You are on page 1of 53

PGS TS.

NGUYỄN VĂN HIỆP


THS TRẦN NGỌC BÍCH


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

BÊ TÔNG CỐT THÉP 2


KHUNG NHÀ DÂN DỤNG
(THẤP TẦNG)

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM


2020

1
LỜI NÓI ĐẦU

Đồ án môn học Bê tông cốt Thép 2 (ĐAMH BTCT 2) là đồ án thực hành thứ hai
của hệ thống môn học BTCT cho chương trình đào tạo kỹ sư xây dựng (KSXD),
chuyên ngành Dân dụng và Công nghiệp ở hầu hết các trường Đại Học, khắp cả nước
hiện nay.
Ở thế kỉ trước, đồ án này có nội dung là Thiết Kế Nhà Công Nghiệp một tầng
BTCT lắp ghép (một nhịp, nhiều nhịp). Tuy nhiên, do hệ chịu lực các kết cấu sử
dụng lại “rập khuôn” từ chương trình giảng dạy KSXD của Liên Xô trước đây, theo
đó, khung nhà công nghiệp là cột BTCT, có vai đỡ dầm cầu trục BTCT và kết cấu
mái là dàn hay dầm mái – cũng đều bằng BTCT (gối tựa đơn lên cột) – hầu như ít
phổ biến tại nước ta, kể cả khi hàng loạt các khu công nghiệp đã ra đời trong cả nước,
đến thời điểm này và trong nhiều năm tiếp theo.
Do vậy, nội dung ĐAMH BTCT 2 hiện đã được thay đổi theo hướng tích cực,
thực tiễn là thiết kế nhà dân dụng bằng BTCT (thấp tầng), kết cấu được thi công
chiếm tỉ lệ cao ở các công trình xây dựng dân dụng (phổ biến) lẫn công nghiệp (ít
phổ biến). ĐA này có thể là thiết kế:
- Nhà liên kế phố
- Biệt thự
- Chung cư, khách sạn, trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, cao ốc đa
năng, với “thấp tầng” được quy ước tạm thời là chiều cao công trình (từ mặt
đất – không kể hầm, đến đỉnh mái) không quá 40m.
- Nhà công nghiệp; nhà kho nhiều tầng (không cầu trục)
- Các công trình công cộng khác…
Thế nhưng hơn 20 năm nay được đưa vào giảng dạy, nhưng lại chưa có bất kỳ
một tài liệu hướng dẫn ĐAMH BTCT 2 hoàn chỉnh nào được xuất bản. Có thể là do
tính đa dạng lẫn phức tạp trong từng nội dung tính toán; thậm chí đôi chỗ còn hình
thảnh những quan điểm tính toán khác nhau, nhưng ngày nay, nhờ hệ thống phần
mềm quá ưu việt, các khác biệt dần được san bằng và vì thế chúng tôi mạnh dạn biên
soạn cuốn sách này trên cơ sở :
- Nêu tóm tắt phần lý thuyết, đã học trong môn BTCT 1, 2 phục vụ cho tính
toán ĐAMH.
- Hướng dẫn tính toán từng bộ phận chịu lực của HCL chủ yếu trong một công
trình nhà dân dụng – công nghiệp thấp tầng (không có cầu trục), từ mái đến
móng, theo hướng rõ ràng, phù hợp sự làm việc thực tế.
- Thực hiện các ví dụ tính toán điển hình, cho một chung cư 10 tầng; cho một
nhà phố 5 tầng cụ thể, chủ yếu bằng các phần mềm đã được công nhận là có
độ chính xác cao hiện nay.
- Hướng dẫn chi tiết cách thể hiện các bản vẽ, từ móng đến mái cho các phần
của HCL đã được tính toán; cả thống kê cốt thép.

2
Tất cả các phần lý thuyết lẫn ví dụ tính toán, đều được hướng dẫn, thực hành trên
cơ sở của tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) đặc biệt là TC thiết kế kết cấu BT và BTCT
mới 5574-2018 và của những quy định khác, nếu các TCVN chưa nêu chi tiết.
Hy vọng cuốn sách này đáp ứng được nhu cầu về tài liệu giảng dạy thực hành
cho dạng công trình rất quan trọng cho nghề nghiệp.
Đối với những sinh viên (SV) các hệ tại chức, chuyên tu, vừa học vừa làm, hệ cữ
nhân (theo luật giáo dục sữa đổi 2019), hay các hệ cao đẳng … nếu chương trình đào
tạo rút gọn hơn, không làm toàn bộ đồ án này nữa, hay thậm chí chỉ còn dạng bài tập
lớn, thì cuốn sách cũng là tài liệu tham khảo cho các SV đó, rất hữu hiệu thậm chí
giúp cho việc thực hiện ĐATN cho các em.
Ngay cả đối với những kỹ sư xây dựng, không chỉ chuyên ngành xây dựng dân
dụng, công nghiệp, đang hoạt động nghề nghiệp, mong mỏi của chúng tôi là cuốn
sách sẽ mang đến cho các bạn một tài liệu giá trị, có hệ thống để tham khảo khi cần
xử lý các công việc chuyên môn hằng ngày của mình.
Sách cũng đề xuất cách thực hiện ĐAMH sao cho đa dạng, linh hoạt, thực tiễn
(và có nâng cao hơn, khi SV đủ năng lực) nên sẽ có rất nhiều nội dung khác nhau,
khi SV thực hiện môn học này.
Nội dung cuốn sánh này gồm 4 phần:
 Phần 1: Tổng quan: Giới thiệu các nội dung chủ yếu cần lưu ý.
 Phần 2: Lý thuyết tính toán: Phân tích chi tiết sơ đồ tính, chọn tiết diện, xác
định tải trọng, nội lực và THNL (theo các phần mềm), tính toán cốt thép và
bố trí cho các công trình XDDD-CN thấp tầng.
 Phần 3: Ví dụ tính toán chung cư 10 tầng: thực hiện cụ thể đối với một mẫu
chung cư, đã được xây dựng tại Tp HCM; hướng dẫn cách thể hiện bản vẽ,
cấu tạo cốt thép hợp lý và thống kê.
 Phần 4: Ví dụ tính toán nhà phố, theo mẫu nhà phổ biến và biệt thự; cũng
có hướng dẫn cách thể hiện bản vẽ và thống kê cốt thép.
Cuốn sách có sử dụng 1 số hình ảnh từ các giáo trình trong và ngoài nước. những
hình ảnh nào được copy tử những nguồn này, sẽ có con số trong ngoặc [ ] ghi lại số
thứ tự tên tài liệu đó (trong trang phụ lục).
Cuốn sách, -như đã nói- chưa được các đồng nghiệp khác xuất bản, chúng tôi
mạnh dạn phát hành, theo nhu cầu rất cao trong đào tạo hiện nay. Nếu có những gì
còn sơ sót, xin các đồng nghiệp, các bạn đóng góp, để chúng tôi có điều kiện chỉnh
sửa, bổ sung cho hoàn chỉnh hơn trong lần tái bản. Trân trọng cám ơn trước.
Điện thoại và E-mail liên lạc của chúng tôi là :
Nguyễn Văn Hiệp – 0903 706 108 – Email : tamchinxba@yahoo.com
Trần Ngọc Bích – 0903 751 057 – Email : bichtran0509@gmail.com

Trân trọng

3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ACI American Concrete Institute : Viện bê tông Hoa kỳ


As Diện tích tiết diện của cốt thép chịu kéo (cm2)
ASCE American Society of Civil Engineers
BTCT Bê tông cốt thép
BTL Bài tập lớn
BT Bê tông
BS British Standards – Tiêu chuẩn Anh
BV Bản vẽ
C Kết cấu liên hợp (Composite)
CHKC Cơ học kết cấu
d Đường kính cốt thép chịu lực (trong sàn, dầm, cột, móng)
DD-CN Dân dụng – công nghiệp
DGN Dãy giữa nhịp (sàn phẳng)
DTC Dãy trên cột (sàn phẳng). còn gọi là dãy trên gối (DTG)
ĐA Đồ án
ĐAMH Đồ án môn học
ĐATN Đồ án tốt nghiệp
EC2 Eurocode2: Quy chuẩn Âu châu 2 (về BTCT)
EJ Độ cứng của tiết diện ngang (sàn, dầm, cột)
EN Euronorm-như là European Standard – tiêu chuẩn Âu Châu
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
QH Quy hoạch
GVHD Giáo viên hướng dẫn
HCL Hệ chịu lực
HK Học kỳ
HS Hồ sơ
HT Hoạt tải
HTDH Hoạt tải dài hạn
HTNH Hoạt tải ngắn hạn
KC Kết cấu
KCT Kết cấu thép
KQ Kết quả
KS Khách sạn
KSĐC Khảo sát địa chất
KSXD Kỹ sư xây dựng
KT Kiến trúc
L1 Kích thước cạnh ngắn của 1 ô sàn (giới hạn hệ dầm hay hệ cột)
L2 Kích thước cạnh dài của 1 ô sàn (giới hạn hệ dầm hay hệ cột)
M Momen uốn
Mm Momen quy đổi đặt tại tâm đáy móng

4
Mmg Momen uốn tại mép gối
MB Mặt bằng
n Hệ số độ tin cậy
N Lực dọc
Nm Lực dọc quy đổi đặt tại tâm đáy móng
NIT Nhà ít tầng
NTT Nhà thấp tầng
NCN Nhà công nghiệp
NCT Nhà cao tầng (còn gọi là nhà nhiều tầng)
NP Nhà phố
PCCC Phòng cháy chữa cháy
Q Lực cắt
Qmg Lực cắt tại mép gối
QLNN Quản lý nhà nước
Rc Cường độ (chịu nén) tiêu chuẩn của đất nền (ở độ sâu đặt móng)
Rb Cường độ chịu nén dọc trục tính toàn của BT (daN/CM2)
SV Sinh viên
TLBT Trọng lượng bản thân
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
THTT Tổ hợp tải trọng
TK Thiết kế
TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TT Tĩnh tải
TTGH Trạng thái giới hạn
TTTC Tải trọng tiêu chuẩn
TTTT Tải trọng tính toán
TV Tư vấn
XD Xây dựng
XH Xã hội
VP Văn phòng
ƯLT Ứng lực trước
WC Khu vệ sinh

5
ĐỒ ÁN MÔN HỌC
BÊ TÔNG CỐT THÉP 2 (BTCT 2)

PHẦN 1 – TỔNG QUAN


I. Mục đích của việc thực hiện ĐAMH BTCT 2
II. Yêu cầu cơ bản của ĐAMH
III. Thống nhất dữ liệu tính toán cho ĐAMH
IV. Phân biệt giữa NTT và NCT
V. Đề của mỗi ĐAMH
VI. Trình tự tính toán cụ thể của ĐAMH nhà dân dụng thấp tầng
VII. Trình tự tính toán cụ thể của ĐAMH có quy mô nhà phố
VIII. Phần nâng cao ĐAMH
IX. Hướng dẫn ĐAMH
X. Phân tích thêm về các công trình thực tế
XI. Các lưu ý khác

6
I. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐỒ ÁN MÔN HỌC (ĐAMH) BTCT2
 Đồ án (ĐA) nhằm phát huy tổng hợp kỹ năng tính toán, thiết kế hệ chịu lực (HCL) chính
của nhà dân dụng, công nghiệp (DD-CN) (ít tầng) của SV khi học môn BTCT2, nên rất
cần ở mỗi SV sự phân tích, tìm hiểu kỹ trước khi tự động hoá việc tính toán chính xác các
HCL chính và phổ biến của công trình; phân bổ thời gian hợp lí từ đầu học kì để thực hiện
và qua đó nắm được trình tự thiết kế hoàn chỉnh HCL và chi tiết tính toán một trong nhiều
loại công trình DD-CN thấp tầng thông thường.
 Thực hiện ĐA, SV sẽ được trao mặt bằng (MB) kiến trúc điển hình của 1 công trình hay
MB điển hình của HCL (chung cư, VP, khách sạn, trung tâm thương mại, nhà công nghiệp,
nhà kho…) cho từng SV; thường bắt đầu từ tuần thứ 2 của học kì và sẽ chấm dứt thường vào
cuối học kì (có thể tổ chức bảo vệ ĐA này sau khi SV đã thi kết thúc các môn của học kì
(HK) đó). Giáo viên hướng dẫn (GVHD) sẽ thông báo lịch cụ thể, qua mạng và thường tổ
chức kiểm tra khối lượng từ 3 – 5 lần, rãi rác trong HK để thúc SV thực hiện, không để cập
rập vào cuối HK.
Ngoài ra, để tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên làm ĐA này, quá trình thực hiện, SV có
thể trao đổi trực tiếp với GVHD, theo lịch làm việc (hẹn trước), lịch hướng dẫn hay lịch kiểm
tra. Những lần kiểm tra khối lượng theo lịch, nếu SV không trình được khối lượng đã thực
hiện tối thiều, có thể bị cảnh cáo hay dừng làm (không đạt ĐA này).
 Mỗi SV sẽ được giao 1 đề với các số liệu độc lập nhau. Nếu mặt bằng giống nhau thì số
liệu chi tiết sẽ khác nhau về kích thước, số tầng. Tuy nhiên, SV có thể đăng ký nâng cao
(them khối lượng) hay đăng ký cùng làm việc theo nhóm 2, 3 người khi nhận ĐA với yêu
cầu chấp nhận tăng khối lượng thực hiện, cùng với sự chấp thuận của GVHD, cho từng
trường hợp cụ thể, nêu ở cuối phần này. Do đó, cách thực hiện ĐA này rất đa dạng, linh
hoạt hơn, so với ĐAMH BTCT 1.
Khi thực hiện ĐAMH này, SV có thể không cần phân tích giải pháp kiến trúc, cấu tạo kiến
trúc, không xem xét quy hoạch; thiết kế điện – nước (cấp điện; cấp và thoát nước) – PCCC
– chống sét – thang máy – các thiết bị kèm công trình chi tiết mà chủ yếu sẽ chỉ tính toán
và thể hiện chi tiết kết cấu của HCL theo đề được nhận –ngoại trừ tự đăng ký nghiên cứu
thêm và được GVHD chấp thuận.
SV (hay nhóm SV) cũng có thể chọn thiết kế NCN ít tầng – có hoạt tải lớn và các xe
container tiếp cận được, để ĐAMH được phong phú hơn và điều này đặc biệt khuyến khích.

