòng điện I, công suất P và Q bơm vào lưới với góc δ = 300
Hình 3.3 là trường hợp để kiểm chứng tại bảng 3.1 việc điều khiển dòng điện bơm vào lưới
với góc lệch δ = 300 sao cho hệ số công suất đạt giá trị cao nhất. Tại thời điểm 0.03s nguồn
E được điều khiển với một góc lệch δ = 300 được hòa vào lưới điện. Dòng điện xuất hiện
bơm về lưới và công suất P và Q sau một khoảng thời gian 0.02s đều đạt giá trị đỉnh. Lúc
này hệ số công suất được tính như sau: Cos(arctg(Q/P) = Cos(arctg(-750/4200)= 0.984428.

3.1.4. Kết quả mô phỏng khi bơm dòng điện I vào lưới với góc lệch δ = 450 .
Từ bảng 3.1 ta có các thông số được nạp để chạy mô phỏng. Hình 3.4 là trường hợp để kiểm
chứng tại bảng 3.1 việc điều khiển dòng điện bơm vào lưới với góc lệch δ = 450 sao cho hệ
số công suất đạt giá trị cao nhất. Tại thời điểm 0.03s nguồn E được điều khiển với một góc
lệch δ = 450 được hòa vào lưới điện. Dòng điện xuất hiện bơm về lưới và công suất P và Q
sau một khoảng thời gian 0.02s đều đạt giá trị đỉnh. Lúc này hệ số công suất được tính như
sau: Cos(arctg(Q/P) = Cos(arctg(-1460/7065)= 0.979308.
32

Hình 3.4: giản đồ dòng điện I, công suất P và Q bơm vào lưới với góc δ = 450

3.1.5. Kết quả mô phỏng khi bơm dòng điện I vào lưới với góc lệch δ = 30 khi Vdc thay
đổi từ 48V xuống 44V.
Từ bảng 3.1 ta có các thông số được nạp để chạy mô phỏng. Hình 3.5 là trường hợp để kiểm
chứng tại bảng 3.1 việc điều khiển dòng điện bơm vào lưới với góc lệch δ = 30 sao cho hệ
số công suất đạt giá trị cao nhất. Tại thời điểm 0.03s nguồn E được điều khiển với một góc
lệch δ = 30 được hòa vào lưới điện. Dòng điện xuất hiện bơm về lưới và công suất P và Q
sau một khoảng thời gian 0.02s đều đạt giá trị đỉnh. Lúc này hệ số công suất được tính như
sau: Cos(arctg(Q/P) = Cos(arctg(-20/650)= 0.999527. Khoảng thời gian 0.2s điện áp của
nguồn năng lượng mặt trời Vdc thay đổi từ 48V xuống 44V, lúc này ta nhận thấy công suất
bị giao động và nhanh chóng trở lại ổn định, dòng điện bơm ra xem như không thay đổi,
Q = 0 tức là hệ số công xuất bằng 1 khi nguồn Vdc thay đổi.
33

Hình 3.5: giản đồ dòng điện I, công suất P và Q bơm vào lưới với góc δ = 30 khi Vdc thay đổi

3.1.6. Kết quả mô phỏng khi bơm dòng điện I vào lưới với góc lệch δ = 150 khi Vdc thay
đổi từ 48V xuống 44V.
Từ bảng 3.1 ta có các thông số được nạp để chạy mô phỏng. Hình 3.6 là trường hợp để kiểm
chứng tại bảng 3.1 việc điều khiển dòng điện bơm vào lưới với góc lệch δ = 150 sao cho hệ
số công suất đạt giá trị cao nhất. Tại thời điểm 0.03s nguồn E được điều khiển với một góc
lệch δ = 150 được hòa vào lưới điện. Dòng điện xuất hiện bơm về lưới và công suất P và Q
sau một khoảng thời gian 0.02s đều đạt giá trị đỉnh. Lúc này hệ số công suất được tính như
sau: Cos(arctg(Q/P) = Cos(arctg(-270/1950)= 0.99761213. Khoảng thời gian 0.2s điện áp
của nguồn năng lượng mặt trời Vdc thay đổi từ 48V xuống 44V, lúc này ta nhận thấy công
suất bị giao động và nhanh chóng trở lại ổn định, dòng điện bơm ra xem như không thay
đổi, hệ số công suất khi thay đổi nguồn Vdc là: Cos(arctg(Q/P) = Cos(arctg(-200/1950)=
0.994781. Vậy khi thay đổi điện áp Vdc theo phương pháp thiết kế này sẽ không làm ảnh
hưởng nhiều đến hệ số công suất.
34

Hình 3.6: Giản đồ dòng điện I, P và Q bơm vào lưới với góc δ = 150 khi Vdc thay đổi

3.1.7. Kết quả mô phỏng khi bơm dòng điện I vào lưới với góc lệch δ = 300 khi Vdc thay
đổi từ 48V xuống 44V.
Từ bảng 3.1 ta có các thông số được nạp để chạy mô phỏng. Hình 3.7 là trường hợp để kiểm
chứng tại bảng 3.1 việc điều khiển dòng điện bơm vào lưới với góc lệch δ = 300 sao cho hệ
số công suất đạt giá trị cao nhất. Tại thời điểm 0.03s nguồn E được điều khiển với một góc
lệch δ = 300 được hòa vào lưới điện. Dòng điện xuất hiện bơm về lưới và công suất P và Q
sau một khoảng thời gian 0.02s đều đạt giá trị đỉnh. Lúc này hệ số công suất được tính như
sau: Cos(arctg(Q/P) = Cos(arctg(-750/4200)= 0.984428. Khoảng thời gian 0.2s điện áp của
nguồn năng lượng mặt trời Vdc thay đổi từ 48V xuống 44V, lúc này ta nhận thấy công suất
bị giao động và nhanh chóng trở lại ổn định, dòng điện bơm ra xem như không thay đổi, hệ
số công suất khi thay đổi nguồn Vdc là: Cos(arctg(Q/P) = Cos(arctg(-550/4200)= 0.991534.
Vậy khi thay đổi điện áp Vdc theo phương pháp thiết kế này sẽ không làm ảnh hưởng nhiều
đến hệ số công suất.
35

Hình 3.7: giản đồ dòng điện I, công suất P và Q bơm vào lưới với góc δ = 300 khi Vdc
thay đổi

3.1.8. Kết quả mô phỏng khi bơm dòng điện I vào lưới với góc lệch δ = 450 khi Vdc thay
đổi từ 48V xuống 44V.
Từ bảng 3.1 ta có các thông số được nạp để chạy mô phỏng. Hình 3.8 là trường hợp để kiểm
chứng tại bảng 3.1 việc điều khiển dòng điện bơm vào lưới với góc lệch δ = 450 sao cho hệ
số công suất đạt giá trị cao nhất. Tại thời điểm 0.03s nguồn E được điều khiển với một góc
lệch δ = 450 được hòa vào lưới điện. Dòng điện xuất hiện bơm về lưới và công suất P và Q
sau một khoảng thời gian 0.02s đều đạt giá trị đỉnh. Lúc này hệ số công suất được tính như
sau: Cos(arctg(Q/P) = Cos(arctg(-1460/7065)= 0.979308. Khoảng thời gian 0.2s điện áp của
nguồn năng lượng mặt trời Vdc thay đổi từ 48V xuống 44V, lúc này ta nhận thấy công suất
bị giao động và nhanh chóng trở lại ổn định, dòng điện bơm ra xem như không thay đổi, hệ
số công suất khi thay đổi nguồn Vdc là: Cos(arctg(Q/P) = Cos(arctg(-1200/7100)= 0.986014.
Vậy khi thay đổi điện áp Vdc theo phương pháp thiết kế này sẽ không làm ảnh hưởng nhiều
đến hệ số công suất.
36

Hình 3.8: giản đồ dòng điện I, công suất P và Q bơm vào lưới với góc δ = 450 khi Vdc
thay đổi

3.2. Kết quả mô phỏng khi Vdc thay đổi.


3.2.1. Khi không tải.
a. Xét trường hợp khi Vdc thay đổi từ 48V chuẩn giảm đi còn 40V. U = 220V, f = 50hz.
Giản đồ điện áp nguồn năng lượng mặt trời E, điện áp lưới U và dòng điện bơm về lưới khi
Vdc thay đổi từ 48V xuống 40V được biểu thị trên hình 3.9. Khoảng thời gian từ 0 đến 0.03s
thì nguồn E chưa được hòa cùng nguồn U ta nhận thấy dòng điện bơm về lưới bằng 0. Thời
gian 0.03s nguồn năng lượng E được hòa cùng U, lúc này Vdc = 48V, U = 220V, f = 50Hz,
ta nhận thấy điện áp E luôn bám sát điện áp U, tần số luôn được bám sát và E.cos δ = U, lúc
này dòng điện bơm về lưới điện với một góc lệch giữa U và E. Khoảng thời gian 0.2s điện
áp Vdc = 40V, U = 220V, f = 50hz, lúc này điện áp E được cân chỉnh vẫn bám chặt điện áp
U và dòng điện bị giao động trong khoảng thời gian 0.02s sau đó ổn định chính bằng dòng
điện ban đầu bơm về lưới. Vậy với Vdc thay đổi thì dòng điện bơm về lưới vẫn không thay
đổi.
37

Hình 3.9: dạng sóng E, U, I khi Vdc thay đổi.


Giản đồ biểu thị công suất tác dụng P và công suất phản kháng Q bơm về lưới được hiển thị
Hình 3.10 khi Vdc thay đổi từ 48V xuống 40V. Khoảng thời gian 0.03s nguồn năng lượng
mặt trời được hòa cùng lưới điện, nhận thấy công suất tác dụng bơm về lưới chính bằng PE
= -PU (bộ đo dòng điện và công suất của nguồn lưới được lặp đặt theo chiều ngược) và QE
gần bằng 0 và QU bơm về bộ nghịch lưu một nguồn kháng cung cấp cho cuộn dây L. Lúc
này nhận thấy hệ số công suất của bộ nghịch lưu gần bằng 1 tức là PE = SE. Khoảng thời
gian 0.2s là thời gian nguồn Vdc thay đổi còn 40V nhận thấy công suất tác dụng P và phản
kháng Q bị giao động nhưng nhanh chóng phục hồi trong khoảng thời gian 0.03s sau đó đi
vào ổn định. Lúc này ta nhận thấy QU = - QE – QL tức là nguồn năng lượng mặt trời sẽ
nhận một lượng QE và công suất PE = -PU cũng giảm một lượng lúc này hệ số công suất
của nguồn năng lượng E sẽ là Cos(arctan(-QE/PE))= Cos(arctan(-20/380)=0.998 lúc này ta
xem như hệ số công suất gần bằng 1. Vậy khi Vdc thay đổi thì công suất tác dụng PE bơm về
lưới vẫn không thay đổi QE luôn được giữ gần bằng 0.
38

Hình 3.10: dạng sóng của P và Q khi Vdc thay đổi.

b. Xét trường hợp khi Vdc thay đổi từ 48V chuẩn tăng lên 60V. U = 220V, f = 50hz.
Giản đồ điện áp nguồn năng lượng mặt trời E, điện áp lưới U và dòng điện bơm về lưới khi
Vdc thay đổi từ 48V lên 60V được biểu thị trên hình 3.11. Khoảng thời gian từ 0 đến 0.03s
thì nguồn E chưa được hòa cùng nguồn U ta nhận thấy dòng điện bơm về lưới bằng 0. Thời
gian 0.03s nguồn năng lượng E được hòa cùng U, lúc này Vdc = 48V, U = 220V, f = 50Hz,
ta nhận thấy điện áp E luôn bám sát điện áp U, tần số luôn được bám sát và E.cos δ = U, lúc
này dòng điện bơm về lưới điện với một góc lệch giữa U và E. Khoảng thời gian 0.2s điện
áp Vdc = 60V, U = 220V, f = 50hz, lúc này điện áp E được cân chỉnh vẫn bám chặt điện áp
U và dòng điện bị giao động trong khoảng thời gian 0.02s sau đó ổn định chính bằng dòng
điện ban đầu bơm về lưới. Vậy với Vdc thay đổi thì dòng điện bơm về lưới vẫn không thay
đổi.
39

Hình 3.11: dạng sóng E, U, I khi Vdc thay đổi.

