You are on page 1of 4

HƯỚNG DẪN ĐỒ ÁN BT1

SÀN SƯỜN TOÀN KHỐI, BẢN LOẠI DẦM

1. Nội dung đồ án
Tính toán, thiết kế sàn sườn toàn khối có bản loại dầm, bao gồm:
 Tính toán, thiết kế bản sàn,
 Tính toán, thiết kế dầm phụ,
 Tính toán, thiết kế dầm chính.
Các số liệu đầu bài đã cho trong Phiếu giao đồ án BT1 (PGĐA). Được tự chọn những số liệu còn thiếu.
2. Nội dung thuyết minh
a) Số liệu đồ án - gồm: Phiếu số liệu giao ĐA và Phiếu kết quả thông qua đồ án lần cuối;
b) Phần 1 - Lựa chọn các thông số cơ bản:
- Lựa chọn các lớp cấu tạo sàn ( phần này lấy thống nhất: gạch granitô dày 20, vữa lót dày 20, trát
trần dày 15 );
- Lựa chọn kích thước cấu kiện: sàn, dầm phụ, dầm chính;
- Vẽ sơ đồ sàn theo các số liệu đề ra và số liệu đã chọn;
c) Phần 2 - Tính toán thiết kế Bản sàn:
- Tính tải trọng ( lưu ý:  bt =25kN/m 3 ;  vữa =18kN/m 3 ;  gạch =22kN/m 3 ; hệ số vượt tải: vữa là 1.3; bê
tông và gạch lát là 1.1 );
- Lập sơ đồ tính;
- Tính và vẽ biểu đồ nội lực;
- Tính và lựa chọn cốt thép bản;
- Bố trí thép cho bản sàn (vẽ trích mặt bằng rải thép bản và các mặt cắt).
d) Phần 3 - Tính toán thiết kế Dầm phụ, Dầm chính:
- Tính tải trọng ( Lớp vữa trát dầm lấy thống nhất là 15mm) ;
- Lập sơ đồ tính;
- Tính và vẽ biểu đồ bao nội lực;
- Tính và lựa chọn cốt thép cho từng tiết diện;
- Tính toán cắt cốt thép dọc;
- Tính và vẽ biểu đồ bao mômen, bao vật liệu;
- Bố trí thép cho dầm.
3. Nội dung bản vẽ
Nguyên tắc chung: Thể hiện đủ thông tin để người khác có thể đọc, hiểu và triển khai được ý đồ thiết kế.
Nội dung thể hiện trên bản vẽ cần tối thiểu đủ các nội dung sau:
a) Mặt bằng sàn: Ghi đủ trục định vị, kích thước, tên cấu kiện, bố trí thép sàn, số hiệu thép, tên thép.
Tỉ lệ vẽ 1/100. Tham khảo Mẫu 01-Mặt bằng rải thép sàn ;
b) Mặt cắt các lớp cấu tạo sàn: Thể hiện đủ các lớp vật liệu cấu tạo sàn (làm cơ sở tính tải trọng);
c) Các mặt cắt sàn: gồm 3 mặt cắt ngang ( mặt cắt đi qua vùng không giảm thép, mặt cắt qua vùng
giảm thép và mặt cắt qua dầm chính ). Trên mỗi mặt cắt phải thể hiện đủ: kích thước, trục định vị,
chiều dày sàn, lớp bảo vệ, bố trí thép, số hiệu thép, tên thép, khoảng cách thép... ; Chi tiết khai
triển thép sàn cần vẽ ngay bên dưới mặt cắt sàn. Mỗi thanh thép khai triển cần thể hiện đủ: hình
dạng, tên, kích thước mỗi đoạn của thanh thép. Tỉ lệ vẽ 1/20. Cần cắt qua ít nhất là 3 nhịp của bản.
Tham khảo Mẫu 02-Mặt cắt thép sàn ;
d) Chi tiết dầm phụ và dầm chính: Tham khảo Mẫu 03-Chi tiết dầm ; mỗi dầm cần thể hiện:
- Biểu đồ bao mômen và bao vật liệu. Yêu cầu ghi đủ: kích thước, tung độ của biểu đồ bao
mômen, bao vật liệu, số lượng thép dọc trên từng đoạn dầm, vị trí các đoạn uốn, cắt thép,
khoảng cách các đoạn neo (W) . Tỉ lệ vẽ về chiều dài là 1/50; tỉ lệ tung độ thì tùy chọn thể hiện
cân đối biểu đồ và đủ không gian để ghi chú thích trên biểu đồ;
- Hình chiếu đứng của dầm. Yêu cầu thể hiện đủ: tên và số lượng cấu kiện, kích thước, trục định
vị, bố trí thép dọc, bố trí thép đai, định vị các điểm cắt, uốn thép, tên và ghi chú về thép, vị trí
các mặt cắt... Với dầm đối xứng, chỉ cần vẽ 1/2 dầm kèm theo kí hiệu đối xứng. Tỉ lệ vẽ 1/50;
- Khai triển thép dầm: tương tự khai triển thép sàn;
- Các mặt cắt dầm (phù hợp với tên mặt cắt ở mặt đứng). Mỗi mặt cắt cần thể hiện đủ: tên mặt
cắt, các đường kích thước bố trí thép, tên và nội dung thép. Chú ý, không được ghi một đường
kích thước chung cho tất các các mặt cắt. Tỉ lệ vẽ 1/20;