 Kết quả của ĐAMH, SV phải nộp 1 thuyết minh tính toán (đánh máy) và tối thiểu 2 bản
vẽ CAD khổ A1 theo hạn đã quy định, công bố công khai khi nhận ĐA. Nội dung tính toán
và chi tiết các bản vẽ thể hiện phải hoàn toàn phù hợp nhau, đồng thời đảm bảo tính chính
xác, đúng theo đề ĐAMH đã được nhận. Đối với SV hay nhóm SV có phần nâng cao, đương
nhiên thuyết minh sẽ dài hơn và số lượng bản vẽ sẽ nhiều hơn. Để tiết kiệm, thuyết minh cho
phép in 2 mặt khổ A4

7
II. YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA ĐAMH:
1. Môn học trước
 Đã học môn Cơ học kết cấu 2, BTCT 1,2 đối với hệ Đại học chính quy. Các hệ khác thì theo
những quy định riêng.
 Biết nhận thức cơ bản về thể hiện, bố cục mặt bằng, các khu chức năng trên MB kiến trúc được
giao, cao độ các khu vực; bố trí thang bộ, thang máy (nếu có).
2. Khi thực hiện ĐAMH này
 Biết phân tích các loại HCL và chọn được HCL hợp lí trước khi thiết kế, tính toán cụ thể. Nếu
có nhiều phương án HCL nhất là đối với hệ dầm-sàn trong nhà “thấp tầng” (NTT), cần so sánh
để tìm giải pháp phù hợp, trước khi tiến hành tính toán.
 Biết cách chọn kích thước các cấu kiện, vật liệu cấu tạo; tính các loại tải tác dụng và cách
truyền tải trọng lên HCL trong một công trình
 Đặc biệt nắm rõ cách tính tải động đất tác động, theo cách tính đơn giản nhất.
 Biết cách tổ hợp tải trọng (THTT), xác định cặp nội lực để tính toán và bố trí cũng như cấu tạo
cốt thép trong HCL.
 Biết cách tính toán thực hành hoàn chỉnh hệ khung BTCT thông thường của HCL (phẳng và
đặc biệt là khung không gian – là HCL thực tế, phổ biến) và thể hiện được chi tiết HCL được
thiết kế trên các bản vẽ.
 Biết cách thống kê cốt thép và tính kiểm tra hàm lượng thép trong từng HCL sau khi đã thống
kê.
 Sử dụng và tiến đến thành thạo việc sử dụng các phần mềm thương phẩm trong thiết kế kết
cấu các công trình XD, thông qua việc thiết kế sàn, dầm, khung, móng như ETABS, SAB,
SAYE, REVIT, ROBOT, BIM … theo các versions mới nhất, đặc biệt quan tâm là phạm vi
áp dụng, mức độ tự động hóa của từng loại phần mềm.
3. Phần tính toán nâng cao của đồ án môn học:
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển rất nhanh hiện nay, công sức tính toán thủ công của
sinh viên không còn cần nhiều và lời giải cũng khó chính xác. Do vậy, để nâng cao nhận thức và
chất lượng thực hiện ĐAMH này, trước khi tốt nghiệp và hành nghề trong ý thức của mình, mỗi
SV có thể đăng ký thực hiện thêm những nội dung nâng cao. Khuyến khích SV, hay nhóm SV
thực hiện nội dung nâng cao này (nhóm SV khi đó phải chọn cùng lúc nhiều nội dung nâng cao),
được GVHD chấp nhận.
Hàng loạt các nội dung nâng cao dành cho ĐAMH này sẽ được nêu ở phần 2.
Khi thực hiện ĐAMH có nâng cao, phần thiết kế thể hiện qua các bản vẽ đương nhiên cũng
sẽ phải bao gồm những nội dung nâng cao đó – thuyết minh và số lượng bản vẽ khi nộp ĐA do
đó sẽ nhiều hơn.

8
III. THỐNG NHẤT DỮ LIỆU TÍNH TOÁN CHO ĐAMH
1/ Về công trình thực hiện ĐAMH
Công trình n tầng, xem như không có hầm, thường là công trình thực, đã, đang hay sắp được
xây dựng tại một địa điểm được chỉ định cụ thể mà không phải một MB chung chung.
 n tầng của công trình làm ĐAMH xem như có công năng không đổi, như công năng thể hiện
ở MB của tầng điển hình đã được giao, sao cho chiều cao công trình không vượt quá, tính từ
mặt vỉa hè.
 Vị trí khu chức năng đã bố trí của phần KT trên MB các tầng sẽ xem như không thay đổi.
Cao độ các tầng chỉ định sẵn.
 Công trình có tuổi thọ 70 năm, cấp II. Không có yêu cầu đặc biệt về tăng cao tuổi thọ, miễn
là khi tính toán kết cấu, đáp ứng tất cả những TCVN hiện hành, nhất là:
TCVN 2737-95: Tiêu chuẩn về tải trọng và tác động
TCVN 5574-2018: Tiêu chuẩn về thiết kế kết cấu BTCT
TCVN 9362-2012: Tiêu chuẩn về thiết kế nền nhà và công trình (cho phần nâng cao)
TCVN 9979-2012: KC xây dựng và nền – Nguyên tắc cơ bản và tính toán
TCVN 9386-2012: Hướng dẫn thiết kế kết cấu nhà cao tầng BTCT chịu động đất (Phần
1)
TCVN 10304-2014: Tiêu chuẩn về thiết kế móng cọc (cho phần nâng cao)
TCVN 8163-2009: Thép cốt BT – mối nối bằng ống ren (couplers)
TCVN 9391-2012: Lướii thép hàn dùng trong thiết kế KCBTCT: thiết kế, thi công lắp đặt
và nghiệm thu.

9
2/ Vật liệu của hệ chịu lực
 Bê tông B25 theo TCVN 5574-18 ( = 25KN/m3)
 Thép đường kính ≤ 10 loại CB240T hay tương đương (TCVN 5574-18)
 Thép đường kính  12 loại CB400V hay tương đương (TCVN 5574-18)
3/ Vật liệu cấu tạo khác
 Vữa lót dày 2cm, = 18KN/m3 cho toàn bộ của khu vực
 Vữa trát trần dày 2cm, = 18KN/m3 cho toàn bộ các khu vực chung cư; không đóng trần.
 Tải trọng do các lớp chống thấm cho sàn như sau:
˗ Phòng ở, làm việc: không có
˗ Ban công, lôgia và WC: 8daN/m2; n = 1,2 (có thể bỏ qua)
 Vữa lót và chống thấm mái: bình quân 120 daN/m2; n = 1,2 (do mái thường có tạo độ dốc
ban đầu từ dầm-sàn của HCL mái, bằng vữa để không phải láng vữa cho mái quá dày. Giá
trị này có thể thay đổi, theo yêu cầu của GVHD)
 Sàn lót gạch Ceramic  = 20KN/m3; n = 1.1; gạch dày 0,8 cm cho toàn bộ các khu vực, hay
lấy theo số liệu cụ thể từ GVHD.

 Tường xây làm tường biên, tường phân cách các căn hộ hay phân cách các phòng (khách
sạn) dày 20cm,  = 16KN/m3, n = 1.1 (gạch khí chưng áp), xây theo MB kiến trúc điển
hình đã cung cấp. Đối với công trình là VP, vách phân cách nay phổ biến là vách ngăn kính
nhẹ, lấy là 30 daN/m2; n = 1,2 (nếu có).
 Tường xây ngăn phòng trong căn hộ, tường ngăn khu, WC, bếp… dày 10cm,  = 16KN/m3 , n
= 1.1 (gạch khí chưng áp). Sàn WC thấp hơn sàn phòng 3cm. Tương tự, sàn khu ban công, lôgia
do đón nước mưa thường thấp hơn sàn phẳng 2cm. Thường không cần thiết kế hệ dầm riêng để
giải quyết sự giật cấp của sàn ở khu vực này mà sẽ xử lí “nhấn” thép – Xem cấu tạo thép ở phần
2.
Giá trị tải trọng của tường nêu trên, thực tế còn tùy loại gạch xây (khí chưng áp, không chưng
áp, gạch block nặng, gạch đặc, đặc biệt thời gian gần đây bắt đầu sử dụng loại tấm tường có

10
lỗ rỗng lắp ghép từng đoạn Eurowall hay tương tự…) và lúc đó có thể gia giảm giá trị trên
theo trọng lượng thực tế của chúng, tùy đề ĐAMH mà GVHD yêu cầu (n = 1.1 cho tĩnh tải).
 Đối với công trình VP, mặt dựng chính thường sẽ là vách kính 1 hay 2 lớp (không xây tường hay
chỉ xây tường lửng dày 20cm cao 1m  1.2m). TLBT vách kính mặt dựng lấy là 50-75 daN/m2;
n = 1,2.
 Đối với chung cư không đóng trần giả, thiết bị gắn trên trần (nếu có) có tải không đáng kể.
Đối với VP, KS, do phải lắp điều hoà không khí trung tâm nên thường phải có trần giả và
thiết bị thông gió, PCCC. Trần giả (nhôm, thạch cao) 20 daN/m2; thiết bị 30 daN/m2, n = 1,2.
 Độ sâu đặt móng từ nền đất tự nhiên của khu vực (không có hầm) là 2m. Giả định nền trệt
được đắp cao 1,2m; đất đắp đầm chặt có  = KN/m3 . n = 1.1. Giả định chiều cao móng là
1,2m, để có được sơ đồ tính của kết cấu khung trước (xác định vị trí khung ngàm với
móng). Thống nhất cho các đề của ĐAMH, nếu GVHD không có quy định khác.
Cường độ tiêu chuẩn Rc hay tính chất cơ học của các lớp đất nền (đối với giải pháp móng
trên nền thiên nhiên) hoặc mặt cắt địa chất kèm các chỉ tiêu cơ lí của các lớp đất nền yếu, dày
(đối với giải pháp móng cọc các loại – phần nâng cao) được cho theo từng ĐAMH, từ đầu, để
SV có đủ số liệu tính móng, nhất là khi chọn phần nâng cao liên quan đến móng.
 SV tạm thời không cần biết vị trí hầm phân, bể xử lí nước thải, bể nước chữa cháy, hồ nước
sinh hoạt dưới đất ở đâu (dưới nền), vì ĐAMH chủ yếu chỉ xét phần tính toán kết cấu của
HCL chính.
 Không xét các tải trọng do va chạm, cháy, nổ; không xét áp lực ngang của đất (do không có
hầm) và nước ngầm (đẩy nổi).
 Nếu có hầm, sẽ thuộc các ĐAMH có phần nâng cao tính toán phức tạp hơn, SV phải đăng
ký.
 Số tầng và chiều cao mỗi tầng được cho trong đề của ĐAMH sao cho công trình cao không
quá 40m ( 12 tầng). Thường chiều cao tầng trệt ≤ 4,8m và chiều cao các tầng trên 3,2 
3,6m. ĐAMH lấy thống nhất tầng trệt cao 4,5m và các tầng trên cao 3,3m, thường gặp,
nếu không có quy định khác của GVHD.
 Chiều cao lan can các tầng là 1,2M và lan can tầng mái là 1,4M.
4/ Cầu thang có bậc xây gạch thẻ ( = 18KN/m3 ; n = 1.1). Ở các công trình quan trọng,
bậc có thể đúc BTCT chung với bản thang; mặt bậc ốp đá granitte dày 1cm ( =
22KN/m3 ; n = 1.1) cho cầu thang chính và láng vữa 1cm cho cầu thang thoát hiểm ( vữa
18KN/m3 n = 1.1)
5/ Giá trị tải trọng và tác động
 Hệ số độ tin cậy của các tĩnh tải khác nếu có là 1.1 đến 1,2
 Hệ số độ tin cậy của hoạt tải đứng là 1.2 đến 1,4

11
 Hệ số độ tin cậy của hoạt tải gió là 1.2
 Áp lực gió tiêu chuẩn 83 daN/m2; địa hình loại B. Có thể GVHD sẽ chọn vị trí khu vực gió
(phân theo TCVN 2737-95) và địa hình khác khi ra đề.
 Hệ số độ tin cậy đối với hoạt tải đặc biệt – động đất là 1.2. Động đất cấp 7 (thang MSK – 64).
Vị trí XD công trình và loại nền đất sẽ được chỉ định từ đầu khi giao ĐAMH, có thể khác
nhau đối với từng ĐA được giao cho từng SV để xác định được lực động đất.
 Không cần thiết xét hệ số giảm giá trị cường độ hoạt tải đứng theo số tầng (tuy TCVN 2737-
95 có quy định) vì giá trị toàn bộ hoạt tải đứng (dài hạn và ngắn hạn) thực tế đều nhỏ so với
tĩnh tải trong nhà dân dụng thấp tầng). Đối với nhà công nghiệp ít tầng, hoạt tải lớn, việc có
xét thêm hệ số giảm cường độ hoạt tải hay không, tùy vào GVHD.
 Cho phép không xét giảm tĩnh tải khi vách bao che có trổ các cửa (cửa đi, cửa sổ) trên các
mặt đứng (tuy thực tế là có), nghĩa là xem các vách là đặc. Điều này còn hàm nghĩa an toàn
vì có thể về lâu dài, do yêu cầu sử dụng, một số lỗ cửa bị bịt lại.
 Mái bằng BTCT có hoạt tải khác hoạt tải của sàn tầng, lấy theo TCVN 2737-95. Thực tế mái
còn có hồ nước mái, hệ thống giải nhiệt (của hệ điều hoà không khí trung tâm), tấm năng
lượng mặt trời, chảo, ăngten, bảng quảng cáo… phải xem xét vị trí và tải cụ thể. Việc có xét
thêm các tải này trên mái hay không tùy GVHD quyết định. Để tránh những phức tạp ĐAMH
mà lần đầu SV thực hiện, có thể không xét tải trọng dài hạn do thiết bị khác đặt trên mái.

