You are on page 1of 8

Thực vật biết nhận thức và giao lưu với con người

Thỉnh thoảng, khi buồn hay vui, bạn có thể nói vu vơ hay đùa nghịch với những cây
xanh xung quanh mình. Và kì diệu thay, mới đây các nhà khoa học đã phát hiện thực vật
thực sự có mối giao cảm với những tiếp xúc này.
Đây là sự thật mà giới yêu thực vật đã nghi ngờ từ lâu và các nhà khoa học Úc đã tìm thấy
bằng chứng cho thấy loài cây thực sự có thể cảm nhận được khi chúng ta chạm vào
chúng.
Không chỉ vậy, những cảm giác khác nhau có thể dẫn đến hàng loạt các thay đổi về sinh lý
và di truyền tùy thuộc vào sự kích thích mà thực vật nhận được, cho dù đó là một vài giọt
mưa hoặc một chút vỗ về mềm mại. Đây là những điều thú vị nhất mà các nhà khoa học đã
ghi nhận được trong tuần qua.
Nhà nghiên cứu Olivier Van Aken từ trường đại học Western Australia cho biết: "Dù đa số mọi
người đều cho rằng thực vật không cảm nhận được khi chúng ta chạm vào, nhưng chúng tôi
đã thấy chúng thật sự rất nhạy cảm".

Thực vật thật sự rất nhạy cảm. (Nguồn: Jonathan Leung/Flickr).


Ông cũng nói thêm: "Thực vậy dường như không than phiền khi chúng ta ngắt một bông hoa,
dẫm lên chúng hay lướt qua khi ta đi dạo nhưng chúng hoàn toàn nhận thức được sự tiếp xúc
này và nhanh chóng đáp lại chúng ta".
Các nhà khoa học thực sự không có bằng chứng cho thấy thực vật thật sự "cảm nhận" được
theo nhiều cách giống như nhận thức của con người về cảm giác.
Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy, thực vật có nhận thức khá tốt về môi trường xung
quanh. Ví dụ: chúng có thể "nghe" khi bị côn trùng cắn và giải phóng chất độc để ngăn nó lại,
các loài nấm cũng có thể giao tiếp với nhau thông qua một loại "internet" ngầm của chúng.
Trong khi chưa ghi nhận được những phản ứng rõ ràng từ việc kích thích, nghiên cứu cũng
cho thấy, việc cảm nhận có thể giúp thực vật nhận biết môi trường xung quanh, chuẩn bị cho
bất kì mối nguy hiểm tiềm tàng nào đó hay sẵn sàng để tận dụng được sự thay đổi của điều
kiện thời tiết.
Các nhà khoa học còn khám phá được khi phun những giọt nước lên cây sẽ làm chúng
thay đổi biểu hiện của hàng ngàn gene. Đây là một phản ứng sinh lý rất ấn tượng bắt đầu
sau vài phút kích thích và ngừng lại trong nửa giờ.
Van Aken phát biểu: "Chúng tôi có thể chứng minh rằng, phản ứng này không phải do bất cứ
hoạt chất nào mà chính bởi sự tiếp xúc vật lý gây ra khi giọt nước rơi xuống bề mặt của lá".
Với mong muốn tìm hiểu những phản ứng khác, nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, khi
họ vỗ nhẹ hoặc dùng nhíp chạm vào sẽ kích thích một loạt phản ứng sinh lý tương tự. Tất cả
những thông tin này có lẽ là điều cần thiết để thực vật có thể sinh tồn trong tự nhiên.