Hình 3.12: dạng sóng của P và Q khi Vdc thay đổi.


Giản đồ biểu thị công suất tác dụng P và công suất phản kháng Q bơm về lưới được hiển thị
Hình 3.12 khi Vdc thay đổi từ 48V lên 60V. Khoảng thời gian 0.03s nguồn năng lượng mặt
trời được hòa cùng lưới điện, nhận thấy công suất tác dụng bơm về lưới chính bằng
PE = -PU (bộ đo dòng điện và công suất của nguồn lưới được lặp đặt theo chiều ngược) và
QE = QU = 0. Lúc này nhận thấy hệ số công suất của bộ nghịch lưu bằng 1 tức là PE = SE.
40

Khoảng thời gian 0.2s là thời gian nguồn Vdc thay đổi lên 60V nhận thấy công suất tác dụng
P và phản kháng Q bị giao động nhưng nhanh chóng phục hồi trong khoảng thời gian 0.03s
sau đó đi vào ổn định. Lúc này ta nhận thấy QU = QE và công suất PE = -PU hệ số công
suất của nguồn năng lượng E bằng 1. Vậy khi Vdc thay đổi thì công suất tác dụng PE bơm
về lưới vẫn không thay đổi và QE luôn được giữ bằng 0.

c. Xét trường hợp khi Vdc thay đổi từ 40V tăng lên 60V. U = 220V, f = 50hz.

Hình 3.13: dạng sóng E, U, I khi Vdc thay đổi


Giản đồ điện áp nguồn năng lượng mặt trời E, điện áp lưới U và dòng điện bơm về lưới khi
Vdc thay đổi từ 40V lên 60V được biểu thị trên hình 3.13. Khoảng thời gian từ 0 đến 0.03s
thì nguồn E chưa được hòa cùng nguồn U ta nhận thấy dòng điện bơm về lưới bằng 0. Thời
gian 0.03s nguồn năng lượng E được hòa cùng U, lúc này Vdc = 40V, U = 220V, f = 50Hz,
ta nhận thấy điện áp E luôn bám sát điện áp U, tần số luôn được bám sát và E.cos δ = U, lúc
này dòng điện bơm về lưới điện với một góc lệch giữa U và E. Khoảng thời gian 0.2s điện
áp Vdc = 60V, U = 220V, f = 50hz, thì điện áp E được cân chỉnh vẫn bám chặt điện áp U và
dòng điện bị giao động mạnh trong khoảng thời gian 0.02s với dòng điện này có thể phá hủy
các khóa điện tử của bộ nghịch lưu trong một khoảng thời gian nhất định, nhưng với sự giao
động 0.02s sẽ không gây nguy hiểm và sau đó ổn định chính bằng dòng điện ban đầu bơm
về lưới. Vậy với Vdc thay đổi thì dòng điện bơm về lưới vẫn không thay đổi.
41

Hình 3.14: dạng sóng của P và Q khi Vdc thay đổi.


Giản đồ biểu thị công suất tác dụng P và công suất phản kháng Q bơm về lưới được hiển thị
Hình 3.14 khi Vdc thay đổi từ 40V lên 60V. Khoảng thời gian 0.03s nguồn năng lượng mặt
trời được hòa cùng lưới điện, nhận thấy công suất tác dụng bơm về lưới chính bằng
PE = -PU (bộ đo dòng điện và công suất của nguồn lưới được lặp đặt theo chiều ngược) và
QE = QU = 0. Lúc này nhận thấy hệ số công suất của bộ nghịch lưu bằng 1 tức là PE = SE.
Khoảng thời gian 0.2s là thời gian nguồn Vdc thay đổi lên 60V nhận thấy công suất tác dụng
P và phản kháng Q bị giao động nhưng nhanh chóng phục hồi trong khoảng thời gian 0.03s
sau đó đi vào ổn định. Lúc này ta nhận thấy QU = QE và công suất PE = -PU hệ số công
suất của nguồn năng lượng E bằng 1. Vậy khi Vdc thay đổi thì công suất tác dụng PE bơm
về lưới vẫn không thay đổi và QE luôn được giữ bằng 0.
3.2.2. Khi có tải (R=120 Ω , L=5mH)
a. Xét trường hợp khi Vdc thay đổi từ 48V chuẩn giảm đi còn 40V. U = 220V, f = 50hz.
Giản đồ điện áp nguồn năng lượng mặt trời E, điện áp lưới U và dòng điện bơm về lưới khi
Vdc thay đổi từ 48V xuống 40V khi mang tải (dòng trên tải đúng bằng dòng ngõ ra của bộ
năng lượng mặt trời) được biểu thị trên hình 3.15. Khoảng thời gian từ 0 đến 0.03s thì
nguồn E chưa được hòa cùng nguồn U ta nhận thấy dòng điện bơm về lưới bằng 0, tải được
cung cấp dòng điện từ lưới. Thời gian 0.03s nguồn năng lượng E được hòa cùng U, lúc này
Vdc = 48V, U = 220V, f = 50Hz, ta nhận thấy điện áp E luôn bám sát điện áp U, tần số luôn
được bám sát và E.cos δ = U, lúc này dòng điện bơm cho tải với một góc lệch giữa U và E
(IE=IL) và dòng của lưới gần như bằng 0 (IU=0) . Khoảng thời gian 0.2s điện áp Vdc = 40V,
42

U = 220V, f = 50hz, lúc này điện áp E được cân chỉnh vẫn bám chặt điện áp U và dòng điện
bị giao động trong khoảng thời gian 0.02s sau đó ổn định chính bằng dòng điện ban đầu
bơm cho tải. Vậy với Vdc thay đổi thì dòng điện bơm về lưới vẫn không thay đổi.

Hình 3.15: dạng sóng E, U, I khi Vdc thay đổi


Giản đồ biểu thị công suất tác dụng P và công suất phản kháng Q bơm về lưới được hiển thị
Hình 3.16 khi Vdc thay đổi từ 48V xuống 40V khi mang tải (dòng trên tải đúng bằng dòng
ngõ ra của bộ năng lượng mặt trời). Khoảng thời gian từ 0 cho đến 0.03s thì công suất của
lưới điện được bơm hoàn toàn cho tải. Khoảng thời gian 0.03s nguồn năng lượng mặt trời
được hòa cùng lưới điện, nhận thấy công suất tác dụng bơm về lưới chính bằng PE = PL (bộ
đo dòng điện và công suất của nguồn lưới được lặp đặt theo chiều ngược) và QE = QU = PU
= 0. Lúc này nhận thấy hệ số công suất của bộ nghịch lưu gần bằng 1 tức là PE = SE.
Khoảng thời gian 0.2s là thời gian nguồn Vdc thay đổi còn 40V nhận thấy công suất tác dụng
P và phản kháng Q bị giao động nhưng nhanh chóng phục hồi trong khoảng thời gian 0.03s
sau đó đi vào ổn định. Lúc này ta nhận thấy QE = QU = 0 và PL = PE + PU nhưng PU chỉ
bơm thêm một lượng nhỏ ta xem như không đáng kể, lúc này hệ số công suất của nguồn
năng lượng E xem như gần bằng 1. Vậy khi Vdc thay đổi thì công suất tác dụng PE bơm về
lưới vẫn không thay đổi QE luôn được giữ gần bằng 0.
43

Hình 3.16: dạng sóng của P và Q khi Vdc thay đổi.

b. Xét trường hợp khi Vdc thay đổi từ 48V chuẩn tăng lên 60V. U = 220V, f = 50hz.
Giản đồ điện áp nguồn năng lượng mặt trời E, điện áp lưới U và dòng điện bơm về lưới khi
Vdc thay đổi từ 48V lên 60V khi mang tải (dòng trên tải đúng bằng dòng ngõ ra của bộ năng
lượng mặt trời) được biểu thị trên hình 3.17. Khoảng thời gian từ 0 đến 0.03s thì nguồn E
chưa được hòa cùng nguồn U ta nhận thấy dòng điện bơm về lưới bằng 0, tải được cung cấp
dòng điện từ lưới. Thời gian 0.03s nguồn năng lượng E được hòa cùng U, lúc này Vdc =
48V, U = 220V, f = 50Hz, ta nhận thấy điện áp E luôn bám sát điện áp U, tần số luôn được
bám sát và E.cos δ = U, lúc này dòng điện bơm cho tải với một góc lệch giữa U và E
(IE=IL) và dòng của lưới gần như bằng 0 (IU=0) . Khoảng thời gian 0.2s điện áp Vdc = 60V,
U = 220V, f = 50hz, lúc này điện áp E được cân chỉnh vẫn bám chặt điện áp U và dòng điện
bị giao động trong khoảng thời gian 0.02s sau đó ổn định chính bằng dòng điện ban đầu
bơm cho tải trong khi giao động dòng trên trên tải không thay đổi. Vậy với Vdc thay đổi thì
dòng điện bơm về lưới vẫn không thay đổi.
44

Hình 3.17: dạng sóng E, U, I khi Vdc thay đổi


Giản đồ biểu thị công suất tác dụng P và công suất phản kháng Q bơm về lưới được hiển thị
Hình 3.18 khi Vdc thay đổi từ 48V lên 60V khi mang tải (dòng trên tải đúng bằng dòng ngõ
ra của bộ năng lượng mặt trời). Khoảng thời gian từ 0 cho đến 0.03s thì công suất của lưới
điện được bơm hoàn toàn cho tải. Khoảng thời gian 0.03s nguồn năng lượng mặt trời được
hòa cùng lưới điện, nhận thấy công suất tác dụng bơm về lưới chính bằng PE = PL (bộ đo
dòng điện và công suất của nguồn lưới được lặp đặt theo chiều ngược) và QE = QU = PU =
0. Lúc này nhận thấy hệ số công suất của bộ nghịch lưu gần bằng 1 tức là PE = SE. Khoảng
thời gian 0.2s là thời gian nguồn Vdc thay đổi lên 60V nhận thấy công suất tác dụng P và
phản kháng Q bị giao động nhưng nhanh chóng phục hồi trong khoảng thời gian 0.03s sau
đó đi vào ổn định. Lúc này ta nhận thấy QE = QU = 0 và PL = PE + PU nhưng PU chỉ bơm
thêm một lượng nhỏ ta xem như không đáng kể, lúc này hệ số công suất của nguồn năng
lượng E xem như gần bằng 1. Vậy khi Vdc thay đổi thì công suất tác dụng PE bơm về lưới
vẫn không thay đổi QE luôn được giữ gần bằng 0.
45

Hình 3.18: dạng sóng của P và Q khi Vdc thay đổi.


c. Xét trường hợp khi Vdc thay đổi từ 40V tăng lên 60V. U = 220V, f = 50hz.

Hình 3.19: dạng sóng E, U, I khi Vdc thay đổi


Giản đồ điện áp nguồn năng lượng mặt trời E, điện áp lưới U và dòng điện bơm về lưới khi
Vdc thay đổi từ 40V lên 60V khi mang tải (dòng trên tải đúng bằng dòng ngõ ra của bộ năng
46

lượng mặt trời) được biểu thị trên hình 3.19. Khoảng thời gian từ 0 đến 0.03s thì nguồn E
chưa được hòa cùng nguồn U ta nhận thấy dòng điện bơm về lưới bằng 0, tải được cung cấp
dòng điện từ lưới. Thời gian 0.03s nguồn năng lượng E được hòa cùng U, lúc này
Vdc = 40V, U = 220V, f = 50Hz, ta nhận thấy điện áp E luôn bám sát điện áp U, tần số luôn
được bám sát và E.cos δ = U, lúc này dòng điện bơm cho tải với một góc lệch giữa U và E
(IE=IL) và dòng của lưới gần như bằng 0 (IU=0) . Khoảng thời gian 0.2s điện áp Vdc = 60V,
U = 220V, f = 50hz, lúc này điện áp E được cân chỉnh vẫn bám chặt điện áp U và dòng điện
bị giao động trong khoảng thời gian 0.02s sau đó ổn định chính bằng dòng điện ban đầu
bơm cho tải, trong khi giao động dòng trên trên tải không thay đổi. Vậy với Vdc thay đổi thì
dòng điện bơm về lưới vẫn không thay đổi.