 Các giá trị hoạt tải đứng cụ thể, theo công văn sử dụng, TCVN 2737–95, được ghi lại sau
đây:

 Hoạt tải đứng tiêu chuẩn phân bố đều trên sàn có chức năng khác nhau và cầu thang

Tải trọng tiêu


chuẩn (daN/m2)
Loại phòng Loại nhà và công trình
Toàn Phần
phần dài hạn
a) Khách sạn, bệnh viện, trại giam 200 70

1. Phòng ngủ b) Nhà ở kiểu căn hộ, nhà trẻ, mẫu giáo, 150 30
trường học nội trú, nhà nghỉ, nhà hưu trí, nhà
điều dưỡng…
a) Nhà ở kiểu căn hộ 150 30
2. Phòng ăn, phòng
khách, buồng vệ sinh, b) Nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, nhà nghỉ, 200 70
phòng tắm, phòng bida nhà hưu trí, nhà điều dưỡng, khách sạn, bệnh
viện, trại giam, nhà máy…

12
a) Nhà ở kiểu căn hộ 150 130
b) Nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, nhà nghỉ, 300 100
3. Bếp, phòng giặt
nhà hưu trí, nhà điều dưỡng, khách sạn, bệnh
viện, trại giam, nhà máy…
4. Văn phòng, phòng thí Trụ sở cơ quan, trường học, bệnh viện, ngân 200 100
nghiệm hàng, cơ sở nghiên cứu khoa học
5. Phòng nồi hơi, phòng Nhà cao tầng, cơ quan, trường học, nhà nghỉ, 750 750
động cơ và quạt… kể cả nhà hưu trí, nhà điều dưỡng, khách sạn, bệnh
khối lượng máy viện, trại giam, cơ sở nghiên cứu khoa học
a) Có đặt giá sách 400 140
6. Phòng đọc sách
b) Không đặt giá sách 200 70
a) Ăn uống, giải khát 300 100
7. Nhà hàng
b) Triển lãm, trưng bày, cửa hàng 400 140
8. Phòng hội họp, khiêu a) Có thể gắn cố định 400 140
vũ, phòng đợi, phòng b) Không có ghế gắn cố định 500 180
khán giả, phòng hoà
nhạc, phòng thể thao,
khán đài
9. Sân khấu 750 270
Tải trọng cho 1 mét chiều cao vật liệu chất
kho:
a) Kho sách lưu trữ (sách hoặc tài liệu xếp dày 480/lm 480/lm
10. Kho đặc)
b) Kho sách ở các thư viện 240/lm 240/lm
c) Kho giấy 400/lm 400/lm
d) Kho lạnh 500/lm 500/lm
11. Phòng học Trường học 200 70
a) Xưởng đúc 2000 70
b) Xưởng sửa chữa bảo dưỡng xe có trọng tải 2000 70
12. Xưởng
 2500kg
c) Phòng lớn có lắp máy và có đường đi lại 500 –
13. Phòng áp mái Các loại nhà (ĐAMH không có) 70 –
a) Tải trọng phân bố đều trên từng dải trên 400 140
diện tích rộng 0,8m dọc theo lan can, ban
14. Ban công và lôgia
công, lôgia
b) Tải trọng phân bố đều trên toàn bộ diện tích 200 70

13
ban công, lôgia được xét đến nếu tác dụng của
nó bất lợi hơn khi lấy theo mục a
a) Phòng ngủ, văn phòng, phòng thí nghiệm, 300 100
phòng bếp, phòng giặt, phòng vệ sinh, phòng
15. Sảnh, phòng giải lao, kỹ thuật
cầu thang, hành lang b) Phòng đọc, nhà hàng, phòng hội họp, khiêu 400 140
thông với các phòng vũ, phòng đợi, phòng khán giả, phòng hoà
nhạc, phòng thể thao, kho, ban công, lôgia
c) Sân khấu 500 180
16. Gác lửng ĐAMH không có 75 –
a) Phần mái có thể tập trung đông người để đi 400 140
ra từ các phòng sản xuất, giảng đường, các
17. Mái bằng có sử dụng phòng lớn)
b) Phần mái dùng để nghỉ ngơi (ĐAMH) 150 50
c) Các phần khác 50 –
a) Mái ngói, mái fibro xi măng, mái tôn và các 30 –
mái tương tự, trần với rơm, trần bêtông đổ tại
chỗ không có người đi lại, chỉ có người đi lại
sửa chữa, chưa kể các thiết bị điện nước,
18. Mái bằng không sử
thông hơi nếu có.
dụng (ĐAMH không có)
b) Mái bằng, mái dốc bằng bêtông cốt thép, 75 –
máng nước, trần bêtông lắp ghép không có
người đi lại, chỉ có người đi lại sửa chữa, chưa
kể các thiết bị điện nước, thông hơi nếu có.
Đường cho xe chạy, dốc lên xuống dùng cho 500 180
19. Gara ôtô xe con, xe khách và xe tải nhẹ có tổng khối
lượng  2500kg

Ghi chú: khi chọn giá trị hoạt tải đứng để thiết kế
a) Do cách phân chia hệ dầm trên MB, khi tính cục bộ 1 ô sàn, giới hạn bởi hệ dầm (cho sàn
dầm) hay lưới cột (cho sàn phẳng) chỉ có 1 chức năng (VP, ở…), lấy giá trị hoạt tải đứng
tương ứng, theo bảng tra trên đây.
b) Tương tự, khi tính cục bộ 1 ô sàn đó có đa chức năng (WC, kho, ở, khách, bếp, lôgia…),
để an toàn lấy giá trị hoạt tải đứng to nhất trong các hoạt tải đứng của từng chức năng đó,
trong hệ dầm đỡ ô bản đó đã chọn (nếu có dầm) hay lưới cột đã có (sàn phẳng).
c) Khi tính tổng thể nội lực lên HCL (dầm, khung phẳng, khung không gian), hoạt tải đứng
trên sàn là hoạt tải đứng đã tính cục bộ ở mục b, đối với ô sàn đa chức năng.
d) Ở ĐAMH, đối với công trình làm VP, siêu thị, tương tự ở các ô bản đa chức năng, để đơn

14
giản, cho phép không xét sự khác biệt hoạt tải đứng ở khu hội họp, khu kho so với khu có
công năng phổ biến của ô bản đang tính và lấy theo hoạt tải đứng có cường độ cao nhất, nếu
không có quy định khác của GVHD.
e) Phần hoạt tải đứng dài hạn trong bản nêu trên, có tác dụng như tĩnh tải (tải thường
xuyên), gây ra từ biến nên cho phép cộng giá trị hoạt tải dài hạn này vào giá trị tĩnh tải
và sẽ trừ bớt lượng đó, trong giá trị hoạt tải đứng chung (toàn phần), khi xác định nội
lực do hoạt tải đứng. Do vậy, giá trị hoạt tải đứng ngắn hạn trong nhà DD còn rất nhỏ.
f) Không được bỏ qua tải trọng của các tường ngăn các loại. Sẽ có 2 trường hợp xét khác nhau:
- Tường xây đúng theo trục hệ dầm đã chọn của HCL.
- Tường xây trực tiếp lên sàn, không xây trên dầm, nhất là ở phương án sàn không dầm.
Cách xác định tải tác dụng của các mảng tường loại này truyền lên hệ dầm các tầng sẽ có khác nhau
(xem phần 2)
6/ Hoạt tải gió
Hoạt tải gió (ngắn hạn) khu vực TP.HCM, qc = 83 daN/m2; n =1,2 (nếu ĐAMH không có quy
định khu vực khác) trong phạm vi cao độ 10m tính từ mặt đất (TCVN 2737-95).
- Địa hình loại B (để tìm hệ số K)
- Khối công trình xem như phẳng ở tất cả các mặt đứng. Hệ số khí động:
c = 0,8 cho phần đón gió (đẩy)
c = –0,6 cho phần khuất gió (hút)
Và gió đẩy, gió hút được tịnh tiến theo phương tác dụng của chúng (nên được nhập lại –
cộng tác dụng) về phía của gió đẩy, tính 1 lần (c = 0,8 – (-0,6) = 1.4).
- Các công trình ở ĐAMH này ít tầng, có chiều cao H < 40H, không cần xét gió động
tác dụng.
- Ngoài 2 phương trực diện các mặt của công trình, GVHD có thể giao SV phải
xét thêm gió thổi theo phương xiên góc (theo đường chéo của MB khi MB có L/B < 2
hay khi MB dạng phức tạp L, T, E…). Có thể phải xét theo nhiều phương gió chéo
khác nhau để tổ hợp được nội lực nguy hiểm nhất về sau, như gợi ý của hình 3.
7/ Hoạt tải (đặc biệt) là động đất, lấy theo gia tốc nền cụ thể của từng ĐAMH.
Động đát tính là cấp VII (hay MSK-64), với gia tốc nền xác định tùy điểm đặt công trình ở
địa phương nào (phụ lục của TCVN 9386-12). Hệ số tầm quan trọng, cũng lấy theo TC này.
Thường là nền loại C, D – nền đất yếu dày (để tính hệ số nền S và các chu kì TB, TC, TD trong
công thức xác định phổ thiết kế có (hay không có) thứ nguyên. Nếu muốn nâng cao, tính móng
cọc (các loại), sẽ chọn nền loại E, D.

15
Cho phép xác định lực cắt đáy do động đất gây ra theo phương pháp phân tích tĩnh lực ngang
tương đương. (xem chi tiết ở phần sau).

IV. PHÂN BIỆT GIỮA NTT VÀ NCT


a) Cách phân biệt đến nay, chỉ là quy ước. Thường:

 TCXD 198-1997, quy định NCT khi chiều cao > 40M, tính từ mặt đất hay vỉa hè
(tương đương khoảng 10-12 tầng). TCXD này không còn hiệu lực, chưa có TC khác
thay thế
 TCVN 2737-95: NCT phải xét thêm gió động (cộng tác dụng vào gió tĩnh).

Tải động của gió chỉ tính với NCT, chiều cao H trên 40M (tương đối, kể từ cao độ vỉa hè
hay mặt đất xung quanh). Tương tự khi tính các công trình tháp trụ, ống khói, cột điện … hay
khi tính khung nhà công nghiệp 1 tầng, cao trên 36M và tỉ số độ cao trên nhịp lớn hơn 1,5.
Ở ĐAMH do khống chế H ≤ 40M, nên sẽ không xét ảnh hưởng tải gió động lên công trình.

b) Theo BUNGALE TARANATH

Phân định theo “ý thức thiết kế”, là NCT khi phân tích kết cấu bắt buộc phải xét thêm
những vấn đề kỹ thuật phát sinh, quan trọng, cần khống chế khác (gió động, tần số dao
động, gia tốc dao động, ồn định tổng thể, chuyển vị đỉnh và chuyển vị tương đối giữa các
tầng…). Nếu NTT, không cần xem xét các nội dung này.

c) QCVN 03-2012 quy định để tính số tầng là:

 Không kể các tầng hầm (ngoại trừ hầm nổi, khi chiều cao phần trên mặt đất của tầng
hầm đó to hơn phần dưới mặt đất – phải xem hầm là 1 tầng).

 Từng lửng, tầng kỹ thuật, tầng mái, tầng tum: xem là 1 tầng (ĐAMH không xét các loại
tầng này). Riêng đối với nhà chung cư, nhà phố, cho phép có 1 tầng lửng (diện tích XD
không quá 65% diện tích tầng trệt) thì tầng lửng đó được phép không tính là 1 tầng.

16
d) Các vấn đề khác cần phân định rõ:

 Chiều cao công trình theo QH được duyệt hay GPXD được cấp, tính từ mặt đất (thường
chọn là mặt vỉa hè) đến đỉnh cao nhất (kể cả mái tum, tầng kỹ thuật thang máy nếu có).