1/4
e) Bảng thống kê cốt thép: thép bản, dầm chính, dầm phụ. Trong bảng thống kê, mỗi thanh thép
cần có đủ nội dung: số hiệu, hình dạng, đường kính, tổng chiều dài một thanh, số lượng thanh trong
một cấu kiện, số lượng thanh trong toàn sàn, tổng chiều dài, tổng trọng lượng;
f) Bảng chỉ tiêu vật liệu: Thống kê các chỉ tiêu: cốp pha, bê tông, cốt thép và hàm lượng cho mỗi
cấu kiện, cho một m 2 sàn và trên toàn bộ sàn.
g) Ghi chú về sử dụng vật liêu: loại vật liệu sử dụng và các lưu ý khác.
4. Quy cách đồ án
a) Thuyết minh: khổ A4, viết bút mực (trừ bảng biểu làm từ excel), vẽ bút chì hoặc bút mực; viết trên
cả hai mặt giấy. Yêu cầu viết vẽ cẩn thận, trình bày và sắp xếp khoa học, không gạch xóa;
b) Bản vẽ: Khổ A1 hoặc A1L (A1L là khổ A1 nhưng có chiều dài dài hơn), vẽ bằng Autocad hoặc vẽ tay.
Yêu cầu vẽ đủ, đúng tỷ lệ, đúng quy cách của một bản vẽ kỹ thuật (font chữ, kiểu chữ, kích thước
chữ, kiểu đường kính thước…). Không được dùng file cũ để sửa số;
5. Vấn đề khác
a) Giáo viên hướng dẫn có quyền từ chối thông qua hoặc/và ký đồ án nếu có một trong các dấu hiệu:
- sao chép số liệu;
- không đúng số liệu đề ra hoặc không khớp với thuyết minh mà không phải là nhầm lẫn;
- không thực hiện theo các nội dung được yêu cầu;
- sử dụng file của người khác để sửa số mà không điều chỉnh cho phù hợp với kích thước và nội
dung theo số liệu đồ án của mình;
b) Thông qua đồ án:
- Mỗi sinh viên cần thông qua đủ cả phần Thuyết minh và Bản vẽ. Nội dung và thời hạn từng lần
thông qua được ghi rõ trong PGĐA;
- Phiếu số liệu thông qua đồ án (PSLTQĐA): Mỗi SV sẽ nhận được một file excel chứa nội dung
PSLTQĐA. Cần giữ nguyên Format của bảng số liệu (chỉ điền số liệu chứ không copy-paste);
- Thông qua thuyết minh: qua email, nhiều lần . SV điền số vào file PSLTQĐA và gửi cho GVHD.
GVHD sẽ gửi kết quả thông qua vào hộp thư cá nhân và/hoặc hộp thư chung của Lớp. Số lần TQ
thuyết minh tối thiểu là 1 lần, tối đa là 5 lần. Tên file cần được giữ nguyên trong suốt quá trình
thông qua;
- Thông qua bản vẽ: trực tiếp, một lần . SV điền đủ nội dung vào file PSLTQĐA và gửi cho GVHD.
Đây là lần gửi file cuối cùng và được căn cứ tính điểm quá trình. SV có thể điều chỉnh bất cứ số
liệu nào ở lần này nhưng phải khớp với bản vẽ;
- Danh sách thông qua: các file mà GVHD nhận được sẽ làm thành Danh sách đăng ký thông qua.
Danh sách này sẽ được gửi vào hộp thư chung của lớp. Đối với lần thông qua bản vẽ, GVHD sẽ
hẹn giờ để thông qua trực tiếp khi có đủ số lượng đăng ký cần thiết (quy định trong PGĐA). Chỉ
những SV đã đăng ký mới được thông qua;
c) Trao đổi thông tin:
- GVHD sử dụng hộp thư email “ NSLamDHXD.DABT1@gmail.com ” để gửi và nhận thông tin;
- Tất cả các file mà GVHD gửi đều được Upload lên mạng:
+ File PGĐA: https://drive.google.com/open?id=0B2J40rzrob_KU1h2cDdJSlhtcWc
+ File Hướng dẫn : https://drive.google.com/open?id=0B2J40rzrob_KNi1ReE1xUldITWM
+ File PSLTQĐA: https://drive.google.com/open?id=0B2J40rzrob_KanYxRnd6SnVXUGs
+ File KQTQĐA: https://drive.google.com/open?id=0B2J40rzrob_KY0FHOW5hTVVhVHc
- SV có thể đặt câu hỏi về ĐA trực tiếp trên lớp môn học BT1 hoặc gửi email;
- Khi gửi email, phải đặt tiêu đề thư đúng. Cụ thể là: “ STT-MSSV-TênSV-TênLớp–
NộiDungThư ”. Ví dụ: “001-253059-NguyenTuanAnh-59XD8-FileThongQuaDABT1-Lan1”
- Email gửi đến hộp thư “ NSLamDHXD.DABT1@gmail.com ” có thể không nhận được trả lời nếu:
+ Không xưng danh (tên, lớp, mssv),
+ Không đặt tiêu đề thư đúng quy cách (theo hướng dẫn),
+ File số liệu có lỗi (sai tên file, sai Format file, sai kiểu số liệu nhập …),
+ Nội dung hỏi không liên quan đến Đồ án Bê tông 1;
d) Tài liệu sử dụng:
- Giáo trình Kết cấu BTCT – Phần cấu kiện cơ bản (tài liệu chính thống);
- Phiếu hướng dẫn này (bắt buộc áp dụng)
- Tài liệu tham khảo: Giáo trình Sàn sườn BTCT toàn khối; các file do GVHD gửi.
6. Một số câu hỏi thường gặp của sinh viên làm đồ án
a) “Em không học ở lớp môn học BT1 mà Thày đang phụ trách, vậy em phải lấy thông tin ở đâu ?”