Hình 3.20: dạng sóng của P và Q khi Vdc thay đổi.


Giản đồ biểu thị công suất tác dụng P và công suất phản kháng Q bơm về lưới được hiển thị
Hình 3.20 khi Vdc thay đổi từ 40V lên 60V khi mang tải (dòng trên tải đúng bằng dòng ngõ
ra của bộ năng lượng mặt trời). Khoảng thời gian từ 0 cho đến 0.03s thì công suất của lưới
điện được bơm hoàn toàn cho tải. Khoảng thời gian 0.03s nguồn năng lượng mặt trời được
hòa cùng lưới điện, nhận thấy công suất tác dụng bơm về lưới chính bằng PE = PL (bộ đo
dòng điện và công suất của nguồn lưới được lặp đặt theo chiều ngược) và QE = QU = PU =
0. Lúc này nhận thấy hệ số công suất của bộ nghịch lưu gần bằng 1 tức là PE = SE. Khoảng
thời gian 0.2s là thời gian nguồn Vdc thay đổi lên 60V nhận thấy công suất tác dụng P và
phản kháng Q bị giao động nhưng nhanh chóng phục hồi trong khoảng thời gian 0.03s sau
47

đó đi vào ổn định. Lúc này ta nhận thấy QE = QU = 0 và PL = PE + PU nhưng PU chỉ bơm


thêm một lượng nhỏ ta xem như không đáng kể, lúc này hệ số công suất của nguồn năng
lượng E xem như gần bằng 1. Vậy khi Vdc thay đổi thì công suất tác dụng PE bơm về lưới
vẫn không thay đổi QE luôn được giữ gần bằng 0.
3.2.3. Khi có tải (R=60 Ω , L=5mH)
Xét trường hợp khi Vdc thay đổi từ 48V chuẩn giảm đi còn 40V. U = 220V, f = 50hz.

Hình 3.21: dạng sóng E, U, I khi Vdc thay đổi


Giản đồ điện áp nguồn năng lượng mặt trời E, điện áp lưới U và dòng điện bơm về lưới khi
Vdc thay đổi từ 48V giảm 40V khi mang tải (dòng trên tải lớn hơn dòng ngõ ra của bộ năng
lượng mặt trời) được biểu thị trên hình 3.21. Khoảng thời gian từ 0 đến 0.03s thì nguồn E
chưa được hòa cùng nguồn U ta nhận thấy dòng điện bơm về lưới bằng 0, tải được cung cấp
dòng điện từ lưới. Thời gian 0.03s nguồn năng lượng E được hòa cùng U, lúc này Vdc =
48V, U = 220V, f = 50Hz, ta nhận thấy điện áp E luôn bám sát điện áp U, tần số luôn được
bám sát và E.cos δ = U, lúc này dòng điện bơm cho tải với một góc lệch giữa U và E nhưng
khi tải lớn nguồn cung cấp của năng lượng mặt trời không đủ vì vậy dòng điện của lưới điện
được cung cấp thêm (IL = IE + IU). Khoảng thời gian 0.2s điện áp Vdc = 60V, U = 220V, f
= 50hz, lúc này điện áp E được cân chỉnh vẫn bám chặt điện áp U và dòng điện bị giao động
trong khoảng thời gian 0.02s sau đó ổn định chính bằng dòng điện ban đầu bơm cho tải,
48

trong khi giao động dòng trên trên tải không thay đổi. Vậy với Vdc thay đổi thì dòng điện
bơm về lưới vẫn không thay đổi.

Hình 3.22: dạng sóng của P và Q khi Vdc thay đổi.


Giản đồ biểu thị công suất tác dụng P và công suất phản kháng Q bơm về lưới được hiển thị
Hình 3.22 khi Vdc thay đổi từ 48V xuống 40V khi mang tải (dòng trên tải lớn hơn dòng ngõ
ra của bộ năng lượng mặt trời). Khoảng thời gian từ 0 cho đến 0.03s thì công suất của lưới
điện được bơm hoàn toàn cho tải. Khoảng thời gian 0.03s nguồn năng lượng mặt trời được
hòa cùng lưới điện, nhận thấy công suất tác dụng bơm cho tải chính bằng PL = PU + PE (bộ
đo dòng điện và công suất của nguồn lưới được lặp đặt theo chiều ngược) và QE = 0 và QU
= QL. Lúc này nhận thấy hệ số công suất của bộ nghịch lưu gần bằng 1 tức là PE = SE.
Khoảng thời gian 0.2s là thời gian nguồn Vdc thay đổi lên 60V nhận thấy công suất tác dụng
P và phản kháng Q bị giao động nhưng nhanh chóng phục hồi trong khoảng thời gian 0.03s
sau đó đi vào ổn định. Lúc này ta nhận thấy QE = 0 và PL = PU + PE, lúc này hệ số công
suất của nguồn năng lượng E xem như gần bằng 1. Vậy khi Vdc thay đổi thì công suất tác
dụng PE bơm về lưới vẫn không thay đổi QE luôn được giữ gần bằng 0.
49

3.2.4. Khi có tải (R=200 Ω , L=5mH)


Xét trường hợp khi Vdc thay đổi từ 48V chuẩn giảm đi còn 40V. U = 220V, f = 50hz.

Hình 3.23: dạng sóng E, U, I khi Vdc thay đổi


Giản đồ điện áp nguồn năng lượng mặt trời E, điện áp lưới U và dòng điện bơm về lưới khi
Vdc thay đổi từ 48V giảm 40V khi mang tải (dòng trên tải nhỏ hơn dòng ngõ ra của bộ năng
lượng mặt trời) được biểu thị trên hình 3.23. Khoảng thời gian từ 0 đến 0.03s thì nguồn E
chưa được hòa cùng nguồn U ta nhận thấy dòng điện bơm về lưới bằng 0, tải được cung cấp
dòng điện từ lưới. Thời gian 0.03s nguồn năng lượng E được hòa cùng U, lúc này Vdc =
48V, U = 220V, f = 50Hz, ta nhận thấy điện áp E luôn bám sát điện áp U, tần số luôn được
bám sát và E.cos δ = U, lúc này dòng điện bơm cho tải với một góc lệch giữa U và E nhưng
khi tải nhỏ nguồn cung cấp của năng lượng mặt trời dư thừa vì vậy tiếp tục cung cấp dòng
điện về lưới điện (IE = IL + IU). Khoảng thời gian 0.2s điện áp Vdc = 60V, U = 220V,
f = 50hz, lúc này điện áp E được cân chỉnh vẫn bám chặt điện áp U và dòng điện bị giao
động trong khoảng thời gian 0.02s sau đó ổn định chính bằng dòng điện ban đầu bơm cho
tải và lưới, trong khi giao động dòng trên trên tải không thay đổi. Vậy với Vdc thay đổi thì
dòng điện bơm về lưới vẫn không thay đổi.
50

Hình 3.24: dạng sóng của P và Q khi Vdc thay đổi.


Giản đồ biểu thị công suất tác dụng P và công suất phản kháng Q bơm về lưới được hiển thị
Hình 3.24 khi Vdc thay đổi từ 48V xuống 40V khi mang tải (dòng trên tải nhỏ hơn dòng ngõ
ra của bộ năng lượng mặt trời). Khoảng thời gian từ 0 cho đến 0.03s thì công suất của lưới
điện được bơm hoàn toàn cho tải. Khoảng thời gian 0.03s nguồn năng lượng mặt trời được
hòa cùng lưới điện, nhận thấy công suất tác dụng bơm cho tải chính bằng PE = PU + PL (bộ
đo dòng điện và công suất của nguồn lưới được lặp đặt theo chiều ngược) và QE = 0 và QU
= QL. Lúc này nhận thấy hệ số công suất của bộ nghịch lưu gần bằng 1 tức là PE = SE.
Khoảng thời gian 0.2s là thời gian nguồn Vdc thay đổi lên 60V nhận thấy công suất tác dụng
P và phản kháng Q bị giao động nhưng nhanh chóng phục hồi trong khoảng thời gian 0.03s
sau đó đi vào ổn định. Lúc này ta nhận thấy QU = - QE – QL tức là nguồn năng lượng mặt
trời sẽ nhận một lượng QE và công suất PE = -PU cũng giảm một lượng lúc này hệ số công
suất của nguồn năng lượng E sẽ là Cos(arctan(-QE/PE))= Cos(arctan(-20/380)=0.998 lúc
này ta xem như hệ số công suất gần bằng 1. Vậy khi Vdc thay đổi thì công suất tác dụng PE
bơm về lưới vẫn không thay đổi QE luôn được giữ gần bằng 0.
51

3.3. Kết quả mô phỏng khi f thay đổi.


3.3.1. Khi không tải.
a. Xét trường hợp f thay đổi từ 50hz xuống còn 48hz, với Vdc=48V, U=220V.

Hình 3.25: dạng sóng E, U, I khi tần số lưới điện f thay đổi.

Giản đồ điện áp nguồn năng lượng mặt trời E, điện áp lưới U và dòng điện bơm về lưới khi
f thay đổi từ 50hz xuống 48hz, U = 220V, Vdc = 48V được biểu thị trên hình 3.25. Khoảng
thời gian từ 0 đến 0.03s thì nguồn E chưa được hòa cùng nguồn U ta nhận thấy dòng điện
bơm về lưới bằng 0. Thời gian 0.03s nguồn năng lượng E được hòa cùng U, lúc này f =
50hz, U = 220V, Vdc = 48V, ta nhận thấy điện áp E luôn bám sát điện áp U, tần số luôn được
bám sát và E.cos δ = U, lúc này dòng điện bơm về lưới điện với một góc lệch giữa U và E.
Khoảng thời gian 0.1s tần số f = 48hz, Vdc = 48V, U = 220V, lúc này điện áp E được cân
chỉnh vẫn bám chặt điện áp U và dòng điện bị giao động trong khoảng thời gian 0.12s sau
đó ổn định chính bằng dòng điện ban đầu bơm về lưới, khoảng thời gian dòng điện mất ổn
định này sẽ rất nguy hiểm cho các khóa điện tử tại bộ nghịch lưu, vấn đề này sẽ được khắc
phục nhưng với f thay đổi thì dòng điện bơm về lưới vẫn không thay đổi.
52

Hình 3.26: dạng sóng của P và Q khi tần số lưới điện f thay đổi.
Giản đồ biểu thị công suất tác dụng P và công suất phản kháng Q bơm về lưới được hiển thị
Hình 3.26 khi f thay đổi từ 50hz xuống 48hz. Khoảng thời gian 0.03s nguồn năng lượng mặt
trời được hòa cùng lưới điện, nhận thấy công suất tác dụng bơm về lưới chính bằng
PE = -PU (bộ đo dòng điện và công suất của nguồn lưới được lặp đặt theo chiều ngược) và
QE = QU = 0. Lúc này nhận thấy hệ số công suất của bộ nghịch lưu bằng 1 tức là PE = SE.
Khoảng thời gian 0.1s là thời gian tần số f thay xuống 48hz nhận thấy công suất tác dụng P
và phản kháng Q bị giao động mạnh trong khoảng thời gian 0.13s sau đó đi vào ổn định.
Lúc này ta nhận thấy QU = -QE và công suất PE = -PU hệ số công suất của nguồn năng
lượng E cũng gần bằng 1. Vậy khi f thay đổi thì công suất tác dụng PE bơm về lưới vẫn
không thay đổi và QE luôn được giữ bằng 0.
53

b. Xét trường hợp f thay đổi từ 50hz lên 51hz, với Vdc=48V, U=220V.
Giản đồ điện áp nguồn năng lượng mặt trời E, điện áp lưới U và dòng điện bơm về lưới khi
f thay đổi từ 50hz lên 51hz, U = 220V, Vdc = 48V được biểu thị trên hình 3.27. Khoảng thời
gian từ 0 đến 0.03s thì nguồn E chưa được hòa cùng nguồn U ta nhận thấy dòng điện bơm
về lưới bằng 0. Thời gian 0.03s nguồn năng lượng E được hòa cùng U, lúc này f = 50hz, U
= 220V, Vdc = 48V, ta nhận thấy điện áp E luôn bám sát điện áp U, tần số luôn được bám sát
và E.cos δ = U, dòng điện bơm về lưới điện với một góc lệch giữa U và E. Khoảng thời
gian 0.1s tần số f = 51hz, Vdc = 48V, U = 220V, lúc này điện áp E được cân chỉnh vẫn bám
chặt điện áp U và dòng điện bị giao động trong khoảng thời gian 0.12s sau đó ổn định chính
bằng dòng điện ban đầu bơm về lưới, khoảng thời gian dòng điện mất ổn định này sẽ rất
nguy hiểm cho các khóa điện tử tại bộ nghịch lưu, vấn đề này sẽ được khắc phục nhưng với
f thay đổi thì dòng điện bơm về lưới vẫn không thay đổi.