 Cấp công trình đối với chung cư, VP, KS: Theo PL1 của TT03/2016/TT-BXD và
TT07/2019/TT-BXD, chia ra khá phức tạp, từng loại công trình, công năng và quy mô
của chúng. Tóm tắt như sau:
 Cấp đặc biệt: cao hơn 200M, trên 50 tầng hay nhịp trên 200M.
 Cấp I cao 75-200m; từ 20-50 tầng hay nhịp 100-200M.
 Cấp II cao 28-75M; từ 8- dưới 20 tầng hay nhịp 50-100M.
 Cấp III cao 6-28M; từ 2-7 tầng hay nhịp 15 đến dưới 50M.
 Cấp IV cao dưới 6M; có 1 tầng, nhịp không quá 15M.

 Độ bền vững của công trình chia làm 4 bậc:


 Bậc I - niên hạn sử dụng trên 100 năm.
 Bậc II - niên hạn sử dụng từ 50-100 năm (công trình của ĐAMH)
 Bậc III - niên hạn sử dụng từ 20- dưới 50 năm
 Bậc IV - niên hạn sử dụng dưới 20 năm.

Bậc chịu lửa của nhà và công trình (QCVN 03-2012).

BẢNG 1: BẬC CHỊU LỬA CỦA NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH


Bộ
Tường
phận
Bậc ngoài Sàn giữa các tầng (bao Buồng
chịu Bộ phận mái có tầng áp
chịu không gồm cà sàn tầng áp mái thang
lực mái
lửa chiu và sàn trên tầng hầm) bộ
của
lực
nhà
I R 150 E 30 REI 60 RE 30 R 30 REI 150 R 560
II R 120 E 15 REI 45 RE 15 R 15 REI 120 R 60
III R 90 E 15 REI 45 RE 15 R 15 REI 90 R 60
IV R 30 E 15 REI 15 RE 15 R 15 REI 30 R 15
V KHÔNG QUY ĐỊNH
Chú thích:
1. Giới hạn chịu lữa của cấu kiện xây dựng được ký hiệu bằng REI, EI, RE hoặc R kèm theo
các chỉ số tương ứng về thời gian chịu tác động của lửa tính bằng phút (min). trong đó:
 R- khả năng chịu lực của cấu kiện
 E- tính toàn vẹn của cấu kiện
 I- khả năng cách nhiệt của cấu kiện
2. Một cấu kiện xây dựng có thể phải duy trì 1, 2 hoặc đồng thời cả 3 khả năng chịu lực, toàn
vẹn và cách nhiệt trong khoảng thời gian chịu tác động của lừa.

17
BẢNG 2 CẤP CÔNG TRÌNH THEO ĐỘ BỀN VỮNG VÀ BẬC CHỊU LỬA CỦA
NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH
Cấp Chất lượng xây dựng công trình
công
trình Độ bền vững Bạc chịu lửa
Đặc biệt
Bậc I niên hạn sử dụng trên 100 năm Bậc I
I
II Bậc II niên hạn sử dụng từ 50 năm đến 100 năm Bậc II
III Bậc II niên hạn sử dụng từ 20 năm đến dưới 50 năm Bậc III bậc IV
IV Bậc IV niên hạn sử dụng dưới 20 năm Bậc IV
Chú thích:
Đối với các công trình ở cấp đặc biệt (cấp cao hơn cấp I) ngoài những yêu cầu đã quy định trong
bảng này cần phải bổ sung những yêu cầu kỹ thuật đặc biệt (tải trọng và tác động, an toàn cháy nổ…)
được lập riêng cho thiết kế và xây dựng công trình.

e) Cách tính toán chổ đậu xe (ở các tầng hầm) – ĐAMH không xét.
Theo QCVN 01-2018/BXD và QCVN 04:1-2015/BXD:
 1 chổ đậu xe hơi (≤ 16 chỗ) là 25M2 /xe (kể cả vào ra và cách nhau để mở cửa được)
 1 chỗ đậu xe gắn máy lá 2,5M2/xe (thường không quy định số lượng xe để được).
 1 chỗ đậu xe đạp là 0,9M2/xe (thường không quy định số lượng xe để được).
 Cho chung cư, mỗi 100M2 sàn căn hộ phải có tối thiểu 20M2 để xe. Quy định cụ thể cho
từng loại chung cư, xem phụ lục 1
 Cho chung cư làm nhà ở XH. 100M2 sàn căn hộ phải có tối thiểu 12M2 đễ xe.
 Cho KS (trên 3 sao): 4 phòng, 1 chỗ đậu xe hơi (phân loại KS, xem phụ lục)
 Cho VP, siêu thị, cơ quan, CTCC: mỗi 100M2 sàn phải có 1 chỗ đậu xe hơi.
 Tầng hầm cao tối thiểu 2,2M, độ dốc ramp (lên xuống) tối thiểu 13%

f) HCL đặt theo phương đứng của NCT phổ biến cần hiểu (không xét trong ĐAMH)
Phải phân biệt tường (vách cứng – tường chịu cắt – Shear Wall) và cột.
 Vách cứng: để tăng độ cứng của công trình; giảm đáng kể chuyển vị ngang, gia tốc dao
động, tần số dao động…, khi có tải ngang (gió hay động đất) tác dụng.
Vách cứng sẽ chống lại tác động của thành phần tải ngang song song với mặt phẳng của
chúng, kéo theo việc tăng khả năng chống cắt của toàn HCL nên luôn đặt thẳng đứng.
 Vách có thể là cột (chèn tường); block tấm BTCT, tường chịu lực đối với nhà ít tầng, hay
BTCT, KCT, C (đối với NCT hay công trình đặt trong vùng bão mạnh), động đất mạnh.
Vách có thể bố trí quanh biên nhà, quanh thang bộ, thang máy (lúc này nó đóng vai trò là
lõi công trình) và một số vị trí khác, sao cho :
– Khoảng cách của chúng, cả 2 phương, không quá 12m.
– Các vách cứng không được cùng song song, cùng đồng quy.
Gió, động đất đều có thể đổi chiều nên nội lực trong hệ vách (và cột) luôn có dấu ± .

18
Hệ vách (hay lỏi hay kết hợp), nếu bố trí không đối xứng trên mặt bằng nhà, còn có thể gây
thêm xoắn cho từng tầng, khi tải ngang tác dụng.
 Như vậy vách cứng sẽ :
– Cung cấp khả năng chịu tải ngang của toàn HCL.

– Cung cấp độ cứng chống uốn ngang theo phương song song với phương tác dụng
của tải ngang.Cột: là HCL thẳng đứng (hay xiên), với chức năng sơ bộ là gánh lấy
TLBT công trình (Structural Load), một phần nội lực do gió hay động đất, thông
qua hệ dầm-sàn và truyền tiếp cho các tầng bên dưới, rồi xuống móng; phần lớn còn
lại do vách cứng gánh.

Hình 4: Sơ đồ HCL chủ yếu của NCT


Tuy nhiên, ở một HCL phức tạp của NCT, cột có thể xảy ra:
– Sự lệch tâm của các tầng (khi đổi tiết diện – nhất là cột biên).
– Sự chuyển hướng, đối loại tiết diện, để phù hợp yêu cầu chịu lực.
– Sự biến mất (tầng hẩng) để tường có khẩu độ lớn hơn
– Tiết diện –, L, T để dấu bớt trong tường bao che, tường ngăn phòng, đặc biệt ở
chung cư, KS: lúc đó có thể xem cột như vách cứng để tính.

19
cạnh dài
Thông thường, cột chữ nhật, L, T thì (tiết diện) ≤ 4. để có thể tính thép theo TCVN
bề dày
5574-18 hay EC2, ACI 318-14.
Độ cứng của cột thường rất nhỏ, so với độ cứng (chống uốn) của vách cứng, do vậy, khi tải
ngang tác dụng, hầu hết M đều do hệ vách cứng (2 phương) gánh lấy.

Phân định sự khác biệt ACI 318-14 giữa vách cứng (Shear Wall)

CỘT BTCT VÁCH CỨNG


𝐛 𝐛𝐫𝐞𝐚𝐭𝐡 𝐛ề 𝐫ộ𝐧𝐠 𝐛
= = < 𝟎, 𝟒 > 𝟎, 𝟒
𝐡 𝐰𝐢𝐝𝐭𝐡 𝐜𝐡𝐢ề𝐮 𝐜𝐚𝐨 𝐡
b ≥ 200MM (thông thường) b ≥ 150MM : nhà ít tầng
b ≥ 300MM (không tính chưa động đất) b ≥ 200MM : nhà cao tầng
Gánh lực động đất ít Gánh đáng kể lực động đất
Nội lực nguy hiểm thường ở sàn các tầng Nội lực phân đều theo toàn chiều cao tầng

Tiết diện chữ nhật, tròn Tiết diện đa dạng, đơn hay tổ hợp
Khó tạo nhịp quá lớn Dễ tạo nhịp lớn
Dễ nhìn cảnh quan xung quanh công Khó nhìn cảnh quan xung quanh
trình
Ít bị khuất tầm nhìn trên MB Dễ bị khuất tầm nhìn
Có thể sử dụng thêm gạch để chèn Ít dùng gạch chèn
Tốn ít BT hơn Tốn nhiều BT hơn (do chọn tiết diện thường
dư, hàm lượng thép thấp)
Phổ biến cho nhà ít tầng Phổ biến cho nhà nhiều tầng
Dễ đặt các khuôn cửa Khó đặt các khuôn cửa
Dễ tô, trát, ốp (cofa nhôm, không cần tô Khó tô, trát, ốp (góc cạnh)
trét)
Đặt ở những vị trí ít cần kinh nghiệm Cần có kinh nghiệm khi chọn vị trí
thiết kế
𝛍𝐦𝐢𝐧 = 𝟏%(𝐀𝐂𝐈 𝟑𝟏𝟖) 𝛍𝐦𝐢𝐧 = 𝟎, 𝟐𝟓%(𝐀𝐂𝐈 𝟑𝟏𝟖)
= 0,47% (EC2) = 0,47% (EC2)

20
Hình 5: Tổng hợp sơ đồ KC HCL NCT

V. ĐỀ CỦA MỖI ĐAMH


SV sẽ nhận được cho mỗi ĐAMH một mặt bằng (MB) kiến trúc điền hình thực tế của nhà thấp
tầng, trong nhiều mẫu khác nhau, công năng khác nhau như chung cư, VP, khách sạn, trung tâm
thương mại, bệnh viện, trường học, nhà công nghiệp, nhà kho... Nhắc lại và lưu ý thêm, cho trước:

𝐋⁄ < 𝟐
H ≤ 40m 𝐁

21
𝐿
a) Khối tích của công trình đảm bảo ≤ 2 (hình 6)
𝐵
b) Chiều cao tầng trệt là 4.5m. Chiều cao của tầng trên là 3,3m; chiều cao lan can sân thượng
(đón gió) là 1,4M; chiều cao lan can tầng là 1,2M.
c) Cao độ kết cấu mỗi tầng sẽ thấp hơn cao độ kiến trúc, thống nhất quy ước thực tế là 5cm (tính
gần đúng cho chiều dày vữa và gạch lót sàn các tầng). Thiết kế phần kết cấu, phải quan tâm đến
cao độ kết cấu khi thể hiện trên các bản vẽ kết cấu và quá trình thi công. Cao độ chuẩn 0,00,
tạm lấy theo bản vẽ kiến trúc, là nền đã hoàn thiện của tầng trệt.
d) SV không phân tích MB kiến trúc đã thiết kế theo công năng đã chỉ định, (xem như hợp lí)
và MB các tầng đều giống nhau – ngoại trừ SV muốn nâng cao trong nhận thức kiến trúc,
được GVHD đồng ý, cũng xem như phần nâng cao của ĐAMH.
e) Nhắc lại là, xem như công trình thực hiện ĐAMH này không có tầng hầm. (nếu không chọn
có tầng hầm khi muốn nâng cao).
f) Tường ngăn các căn hộ (cho chung cư) là tường 20cm, cao đến dầm hay sàn tầng
Tường ngăn phòng, khu WC, bếp… là tường 10cm, xem như xây cao đến trần tầng (nếu có
trần) hay cao đến DA sàn (dầm) tầng luôn.
Cho phép sử dụng tường tấm rời lắp ghép (các dạng khác nhau).
g) Sàn WC, theo những công nghệ chống thấm hiện đại, chỉ cần thấp hơn sàn xung quanh 3cm và
sàn ban công, lô gia thấp hơn sàn tầng 2cm. Lưu ý cấu tạo cốt thép ở khu vực thấp này (xem
phần 2).
Mỗi thang máy, thang cuốn đều có P (PIT)) và OH (OVER HEAD) do nhà sản xuất cung
cấp. Mỗi ĐAMH sẽ được cho trước giá trị này (theo CATALOGUE của từng hãng thang
máy) để SV xử lí, đặc biệt khi tính móng khu thang máy, thường PIT sẽ làm móng bị khoét
lõm. Thiết kế thực tế cần quan tâm đến những giá trị này để sản phẩm thiết kế khả thi, chính
xác. Việc tính toán số lượng thang, tốc độ di chuyển, sức chứa mỗi thang, có cần thang chở
hàng không, thường đã được các KTS tính toán, có cách xác định cụ thể, chi tiết; ĐAMH
không quan tâm.

h) Vị trí của thang bộ, thang cuốn được cho trước trên MB với kích thước đã ghi trong các ô
tương ứng. Khu vực này luôn luôn có hệ cột phụ và dầm bao theo chu vi cho từng ô thang,
và với nhà cao tầng, hệ cột phụ - dầm thường được thay bằng hệ vách, lõi BTCT. Không
thiết kế chi tiết thang cuốn, thang máy trong ĐAMH (thuộc lĩnh vực cơ điện). ĐAMH có
thể đưa hệ cột và dầm này vào sơ đồ tính về sau, khi có yêu cầu chính xác cao. Chi tiết thông
số cho 1 loại thang máy (chở người) điển hình, tham khảo ở phụ lục (nhất là các giá trị của
PIT và OH). Lưu ý là các thông số này có thể có khác biệt đôi chút giữa các hãng thang máy
với nhau.
i) Tuỳ theo mức độ (năng lực) của từng SV, nhóm 2,3 SV, khi thực hiện ĐAMH này, có thể
tự đăng ký để thực hiện 1 hay nhiều nội dung nâng cao (xem cuối phần 1) đồng thời còn tuỳ
vào yêu cầu cụ thể của GVHD. Tối thiểu phải thực hiện:

22
 Hoặc xác định tải trọng, nội lực, THNL và tính toán, bố trí cốt thép cho 1 hay 2 khung phẳng
(trực giao): bài toán phẳng (dành cho SV hệ vừa học vừa làm; chuyên tu), mà SV hệ chính quy
không thực hiện.
 Hoặc phải tính khung không gian (tính cho toàn bộ kết cấu khối công trình), thông qua THNL
không gian, tính toán (kiểm tra) cột như cấu kiện nén lệch tâm xiên (xem phần sau) và bố trí cốt
thép cho 2 khung trực giao nhau sau khi tính (SV hệ chính quy phải thực hiện).