2/4
Trả lời: Như ở Mục 5c. Tuy nhiên, nếu muốn được GVHD gửi kết quả trực tiếp kết quả thông qua vào
hộp thư cá nhân nào thì SV cần điền địa chỉ email ấy vào file PSLTQĐA (điền vào ô đã chỉ định);
b) “Em đã gửi số liệu nhiều lần mà Thày không trả lời ?”
Trả lời: Không thấy xuất hiện trong hộp thư NSLamDHXD.DABT1@gmail.com hoặc đã bị chuyển vào
Spam hoặc rơi vào một trong bốn trường hợp đã nêu ở mục 5c (gạch đầu dòng thứ 5).
c) “Tại sao kết quả ở file trả lời lại trống hoặc có ký tự lỗi “#REF!” ?”
Trả lời: Có lỗi ở file PSLTQĐA hoặc KQTQĐA. Cả hai trường hợp đều cần gửi email cho GVHD nêu rõ
về lỗi để được khắc phục ngay.
d) “Em mới làm được một ít thì có được thông qua không ?”
Trả lời: Được. Đối với thuyết minh, vì có thể thông qua tối đa 5 lần và điểm quá trình được lấy theo
lần Thứ 5 nên việc thông qua nội dung gì là tùy ý. Đối với bản vẽ thì nên làm kỹ rồi mới thông qua
vì chỉ được thông qua một lần duy nhất.
e) “Tại sao số liệu trong file KQTQĐA lại không khớp với số liệu mà em đã gửi ?”
Trả lời: Một ai đó đã sử dụng file PSLTQĐA của bạn để điền số liệu rồi gửi đi mà không đổi tên, hoặc
đã có ai đó gửi một file có 3 ký tự đầu của tên file đã trùng với số thứ tự của bạn.
f) “Em đã sửa những chỗ mà thày đã chỉ là sai. Vậy em có được thông qua lại số liệu mới sửa không ?”
Trả lời: Với thuyết minh thì được nhưng tối đa là 5 lần. Còn với bản vẽ thì không.
g) “Em đã tính và kiểm tra rất kỹ theo đúng quyển “Sàn sườn” mà không thấy sai nhưng KQTQ vẫn sai.
Vậy em phải làm thế nào ?”
Trả lời: Tham khảo cách tính của những bạn có KQ đúng. Nếu vẫn không tìm ra chỗ sai thì chụp
đoạn thuyết minh tương ứng với số liệu ấy và gửi cho GVHD để được trả lời. (Chú ý: thường hay sai
ở những chỗ rất đơn giản, do chưa đọc kỹ hướng dẫn).
h) “Khi điền vào file PSLTQĐA thì điền mấy chữ số sau dấu phảy ?”
Trả lời: Khi gõ số liệu vào từng ô, nếu nó hiện lên bao nhiêu số sau dấu thập phân thì cần điền bấy
nhiêu chữ số. Chú ý: dùng dấu chấm “.” chứ không dùng dấu phảy “,” làm dấu thập phân.
i) “Rất nhiều bạn đều bị sai ở cùng một chỗ. Đề nghị thày kiểm tra lại ?”
Trả lời: Một người đại diện gửi cho GVHD phần thuyết minh mà có số liệu sai giống nhau. GVHD sẽ
xem và trả lời chung vào hộp thư của lớp.
j) “Em sửa lại số liệu tự chọn thì có ảnh hưởng đến KQ thông qua của Thày không ?”
Trả lời: Không. Tất cả các số liệu đều được kiểm tra hết và độc lập với số liệu lần trước.