Hình 3.27: dạng sóng E, U, I khi f thay đổi


Giản đồ biểu thị công suất tác dụng P và công suất phản kháng Q bơm về lưới được hiển thị
Hình 3.28 khi f thay đổi từ 50hz lên 51hz. Khoảng thời gian 0.03s nguồn năng lượng mặt
trời được hòa cùng lưới điện, nhận thấy công suất tác dụng bơm về lưới chính bằng
PE = -PU (bộ đo dòng điện và công suất của nguồn lưới được lặp đặt theo chiều ngược) và
QE = QU = 0. Lúc này nhận thấy hệ số công suất của bộ nghịch lưu bằng 1 tức là PE = SE.
54

Khoảng thời gian 0.1s là thời gian tần số f thay lên 51hz nhận thấy công suất tác dụng P và
phản kháng Q bị giao động mạnh trong khoảng thời gian 0.13s sau đó đi vào ổn định. Lúc
này ta nhận thấy QU = QE = 0 và công suất PE = -PU hệ số công suất của nguồn năng
lượng E cũng gần bằng 1. Vậy khi f thay đổi thì công suất tác dụng PE bơm về lưới vẫn
không thay đổi và QE luôn được giữ bằng 0.

Hình 3.28: dạng sóng của P và Q khi f thay đổi.

3.3.2. Khi có tải (R=120 Ω , L=5mH)


a. Xét trường hợp f thay đổi từ 50hz xuống còn 48hz, với Vdc=48V, U=220V.
Giản đồ điện áp nguồn năng lượng mặt trời E, điện áp lưới U và dòng điện bơm về lưới khi
f thay đổi từ 50hz xuống 48hz khi mang tải (dòng trên tải đúng bằng dòng ngõ ra của bộ
năng lượng mặt trời) được biểu thị trên hình 3.29. Khoảng thời gian từ 0 đến 0.03s thì
nguồn E chưa được hòa cùng nguồn U ta nhận thấy dòng điện bơm về lưới bằng 0, tải được
cung cấp dòng điện từ lưới. Thời gian 0.03s nguồn năng lượng E được hòa cùng U, lúc này
Vdc = 48V, U = 220V, f = 50Hz, ta nhận thấy điện áp E luôn bám sát điện áp U, tần số luôn
được bám sát và E.cos δ = U, lúc này dòng điện bơm cho tải với một góc lệch giữa U và E
(IE=IL) và dòng của lưới gần như bằng 0 (IU=0) . Khoảng thời gian 0.1s điện áp Vdc = 48V,
U = 220V, f = 48hz, lúc này điện áp E được cân chỉnh vẫn bám chặt điện áp U và dòng điện
bị giao động trong khoảng thời gian 0.12s sau đó ổn định chính bằng dòng điện ban đầu
55

bơm cho tải trong khi giao động dòng trên trên tải không thay đổi. Vậy với f thay đổi thì
dòng điện bơm về lưới vẫn không thay đổi.

Hình 3.29: dạng sóng E, U, I khi f thay đổi

Hình 3.30: dạng sóng của P và Q khi f thay đổi.


Giản đồ biểu thị công suất tác dụng P và công suất phản kháng Q bơm về lưới được hiển thị
Hình 3.30 khi f thay đổi từ 50hz xuống 48hz khi mang tải (dòng trên tải đúng bằng dòng
56

ngõ ra của bộ năng lượng mặt trời). Khoảng thời gian từ 0 cho đến 0.03s thì công suất của
lưới điện được bơm hoàn toàn cho tải. Khoảng thời gian 0.03s nguồn năng lượng mặt trời
được hòa cùng lưới điện, nhận thấy công suất tác dụng bơm về lưới chính bằng PE = PL (bộ
đo dòng điện và công suất của nguồn lưới được lặp đặt theo chiều ngược) và QE = QU = PU
= 0. Lúc này nhận thấy hệ số công suất của bộ nghịch lưu gần bằng 1 tức là PE = SE.
Khoảng thời gian 0.1s là thời gian f thay đổi xuống 48hz nhận thấy công suất tác dụng P và
phản kháng Q bị giao động nhưng nhanh chóng phục hồi trong khoảng thời gian 0.13s sau
đó đi vào ổn định. Lúc này ta nhận thấy QE = QU = 0 và PL = PE + PU nhưng PU chỉ bơm
thêm một lượng nhỏ ta xem như không đáng kể, lúc này hệ số công suất của nguồn năng
lượng E xem như gần bằng 1. Vậy khi f thay đổi thì công suất tác dụng PE bơm về lưới vẫn
không thay đổi QE luôn được giữ gần bằng 0.

b. Xét trường hợp f thay đổi từ 50hz lên 51hz, với Vdc=48V, U=220V.

Hình 3.31: dạng sóng E, U, I khi f thay đổi


57

Giản đồ điện áp nguồn năng lượng mặt trời E, điện áp lưới U và dòng điện bơm về lưới khi
f thay đổi từ 50hz lên 51hz khi mang tải (dòng trên tải đúng bằng dòng ngõ ra của bộ năng
lượng mặt trời) được biểu thị trên hình 3.31. Khoảng thời gian từ 0 đến 0.03s thì nguồn E
chưa được hòa cùng nguồn U ta nhận thấy dòng điện bơm về lưới bằng 0, tải được cung cấp
dòng điện từ lưới. Thời gian 0.03s nguồn năng lượng E được hòa cùng U, lúc này Vdc =
48V, U = 220V, f = 50Hz, ta nhận thấy điện áp E luôn bám sát điện áp U, tần số luôn được
bám sát và E.cos δ = U, lúc này dòng điện bơm cho tải với một góc lệch giữa U và E
(IE=IL) và dòng của lưới gần như bằng 0 (IU=0) . Khoảng thời gian 0.1s điện áp Vdc = 48V,
U = 220V, f = 51hz, lúc này điện áp E được cân chỉnh vẫn bám chặt điện áp U và dòng điện
bị giao động trong khoảng thời gian 0.12s sau đó ổn định chính bằng dòng điện ban đầu
bơm cho tải trong khi giao động dòng trên trên tải không thay đổi. Vậy với f thay đổi thì
dòng điện bơm về lưới vẫn không thay đổi.

Hình 3.32: dạng sóng của P và Q khi f thay đổi.


Giản đồ biểu thị công suất tác dụng P và công suất phản kháng Q bơm về lưới được hiển thị
Hình 3.32 khi f thay đổi từ 50hz lên 51hz khi mang tải (dòng trên tải đúng bằng dòng ngõ ra
của bộ năng lượng mặt trời). Khoảng thời gian từ 0 cho đến 0.03s thì công suất của lưới
điện được bơm hoàn toàn cho tải. Khoảng thời gian 0.03s nguồn năng lượng mặt trời được
hòa cùng lưới điện, nhận thấy công suất tác dụng bơm về lưới chính bằng PE = PL (bộ đo
dòng điện và công suất của nguồn lưới được lặp đặt theo chiều ngược) và QE = QU = PU =
58

0. Lúc này nhận thấy hệ số công suất của bộ nghịch lưu gần bằng 1 tức là PE = SE. Khoảng
thời gian 0.1s là thời gian f thay đổi lên 51hz nhận thấy công suất tác dụng P và phản kháng
Q bị giao động nhưng nhanh chóng phục hồi trong khoảng thời gian 0.13s sau đó đi vào ổn
định. Lúc này ta nhận thấy QE = QU = 0 và PL = PE + PU nhưng PU chỉ bơm thêm một
lượng nhỏ ta xem như không đáng kể, lúc này hệ số công suất của nguồn năng lượng E xem
như gần bằng 1. Vậy khi f thay đổi thì công suất tác dụng PE bơm về lưới vẫn không thay
đổi QE luôn được giữ gần bằng 0.
3.3.3. Khi có tải (R=60 Ω , L=5mH)
a. Xét trường hợp f thay đổi từ 50hz xuống còn 48hz, với Vdc=48V, U=220V.

Hình 3.33: dạng sóng E, U, I khi f thay đổi


Giản đồ điện áp nguồn năng lượng mặt trời E, điện áp lưới U và dòng điện bơm về lưới khi
f thay đổi từ 50hz xuống 48hz khi mang tải (dòng trên tải lớn hơn dòng ngõ ra của bộ năng
lượng mặt trời) được biểu thị trên hình 3.33. Khoảng thời gian từ 0 đến 0.03s thì nguồn E
chưa được hòa cùng nguồn U ta nhận thấy dòng điện bơm về lưới bằng 0, tải được cung cấp
dòng điện từ lưới. Thời gian 0.03s nguồn năng lượng E được hòa cùng U, lúc này
Vdc = 48V, U = 220V, f = 50Hz, ta nhận thấy điện áp E luôn bám sát điện áp U, tần số luôn
được bám sát và E.cos δ = U, lúc này dòng điện bơm cho tải với một góc lệch giữa U và E
(IL = IE + IU). Khoảng thời gian 0.1s điện áp Vdc = 48V, U = 220V, f = 48hz, lúc này điện
59

áp E được cân chỉnh vẫn bám chặt điện áp U và dòng điện bị giao động trong khoảng thời
gian 0.12s sau đó ổn định chính bằng dòng điện ban đầu bơm cho tải trong khi giao động
dòng trên trên tải không thay đổi. Vậy với f thay đổi thì dòng điện bơm về lưới vẫn không
thay đổi.

Hình 3.34: dạng sóng của P và Q khi f thay đổi.


Giản đồ biểu thị công suất tác dụng P và công suất phản kháng Q bơm về lưới được hiển thị
Hình 3.34 khi f thay đổi từ 50hz xuống 48hz khi mang tải (dòng trên tải lớn hơn dòng ngõ ra
của bộ năng lượng mặt trời). Khoảng thời gian từ 0 cho đến 0.03s thì công suất của lưới
điện được bơm hoàn toàn cho tải. Khoảng thời gian 0.03s nguồn năng lượng mặt trời được
hòa cùng lưới điện, nhận thấy công suất tác dụng bơm về lưới chính bằng PL = PE + PU (bộ
đo dòng điện và công suất của nguồn lưới được lặp đặt theo chiều ngược) và QE = QU = 0.
Lúc này nhận thấy hệ số công suất của bộ nghịch lưu gần bằng 1 tức là PE = SE. Khoảng
thời gian 0.1s là thời gian f thay đổi xuống 48hz nhận thấy công suất tác dụng P và phản
kháng Q bị giao động nhưng nhanh chóng phục hồi trong khoảng thời gian 0.13s sau đó đi
vào ổn định. Lúc này ta nhận thấy QE = QU = 0 và PL = PE + PU nhưng PE vẫn bơm hết
công suất lúc này hệ số công suất của nguồn năng lượng E xem như gần bằng 1. Vậy khi f
thay đổi thì công suất tác dụng PE bơm về lưới vẫn không thay đổi QE luôn được giữ gần
bằng 0.
60

b. Xét trường hợp f thay đổi từ 50hz lên 51hz, với Vdc=48V, U=220V.