A-A MẶT CẮT DỌC HỐ THANG B-B MẶT CẮT NGANG HỐ THANG
HOISTWAY SECTION HOISTWAY

Hình 7: Mặt bằng và mặt cắt điển hình của thang máy

j) Hiện nay đã có những phần mềm thương phẩm rất mạnh, dễ ứng dụng và sự phát triển nghề
nghiệp thực tế đều theo hướng chính xác hóa, chi tiết hoá việc tính toán KC để đảm bảo an
toàn, phản ánh chính xác sự làm việc của HCL (như đã nêu) nên SV phải tự nổ lực, cần am

23
hiểu. Khuyến khích SV các hệ phi chính quy phải thực hiện việc tính toán kết cấu theo sơ
đồ không gian khi làm ĐAMH này.
 Ngoài những phần mềm nổi tiếng như SAFE (cho sàn và móng các loại), ETABS (cho sàn,
khung và vách, lõi các loại với kết cấu đơn điệu theo chiều cao), SAP (cho tất cả các dạng
kết cấu đơn giản hay phức tạp) hay các phần mền tự động thể hiện và điều chỉnh (khi thay
đổi) cao, như REVIT, ROBOT, BIM … với những versions mới nhất, SV hoàn toàn có thể
áp dụng những phần mềm khác, miễn là biết rõ xuất xứ và kiểm tra độ tin cậy qua những
bài toán đơn giản rồi. Điều này rất cần thiết để tránh sai sót trong quá trình tính toán. Trong
nhà trường để phục vụ giảng dạy, chưa đặt yêu cầu cao về vấn đề bản quyền phần mềm.
 Tuy chưa yêu cầu về việc phải có bản quyền phần mềm trong quá trình học tập, SV cũng
cần biết tự kiểm tra lại những kết quả mà các phần mềm đang áp dụng đã xuất kết quả ra, để
chắc chắn rằng kết quả là tin cậy, thông qua:

– Sàn đã chọn chiều dày hợp lí, có hàm lượng thép hợp lí (8-12daN thép/M2 sàn)

– Dầm đã chọn tiết diện hợp lí, có hàm lượng thép hợp lí (180-280daN thép/M3 BT)

– Cột không xuất hiện những giá trị M, N, Q quá lớn hay quá nhỏ khi tiết diện cột đã chọn
theo hướng dẫn. Kết quả tính, bố trí thép có hàm lượng hợp lí (200-300daN thép/M3
BT).
 Đối chiếu kết quả với các phần mếm khác hay lời giải giải tích gần đúng (tra bảng, tính tay)
 Kinh nghiệm của mình (thường chưa có)
k) Cầu thang: Biết cách tính những kết cấu thang thông thường là:
 Thang dạng bản
 Thang dạng dầm
 Nếu nâng cao, tăng độ khó, có thể đề xuất để được GVHD giao tính cầu thang dạng
xương cá, dạng bản zíc zắc hay thậm chí là cầu thang xoắn. Cầu thang xoắn, thường chỉ
áp dụng cho một số ít tầng bên dưới (nhất là sảnh trệt khi có yêu cầu kiến trúc); không
thi công đại trà vì tốn diện tích, đắt tiền
l) Không cần tính kết cấu hồ nước mái bằng BTCT trong ĐAMH. Lí do ít dùng vì:
 Bể nặng, khó giữ vệ sinh, khó chống thấm, khó bảo trì
 Khó đặt nhiều bể thông nhau, để khi cần sửa chữa, bảo trì từng bể, lượng cấp nước cho
công trình không bị gián đoạn.
 Thi công chậm do phải ghép cofa và khi hoàn thiện phải ốp gạch bên trong; nóc bể nếu
đúc toàn khối, rất khó lấy cofa lại…)
Hiện nay đang sử dụng phổ biến bể nước mái bằng inox, nhựa, khối tích lớn (tùy yêu cầu),
dạng tròn, khối chữ nhật, lắp ráp tại chỗ, giá thành thấp, vệ sinh, dễ bảo trì, nhẹ, lắp rát tại chỗ
được; sức chứa có thể đến 80m3/bể… rất tiện dụng. Bể này được đặt trên 1 bệ giá đỡ (thép,

24
inox) đảm bảo ổn định, phân đều lực tác dụng lên mái và giằng (không sợ bị dịch chuyển khi
mưa bão lớn, bể trống…)
Có thể trên mái sẽ đặt nhiều bể dạng này, thông nhau, có van riêng để khi cần bảo trì một bể
nào, các bể còn lại vẫn cung cấp nước bình thường cho công trình.
m) ĐAMH không quan tâm đến khối tích; cấu tạo; các vị trí đặt, tính toán chi tiết cho:
 Hầm phân
 Bể xử lí nước thải
 Hồ nước trữ cho sinh hoạt ở đất
 Bể phục vụ PCCC tại chỗ (có thể kết hợp hồ nước đất luôn), khối tích phải theo yêu cầu
ngành PCCC.
n) Không thiết kế vách, lõi BTCT cho nhà thấp tầng. Các đề ĐAMH luôn có H/B  5; thỏa yêu
cầu về chống động đất cấp 7 với B là cạnh ngắn của nhà trên MB; H là chiều cao nhà tính từ
mặt đất (xem hình 6).
o) Để dấu cột trong tường, tạo cho diện tích khai thác rộng rãi hơn và dễ bố trí vật dụng ở các
căn hộ, văn phòng, khách sạn, cột thông thường có thể chuyển thành cột dạng vách, khi đó
h/b > 4 (sẽ gọi là cột-vách hay cột dạng vách). Với h là chiều cao tiết diện cột; b là chiều
rộng tiết diện cột và cách tính thép cho những cột này sẽ khác (xem phần 2), do cột có độ
mãnh ngay từ tiết diện ngang đang chịu nén lệch tâm, thậm chí là nén lệch tâm xiên (khác
với độ mãnh theo phương đứng). Việc thiết kế cột dạng vách cũng là phần nâng cao và
phải quyết định có sử dụng chúng trong ĐAMH hay không khi chọn HCL từ đầu.
Tương tự để dấu các cột biên, cột góc, các tiết diện cột vuông, chữ nhật ở khu vực này
có thể được chuyển thành những tiết diện “dấu bớt trong tường” dạng chữ L, T.
Các MB phức tạp hiện nay, theo yêu cầu sử dụng, có thể thiết kế hệ cột 2 phương
không trực giao nhau; một số cột bị lệch trục. Điều này chấp nhận được vì các phần mềm
đều có thể tính nội lực dễ dàng, nếu đã khai báo dữ liệu chính xác.
Cũng từ lý do đó, hệ dầm theo từng phương không nhất thiết phải xuyên qua từng hàng
cột: dầm theo phương này có thể tựa lên dầm theo phương kia. Phần mềm vẩn giúp xác
định nội lực dễ dàng và lúc đó, cần lưu ý tính toán thêm lực ép gãy (đứt gãy) của dầm này
lên dầm kia cũng như phải tính toán cột đai gia cường (giống ĐAMH BTCT1).
Giải khung phẳng trên cơ sở 1 khung điển hình cho toàn bộ mặt bằng (phương cạnh ngắn),
được GVHD chỉ định từ đầu và tiết diện đã chọn sơ bộ ở phần a – thường sẽ đạt yêu cầu chính
xác cho các công trình, nếu MB có L/B  2 với L là cạnh dài của công trình trên MB - xem hình
6 (lúc đó, theo phương dọc, thẳng góc khung đang tính, không cần tính khung dọc, chỉ phải tính
dầm phụ, theo dạng dầm liên tục (hệ cột sẽ chịu nén lệch tâm phẳng). Ngược lại, phải tính khung

25
Hình 8: Cột đa dạng (vuông, chữ nhật, tròn, đa giác, L, T, cột vách)

không gian làm việc với hệ dầm bố trí theo cả 2 phương, kích thước dầm có thể thay đổi
theo nhịp. Trường hợp L/B < 2, HCL làm việc không gian, phải giải khung không gian và lúc
này cho phép giải khung phẳng hay không cần có sự thống nhất của GVHD từ đầu.
Cũng có thể SV được giao tính 2 khung phẳng trực giao, chỉ định trước (không tính dầm
phụ nữa). Nhìn chung, nội dung được giao ở các ĐAMH BTCT2 sẽ rất đa dạng và tùy
GVHD quyết định.
p) Có thể không cần tính toán kiểm tra tất cả các cấu kiện theo nhóm TTGH II theo TCVN 5574-
18 (ngoại trừ sàn panen lắp ghép của phần ĐAMH (nâng cao) hay yêu cầu của GVHD) vì đối
với kết cấu BTCT toàn khối, hoạt tải không lớn, nhịp không lớn (≤ 9M) thường thì thỏa các điều
kiện yêu cầu khống chế của nhóm TTGH II, cụ thể:
 Không tính toán sự hình thành hay mở rộng khe nứt.
 Không tính toán để kiểm tra giá trị độ võng tương đối của sàn, dầm.
Ngược lại phải tính toán, kiểm tra theo nhóm TTGH II.
q) Sẽ phải tính các liên kết cho dầm, cột khi chọn phương án KC lắp ghép (phần nâng cao).
Không sử dụng KC bán lắp ghép trong ĐAMH này.
r) Tính toán kết cấu BTCT nói chung, đến thời điểm hiện nay, phải chấp nhận các “mâu
thuẫn” sau đây:

26
 Giả thiết khi tính thép tại 1 tiết diện bất kì (theo nhóm TTGH I), là tiết diện đó
đã nứt; phần BT chịu kéo không còn tham gia chịu lực. Thực tế trước đó, khi
xác định độ cứng đơn vị của từng thành tố tạo nên HCL, để xác định nội lực,
giá trị momen quán tính luôn được tính theo tiết diện nguyên, chưa nứt.
 BTCT gồm cả BT và thép trên tiết diện ngang nhưng momen quán tính chỉ
tính với BT, không xét diện tích cốt thép (chắc chắn hiện hữu tại đó) ngay từ
đầu.
 Lượng thép bố trí dọc theo trục các cấu kiện tạo thành HCL sẽ có thay đổi theo
thực tế và khá phức tạp do mép chịu kéo thay đổi theo nhịp, nhưng do momen
quán tính (đã nêu) chỉ tính tới tiết diện BT nguyên, nên bỏ qua hiện tượng này.
 Tiết diện cấu kiện chịu uốn, khi tính thép theo TTGH I về cường độ luôn bỏ
qua phần cánh nếu nó có tham gia chịu kéo (1 phần hay toàn bộ) – thường gặp
ở các tiết diện gối dầm, trong khi các tiết diện ở nhịp dầm, hay gặp là tính theo
tiết diện chữ nhật lớn. Sự thay đổi tiết diện tính toán cốt thép trên cùng một
cấu kiện, tại các tiết diện khác nhau, chấp nhận không xem xét khi giải HCL
chiụ các tải trọng, để tìm nội lực nguy hiểm nhất, cũng như khi tính cấu kiện
theo nhóm TTGH II.
 Chấp nhận là sẽ có rất nhiều tiết diện ở cùng một cấu kiện của HCL (dầm, cột)
không đạt đến TTGH I hay II cùng lúc, do nội lực khác nhau, thép bố trí khác
nhau; chỉ những vị trí nguy hiểm (bất lợi nhất) được tính toán, kiểm tra mới
có thể bị phá hoại lí tưởng ở TTGH I hay II. Điều này cũng đúng với các tiết
diện sàn trong từng ô.