7. Một số lỗi thường gặp


a) Tên file PSLTQĐA không đúng nên không nhận được KQTQĐA mặc dù đã gửi PSLTQĐA rất nhiều lần
Xử lý: Giữ nguyên tên file PSLTQĐA mà GVHD đã gửi. File này đã được ghi riêng cho từng SV nên
chỉ cần điền số liệu và gửi lại là được;
b) Gửi file nhiều lần cho chắc!.
Xử lý: Chỉ gửi một lần. Việc gửi file nhiều lần sẽ dễ nhầm lẫn, làm mất nhiều thời gian xử lý của
GVHD và lãng phí tài nguyên mạng;
c) Kết quả trong file KQTQĐA bị lỗi do attach thêm file không đúng định dạng. VD: file pdf, file ảnh…
Nếu tên của những file này nếu có 3 ký trùng với tên file excel thì có thể gây ra lỗi.
Xử lý: Chỉ attach 1 file duy nhất vào email. Nếu gửi cả file ảnh minh họa thì phải đặt tên khác file
excel. Chú ý: Để tiết kiệm tài nguyên mạng, Lớp có thể upload chung số liệu của mọi người lên tài
khoản Cloud (VD: GoogleDrive, DropBox…) rồi gửi lại cho GVHD đường Link. Chú ý là: GVHD chỉ có
thể giải quyết theo cách này nếu số lượng file đã upload cho mỗi lần thông qua ít nhất là 10 file;
d) Sai ngay ở phần tĩnh tải sàn mặc dù đây là phép tính rất đơn giản và đã kiểm tra khớp với quyển
“Sàn sườn”.
Xử lý: Cấu tạo sàn đã được chỉ định và phải tuân thủ hướng dẫn này thì mới ra KQ đúng được;
e) Sai trọng lượng bản thân dầm phụ, dầm chính (đã kiểm tra thấy đúng với quyển “Sàn sườn”).
Xử lý: Thường thì sai số này không đáng kể nhưng nó thể hiện tính chặt chẽ trong cách tính tải
trọng. Tốt nhất là hãy vẽ mặt cắt ngang qua dầm để phân tích các chi tiết hình thành tải trọng. Chú
ý lớp vữa trát đáy dầm đã được kể đến trong tĩnh tải sàn;
f) Bản vẽ chưa đủ nội dung đã mang đi thông qua.
Xử lý: Cần vẽ đủ các nội dung để được chỉ hết những chỗ sai. Vì chỉ được TQ bản vẽ một lần nên
nếu thiếu nội dung sẽ làm điểm QT thấp và không TQ được những chỗ chưa vẽ;
g) Vẽ không đúng tỉ lệ. Chỗ thì to quá, chỗ thì nhỏ quá. Cỡ chữ tùy tiện. Font chữ tùy tiện. Bố trí bản
vẽ rời rạc.

3/4
Xử lý: Tỉ lệ vẽ đã được quy định ở HD này. Trường hợp vẽ đúng tỉ lệ sẽ không vừa khổ giấy A1 thì
chuyển sang A1L chứ không điều chỉnh tỉ lệ. Phải dùng đúng font chữ kỹ thuật (không dùng font chữ
có chân, VD TimeNewRoman). Cỡ chữ chỉ được dùng hai loại: chữ tiêu đề cao 5mm và chữ thường
cao 2.5mm. Bản vẽ cần sắp xếp gọn gàng, súc tích;
h) In ra bản giấy bị lỗi rất nhiều nhưng trong bản CAD thì không như vậy.
Xử lý: Đừng đổ lỗi cho cửa hàng in! Cần kết xuất ra PDF, xem kỹ lưỡng bản PDF xem có lỗi gì không
rồi mới in. Chỉ in trực tiếp từ bản PDF;
Giáo viên hướng dẫn
Th.S Ngô Sỹ Lam

4/4

You might also like