Hình 3.35: dạng sóng E, U, I khi f thay đổi


Giản đồ điện áp nguồn năng lượng mặt trời E, điện áp lưới U và dòng điện bơm về lưới khi
f thay đổi từ 50hz lên 51hz khi mang tải (dòng trên tải lớn hơn dòng ngõ ra của bộ năng
lượng mặt trời) được biểu thị trên hình 3.35. Khoảng thời gian từ 0 đến 0.03s thì nguồn E
chưa được hòa cùng nguồn U ta nhận thấy dòng điện bơm về lưới bằng 0, tải được cung cấp
dòng điện từ lưới. Thời gian 0.03s nguồn năng lượng E được hòa cùng U, lúc này Vdc =
48V, U = 220V, f = 50Hz, ta nhận thấy điện áp E luôn bám sát điện áp U, tần số luôn được
bám sát và E.cos δ = U, lúc này dòng điện bơm cho tải với một góc lệch giữa U và E (IL =
IE + IU). Khoảng thời gian 0.1s điện áp Vdc = 48V, U = 220V, f = 51hz, lúc này điện áp E
được cân chỉnh vẫn bám chặt điện áp U và dòng điện bị giao động trong khoảng thời gian
0.12s sau đó ổn định chính bằng dòng điện ban đầu bơm cho tải trong khi giao động dòng
trên trên tải không thay đổi. Vậy với f thay đổi thì dòng điện bơm về lưới vẫn không thay
đổi.
61

Hình 3.36: dạng sóng của P và Q khi f thay đổi.


Giản đồ biểu thị công suất tác dụng P và công suất phản kháng Q bơm về lưới được hiển thị
Hình 3.36 khi f thay đổi từ 50hz lên 51hz khi mang tải (dòng trên tải lớn hơn dòng ngõ ra
của bộ năng lượng mặt trời). Khoảng thời gian từ 0 cho đến 0.03s thì công suất của lưới
điện được bơm hoàn toàn cho tải. Khoảng thời gian 0.03s nguồn năng lượng mặt trời được
hòa cùng lưới điện, nhận thấy công suất tác dụng bơm về lưới chính bằng PL = PE + PU (bộ
đo dòng điện và công suất của nguồn lưới được lặp đặt theo chiều ngược) và QE = QU = 0.
Lúc này nhận thấy hệ số công suất của bộ nghịch lưu gần bằng 1 tức là PE = SE. Khoảng
thời gian 0.1s là thời gian f thay đổi lên 51hz nhận thấy công suất tác dụng P và phản kháng
Q bị giao động nhưng nhanh chóng phục hồi trong khoảng thời gian 0.13s sau đó đi vào ổn
định. Lúc này ta nhận thấy QE = QU = 0 và PL = PE + PU nhưng PE vẫn bơm hết công suất
lúc này hệ số công suất của nguồn năng lượng E xem như gần bằng 1. Vậy khi f thay đổi thì
công suất tác dụng PE bơm về lưới vẫn không thay đổi QE luôn được giữ gần bằng 0.
3.3.4. Khi có tải (R=200 Ω , L=5mH)
62

a. Xét trường hợp f thay đổi từ 50hz xuống còn 48hz, với Vdc=48V, U=220V.

Hình 3.37: dạng sóng E, U, I khi f thay đổi


Giản đồ điện áp nguồn năng lượng mặt trời E, điện áp lưới U và dòng điện bơm về lưới khi
f thay đổi từ 50hz xuống 48hz khi mang tải (dòng trên tải nhỏ hơn dòng ngõ ra của bộ năng
lượng mặt trời) được biểu thị trên hình 3.37. Khoảng thời gian từ 0 đến 0.03s thì nguồn E
chưa được hòa cùng nguồn U ta nhận thấy dòng điện bơm về lưới bằng 0, tải được cung cấp
dòng điện từ lưới. Thời gian 0.03s nguồn năng lượng E được hòa cùng U, lúc này Vdc =
48V, U = 220V, f = 50Hz, ta nhận thấy điện áp E luôn bám sát điện áp U, tần số luôn được
bám sát và E.cos δ = U, lúc này dòng điện bơm cho tải với một góc lệch giữa U và E (IE =
IL + IU). Khoảng thời gian 0.1s điện áp Vdc = 48V, U = 220V, f = 48hz, lúc này điện áp E
được cân chỉnh vẫn bám chặt điện áp U và dòng điện bị giao động trong khoảng thời gian
0.12s sau đó ổn định chính bằng dòng điện ban đầu bơm cho tải trong khi giao động dòng
trên trên tải không thay đổi. Vậy với f thay đổi thì dòng điện bơm về lưới vẫn không thay
đổi.
63

Hình 3.38: dạng sóng của P và Q khi f thay đổi.


Giản đồ biểu thị công suất tác dụng P và công suất phản kháng Q bơm về lưới được hiển thị
Hình 3.38 khi f thay đổi từ 50hz xuống 48hz khi mang tải (dòng trên tải nhỏ hơn dòng ngõ
ra của bộ năng lượng mặt trời). Khoảng thời gian từ 0 cho đến 0.03s thì công suất của lưới
điện được bơm hoàn toàn cho tải. Khoảng thời gian 0.03s nguồn năng lượng mặt trời được
hòa cùng lưới điện, nhận thấy công suất tác dụng bơm về lưới chính bằng PE = PL + PU (bộ
đo dòng điện và công suất của nguồn lưới được lặp đặt theo chiều ngược) và QE = QU = 0.
Lúc này nhận thấy hệ số công suất của bộ nghịch lưu gần bằng 1 tức là PE = SE. Khoảng
thời gian 0.1s là thời gian f thay đổi xuống 48hz nhận thấy công suất tác dụng P và phản
kháng Q bị giao động nhưng nhanh chóng phục hồi trong khoảng thời gian 0.13s sau đó đi
vào ổn định. Lúc này ta nhận thấy QE = -QU và PE = PL + PU nhưng PE vẫn bơm hết công
suất lúc này hệ số công suất của nguồn năng lượng E xem như gần bằng 1. Vậy khi f thay
đổi thì công suất tác dụng PE bơm về lưới vẫn không thay đổi QE luôn được giữ gần bằng
0.
b. Xét trường hợp f thay đổi từ 50hz lên 51hz, với Vdc=48V, U=220V.
Giản đồ điện áp nguồn năng lượng mặt trời E, điện áp lưới U và dòng điện bơm về lưới khi
f thay đổi từ 50hz lên 51hz khi mang tải (dòng trên tải nhỏ hơn dòng ngõ ra của bộ năng
lượng mặt trời) được biểu thị trên hình 3.39. Khoảng thời gian từ 0 đến 0.03s thì nguồn E
chưa được hòa cùng nguồn U ta nhận thấy dòng điện bơm về lưới bằng 0, tải được cung cấp
dòng điện từ lưới. Thời gian 0.03s nguồn năng lượng E được hòa cùng U, lúc này Vdc =
64

48V, U = 220V, f = 50Hz, ta nhận thấy điện áp E luôn bám sát điện áp U, tần số luôn được
bám sát và E.cos δ = U, lúc này dòng điện bơm cho tải với một góc lệch giữa U và E (IE =
IL + IU). Khoảng thời gian 0.1s điện áp Vdc = 48V, U = 220V, f = 51hz, lúc này điện áp E
được cân chỉnh vẫn bám chặt điện áp U và dòng điện bị giao động trong khoảng thời gian
0.12s sau đó ổn định chính bằng dòng điện ban đầu bơm cho tải trong khi giao động dòng
trên trên tải không thay đổi. Vậy với f thay đổi thì dòng điện bơm về lưới vẫn không thay
đổi.

Hình 3.39: dạng sóng E, U, I khi f thay đổi


Giản đồ biểu thị công suất tác dụng P và công suất phản kháng Q bơm về lưới được hiển thị
Hình 3.40 khi f thay đổi từ 50hz lên 51hz khi mang tải (dòng trên tải nhỏ hơn dòng ngõ ra
của bộ năng lượng mặt trời). Khoảng thời gian từ 0 cho đến 0.03s thì công suất của lưới
điện được bơm hoàn toàn cho tải. Khoảng thời gian 0.03s nguồn năng lượng mặt trời được
hòa cùng lưới điện, nhận thấy công suất tác dụng bơm về lưới chính bằng PE = PL + PU (bộ
đo dòng điện và công suất của nguồn lưới được lặp đặt theo chiều ngược) và QE = QU = 0.
Lúc này nhận thấy hệ số công suất của bộ nghịch lưu gần bằng 1 tức là PE = SE. Khoảng
thời gian 0.1s là thời gian f thay đổi lên 51hz nhận thấy công suất tác dụng P và phản kháng
Q bị giao động nhưng nhanh chóng phục hồi trong khoảng thời gian 0.13s sau đó đi vào ổn
định. Lúc này ta nhận thấy QE = - QU và PE = PL + PU nhưng PE vẫn bơm hết công suất
65

lúc này hệ số công suất của nguồn năng lượng E xem như gần bằng 1. Vậy khi f thay đổi thì
công suất tác dụng PE bơm về lưới vẫn không thay đổi QE luôn được giữ gần bằng 0.

Hình 3.40: dạng sóng của P và Q khi f thay đổi.


3.4. Kết quả mô phỏng khi U thay đổi.
3.4.1. Khi không tải.
a. Xét trường hợp U thay đổi từ 220V lên 260V, Vdc=48V, f = 50hz.
Giản đồ điện áp bộ nghịch lưu E, điện áp lưới điện U và dòng điện bơm ra của nguồn E khi
U thay đổi từ 220V lên 260V được hiển thị trên hình 3.41. Khoảng thời gian từ 0 cho đến
0.03s nguồn điện áp E chưa hòa cùng lưới điện thì dòng điện bơm ra của bộ nghịch lưu bằng
0. Khoảng thời gian từ 0.03 nguồn E được hòa với U = 220V, f = 50hz, Vdc = 48V, nhận
thấy có dòng điện bơm về lưới điện và điện áp E vẫn bám sát theo U với E.cos δ = U.
Khoảng thời gian 0.2s trở đi khi nguồn U = 260V, f = 50hz, Vdc = 48V, lúc này với sự điều
khiển góc lệch của E bám theo điện áp U thì dòng điện bị mất ổn định trong khoảng thời
gian 0.02s sự mất ổn định trong khoảng thời gian ngắn này không làm ảnh hưởng đến các
khóa điện tử của bộ nghịch lưu. Sau những bất ổn về dòng điện thì dòng điện trở về trạng
thái ổn định có dòng điện bơm về lưới đúng bằng dòng ban đầu khi chưa thay đổi điện áp U.
Vậy nếu điện áp nguồn nghịch lưu thay đổi thì dòng điện phát về lưới điện không đổi.
66

Hình 3.41: dạng sóng E, U, I khi U thay đổi.