VI. TRÌNH TỰ TÍNH TOÁN CỤ THỂ CỦA ĐAMH NHÀ DÂN DỤNG THẤP TẦNG
(Chưa xét những nội dung thiết kế nâng cao):
a) Từ MB điển hình đã có, SV phải xem kỹ phần kiến trúc, hiểu rõ công năng, cách bố cục ở
MB, phân tích HCL đã đề xuất trong thiết kế; bổ sung các thành phần HCL kích thước còn
lại (nếu cần), để có được HCL sau cùng cho ĐA (sàn, dầm, cột…) và có được MB kết cấu.
Cần có sự phân tích khi chọn (kích thước ô bản, vị trí dầm phụ đỡ tường – nếu có; dạng
cột –; L, T – nếu có…) hợp lí theo giáo trình đã được học; không nên lao vào tính toán
ngay.
b) Chọn sơ bộ kích thước tiết diện HCL:
Bắt buộc phải tiến hành trước vì HCL luôn là siêu tĩnh (bậc cao)
 Chiều dày ô sàn (cho tầng điển hình) – có thể những ô kích thước khác nhau nhiều,
trên MB, về nguyên tắc sàn sẽ có chiều dày khác nhau, nhưng cao độ mặt trên các
ô thường là ngang cao trình nhau. Tuy nhiên, ở ĐAMH có thể chọn chiều dày bằng
nhau, để đơn giản thi công và tính toán nếu chúng không sai lệch nhiều (thực tế cũng

27
thế). Riêng đối với khu WC, mặt trên sàn thấp hơn 3cm; khu ban công, lô gia hay
hành lang (đón nước mưa) thấp hơn 2cm như đã nêu.
 Nhắc lại, cao độ kết cấu (sàn – dầm các tầng) là cao độ kiến trúc, trừ (–) đi 5cm;
5cm là tổng chiều dày lớp vữa lót và gạch lát nền (cho dễ xác định cao độ thi công)
 Sàn không dầm (sàn phẳng) là phương án khác của sàn, được xem xét khi thực hiện
ĐAMH nâng cao
 Chiều cao tiết diện dầm (có thể thay đổi theo từng nhịp dầm), phải kể cả chiều dày
sàn (toàn khối). Kích thước sơ bộ của dầm chọn theo phần 2. Có thể chọn phương
án dầm bẹt, khi có yêu cầu nâng cao.
 Kích thước cột (không giống nhau), thay đổi tùy diện tích cột được truyền tải từ các
tầng trên MB và có thể thay đổi theo các tầng, xác định theo phạm vi truyền tải, và số
tầng chịu tải. Kích thước cột chọn theo phần sau, kể cả cột – vách, cột L, T, tròn, đa
giác…
 Phải xác định kích thước từng bộ phận cấu thành HCL như giáo trình BTCT2 đã hướng
dẫn, để xác định được tải trọng và nội lực khi tải tác dụng khác nhau (xem tóm tắt ở
phần 2). Có thể những tiết diện này chọn chưa chính xác, về sau cần tăng giảm tiết diện
chúng thì về nguyên tắc, phải xác định lại tải trọng và nội lực.

c) Xác định tải trọng đứng lên sàn điển hình (tĩnh tải – kể các lớp cấu tạo sàn (được cho trước);
hoạt tải đứng – kể cả trần treo…), để tính sàn tầng, hay để tính sàn mái.
- Giá trị hoạt tải, phần dài hạn có thể cộng vào giá trị tĩnh tải (TCVN 2737-95) như đã
nêu; chỉ còn tính hoạt tải là hoạt tải ngắn hạn.
- Các mảng tường xây, lắp, nếu không nằm trực tiếp lên hệ dầm, sẽ là loại tải dãy (KN⁄m),
cần chuyển lại thành tải phân bố đều tương đương trên sàn (KN⁄m2 ) bằng cách chuyển
toàn bộ tải trọng là trọng lượng các mảng tường trong ô sàn, chia cho diện tích ô sàn
(thành tải phân bố đều), nhân thêm hệ số gia tăng 1,35 (xem phần 2), nếu không khai
báo trực tiếp tải tọa độ để xác định nội lực (từ các phần mềm).
Cũng có thể, thiên về an toàn, các mảng tường xây, lắp xem như đặt giữa nhịp ô sàn
(theo mỗi phương) – là vị trí tải tường gây uốn nguy hiểm nhất cho ô sàn đang xét, khi khai
báo.
d) Xác định tải trọng đứng lên dầm tầng điển hình (tĩnh tải, hoạt tải đứng), để tính dầm dọc
(khung phẳng) hay dầm khung không gian. Lưu ý không bỏ sót tải của tường ngăn, ngoại
trừ vách ngăn nhẹ. Các phần mềm hiện đại còn có thể “tự hiểu để tự xác định” sự phân
phối tiếp tải từ sàn lên dầm, từ dầm lên cột và xác định được nội lực tại từng vị trí khác
nhau hay nội lực tại những vị trí riêng rẽ, theo yêu cầu..

28
Do ĐAMH đã giả thiết là các tầng đều giống nhau, nên tải từ sàn truyền lên dầm (nếu có
dầm) chỉ có 2 lần tính.
 Cho các sàn tầng.
 Cho riêng sàn mái (nếu hoạt tải mái có khác).
cho cả những ĐAMH tính theo khung phẳng hay khung không gian.
Quy luật truyền tải tĩnh và hoạt tải từ sàn lên dầm, có thể khác nhau, tùy sự làm việc thực
tế của các loại ô bản toàn khối liền kề (làm việc 1 phương hay 2 phương).
Hầu hết nhà ít tầng (và nhất là nhà cao tầng), để tăng độ cứng không gian, đều ít sử dụng
tường bao che (dày) bằng BTCT, tham gia chịu lực nên HCL luôn có hệ dầm biên, bao theo
biên xung quanh nhà.
Trong trường hợp có những đoạn dầm vươn khỏi cột (biên), để chịu tải do ô văng, ban
công, sênô, thậm chí để đỡ tường biên ngăn phòng, nhằm tăng diện tích căn hộ, lúc này hệ
dầm biên cũng sẽ phải vươn theo, để gánh tải tường và ĐAMH phải xét luôn những trường
hợp khi tính toán truyền tải này, tuy có phức tạp hơn. Một số MB điển hình của ĐAMH có
cách thiết kế HCL dạng này.
e) Xác định tải trọng lên từng cột (các tầng). Chủ yếu là tải từ dầm (kề nút cột); TLBT cột,
tường xây quanh cột, vách kính…
Đề không quá khó khăn, ĐAMH sẽ không xét những trường hợp:
 Cột đổi dạng tiết diện đột ngột, từ L, T sang chữ nhật ở các tầng hay ngược lại.
 Thiết kế tầng chuyển (tầng kết cấu trung gian để chuyền sang HCL khác) hay thiết kế
tầng hẩng (cột bị cắt đột ngột).- hình 10 và 11.

29
 Cột dịch chuyển vị trí khi chuyển tầng. Giả thiết các tầng có MB đều giống nhau để
không xảy ra trường hợp này.
Có thể có SV, nhóm SV muốn ĐAMH của mình phong phú, GVHD sẽ xem xét để được
áp dụng từng nội dung này vào thiết kế.

Hình 10: Ví dụ đ iể n hình tầ ng chuyể n

Hình 11: Ví dụ điển hình tầng hẩng

30
Lưu ý là các phần mềm hiện nay đều cho giải pháp HCL, tìm nội lực kể cà khi hệ cột
không thẳng hàng nhau (theo từng phương, kể cả theo các tầng), do yêu cầu kiến trúc. Đối
với hàng cột biên, tiết diện cột các tầng thường thay đổi (giảm dần) đối với tầng khi càng
lên cao, điều này sẽ xuất hiện sự lệch tâm giữa trục cột các tầng, gây thêm momen tập trung
ở các mắt khung. Các phần mềm hiện nay đều cho phép xét đến những M tập trung vùng,
tạo nên sự phân phối lại nội lực (phụ) cho HCL xung quanh mắt khung đó. (xem hình 12)

Hình 12: Cách xác định sơ đồ tính theo HCL thượng tầng.

f). Xác định sơ đồ tính cho HCL thượng tầng:


 Vị trí tương đối giữa dầm-cột các tầng
– Đối với cột biên, thường mép ngoài cột được giữ nguyên theo phương đứng, khi tiết
diện cột các tầng thay đổi. như vậy, tim cột trên-dưới tại cao trình có sự thay đổi này sẽ
bị lệch tâm, giá trị e1 (H.12a). Khi tiết diện cột đổi nhiều lần, sẽ có thêm nhiều giá trị ei
(cộng dồn), chuyển xuống các tầng bên dưới.
– Đối với cột giữa, nếu không có yêu cầu kiến trúc bố cục đặc biệt, hiện tượng lệch tâm
này phổ biến là không xảy ra (H.12b), nghĩa là tuy đổi tiết diện, nhưng trục cột các tầng
không đổi vị trí (vẫn thẳng đứng).
– Đối với dầm, sơ đồ tính sẽ được xác định từ trục đi qua trọng tâm tiết diện dầm. Hệ dầm
2 phía của cột giữa trong một số trường hợp, có thể bị lệch cao trình sàn theo phương
ngang; lúc này trục dầm 2 phía cột cũng sẽ lệch, sơ đồ tính sẽ phức tạp hơn.

31
– Trong mọi trường hợp, theo CHKC, đối với khung toàn khối, vị trí nút tiếp giáp giữa
cột-dầm luôn xem là nút cứng, tại đó có sự phân phối lại M (do các loại tải tác dụng) lên
những thanh (cột-dầm) đồng quy tại nút đó và luôn thỏa điều kiện.
M = 0
EJ
Sự phân phối lại M này được xác định theo quy luật theo tỉ lệ với độ cứng đơn vị ( ⁄L) của các
thanh (cột-dầm) đồng quy tại nút đó với :
EJ: Độ cứng của tiết diện cột (hay dầm), lấy đơn vị trục đi qua trọng tâm; cho phép
không xét cốt thép hiện hữu thực tế.
L: Nhịp của cột (hay dầm), tính từ trục các tầng (đối với cột) hay các nhịp (đối với dầm)
trong sơ đồ tính.
Do đó về nguyên tắc, sẽ xảy ra sự phức tạp:
– Hệ thanh (chuyển thành sơ đồ tính) của HCL phương đứng là những thanh không đồng
quy, có lệch tâm (cả 2 phương). Tại vị trí lệch tâm, có thêm M phụ (thứ cấp) xuất hiện,
do có lực dọc N và độ lệch tâm e1.
– Hệ thanh đó, của HCL phương ngang đi qua trọng tâm; không đúng cao độ sàn tầng
trong sơ đồ tính ban đầu và trọng tâm lại khó xác định (do kể phần sàn cùng tham gia
làm việc với dầm – sàn là cánh của dầm tiết diện T)
Cách xác định độ vươn c của cánh T của dầm đưa vào tính toán, khi sàn toàn khối cùng
chịu uốn với dầm, xác định theo TCVN 5574-18 (giống TCVN 5574-12).
Hiện nay, nhở sự “thông minh” của các phần mềm tính toán kết cấu, chúng có thể
“hiểu” và tự động hóa việc xem xét các nội dung phức tạp về trục như đã nêu, nếu người
thiết kế đã khai báo tọa độ và tiết diện cấu kiện HCL đầy đủ, chính xác, sẽ đều được các
phần mềm “nhận dạng” khi xử lý các bài toán để xác định nội lực, THNL nên SV cần hiểu
quy định, hướng dẫn của từng phần mểm, nắm bắt để khai báo đầy đủ thông tin, theo yêu
cầu của từng loại phần mềm.
 Việc đánh số phân tử của HCL cũng cần khoa học; có quy luật dể tìm do số lượng phân tử
khá lớn, nhất là ở khung không gian.
 Giá trị momen và lực cắt tại mép gối (Mmg, Qmg):
Do sơ đồ tính của CHKC (và các phần mềm), hệ thanh của toàn HCL chỉ tượng hình là
những nét vẽ, trong khi thực tế, từng cấu kiện có kích thước cụ thể; do đó giá trị nội lực mà
phần mềm xuất ra, chủ yếu là M, Q, N đều xác định tại các nút cứng – giao điểm lý tưởng của
các trục thanh tại các mắt khung.
Với lực dọc N, tác dụng tại trọng tâm tiết diện cột, không có vấn đề phải cần lưu ý.
Với M. Q tác dụng tại trọng tâm đó, - nhất là dầm- rất cần quy đổi sang các giá trị Mmg,
Qmg, trước khi tiến hành tính các loại cốt thép. Lý do vì đây chính là các giá trị gây uốn và cắt
thực tế, tại mép dầm giáp cột toàn khối. Theo ĐAMH BTCT1, đã biết
𝐐.𝐛𝐰
|Mmg| = |M| - < |M|
𝟐