Thực vật không thể chạy trốn khỏi những tình huống nguy hiểm.
"Khác với động vật, thực vật không thể chạy trốn khỏi những tình huống nguy hiểm.
Thay vào đó, chúng có thể phát triển hệ thống phòng thủ nhằm cảm nhận môi trường,
giúp chúng phát hiện mối hiểm nguy và có phản ứng phù hợp", Van Aken nói.
Quan trọng hơn, nghiên cứu cũng xác định được hai loại protein có thể làm tắt phản ứng tiếp
xúc của thực vật. Trong tương lai, điều này thật sự có ý nghĩa vì nó có thể hỗ trợ thực vật
trong các môi trường có kiểm soát như nhà kính, từ việc thay đổi gene và phản ứng với các
kích thích "báo động giả".
Nghiên cứu này rõ ràng là không đủ để đại diện cho những hiểu biết của chúng ta về nhận
thức của thực vật khi bị kích thích và các nghiên cứu khác cần được thực hiện để củng cố
các phát hiện này. Hiện tại, chúng ta cũng nên cân nhắc khi có ý định đâm chọc các loài cây
hoặc chặn ánh sáng của chúng.
Van Aken nói với Peter Spinks từ The Age: "Chúng tôi vẫn chưa có bằng chứng chứng minh
cho những ý kiến trước đây về việc các rung động từ hành động trò chuyện với thực vật có
hiệu ứng đủ mạnh để làm thực vật di chuyển".
Một ngày nào đó, các nhà khoa học có thể có thêm những nghiên cứu và phát hiện được
nhiều điều kì lạ và thú vị hơn về thực vật, một loài vốn luôn được xem là không biết trò chuyện
với con người. Thế nên, từ bây giờ chúng ta hãy trân trọng và dành cho thực vậy những cảm
xúc chân thành và nhẹ nhàng nhất.
(http://khoahoc.tv/thuc-vat-biet-nhan-thuc-va-giao-luu-voi-con-nguoi-73205 )
Những cách giao tiếp khác thường của sinh vật
Nhà sinh vật học người Mỹ Liuter Berbenk kể về một thí nghiệm đặc biệt thú vị. Ông đã
nuôi được một loài xương rồng độc nhất vô nhị - không có gai, bằng cách hằng ngày
nói chuyện với cây xương rồng là ông rất sợ những chiếc gai.
Có rất nhiều chuyện thú vị về mối “giao tiếp” giữa các loài động thực vật với nhau và với con
người mà các nhà khoa học đang tìm cách giải mã nhằm vén bức màn bí ẩn xung quanh thế
giới sinh vật.
Động vật giao tiếp, nhưng khác người
Rõ ràng, không phải ngẫu nhiên mà động vật cũng có một cái miệng và hai tai như con người.
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà sinh vật học, tất cả các loài động vật trên thế giới đều
có ngôn ngữ giao tiếp của riêng chúng mà con người chỉ hiểu đơn giản đó là tiếng kêu, tiếng
hót, tiếng hú... Cũng như con người, động vật đã thông qua giao tiếp để hiểu nhau và sinh
tồn.

Chim cánh cụt có thể tìm ra con trong


cả một "rừng" đồng loại của mình.
Ảnh: wikimedia.
Một câu chuyện thú vị kể về loài chim cánh cụt. Để tìm bạn đời, chim trống cắp một hòn sỏi.
Chẳng biết hòn sỏi có gì lôi cuốn chim mái, chỉ biết là ngay lập tức chim mái bị “hút hồn”. Giao
hoan xong, chim mái ra biển kiếm ăn hằng tháng trời. Về bờ, nó tìm đúng con chim trống có
nhiệm vụ ấp quả trứng do nó đẻ ra để nhận con. Chim con dù lạc giữa hàng ngàn con của
các cặp khác, thế mà cha mẹ vẫn tìm đúng con mình để chăm bẵm. Theo các nhà khoa học,
để đạt mức độ chính xác sinh học tuyệt vời ấy, chúng phải có ngôn ngữ giao tiếp tinh tế mà
với kiến thức hiện đại, loài người chưa thể giải mã.
TS. Anna Szczuka, Giám đốc Viện Sinh học thực nghiệm Ba Lan, khẳng định: Động vật có
một hệ thống ngôn ngữ giao tiếp đặc thù, nhờ thế mà chúng có thể truyền đi những thông
báo, thậm chí đó là những thông báo rất phức tạp về hình dạng, mùi vị, màu sắc, âm thanh...
Chẳng hạn, để thông báo cho bầy đàn về mối nguy hiểm đang rình rập, sói lông trắng có thể
mô tả kích cỡ, màu sắc và vận tốc di chuyển của kẻ thù. Trong trường hợp kẻ thù là con
người, nó còn biết thông báo kẻ đó có mang vũ khí hay không!
Hay các nhà khoa học Đức thuộc Viện Nghiên cứu Maks Planck đã khám phá ra rằng, loài
chó có một hệ thống ngôn ngữ riêng, bao gồm khoảng trên 100 từ. Con chó Rico mà họ thực
nghiệm đã nhận biết tới 200 từ. Với tên các đồ chơi, Rico học thuộc ngay sau hai lần chỉ dẫn
và còn nhớ sau đó cả tháng trời.
Ngoài 5 giác quan giống loài người, động vật còn có cả giác quan điện từ, từ tính và cái gọi
là đồng hồ nội tâm. Chúng dùng tất cả các giác quan này để “giao tiếp”. Ví dụ, loài kiến sử
dụng ngôn ngữ “hương vị”, chúng tiết ra hợp chất nhiều mùi với độ “nặng nhẹ” khác nhau để
truyền thông tin. Hà mã có khả năng phát tín hiệu sterio để liên lạc với nhau trong môi trường
nước. Lạc vào một đàn lạ, chuột phát ra cả seri âm thanh đầu hàng với tần số thấp, đồng thời
tiết ra mùi vị mang thông điệp “xin làm nô lệ”... Gần đây trong vụ sóng thần xảy ra tại Indonesia,
hầu hết các động vật đều thoát chết. Người ta lý giải là chúng có giác quan báo trước sự việc
nên đã phòng tránh. Có thể nói, mọi âm thanh động vật phát ra đều mang một ý nghĩa riêng
biệt. Nó là thứ ngôn ngữ để thông báo cho đồng loại một điều gì đó liên quan đến cuộc sống.
Thực vật nghe chúng ta nói
Mỗi khi chúng ta ngắt một bông hoa hoặc cắn một quả táo đều không nghĩ rằng hành động
đó có thể gây nên nỗi đau đớn đối với thực vật. Nhưng nhiều nhà nghiên cứu thì tin rằng,
thực vật tuy vô tri vô giác nhưng lại có thể nhìn thấy tất cả, nhớ và hiểu tất cả, đồng thời cũng
phản ứng lại tất cả. Chỉ có chúng ta là không nghe được và không hiểu được những gì chúng
“nói” mà thôi!
Trong cuốn sách mang tựa đề “Thực vật nghe chúng ta nói” xuất bản năm 1999, nhà sinh vật
học người Mỹ Liuter Berbenk đã kể về một thí nghiệm đặc biệt thú vị đối với cây xương rồng.
Hằng ngày ông nói chuyện với cây xương rồng là ông rất sợ những chiếc gai. Cây xương
rồng nghe ra và sau đó những cây con phát triển tự nhiên không có gai. Cũng bằng cách đó
ông đã nuôi trồng được khá nhiều loại hoa và quả khác nhau, có màu sắc và hương vị theo
ý muốn. Khi giải thích bản chất của thí nghiệm đặc biệt này. Liuter nói: Tôi không bắt buộc
chúng thay đổi hình thức bên ngoài, hương vị hay màu sắc mà chỉ truyền cho chúng các rung
động của tình cảm bằng cách thể hiện tình cảm trìu mến và ước vọng của mình đối với nó.
Qua hàng trăm công trình nghiên cứu, ông khẳng định rằng thực vật hoàn toàn có thể giao
tiếp với nhau và trò chuyện với con người.