Giản đồ biểu thị công suất tác dụng P và công suất phản kháng quy khi điện áp nguồn lưới
thay đổi từ 220V lên 260V được hiển thị trên hình 3.42. Khoảng thời gian từ 0 cho đến
0.03s thì nguồn năng lượng mặt trời chưa được kết nối với nguồn lưới U, thì công suất
PE = PU = QE = QU = 0. Khoảng thời gian từ 0.03s nguồn E được hòa vào lưới với nguồn
U = 220V, f = 50hz, Vdc = 48V, nhận thấy PE = -PU và QE = QU = 0 (bộ đo dòng điện và
công suất của nguồn lưới được lặp đặt theo chiều ngược), nhận thấy PE = SE thì công suất
phát ra tối đa vậy hệ số công suất bằng 1. Khoảng thời gian 0.2s trở đi điện áp U = 260V, f
= 50hz, Vdc = 48V, nhận thấy công suất bị giao động trong khoảng thời gian 0.03s rồi đi về
ổn định. Lúc này PE = -PU tăng thêm công suất và QE = -QU nhận thấy một lượng công
suất kháng bơm về lưới điện. Hệ số công suất của nguồn nghịch lưu được tính
Cos(arctan(QE/PE)) = Cos(arctan(80/480)) = 0.986, hệ số công suất vẫn rất cao. Vậy khi U
thay đổi thì công suất bơm về lưới vẫn đạt giá trị cao nhất.
67

Hình 3.42: dạng sóng của P và Q khi U thay đổi.


b. Xét trường hợp U thay đổi từ 220V xuống 180V, Vdc=48V, f = 50hz.
Giản đồ điện áp bộ nghịch lưu E, điện áp lưới điện U và dòng điện bơm ra của nguồn E khi
U thay đổi từ 220V xuống 180V được hiển thị trên hình 3.43. Khoảng thời gian từ 0 cho đến
0.03s nguồn điện áp E chưa hòa cùng lưới điện thì dòng điện bơm ra của bộ nghịch lưu bằng
0. Khoảng thời gian từ 0.03 nguồn E được hòa với U = 220V, f = 50hz, Vdc = 48V, nhận
thấy có dòng điện bơm về lưới điện và điện áp E vẫn bám sát theo U với E.cos δ = U.
Khoảng thời gian 0.2s trở đi khi nguồn U = 180V, f = 50hz, Vdc = 48V, lúc này với sự điều
khiển góc lệch của E bám theo điện áp U thì dòng điện bị mất ổn định trong khoảng thời
gian 0.02s sự mất ổn định trong khoảng thời gian ngắn này không làm ảnh hưởng đến các
khóa điện tử của bộ nghịch lưu. Sau những bất ổn về dòng điện thì dòng điện trở về trạng
thái ổn định có dòng điện bơm về lưới đúng bằng dòng ban đầu khi chưa thay đổi điện áp U.
Vậy nếu điện áp nguồn nghịch lưu thay đổi thì dòng điện phát về lưới điện không đổi.
68

Hình 3.43: dạng sóng E, U, I khi U thay đổi

Giản đồ biểu thị công suất tác dụng P và công suất phản kháng quy khi điện áp nguồn lưới
thay đổi từ 220V xuống 180V được hiển thị trên hình 3.44. Khoảng thời gian từ 0 cho đến
0.03s thì nguồn năng lượng mặt trời chưa được kết nối với nguồn lưới U, thì công suất PE =
PU = QE = QU = 0. Khoảng thời gian từ 0.03s nguồn E được hòa vào lưới với nguồn U =
220V, f = 50hz, Vdc = 48V, nhận thấy PE = -PU và QE = QU = 0 (bộ đo dòng điện và công
suất của nguồn lưới được lặp đặt theo chiều ngược), nhận thấy PE = SE thì công suất phát ra
tối đa vậy hệ số công suất bằng 1. Khoảng thời gian 0.2s trở đi điện áp U = 180V, f = 50hz,
Vdc = 48V, nhận thấy công suất bị giao động trong khoảng thời gian 0.03s rồi đi về ổn định.
Lúc này PE = -PU giảm công suất và QU = -QE nhận thấy một lượng công suất kháng bơm
về bộ nghịch lưu. Hệ số công suất của nguồn nghịch lưu được tính Cos(arctan(-QE/PE)) =
Cos(arctan(-80/300)) = 0.966, hệ số công suất vẫn rất cao. Vậy khi U thay đổi thì công suất
bơm về lưới vẫn đạt giá trị cao nhất.
69

Hình 3.44: dạng sóng của P và Q khi U thay đổi.

3.4.2. Khi có tải (R=120 Ω , L=5mH)


a. Xét trường hợp U thay đổi từ 220V lên 260V, Vdc=48V, f = 50hz.
Giản đồ điện áp bộ nghịch lưu E, điện áp lưới điện U và dòng điện bơm ra của nguồn E khi
U thay đổi từ 220V lên 260V khi có tải (dòng trên tải bằng dòng ngõ ra của bộ năng lượng
mặt trời) được hiển thị trên hình 3.45. Khoảng thời gian từ 0 cho đến 0.03s nguồn điện áp E
chưa hòa cùng lưới điện thì dòng điện bơm ra của bộ nghịch lưu bằng 0 và tải được cung
cấp dòng điện từ lưới (IL = IU). Khoảng thời gian từ 0.03 nguồn E được hòa với U = 220V,
f = 50hz, Vdc = 48V, nhận thấy có dòng điện bơm ra và điện áp E vẫn bám sát theo U với
E.cos δ = U, lúc này IE = IL và IU = 0. Khoảng thời gian 0.2s trở đi khi nguồn U = 260V, f
= 50hz, Vdc = 48V, lúc này với sự điều khiển góc lệch của E bám theo điện áp U thì dòng
điện bị mất ổn định trong khoảng thời gian 0.02s sự mất ổn định trong khoảng thời gian
ngắn này không làm ảnh hưởng đến các khóa điện tử của bộ nghịch lưu, nhận thấy IL = IE +
IU, trong khi điện áp U thay đổi thì dòng điện trên tải không thay đổi. Sau những bất ổn về
dòng điện thì dòng điện trở về trạng thái ổn định có dòng điện bơm về lưới đúng bằng dòng
ban đầu khi chưa thay đổi điện áp U. Vậy nếu điện áp nguồn nghịch lưu thay đổi thì dòng
điện phát về lưới điện không đổi.
70

Hình 3.45: dạng sóng E, U, I khi U thay đổi


Giản đồ biểu thị công suất tác dụng P và công suất phản kháng quy khi điện áp nguồn lưới
thay đổi từ 220V lên 260V khi mang tải (dòng trên tải bằng dòng ngõ ra của bộ năng lượng
mặt trời) được hiển thị trên hình 3.46. Khoảng thời gian từ 0 cho đến 0.03s thì nguồn năng
lượng mặt trời chưa được kết nối với nguồn lưới U, thì công suất PE = 0, PL = PU, QE =
QU = 0. Khoảng thời gian từ 0.03s nguồn E được hòa vào lưới với nguồn U = 220V, f =
50hz, Vdc = 48V, nhận thấy PL = PU + PE nhưng PU không đáng kể và QE, QU, QL gần
bằng 0 (bộ đo dòng điện và công suất của nguồn lưới được lặp đặt theo chiều ngược), nhận
thấy PE = SE thì công suất phát ra tối đa vậy hệ số công suất bằng 1. Khoảng thời gian 0.2s
trở đi điện áp U = 260V, f = 50hz, Vdc = 48V, nhận thấy công suất bị giao động trong
khoảng thời gian 0.03s rồi đi về ổn định. Lúc này PL = PU + PE tăng thêm công suất và QE
= -QU nhận thấy một lượng công suất kháng bơm về lưới điện. Hệ số công suất của nguồn
nghịch lưu được tính Cos(arctan(QE/PE)) = Cos(arctan(80/480)) = 0.986, hệ số công suất
vẫn rất cao. Vậy khi U thay đổi thì công suất bơm về lưới vẫn đạt giá trị cao nhất.
71

Hình 3.46: dạng sóng của P và Q khi U thay đổi.

b. Xét trường hợp U thay đổi từ 220V xuống 180V, Vdc=48V, f = 50hz.
Giản đồ điện áp bộ nghịch lưu E, điện áp lưới điện U và dòng điện bơm ra của nguồn E khi
U thay đổi từ 220V xuống 180V khi có tải (dòng trên tải bằng dòng ngõ ra của bộ năng
lượng mặt trời) được hiển thị trên hình 3.47. Khoảng thời gian từ 0 cho đến 0.03s nguồn
điện áp E chưa hòa cùng lưới điện thì dòng điện bơm ra của bộ nghịch lưu bằng 0 và tải
được cung cấp dòng điện từ lưới (IL = IU). Khoảng thời gian từ 0.03 nguồn E được hòa với
U = 220V, f = 50hz, Vdc = 48V, nhận thấy có dòng điện bơm ra và điện áp E vẫn bám sát
theo U với E.cos δ = U, lúc này IE = IL và IU = 0. Khoảng thời gian 0.2s trở đi khi nguồn U
= 180V, f = 50hz, Vdc = 48V, lúc này với sự điều khiển góc lệch của E bám theo điện áp U
thì dòng điện bị mất ổn định trong khoảng thời gian 0.02s sự mất ổn định trong khoảng thời
gian ngắn này không làm ảnh hưởng đến các khóa điện tử của bộ nghịch lưu, nhận thấy IE =
IL + IU, trong khi điện áp U thay đổi thì dòng điện trên tải không thay đổi. Sau những bất
ổn về dòng điện thì dòng điện trở về trạng thái ổn định có dòng điện bơm về lưới đúng bằng
dòng ban đầu khi chưa thay đổi điện áp U. Vậy nếu điện áp nguồn nghịch lưu thay đổi thì
dòng điện phát về lưới điện không đổi.
72

Hình 3.47: dạng sóng E, U, I khi U thay đổi

Hình 3.48: dạng sóng của P và Q khi U thay đổi.


Giản đồ biểu thị công suất tác dụng P và công suất phản kháng quy khi điện áp nguồn lưới
thay đổi từ 220V xuống 180V khi mang tải (dòng trên tải bằng dòng ngõ ra của bộ năng
lượng mặt trời) được hiển thị trên hình 3.48. Khoảng thời gian từ 0 cho đến 0.03s thì nguồn
năng lượng mặt trời chưa được kết nối với nguồn lưới U, thì công suất PE = 0, PL = PU, QE
73

= QU = 0. Khoảng thời gian từ 0.03s nguồn E được hòa vào lưới với nguồn U = 220V, f =
50hz, Vdc = 48V, nhận thấy PL = PU + PE nhưng PU không đáng kể và QE, QU, QL gần
bằng 0 (bộ đo dòng điện và công suất của nguồn lưới được lặp đặt theo chiều ngược), nhận
thấy PE = SE thì công suất phát ra tối đa vậy hệ số công suất bằng 1. Khoảng thời gian 0.2s
trở đi điện áp U = 180V, f = 50hz, Vdc = 48V, nhận thấy công suất bị giao động trong
khoảng thời gian 0.03s rồi đi về ổn định. Lúc này PE = PU + PL giảm công suất và QU =
QE nhận thấy một lượng công suất kháng bơm về bộ nghịch lưu. Hệ số công suất của nguồn
nghịch lưu được tính Cos(arctan(QE/PE)) = Cos(arctan(-80/300)) = 0.966, hệ số công suất
vẫn rất cao. Vậy khi U thay đổi thì công suất bơm về lưới vẫn đạt giá trị cao nhất.

3.5. Kết quả mô phỏng khi Vdc và U thay đổi.


3.5.1. Khi không tải.
a. Xét Vdc thay đổi từ 60V xuống 48V và điện áp U thay đổi từ 220V xuống 180V.
Giản đồ điện áp bộ nghịch lưu E, nguồn lưới U và dòng điện bơm vào lưới khi điện áp Vdc
thay đổi từ 60V xuống 48V và nguồn U thay đổi từ 220V xuống 180V khi không tải được
biểu thị trên hình 3.49. Khoảng thời gian từ 0 cho đến 0.03s nguồn điện áp E chưa hòa cùng
lưới điện thì dòng điện bơm ra của bộ nghịch lưu bằng 0. Khoảng thời gian từ 0.03 nguồn E
được hòa với U = 220V, f = 50hz, Vdc = 60V, nhận thấy có dòng điện bơm ra và điện áp E
vẫn bám sát theo U với E.cos δ = U, lúc này IE = IU. Khoảng thời gian 0.1s điện áp Vdc
=48V, điện áp E vẫn bám sát điện áp U và dòng điện bị giao động trong khoảng thời gian
0.02s sau đó ổn định đúng bằng dòng điện khi chưa thay đổi. Khoảng thời gian từ 0.2s thì
điện áp U thay đổi từ 220V xuống 180V, điện áp E vẫn bám sát điện áp U, dòng điện cũng
bị giao động trong khoảng 0.04s sau đó ổn định trở lai đúng bằng dòng ban đầu. Vậy khi Vdc
và U thay đổi thì dòng điện bơm vào lưới vẫn không đổi.
74

Hình 3.49: dạng sóng E, U, I khi Vdc và U thay đổi.

