You are on page 1of 4

MOL VÀ TÍNH TOÁN HÓA HỌC

A. Trắc nghiệm
Câu 1. Trong các phân tử sau: FeO, Fe2O3, Fe3O4, FeSO4. Chất có phần
trăm khối lượng Fe lớn nhất là
A. FeO B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. FeSO4
Câu 2. Số nguyên tử có trong 28g Fe là
A. 3.1022 B. 3.1023 C. 6.1022 D. 6.1023
Câu 3. Cho các chất: NH3, H2O, CH4, O2. Chất có khối lượng mol nhỏ
nhất là
A. NH3 B. H2O C. CH4 D. O2
Câu 4. Phần trăm theo khối lượng của oxi trong CaCO3 là
A. 16% B. 32% C. 48% D. 64%
Câu 5. Thành phần các nguyên tố trong hợp chất A là: 5,88% H, 94,12%
S. Tỉ khối của A so với hiđro bằng 17. CTHH của A là
A. HS B. HS2 C. H2S3 D. H2S
Câu 6. So sách thể tích (ở đktc) của 100g khí CO2 và 100g khí SO2
A. 𝑉𝐶𝑂2 = 𝑉𝑆𝑂2 B. 𝑉𝐶𝑂2 < 𝑉𝑆𝑂2
C. 𝑉𝐶𝑂2 > 𝑉𝑆𝑂2 D. Chưa xác định được

Câu 7. Một hỗn hợp (ở đktc) gồm 4,4g CO2 và 2,8g N2 có thể tích là
A. 4,48 lít B. 2,24 lít C. 6,72 lít D. 1,12 lít
Câu 8. Một hỗn hợp khí 0,5 mol CO2 và 0,3 mol O2 có khối lượng là
A. 31,6g B. 47,4g C. 23,7g D. 39,4g
Câu 9. Cho hợp chất X trong đó cacbon chiếm 80% và hiđro chiếm 20%
về khối lượng. X là chất nào sau đây?
A. C2H4 B. C2H6 C. CH4 D. C3H6
Câu 10. Trong phân tử Na2CO3.xH2O, Na2CO3 chiếm 37,07% về khối
lượng. Giá trị của x là
A. 6 B. 8 C. 10 D. 12
Câu 11. Khối lượng riêng của khí N2 ở đktc là
A. 1g/l B. 1,5g/l C. 1,25g/l D. 0,75g/l
Câu 12. Trong 1 mol HNO3 có bao nhiêu nguyên tử oxi?
A. 6.1023 B. 3.1023 C. 18.1023 D. 4.1023
Câu 13. Số nguyên tử có trong 15,39g Al2(SO4)3 là
A. 0,54.1023 B. 3,24.1023 C. 4,59.1023 D. Kết quả khác
Câu 14. Một hợp chất A có tỉ lệ khối lượng mN:mO = 7:16. Khối lượng
mol của A bằng 46g. CTHH của A là
A. NO B. NO2 C. N2O D. N2O3
Câu 15. Phải lấy bao nhiêu gam HNO3 để có số phân tử bằng số phân tử
của 25,25g KNO3?
A. 12g B. 15,25g C. 14,25g D. 15,75g
Câu 16. Oxit của nguyên tố R hóa trị V trong đó R chiếm 43,66% về khối
lượng. CTHH của oxit là
A. N2O5 B. P2O5 C. Cl2O5 D. Kết quả khác
Câu 17. Khi nhiệt phân hoàn toàn 39,5g KMnO4 theo phản ứng sau

2KMnO4 
o
t
K2MnO4 + MnO2 + O2 
Lượng khí oxi thu được ở (ddktc) là
A. 2,8 lít B. 11,2 lít C. 2,24 lít D. 1,12 lít
Câu 18. Đốt cháy hết một lượng bột sắt thì cần vừa đủ 3,36 dm3 khí oxi
(đktc). Khối lượng oxit sắt từ thu được là
A. 10,8g B. 18g C. 26,5g D. 17,4g
Câu 19. Cho phương trình phản ứng

aC2H6O + bO2 


o
t
cCO2 + dH2O
Các giá trị a, b, c, d là
A. 1, 4, 2, 3 B. 2, 5, 4, 6
C. 4, 2, 8, 4 D. 1, 3, 2, 3