32
𝒒.𝒃𝒘
|Qmg| = |Q| - < |Q|
𝟐
bw: Bề rộng cột
q. Toàn bộ tải trọng phân bố tác dụng lên dầm
 Tất cả các nội dung trên đây, đều ứng dụng được cho hệ khung không gian, khi cần phân
tích.
 Tài liệu này chưa được xem xét đến nội dung kết cấu BTCT lắp ghép. Nếu thực hiện ĐAMH
nâng cao là TK KC lắp ghép, phải theo các yêu cầu cấu tạo và tính toán các liên kết; nhiều
quan điểm tính toán khác sẽ được xem xét tiếp.
g) Xác định vị trí ngàm HCL vào móng:
 Công trình không hầm (ĐAMH BTCT2):
 Vị trí ngàm của cột vào móng được quy ước theo các trường hợp được mô tả theo hình 13a,
13b. Khi xác định nội lực từ các phần mềm (mục h), sẽ tìm được các giá trị M, N, Q, ứng với
từng loại tải trọng tác dụng khác nhau, tại đây.
 Từ đây, nếu muốn kiểm tra áp lực tiêu chuẩn ở đáy móng, phải chuyển thành cặp (M m, Nm),
trên cơ sở độ cao móng đã chọn sơ bộ (mà ĐAMH đã giả định trước là 1,2M (hình 1).
 Công trình có hầm (nâng cao)
– Có thể có 1 đến n hầm, tùy vào nhu cầu khai thác, đặc biệt là phải tính toán để đảm bảo
chỗ dậu xe theo QCVN.(ĐAMH chưa xét)
– Vị trí ngàm quy ước lúc này là tại cao trình tiếp giáp giữa HCL đứng và mặt móng (hay
mặt đài móng). Cao trình này thực tế cũng là cao trình của mặt đáy hầm sâu nhất, khi có
nhiều hầm.
 Trong mọi trường hợp, hệ móng phải được giằng cứng với nhau, theo cà 2 phương. Cụ thể:
– Nhà phố, biệt thự, nhà công nghiệp, nhà thấp tầng: Nếu không hầm và không phải thiết kế
móng băng 2 phương hay móng bè, hệ giằng sẽ đóng một trong hai vai:
+ Hệ đà kiềng, để giằng hệ khung tại sát ngàm. Thường hệ đà kiềng sử dụng khi sàn
trệt là đất đắp đầm chặt, rồi lót gạch hoàn thiện, đất đắp không cao, không bị lún
cố kết đáng kể.
+ Hệ dầm-sàn trệt, với sàn trệt bằng BTCT. Lúc này hệ sẽ là bộ phận của HCL
thượng tầng và xét để đưa luôn vào sơ đồ tính HCL về sau, tương tự như dầm-sàn
của tầng bên trên.
– Trường hợp thiết kế móng băng 2 phương hay móng bè trên nền thiên nhiên, bản thân
hệ móng đã được giằng với nhau do cấu tạo, lúc này có thể không cần thiết kế hệ đà
kiềng, khi móng không đặt quá sâu, đất đắp không cao.
 Công trình có hầm, hệ giằng ngược lại sẽ giằng các móng (đài) theo 2 phương; hệ giằng
sẽ có nhiệm vụ làm dầm đỡ, để các ô sàn đáy hầm có kích thước không quá to. Hệ
giằng sẽ được tính riêng rẽ cho từng trường hợp đặt tải:

33
– Cùng với sàn tầng hầm, chịu hoạt tải sàn hầm (hướng xuống)
– Cùng với sàn tầng hầm, chịu hoạt tải là áp lực nước ngầm đẩy nổi (hướng lên) nếu có.
 Hệ giằng cứng ngoài tải của sàn, tường như đã nêu, còn phải kiểm chứng. Chịu tác
dụng của lún không đều của các móng (đài) cận nhau. Độ lún các móng (đài) đều tính
được và từng đoạn giằng (dầm) sẽ xem như 1 dầm ngàm 2 đầu vào mép móng (đài)
chịu chuyển vị cưỡng bức là chênh lệch độ lún của 2 móng (đài) kề nhau. Vì các trường
hợp đặt tải có đổi dấu M, nên thép cho hệ giằng này thường tính toán và bố trí đối xứng
(As = A′s )- Hình 14.
Sơ đồ tính hệ giằng do đó se độc lập với sơ đồ không gian còn lại trên móng.
 Sơ đồ HCL khớp với móng (đài), thường thiên về lý thuyết mà rất ít áp dụng thực tế,
nhất là trong điều kiện VN.
Nếu chon liên kết khớp cột-móng, tại đó M=0. Giá trị M này không tự nhiên mất mà
sẽ phân bố lại lên kết cấu thượng tầng và do đó M trong HCL thượng tầng, nhất là các
nút khung của tầng trệt sẽ tăng, tiết diện khung phải to và nút cần đặt nhiều thép hơn.
Ngoài ra, chuyển vị của HCL do hoạt tải ngang sẽ lớn, không có lợi.
Chỉ có những nơi động đất mạnh (Nhật, phía tây Hoa Kỳ..) có nghiên cứu để ứng dụng
loại liên kết khớp này, nhằm tắt nhanh dao động của HCL thượng tầng khi động đất
xảy ra. Tuy nhiên cấu tạo liên kết khớp phức tạp và vẫn đang nghiên cứu hoàn chỉnh.
Đối với ĐAMH này, không đặt ra vần đề liên kết khớp cột-móng. Thực tế ở VN cũng
ít gặp
 Đặc biệt, lưu ý là không sót tải, nhưng cũng không tính quá thừa tải

Hình 13: Các quy định về vị tri ngàm cột-móng và độ sâu đặt móng trên nền thiên nhiên.

34
Hình 14: Sơ đồ tính giằng móng (đài) khi lún không đều 
h). Xác định nội lực:
 Khai báo (kỹ) tọa độ và tiết diện từng bộ phận của HCL các tầng; khoảng cách các trục
theo từng phương và các loại tĩnh, hoạt tải tác dụng cho mỗi trường hợp tính toán. Cần
đạt yêu cầu chính xác để kết quả giải nội lực là tin cậy từ đầu.
 Khâu khai báo thường mất nhiều công sức và dễ sai nên chưa quen thì cần “chậm mà
chắc”; dần dà sẽ có kỹ năng
– Trong các ô sàn tầng điển hình, giải theo phần mềm SAFE (không dùng bảng tra). Xuất
luôn kết quả biến dạng, để kiểm tra trước sự hợp lý của chiều dày sàn đã chọn.
– Trong dầm phụ (nếu giải khung phẳng), giải theo phần mềm ETABS (hạn chế dùng bảng
tra, nhất là khi nhịp không đều nhau)

– Trong khung phẳng gồm cột và dầm chính (được chỉ định trước), giải theo các sơ đồ đặt
hoạt tải khác nhau (xem phần 2), sử dụng các phần mềm (ETABS, SAP …). SV hệ chính
quy chỉ tính khung phẳng khi được GVHD cho phép.

– Trong khung không gian, giải nội lực cho toàn bộ HCL cùng lúc, cho SV hệ chính quy

– Cách xác định nội lực với từng trường hợp đặt hoạt tải khác nhau, sẽ nêu rỏ trong phần
2.
 Nhắc lại với những phần mềm thông dụng hiện nay, việc xuất hiện những mảng tường
ngăn phòng không xây trực tiếp lên dầm (đặc biệt đối với sàn phẳng), đều có thể khai báo
tọa độ tường; tải tường và phần mềm sẽ giúp xác định trực tiếp giá trị nội lực trong sàn;
như đã nêu.

35
i) Tổ hợp nội lực (THNL) theo TCVN 2737–1995 (có thể THNL theo EUROCODE 2 hay
ACI 318-14 cho phần nâng cao, xem phụ lục)
 Cần căn cứ vào quy luật của nội lực trong từng bộ phận của HCL tại từng tầng hay toàn
công trình để THNL hợp lí (xem phần 2).
Việc THNL đối với ĐAMH không nhất thiết phải thực hiện cho tất cả các dầm, cột ở tất cả các
tầng mà chỉ thực hiện tại những dầm hay khung (phẳng hay không gian) được chỉ định từ đầu bởi
GVHD khi thực hiện ĐAMH.
Việc THNL hiện nay cũng đều đã được tự động hóa, đạt yêu cầu chính xác tùy SV chủ động
thực hiện theo yêu cầu nào. SV cần tạo kỹ năng đọc, phân tích, kiểm tra kết quả xuất THNL của
từng phần mềm
Việc THNL thường áp dụng cho dầm dọc (và khung phẳng) hay cả khối khung không gian;
không áp dụng khi tính toán riêng sàn tầng, sàn mái, với mục đích tìm được những giá trị nội lực
nguy hiểm nhất tại các vị trí (dựa trên việc đánh số các phân tử) như sau:
 Cho dầm: M, Q tại các gối và nhịp dầm của các dầm hay khung được chỉ định; không
yêu cầu THNL trên dầm các tầng – số lượng rất lớn và KQ tính toán thường là gần giống
nhau.
 Cho cột: M, N, Q tại tiết diện đầu cột mỗi tầng (hay đầu cột của một số tầng được chỉ
định mà không yêu cầu tính cho tất cả các tầng).
cho những trường hợp đặt hoạt tải khác nhau. M có thể là Mx, My (2 phương, đồng thời tác
dụng) nếu tính khung không gian.
Cần lưu ý đến dấu của M, Q trong quá trình tìm nội lực và THNL. Riêng đối với lực dọc,
trong hầu hết các trường hợp, đều là lực nén, nếu không có dạng kết cấu đặc biệt, vươn xa.
j) Tính toán và bố trí, thép cho sàn, dầm, cột tại các vị trí, cấu kiện cụ thể theo yêu cầu, nhiệm vụ
từ đầu của ĐAMH. Thực hiện thêm những nội dung nâng cao, nếu có.
Cần nhận định rõ là trong HCL, như đã phân tích sẽ có rất nhiều những tiết diện trung gian
(chưa xét trong tính toán cốt thép), do làm việc không nguy hiểm bằng sẽ mãi mãi không đạt
đến TTGH I, II trong suốt quá trình công trình chịu tác dụng của các tải trọng bất lợi nhất. Nếu
muốn có rất nhiều tiết diện khác cùng đạt TTGH cùng lúc với những tiết diện đã tính toán rồi,
có thể:
 Xem xét cắt bớt thép (kéo dài đoạn W dựa theo biểu đồ bao M, như ĐAMH BTCT 1 đã làm):
không khéo sẽ cắt quá vụn thép, gây hao phí vật liệu khó khi thi công, tăng chi phí nhân
công… không hẳn có lợi (TCVN 5574-18 chưa nêu cách tính W).
 Trong phạm vi từng nhịp, xem xét giảm tiết diện cấu kiện khi ra khỏi các tiết diện nguy
hiểm, nội lực đã giảm, để tiết kiệm; không khéo dẫn đến từng cấu kiện, tiết diện đổi liên
tục, khó thi công, lại cũng tăng chi phí nhân công và khó tạo nét thẩm mĩ cho công trình.
 Xét cách cắt cốt thép dầm, sàn thực hành theo ACI 318-14 hay EC2; cho phép áp dụng
trong ĐAMH này, sẽ nêu ở phần 2, thay cho cách cắt và xác định W như ĐAMH BTCT1
 Do các tầng của ĐAMH đều là điển hình, kết quả tính toán sẽ thấy nội lực (M, Q) trong
sàn, dầm các tầng khác thay đổi không đáng kể (ngoại trừ sàn, dầm, tầng mái, do tải có

36
khác) nên chỉ cần tính nội lực, THNL, tính và thể hiện bố trí thép sàn, dầm cho một tầng
điển hình là đủ. Thậm chí với số loại dầm nhiều sẽ chỉ chọn 2, 3 dầm tiêu biểu để tính và
thể hiện trên bản vẽ.
 Tương tự, trong những tầng công trình của ĐAMH mà cột đã chọn không thay đổi tiết
diện, để giảm khối lượng tính toán (dù đã được tự động hóa cao), chỉ cần tính và bố trí
thép tại 2 tiết diện (chân và đầu) cột, trong phạm vi đoạn không thay đổi tiết diện đó. Sự
thay đổi tiết diện cột cho từng tầng thực tế không cần thiết do khó thi công.
Số loại cột trên MB có thể nhiều, do chịu tải khác nhau, để biết cách tính và bố trí thép
cột ĐAMH có thể chỉ phải tính 2-3 loại cột khác nhau, sẽ thể hiện trên bản vẽ. Khối lượng
thực tế sẽ do GVHD quy định.
k) Tính một cầu thang (1 tầng điển hình), loại bản hay dầm, có nâng cao, hay những dạng cầu
thang đặc biệt khác, cũng bao gồm xác định sơ đồ tính, tiết diện các bộ phận thang, tải
trọng tác dụng, nội lực và tính cốt thép, bố trí. Lưu ý các giả thiết áp dụng để có sơ đồ tính
các bộ phận của thang (xem phần 2).
Khi giải nội lực của HCL (khung phẳng hay khung không gian, cả trong các NCT), thường
không xét ô có cầu thang cùng bộ phận cấu tạo cầu thang vào HCL để khai báo, mà sẽ xem
ô có cầu thang là bản đặc, để giải cho đơn giản. Nội lực trong các bộ phận cầu thang sẽ
giải riêng
l) Xác định tải trọng truyền xuống móng, tại chân ngàm gồm tổ hợp các tải trọng tính toán
(TTTT) và tải trọng tiêu chuẩn (TTTC) để tính nền và móng.
 Phân tích và xác định các nội lực nguy hiểm do TTTT và TTTC bất lợi nhất tác dụng tại
chân ngàm, tùy nội dung tính là theo nhóm TTGH nào.
 Phân tích, chọn PA móng cho MB công trình và tính toán tối thiểu là 2 móng, ở 2 phương
trực giao nhau, trên nền thiên nhiên.
Do đã có ĐAMH Nền – Móng (ở môn học Nền - Móng), tuy chương trình đào tạo thường
đã thiết kế móng sâu, nên ĐAMH này tập trung giải pháp móng nông (trên nền thiên nhiên).
Đây cũng là giải pháp khá phổ biến cho nhà phố, biệt thự, kể cả NIT xây dựng ở những khu
vực địa chất không quá xấu. Để thực hiện tính móng ở ĐAMH có 2 cách:
– Cho trước cường độ tiêu chuẩn của đất nền Rc , theo độ sâu đặt móng Hm. (cũng cho
trước): bài toán xác định kích thước móng sẽ đơn giản. ĐAMH sẽ theo cách này.
– Cho trước góc ma sát (độ) và lực dính ∁ (daN⁄cm2 ) của đất nền dưới đáy móng (Hm
vẫn cho trước): Bài toán xác định kích thước móng phức tạp hơn, nhưng thực tế hơn,
theo TCVN 9379-12
 Xác định kích thước đáy móng, chiều cao móng, chiều cao bậc móng (nếu có) và tính
toán, bố trí cốt thép cho móng..
m) Tóm tắt tính nền theo TTGH
 Tóm tắt tính nền-móng theo nhóm TTGH I, sẽ phải dùng cặp nội lực nguy hiểm, chỉ

37
kể 1 hoạt tải ngắn hạn tác dụng (thường là gió hay động đất), từ TTTC (tại đáy móng)
kể cả (không được bỏ qua) TLBT móng và đất phủ trên móng.