Hình 3.50: dạng sóng của P và Q khi Vdc và U thay đổi.


Giản đồ công suất bơm vào lưới P và Q khi điện áp Vdc thay đổi từ 60V xuống 48V và
nguồn U thay đổi từ 220V xuống 180V khi không tải được biểu thị trên hình 3.50. Khoảng
75

thời gian từ 0 cho đến 0.03s nguồn điện áp E chưa hòa cùng lưới điện nên công suất bằng 0.
Khoảng thời gian từ 0.03 nguồn E được hòa với U = 220V, f = 50hz, Vdc = 60V, dòng công
suất P và Q ổn định sau 0.02s, công suất PE đạt giá trị cực đại, công suất QE = 0. Khoảng
thời gian 0.1s nguồn Vdc = 48V công suất bị giao động mạnh sau đó dần ổn định sau 0.03s,
sau khi Vdc thay đổi PE cũng đạt cực đại và QE=0. Khoảng thời gian 0.2s điện áp U=180V
có sự biến động mạnh của điện áp nguồn công suất P và Q bị suy giảm nhưng vẫn đảm bảo
hệ số công suất là cao, hệ số công suất được tính Cos(arctan(QE/PE)) = Cos(arctan(-
50/290)) = 0.98546. Vậy khi điện áp Vdc và U thay đổi thì phương pháp này vẫn giữ được
hệ số công suất là cao nhất.
b. Xét trường hợp Vdc thay đổi từ 48V xuống 40V và điện áp U thay đổi từ 220V lên 260V.

Hình 3.51: dạng sóng E, U, I khi Vdc và U thay đổi


Giản đồ điện áp bộ nghịch lưu E, nguồn lưới U và dòng điện bơm vào lưới khi điện áp Vdc
thay đổi từ 48V xuống 40V và nguồn U thay đổi từ 220V lên 260V khi không tải được biểu
thị trên hình 3.51. Khoảng thời gian từ 0 cho đến 0.03s nguồn điện áp E chưa hòa cùng lưới
điện thì dòng điện bơm ra của bộ nghịch lưu bằng 0. Khoảng thời gian từ 0.03 nguồn E
được hòa với U = 220V, f = 50hz, Vdc = 48V, nhận thấy có dòng điện bơm ra và điện áp E
vẫn bám sát theo U với E.cos δ = U, lúc này IE = IU. Khoảng thời gian 0.1s điện áp Vdc
=40V, điện áp E vẫn bám sát điện áp U và dòng điện bị giao động trong khoảng thời gian
76

0.02s sau đó ổn định đúng bằng dòng điện khi chưa thay đổi. Khoảng thời gian từ 0.2s thì
điện áp U thay đổi từ 220V lên 260V, điện áp E vẫn bám sát điện áp U, dòng điện cũng bị
giao động trong khoảng 0.04s sau đó ổn định trở lai đúng bằng dòng ban đầu. Vậy khi Vdc
và U thay đổi thì dòng điện bơm vào lưới vẫn không đổi.

Hình 3.52: dạng sóng của P và Q khi Vdc và U thay đổi.


Giản đồ công suất bơm vào lưới P và Q khi điện áp Vdc thay đổi từ 48V xuống 40V và
nguồn U thay đổi từ 220V lên 260V khi không tải được biểu thị trên hình 3.52. Khoảng thời
gian từ 0 cho đến 0.03s nguồn điện áp E chưa hòa cùng lưới điện nên công suất bằng 0.
Khoảng thời gian từ 0.03 nguồn E được hòa với U = 220V, f = 50hz, Vdc = 48V, dòng công
suất P và Q ổn định sau 0.02s, công suất PE đạt giá trị cực đại, công suất QE gần bằng 0.
Khoảng thời gian 0.1s nguồn Vdc = 40V công suất bị giao động mạnh sau đó dần ổn định
sau 0.03s, sau khi Vdc thay đổi PE cũng đạt cực đại và QE gần bằng 0. Khoảng thời gian
0.2s điện áp U=260V có sự biến động mạnh của điện áp nguồn công suất P và Q bị suy
giảm nhưng vẫn đảm bảo hệ số công suất là cao, hệ số công suất được tính
Cos(arctan(QE/PE)) = Cos(arctan(95/480)) = 0.9809. Vậy khi điện áp Vdc và U thay đổi thì
phương pháp này vẫn giữ được hệ số công suất là cao nhất.
77

3.5.2. Khi có tải (R=120 Ω , L=5mH)


a. Xét trường hợp Vdc thay đổi từ 60V xuống 48V và điện áp U thay đổi từ 220V xuống
180V.

Hình 3.53: dạng sóng E, U, I khi Vdc và U thay đổi


Giản đồ điện áp bộ nghịch lưu E, nguồn lưới U và dòng điện bơm vào lưới khi điện áp Vdc
thay đổi từ 60V xuống 48V và nguồn U thay đổi từ 220V xuống 180V khi có tải (tải được
cho gần bằng với công suất của bộ nghịch lưu) được biểu thị trên hình 3.53. Khoảng thời
gian từ 0 cho đến 0.03s nguồn điện áp E chưa hòa cùng lưới điện thì dòng điện bơm ra của
bộ nghịch lưu bằng 0 và tải được cung cấp bởi lưới. Khoảng thời gian từ 0.03 nguồn E được
hòa với U = 220V, f = 50hz, Vdc = 60V, nhận thấy có dòng điện bơm ra và điện áp E vẫn
bám sát theo U với E.cos δ = U, lúc này IE = IL và IU = 0. Khoảng thời gian 0.1s điện áp
Vdc = 48V, điện áp E vẫn bám sát điện áp U và dòng điện bị giao động trong khoảng thời
gian 0.02s sau đó ổn định đúng bằng dòng điện khi chưa thay đổi (IE = IL và IU = 0) .
Khoảng thời gian từ 0.2s thì điện áp U thay đổi từ 220V xuống 180V, điện áp E vẫn bám sát
điện áp U, dòng điện cũng bị giao động trong khoảng 0.04s sau đó ổn định trở lai đúng bằng
dòng ban đầu lúc này IE = IL + IU. Vậy khi Vdc và U thay đổi thì dòng điện bơm vào lưới
vẫn không đổi.
78

Hình 3.54: dạng sóng của P và Q khi Vdc và U thay đổi.


Giản đồ công suất bơm vào lưới P và Q khi điện áp Vdc thay đổi từ 60V xuống 48V và
nguồn U thay đổi từ 220V xuống 180V khi có tải (tải được cho gần bằng với công suất của
bộ nghịch lưu) được biểu thị trên hình 3.54. Khoảng thời gian từ 0 cho đến 0.03s nguồn điện
áp E chưa hòa cùng lưới điện nên công suất bằng 0 và PL = PU. Khoảng thời gian từ 0.03
nguồn E được hòa với U = 220V, f = 50hz, Vdc = 60V, dòng công suất P và Q ổn định sau
0.02s, công suất PE = PL, QE = QU = QL = PU gần bằng 0. Khoảng thời gian 0.1s nguồn
Vdc = 48V công suất bị giao động mạnh sau đó dần ổn định sau 0.03s, sau khi Vdc thay đổi
thì công suất PE = PL, QE = QU = QL = PU gần bằng 0. Khoảng thời gian 0.2s điện áp
U=180V có sự biến động mạnh của điện áp nguồn công suất P và Q bị suy giảm nhưng vẫn
đảm bảo hệ số công suất là cao, hệ số công suất được tính Cos(arctan(QE/PE)) =
Cos(arctan(-50/290)) = 0.98546. Vậy khi điện áp Vdc và U thay đổi thì phương pháp này
vẫn giữ được hệ số công suất là cao nhất.
79

b. Xét trường hợp Vdc thay đổi từ 48V xuống 40V và điện áp U thay đổi từ 220V lên 260V.

Hình 3.55: dạng sóng E, U, I khi Vdc và U thay đổi


Giản đồ điện áp bộ nghịch lưu E, nguồn lưới U và dòng điện bơm vào lưới khi điện áp Vdc
thay đổi từ 48V xuống 40V và nguồn U thay đổi từ 220V lên 260V khi có tải (tải được cho
gần bằng với công suất của bộ nghịch lưu) được biểu thị trên hình 3.55. Khoảng thời gian từ
0 cho đến 0.03s nguồn điện áp E chưa hòa cùng lưới điện thì dòng điện bơm ra của bộ
nghịch lưu bằng 0 và tải được cung cấp bởi lưới. Khoảng thời gian từ 0.03 nguồn E được
hòa với U = 220V, f = 50hz, Vdc = 48V, nhận thấy có dòng điện bơm ra và điện áp E vẫn
bám sát theo U với E.cos δ = U, lúc này IE = IL và IU = 0. Khoảng thời gian 0.1s điện áp
Vdc = 40V, điện áp E vẫn bám sát điện áp U và dòng điện bị giao động trong khoảng thời
gian 0.02s sau đó ổn định đúng bằng dòng điện khi chưa thay đổi (IE = IL và IU = 0).
Khoảng thời gian từ 0.2s thì điện áp U thay đổi từ 220V lên 260V, điện áp E vẫn bám sát
điện áp U, dòng điện cũng bị giao động trong khoảng 0.04s sau đó ổn định trở lai đúng bằng
dòng ban đầu lúc này IL = IE + IU. Vậy khi Vdc và U thay đổi thì dòng điện bơm vào lưới
vẫn không đổi.
80

Hình 3.56: dạng sóng của P và Q khi Vdc và U thay đổi.

Giản đồ công suất bơm vào lưới P và Q khi điện áp Vdc thay đổi từ 48V xuống 40V và
nguồn U thay đổi từ 220V lên 260V khi có tải (tải được cho gần bằng với công suất của bộ
nghịch lưu) được biểu thị trên hình 3.56. Khoảng thời gian từ 0 cho đến 0.03s nguồn điện áp
E chưa hòa cùng lưới điện nên công suất bằng 0 và PL = PU. Khoảng thời gian từ 0.03
nguồn E được hòa với U = 220V, f = 50hz, Vdc = 48V, dòng công suất P và Q ổn định sau
0.02s, công suất PE gần bằng PL, QE = QU = QL = PU gần bằng 0. Khoảng thời gian 0.1s
nguồn Vdc = 40V công suất bị giao động mạnh sau đó dần ổn định sau 0.03s, sau khi Vdc
thay đổi thì công suất PE gần bằng PL, QE = QU = QL = PU gần bằng 0. Khoảng thời gian
0.2s điện áp U=260V có sự biến động mạnh của điện áp nguồn công suất P và Q bị suy
giảm nhưng vẫn đảm bảo hệ số công suất là cao, hệ số công suất được tính
Cos(arctan(QE/PE)) = Cos(arctan(90/480)) = 0.98246. Vậy khi điện áp Vdc và U thay đổi thì
phương pháp này vẫn giữ được hệ số công suất là cao nhất.
81

3.5.3. Khi có tải (R=60 Ω , L=5mH)


a. Xét Vdc thay đổi từ 60V xuống 48V và điện áp U thay đổi từ 220V xuống 180V.