Câu 20. Cho sơ đồ phản ứng: X +2HCl 


 XCl2 + H2

Nếu dùng 2g X tác dụng với dung dịch HCl thì thu được 0,1g khí hiđro.
Kim loại X là
A. Ca B. Mg C. Ba D. Fe
B. Bài tập
Bài 1. Lập CTHH của một hợp chất chứa 40% S, 60% O theo khối lượng.
Biết khối lượng mol của hợp chất là 80g.
Bài 2. Một hợp chất A gồm 2 nguyên tố C và H và có phân tử khối nặng
hơn khí hiđro 15 lần. Xác định công thức phân tử hợp chất A.
Bài 3. Biết tỉ khối của khí A đối với khí B là 2,875 và tỉ khối của khí B
đối với oxi là 0,5. Xác định khối lượng mol của khí A.
Bài 4. Trong nông nghiệp người ta có thể dùng đồng (II) sunfat (CuSO4)
như một loại phân bón vi lượng làm tăng năng suất cây trồng. Nếu dùng
8g chất này thì có thể đưa vào đất bao nhiêu gam đồng?
Bài 5. Một hỗn hợp gồm 2 khí H2 và N2 có thể tích là 6,72 lít (đktc). Biết
N2 chiếm 1/3 thể tích của hỗn hợp. Tính số mol của mỗi khí trong h2.
Bài 6. Một oxit của nitơ có tỉ số khối lượng giữa hai nguyên tố nitơ và
oxi bằng 7/4. Xác định công thức phân tử oxit nitơ.
Bài 7. Một hợp chất X có thành phần % về khối lượng các nguyên tố:
52,17% C, 13,05% H, 34,78% O. Tỉ khối hơi của hợp chất X so với hiđro
là 23. Hãy xác định CTPT của hợp chất X.
Bài 8. Hợp chất khí với hiđro của nguyên tố A là AH3 trong đó H chiếm
17,65% về khối lượng. Xác định nguyên tố A.
Bài 9. Đốt 16,8g sắt trong bình chứa oxi, người ta thu được 23,2g một
oxit sắt. Xác định công thức hóa học của oxit sắt.
Bài 10. Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế khí hi đro bằng cách
cho sắt (Fe) phản ứng với dung dịch HCl theo phương trình phản ứng

Fe + 2HCl 
 FeCl2 + H2 
Tính khối lượng sắt và HCl cần dùng để thu được 3,36 lít khí H2 (đktc).
Bài 11. Đốt cháy hoàn toàn m gam cacbon trong oxi thu được 336 ml khí
cacbonic (đktc).
a) Viết PTHH của phản ứng.
b) Xác định giá trị của m và tính khối lượng oxi đã tham gia p/ứng.

Bài 12. Cho sơ đồ phản ứng như sau: AlaOb + HCl 


 AlClc + H2O

a) Thay a, b, c bằng các chỉ số thích hợp rồi lập PTHH của phản ứng.
b) Tính khối lượng AlaOb đã phản ứng, biết đã dùng 21,9g axit HCl.
Bài 13. Cho 13g Zn tác dụng với axit H2SO4 loãng, dư thu được V lít khí
H2 (đktc). Nếu thay Zn bằng Al, muốn có V lít khí H2 thì khối lượng Al
cần dùng là bao nhiêu?
Bài 14. Cho 4,05g Al vào dung dịch có chứa 0,2 mol H2SO4. Tính thể
tích khí H2 sinh ra (ở đktc).
Bài 15. Nung hỗn hợp 2,8g sắt và 3,2g lưu huỳnh trong bình kín không
có không khí, tạo thành sắt (II) sunfua (FeS).
a) Viết PTHH của phản ứng xảy ra.
b) Tính khối lượng các chất có trong bình sau phản ứng. (H = 100%)

You might also like