Một thí nghiệm khoa học đã chứng tỏ cây cối có hiểu tâm sự của con người.
Ảnh: khoahocdoisong.
Tương tự như vậy, bằng cách trò chuyện thân mật với thực vật, giáo sư sinh học người Đức
Rudonf Stainer đã trồng được một loại cải bắp nặng tới 43kg và các củ hành nặng tới 4kg.
Nhờ các loại máy đo siêu nhạy giống như máy kiểm tra nói dối và các loại máy đo xúc cảm
khác, ông đã chứng minh được rằng, cây cỏ có thể tiếp nhận mọi thông tin từ môi trường bên
ngoài và từ những người chăm sóc chúng. Nhờ đó mà chúng hiểu được tình cảm nhân hậu
và mong muốn của con người đồng thời tìm cách đáp lại tình cảm đó.
Không bằng âm thanh, không có những giác quan, vậy thực vật trao đổi thông tin thông qua
phương thức gì? Theo nhà trồng vườn nổi tiếng người Mỹ G.Rodaile, người đã sáng lập ra
một xu hướng mới trong lĩnh vực thực vật học, cây cối trao đổi thông tin với nhau và với
con người nhờ các hóa chất. Thí dụ trong trường hợp có một động vật nguy hiểm đến gần
thì cây acasi tiết ra chất etylen để thông báo với đồng loại... Đồng ý với quan điểm này, tiến
sĩ sinh học, giáo sư Viện hàn lâm khoa học Nga Alechxan Dubrov cho biết, hóa chất là một
loại “ngôn ngữ” của cây. Hàng loạt cây trồng trong vườn biết “rủ nhau” chết một khi tiếp nhận
thông tin về cái chết của đồng loại hay người trồng nó. Theo ông, trong quá trình trải qua
những “cảm xúc mạnh”, cây cối đã tạo ra chất độc và chính chất độc đó làm nó chết theo.
Ông đã tiến hành thí nghiệm với một người trồng cây cảnh. Thí nghiệm chứng tỏ cây cảnh
trong vườn nhà có khả năng tiếp nhận được thông tin và xúc cảm của chủ nhân ở cự ly
200km. Vì sao lại như vậy? Hiện đó vẫn là những bí ẩn lớn trong thế giới giao tiếp của sinh
vật.
Nhờ ngẫu nhiên nắm được ngôn ngữ giao tiếp của một số loài động thực vật, con người đã
thu được những lợi ích bất ngờ như sử dụng âm thanh, ánh sáng ở tần số nhất định để dụ
các đàn cá khổng lồ vào lưới. Có nơi thành công trong việc chấm dứt cảnh lợn từ các đàn
khác nhau cắn xé nhau nhờ phun một thứ mùi “ân ái”. Cũng có người tìm được bước sóng
siêu âm thích hợp khiến ngựa trong trường đua hoảng sợ và lồng lên chạy nhanh bất ngờ.
Hoặc một nông dân Nhật Bản ngẫu nhiên thấy rượu vang của ông ngon hơn khi rượu được
“nghe” nhạc cổ điển vào giai đoạn ủ men... Rõ ràng, nếu hiểu được “ngôn ngữ” của động thực
vật, con người sẽ dễ dàng chung sống và điều khiển được thế giới muôn loài, từ đó phục vụ
trực tiếp cuộc sống trên nhiều lĩnh vực.
(Theo Sức khỏe và Đời sống, Focus)
(https://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/nhung-cach-giao-tiep-khac-thuong-cua-sinh-vat-
2100490.html )
Khả năng giao tiếp của thực vật
Kỹ thuật trồng cây Comments Off on Khả năng giao tiếp của thực vật 723 Lượt truy cập