Hình 3.57: dạng sóng E, U, I khi Vdc và U thay đổi


Giản đồ điện áp bộ nghịch lưu E, nguồn lưới U và dòng điện bơm vào lưới khi điện áp Vdc
thay đổi từ 60V xuống 48V và nguồn U thay đổi từ 220V xuống 180V khi có tải (tải được
cho lớn hơn so với công suất của bộ nghịch lưu) được biểu thị trên hình 3.57. Khoảng thời
gian từ 0 cho đến 0.03s nguồn điện áp E chưa hòa cùng lưới điện thì dòng điện bơm ra của
bộ nghịch lưu bằng 0 và tải được cung cấp bởi lưới. Khoảng thời gian từ 0.03 nguồn E được
hòa với U = 220V, f = 50hz, Vdc = 60V, nhận thấy có dòng điện bơm ra và điện áp E vẫn
bám sát theo U với E.cos δ = U, lúc này IL = IE + IU. Khoảng thời gian 0.1s điện áp
Vdc = 48V, điện áp E vẫn bám sát điện áp U và dòng điện bị giao động trong khoảng thời
gian 0.02s sau đó ổn định đúng bằng dòng điện khi chưa thay đổi (IL = IE + IU) . Khoảng
thời gian từ 0.2s thì điện áp U thay đổi từ 220V xuống 180V, điện áp E vẫn bám sát điện áp
U, dòng điện cũng bị giao động trong khoảng 0.04s sau đó ổn định trở lai đúng bằng dòng
ban đầu lúc này IL = IE + IU. Vậy khi Vdc và U thay đổi thì dòng điện bơm vào lưới vẫn
không đổi.
82

Hình 3.58: dạng sóng của P và Q khi Vdc và U thay đổi.


Giản đồ công suất bơm vào lưới P và Q khi điện áp Vdc thay đổi từ 60V xuống 48V và
nguồn U thay đổi từ 220V xuống 180V khi có tải (tải được cho lớn hơn so với công suất của
bộ nghịch lưu) được biểu thị trên hình 3.58. Khoảng thời gian từ 0 cho đến 0.03s nguồn điện
áp E chưa hòa cùng lưới điện nên công suất bằng 0 và PL = PU. Khoảng thời gian từ 0.03
nguồn E được hòa với U = 220V, f = 50hz, Vdc = 60V, dòng công suất P và Q ổn định sau
0.02s, công suất PL = PU + PE, QE = QU = QL gần bằng 0. Khoảng thời gian 0.1s nguồn
Vdc = 48V công suất bị giao động mạnh sau đó dần ổn định sau 0.03s, sau khi Vdc thay đổi
thì công PL = PU + PE, QE = QU = QL gần bằng 0. Khoảng thời gian 0.2s điện áp U=180V
có sự biến động mạnh của điện áp nguồn công suất P và Q bị suy giảm nhưng vẫn đảm bảo
hệ số công suất là cao, hệ số công suất được tính Cos(arctan(QE/PE)) = Cos(arctan(-
50/290)) = 0.98546. Vậy khi điện áp Vdc và U thay đổi thì phương pháp này vẫn giữ được
hệ số công suất là cao nhất.
b. Xét trường hợp Vdc thay đổi từ 48V xuống 40V và điện áp U thay đổi từ 220V lên 260V.
Giản đồ điện áp bộ nghịch lưu E, nguồn lưới U và dòng điện bơm vào lưới khi điện áp Vdc
thay đổi từ 48V xuống 40V và nguồn U thay đổi từ 220V lên 260V khi có tải (tải được cho
lớn hơn so với công suất của bộ nghịch lưu) được biểu thị trên hình 3.59. Khoảng thời gian
từ 0 cho đến 0.03s nguồn điện áp E chưa hòa cùng lưới điện thì dòng điện bơm ra của bộ
nghịch lưu bằng 0 và tải được cung cấp bởi lưới. Khoảng thời gian từ 0.03 nguồn E được
83

hòa với U = 220V, f = 50hz, Vdc = 48V, nhận thấy có dòng điện bơm ra và điện áp E vẫn
bám sát theo U với E.cos δ = U, lúc này IL = IE + IU. Khoảng thời gian 0.1s điện áp Vdc =
40V, điện áp E vẫn bám sát điện áp U và dòng điện bị giao động trong khoảng thời gian
0.02s sau đó ổn định đúng bằng dòng điện khi chưa thay đổi (IL = IE + IU). Khoảng thời
gian từ 0.2s thì điện áp U thay đổi từ 220V lên 260V, điện áp E vẫn bám sát điện áp U, dòng
điện cũng bị giao động trong khoảng 0.04s sau đó ổn định trở lai đúng bằng dòng ban đầu
lúc này IL = IE + IU. Vậy khi Vdc và U thay đổi thì dòng điện bơm vào lưới vẫn không đổi.

Hình 3.59: dạng sóng E, U, I khi Vdc và U thay đổi

Giản đồ công suất bơm vào lưới P và Q khi điện áp Vdc thay đổi từ 48V xuống 40V và
nguồn U thay đổi từ 220V lên 260V khi có tải (tải được cho lớn hơn so với công suất của bộ
nghịch lưu) được biểu thị trên hình 3.60. Khoảng thời gian từ 0 cho đến 0.03s nguồn điện áp
E chưa hòa cùng lưới điện nên công suất bằng 0 và PL = PU. Khoảng thời gian từ 0.03
nguồn E được hòa với U = 220V, f = 50hz, Vdc = 48V, dòng công suất P và Q ổn định sau
0.02s, công suất PL = PE + PU, QE = QU = QL gần bằng 0. Khoảng thời gian 0.1s nguồn
Vdc = 40V công suất bị giao động mạnh sau đó dần ổn định sau 0.03s, sau khi Vdc thay đổi
thì công suất PL = PE + PU, QE = QU = QL gần bằng 0. Khoảng thời gian 0.2s điện áp
84

U=260V có sự biến động mạnh của điện áp nguồn công suất P và Q bị suy giảm nhưng vẫn
đảm bảo hệ số công suất là cao, hệ số công suất được tính Cos(arctan(QE/PE)) =
Cos(arctan(90/480)) = 0.98246. Vậy khi điện áp Vdc và U thay đổi thì phương pháp này vẫn
giữ được hệ số công suất là cao nhất.

Hình 3.60: dạng sóng của P và Q khi Vdc và U thay đổi.


85

4.1 Nhận xét, kết luận

Qua nhiều thí nghiệm mô phỏng có tải và không có tải, của bộ nghịch lưu kết nối với điện
cho thấy

1. Hệ số công suất của bộ nghịch lưu PF = 0.98 không đổi trong suốt quá trình thay đổi
dòng điện bơm vào lưới, kết quả này tốt hơn kết quả của giải thuật tại [2] và khẳng
định việc điều khiển dòng điện và hệ số công suất không những phụ thuộc vào góc
lệch giữa E và U mà còn phụ thuộc vào giá trị điện áp của lưới qua công thức (2.5).
Bằng cách sử dụng sóng sin của điện áp lưới làm sóng điều khiển đã giải quyết khó
khăn mà phương pháp tại [2] gặp phải.

2. Giá trị dòng điện bơm vào lưới không thay đổi khi điện áp, tần số lưới thay đổi và
ngay cả khi điện áp Vdc của bộ pin mặt trời thay đổi. Điều này cho thấy tính hiệu quả
của giải thuật điều khiển.

3. Thời gian quá độ giữa sự biến động các thông số từ 1 đến 2 chu kỳ cho thấy tính đáp
ứng nhanh của giải thuật điều khiển so với [1].
86

Bộ nghịch lưu hòa lưới là một thiết bị quan trọng trong việc sử dụng hiệu quả năng
lượng tái tạo. Việc nghiên cứu các giải thuật điều khiển bộ nghịch lưu làm việc với hệ số
công suất PF cao và dòng điện bơm vào lưới không đổi khi các thông số trạng thái của
lưới điện và điện áp DC của hệ thống pin mặt trời thay đổi là một điều cần thiết.

Đề tài đã giải quyết việc hòa đồng bộ giữa các nguồn năng lượng mặt trời nhỏ lẻ cũng
như các nguồn năng lượng nhỏ khác tại các hộ gia đình vào lưới điện phân phối. Việc
hòa này rất cần thiết, vì nó có thể tập trung được một nguồn năng lượng lớn bơm vào
lưới điện làm góp phần ổn định hệ thống điện.

Có rất nhiều giải thuật cũng như các bài toán hòa được nghiên cứu. Việc tìm ra một giải
thuật mới điều khiển luôn bám sát điện áp U và tần số f của lưới điện đã cho thấy giá trị
của đề tài. Giải thuật bám sát này đã dùng tín hiệu điện áp cũng như tần số của lưới điện
làm tín hiệu điều khiển bộ nghịch lưu (SPWM) vì vậy điện áp ngõ ra của bộ nghịch lưu
(E) luôn bám sát điện áp (U) và tần số lưới điện.

Kết quả của giải thuật hòa và điều khiển

- Điều khiển dòng điện bơm vào lưới điện luôn ổn định và có hệ số công suất lớn tức
là giảm lượng công suất phản kháng phát về lưới là thấp nhất.

- Đảm bảo hệ số công suất luôn ở mức cao nhất khi thay đổi dòng điện bơm vào lưới
điện có xét đến sự thay đổi của điện áp Vdc của nguồn năng lượng mặt trời.

- Dòng điện bơm vào lưới không đổi khi điện áp lưới (U), tần số lưới (f), điện áp
nguồn năng lượng mặt trời (Vdc) thay đổi.

Hướng phát triển:

- Giải quyết vấn đề tổn thất điện áp, công suất trên máy biến áp.

- Giải quyết vấn đề chất lượng điện năng khi hòa vào lưới,

- Xét sự ảnh hưởng của dòng điện và công suất khi có những thay đổi điện áp U, tần số
f và điện áp nguồn năng lượng mặt trời Vdc.

- Giải quyết vấn đề khi mất điện lưới thì nguồn năng lượng mặt trời vẫn cung cấp năng
lượng cho tải.
87

Tài liệu tham khảo

[1] Tran Cong Binh, Mai Tuan Dat, Ngo Manh Dung, Phan Quang An, Pham Dinh Truc and
Nguyen Huu Phuc “Active and Reactive power controller for single-phase Grid-connected
photovoltaic syntems” Department of Electrical- Electronics Engineering- HoChiMinh City
University of Technology.Vietnam National University in HoChiMinh, Vietnam.
[2] L. Hassaine, E. Olias, J. Quintero, M. Haddadi “Digital power factor control and reactive
power regulation for grid-connected photovoltaic inverter” power electronics systems group,
universidad carlos III de madrid, avda, de la universidad 30, 28911 leganés, Madrid, Spain.
[3] Hassaine, L.; Olias, E.; Quintero, J.; Barrado, A., “Digital control based on the
shifting phase for grid connected photovoltaic inverter”, Applied Power Electronics
Conference and Exposition, 2008. APEC 2008. Twenty-Third Annual IEEE, pp.945-951,
Feb. 2008.
[4] Byunggyu Yu; Youngseok Jung; Junghun So; Hyemi Hwang; Gwonjong Yu, “A
Robust Anti-islanding Method for Grid-Connected Photovoltaic Inverter”, Photovoltaic
Energy Conversion, the 2006 IEEE 4th World Conference, vol. 2, pp.2242-2245, May.
2006.
[5] Nguyễn Văn Nhờ, "Điện Tử Công Suất 1", Nhà xuất bản đại học quốc gia Tp. Hồ Chí
Minh, 2005.
[6] Babak FARHANGI, student member IEEE, Shahrokh FARHANGI member IEEE
“Application of Z-source converter in photovoltaic grid-connected transformer-less
inverter” School of ECE, Tehran, Iran.
[7] Ayman A. Hamad, Mohammad A. Alsaad “A software application for energy flow
simulation of a grid connected photovoltaic system” University of Jordan, Amman, 11942,
Jordan.
Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Bá Thuận – Tel: 0907.401.009, Khoa Cơ Điện, Trường Đại Học
Lạc Hồng – Biên Hòa - Đồng Nai.
Email: thuanlhu@yahoo.com.vn

You might also like