Thực vật có khả năng giao tiếp, trao đổi thông tin với nhau để sinh tồn theo những
“ngôn ngữ” đặc biệt mà con người không hề có như tiết hóa chất vào không khí, gửi
tín hiệu qua côn trùng….
Đó là kết luận của rất nhiều nghiên cứu khoa học bắt đầu từ những năm 1980 với hai nghiên
cứu được xuất bản năm 1983. Hai nghiên cứu này đã chứng minh cây liễu, cây dương và cây
phong đường có thể “cảnh báo” cho nhau về các cuộc tấn công của côn trùng.

Nhà sinh thái học Richard Karban đang nghiên cứu khả năng giao tiếp của cây ngải bụi
Chúng giao tiếp với nhau bằng cách tiết ra những hóa chất để đẩy lùi các con côn trùng.
Những cây còn lại nhờ vậy mà có thể biết được tình trạng của các cây bên cạnh để phản ứng
lại tương tự. Như thế giao tiếp của các loài cây không khác gì với quá trình gửi, nhận và giải
thích tin nhắn ở con người.
Lập tức những phân tích này bị chỉ trích. Nhưng hàng loạt nghiên cứu nghiêm túc sau đấy đã
kiểm nghiệm lại. Thậm chí một số nghiên cứu còn xác nhận cây cối có thể phát hiện tín hiệu
trong không khí bằng cách tiết hóa chất hoặc thông qua cơ thể của loài vật thứ ba. Nhà sinh
thái học Martin Heil tại Viện Nghiên cứu Mexico cho biết: “có những bằng chứng khẳng định
cây có thể cảm nhận được các chất dễ bay hơi để có thể hình thành phản ứng thích hợp với
đồng loại của nó”.
Tiếp theo đấy nghiên cứu về cây ngải đắng bụi của Đại học bang Washington năm 1990 cho
thấy, cây bụi này sản xuất ra một lượng hóa chất hữu cơ methyl jasmonate trong không khí
có thể chống côn trùng ăn cỏ. Chất này được phóng ra không khí như để cảnh báo các cây
lân cận có nguy hiểm.
Thí nghiệm ở cây đậu, cà chua còn phát hiện những cây thực vật này tạo ra chất ức chế
proteinase làm vỡ hệ tiêu hóa của sâu bọ. Thậm chí khi cắt bớt lá cây bụi cây ngải đắng để
bắt chước những vết thương tương tự như sâu răng nhọn ăn lá gây ra thì các cây này cũng
sản xuất methyl jasmonate và các hóa chất khác trong không khí khiến các cây thuốc lá ở
gần đó cũng tiết ra chất oxidase enzyme polyphenol để phòng thủ.
Tuy còn nhiều tranh cãi trong quan niệm về khả năng “nói chuyện”, “giao tiếp” của thực vật
theo cách hiểu ngôn ngữ như của con người nhưng điều đáng nói ở chỗ: Khả năng thực vật
thường xuyên chia sẻ thông tin với nhau có thể đem lại ý nghĩa nâng cao sức đề kháng sâu
bệnh cho cây trồng. Người nông nhờ đó có thể chủ động tác động vào cây trồng để tạo ra
phản ứng chống sâu bệnh một cách tích cực.
(http://trongraulamvuon.com/ky-thuat-trong-cay/kha-nang-giao-tiep-cua-thuc-vat/ )

You might also like