– Nội dung gồm tính nền theo sức chịu tải (khi móng đặt trên đá các loại hay đất rất
cứng) và tính nền theo khả năng chống lật, trượt (khi công trình rất cao hay đặt trên
mái dốc) - ở ĐAMH này không có, nên không cần xét.
 Tính nền theo nhóm TTGH II, vẫn cặp nội lực đó, nhằm xác định kích thước đáy móng,
theo phương án móng đã chọn:

– Với móng nông, điều kiện là khống chế áp lực đất (do tổ hợp các TTTC nêu trên) cực đại,
không vượt quá 1,2Rc; áp lực cực tiểu nên dương (≥ 0). ĐAMH sẽ phải thực hiện theo
nội dung này.
– Với móng sâu, đài thấp (là phổ biến), điều kiện để khống chế là tính toán chọn loại cọc,
kích thước tiết diện, chiều dài, giải pháp thi công… để tìm được kích thước đài cọc và
khống chế độ lún không vượt giới hạn cho phép. Nếu ĐAMH cần nâng cao, có thể chọn
nội dung này.
– Để tránh trùng lặp nhiều với ĐAMH Nền và Móng, ở ĐAMH này, cho phép đơn giản hóa
là không tính toán lún, lún lệch, nghiêng cho móng (là những nội dung liên quan của việc
tính nền theo TTGH II) mà thực tế buộc phải thực hiện khi tính móng hoàn chỉnh.
 Tính móng theo nhóm TTGH I, sẽ phải dùng cặp nội lực nguy hiểm nhất từ tổ hợp các
TTTT (tại đáy móng), không kể TLBT móng và đất phủ trên móng.
Nội dung gồm tính chiều cao móng, chiều cao bậc móng (nếu có), tính và bố trí cốt thép
cho móng (theo cả 2 phương).

– Chỉ tính móng theo nhóm TTGH II đối với móng lắp ghép (ĐAMH sẽ sử dụng phương
án thiết kế phổ biến là móng toàn khối) – không cần tính.

– Tính toán để xác định nội lực trong móng đơn, móng phối hợp, móng băng 1 phương, 2
phương giao nhau… (nếu phải sử dụng phương án móng này mới hợp lí); thậm chí là móng
bè (đặc hay có sườn).- Phần mềm SAFE sẽ giúp tự động hóa việc tính toán này

– Tính toán và bố trí cốt thép cho móng (trên nền thiên nhiên).
+ Với móng đơn: bố trí thép cho bản móng theo 2 phương.
+ Với các móng trên nền thiên nhiên khác: tính thép cho dầm móng và cánh móng. Riêng
móng bè có sườn, cần tính thêm thép cho bản móng, sườn móng 2 phương.
 Vị trí móng cụ thể phải tính toán có thể được giao trực tiếp từ đầu trong nhiệm vụ ĐAMH. Thường
sẽ là những móng đỡ khung đã tính toán trước đó; không nhất thiết phải tính cho tất cả các móng
n) Thể hiện các bản vẽ, thống kê cốt thép, hàm lượng thép cho các cấu kiện. Xem bảng vẽ mẫu
(gợi ý) ở cuối phần ví dụ tính toán (phần 3,4). ĐAMH bình thường, cần đến 2 bản vẽ A1 và nếu
có phần nâng cao, số lượng bản vẽ sẽ nhiều hơn. (AUTOCAD – bắt buộc). Gợi ý bố cục các

38
bản vẽ ĐAMH được nêu lên ở phần 2.
Phần thống kê cốt thép sẽ có hướng dẫn chi tiết ở phần 2.
o) Thuyết minh ĐAMH (có thể in cả 2 mặt, tiết kiệm giấy), gồm các nội dung đã thiết kế, tính toán
– kể cả phần nâng cao (nếu có) và phải thuyết minh theo trình tự tính toán đã nêu.

VII. TRÌNH TỰ TÍNH TOÁN CỤ THỂ CỦA ĐAMH CÓ QUY MÔ NHÀ PHỐ, BIỆT
THỰ:

1) Đặc điểm thiết kế nhà phố:

Nhà phố (từng nhà riêng rẽ, liền kề nhau trong các khu phố hiện hữu trong các DA mới), thường
có những điểm sau:
 HCL (móng, cột, tường biên) nên độc lập nhau.
 Chiều cao tầng trệt (không lững) thường không quá 4,8M.
(phần có lững) thường không quá 2,6M và lững 2,2M, hay thay đổi
sao cho tổng số chiều cao tầng trệt không quá 4,8M.
 Nền tầng trệt thường cao hơn vỉa hè khu vực (hiện hữu), cho phép không quá 1,2M, kể cả
khi có tầng hầm.
 Bề rộng (khẩu độ) thường 2,85M (nhà phố hiện hữu)
46M (nhà phố của dự án)
Nhà phố có thể thông nhau bằng nhiều căn liên tục, khi có yêu cầu sử dụng
 Quy mô thường gặp là:
1 trệt; 2 – 5 lầu
1 trệt, 1 lửng; 2 – 4 lầu

Việc nhà phố có hầm hay không, còn tùy vào khẩu độ và diện tích xây dựng cho phép của
tầng trệt. thường nhà phố khẩu độ lớn (1-3 căn phố hay 1-3 nền chia lô), làm hầm sẽ tiện dụng
hơn là diện tích nhỏ

Quy mô xây dựng nhà phố, tùy vào lộ giới của đường (hay hẻm); lộ giới càng lớn, số tầng
(hay độ cao xây dựng) được cấp giấy phép sẽ càng cao. Cụ thể, xem ở QCVN 01-2010. Tại Tp
HCM, tham khảo:
– QĐ 135/2007/ QĐ-UBND ngày 8/12/2007
– QĐ 45/2009/QĐ-UBND ngày 3/7/2009
Việc nhà phố có bố trí thang máy hay không, theo quy định là khi số tầng lớn hơn 5.
Thực tế, tùy yêu cầu sử dụng, nhỏ hơn 5 tầng có khi vẫn bố trí thang máy.
Thang máy có xuống đến hầm hay không, cũng tùy vào nhu cầu của chủ hộ.
 Trước đây, có những khu phố xây dựng liền kề nhau, chủ đầu tư đã tiết kiệm, để từng nhà
đều có móng cột, tường bao che chung nhau. Điều này rất bất tiện trong quá trình sử dụng
bình thường, lỡ nếu có một trong các hộ có nhu cầu cơi nới lâu dài về sau, nên hiện nay
không còn phổ biến nữa.
 Hai dãy nhà phố đâu lưng nhau, thường có 1 hành lang chung không được chiếm dụng. để
thoát hiểm và đặt hệ thống hạ tầng chung. Còn gọi là “Thông hành địa dịch”
 Nhà phố theo quy định Luật nhà ở (2014):

39
– Hiện hữu, cần cải tạo hay xây dựng mới, chủ căn hộ có thể tiến hành thuê thiết kế và xin
giấy phép xây dựng.
– Thuộc những DA bất động sản, chủ đầu tư của DA phải tổ chức thi công (phần thô hay cả
phần hoàn thiện), để đồng bộ theo QH của DA, bán và bàn giao cho chủ sử dụng (người
mua). Chủ sử dụng không được tự tổ chức thiết kế, thi công.
 Đối với nhà liên kế phố, theo quy định hiện hành:
– Phần móng không được vươn ra khỏi ranh đất đã có quyền sử dụng.
– Phần ban công các tầng có độ vươn cho phép tối đa tùy vào lộ giới đường (hay hẻm), tham
khảo QCVN 01-2010.
– Tầng hầm nếu đoạn nhô lên khỏi vỉa hè thấp hơn phần hầm dưới vỉa hè, được xem là tầng
hầm. ngược lại được xem là 1 tầng của nhà phố.
– Tầng hầm được xây dựng mở hết ranh đất (100% diện tích đã có quyền sử dụng).
– Cửa sổ các tầng trên, nếu nhà phố cao hơn các nhà lân cận, chỉ được trừ cửa sổ (lùa) nếu
khoảng cách từ tầng biên nhà phố đó cách tầng biên nhà lân cận tối thiểu 2M.
– Việc có được trổ cửa sau hay không, tùy vào QH của khu phố và giấy phép xây dựng được
cấp.
– Theo TT05/2015 TT-BXD: Nếu nhà ở có tổng diện tích sàn xây dựng không quá 250M2
hay dưới 3 tầng hay có chiều cao dưới 12M, chủ nhà được tự thiết kế, tự tổ chức thi
công. Không đạt yêu cầu trên, nhưng dưới 7 tầng, chủ nhà phải thuê thiết kế và nhà thầu
thi công đủ năng lực để thực hiện.
Nếu ≥ 7 tầng, phải có khảo sát địa chất (KSĐC)và BV thiết kế còn phải được thẩm
định bởi chính quyền theo phân cấp và phải lập hồ sơ hoàn công để cơ quan QLNN
có thẩm quyền kiểm tra, trước khi đưa công trình vào sử dụng.

Hình 14: Một dãy nhà phố

40
Hình 15: Quy hoạch một khu biệt thự

2) Đặt điểm thiết kế biệt thự.


 Biệt thự là khối nhà thấp tầng, diện tích MB lớn, tọa lạc trên một lô đất mà cả 4 phía
thường có sân trống, gồm:
 Biệt thự đơn lập: một biệt thự trên lô đất.
 Biệt thự song lập: hai biệt thự kề nhau trên lô đất., thường có bố cục đối xứng (cả
MB, hình khối).
Và còn nhiều biến tướng khác nữa, với đa dạng kiểu dáng trên thực tế.

 Quy mô của biệt thự thường là 1 trệt, (12) lầu; có hay không có tầng lững nhưng có thể có
tầng tum trên mái. Trong điều kiện VN hầu hết biệt thự đều có hầm, làm chỗ đậu xe.

Diện tích MB các tầng của biệt thự thường lớn hơn nhà phố, diện tích này được tính theo
% diện tích của lô đất. (QCVN 01-2008/BXD)
– Chiều cao tầng trệt thường trên 3,6M; tầng lầu trên 3,3M.
– Nền trệt biệt thự thường cao hơn vỉa hè khu vực; độ cao không quá 1,2M, nhất là khi
có hầm.
– Kết cấu biệt thự chủ yếu là khung không gian.
 Nếu đang là biệt thự cũ, nay muốn phá dỡ để xây dựng lại nhà phố, phải được sự
đồng thuận từ UBNDTP, do yêu cầu phải bảo tồn, ở một số khu vực.

Đối với những DA khu dân cư mới, thường ngoài chung cư, nhà phố, còn hàng loạt biệt thự
được xây dựng và là thương phẩm của thị trường bất động sản.

 Do ranh biệt thự nhỏ hơn ranh lô đất nên biệt thự có thể:
- Có hệ móng vươn ra khỏi ranh biệt thự (còn trong ranh đất)

41
- Có ban công vươn ở các tầng trên, miễn nằm trong mật độ xây dựng đã cho phép.
- Tầng hầm có thể mở rộng hơn biệt thự, hết ranh đất để đủ diện tích sử dụng cần
thiêt.
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật (bể nước đát, hầm phân…)có thể đặt trong khu đất trống
quanh biệt thự.
- Các tầng đều có thể trổ cửa sổ, tạo sự thông thoáng tự nhiên.
3) Lưu ý:
 Để rút ngắn giáo trình này, không lặp lại những nội dung giống nhau, tính toán gần giống
nhau, giữa nhà phố liên kế, biệt thự, nhà công nghiệp, hay nhà kho 1 tầng, nhiều tầng…,
phần sau đây sẽ dùng tên gọi chung là nhà phố. Khi thiết kế HCL theo các công năng
khác nhau như đã nêu, sự thay đổi phần tính toán là không đáng kể; dễ suy luận khi thiết
kế.
 Đối với NCN 1 tầng, vượt khẩu độ, có 1 hay nhiều nhịp:
– Hệ dàn thép, hệ dầm BTCT làm mái, hiện rất ít sử dụng, do chế tạo khó khăn, thi công
phức tạp. Riêng dầm BTCT lại có trọng lượng lớn, vận chuyển và lắp càng phức tạp
hơn.
– Hệ dầm thép làm kết cấu mái thường là thép tổ hợp liên kết hàn, do tiết diện ngang
thường có chiều cao lớn, momen quán tính lớn nên độ cứng của hệ này thường được
xem là tuyệt đối cứng (EJ = ) so với độ cứng của hệ cột đỡ khi đưa vào sơ đồ tính,
giải tìm nội lực. Lúc này hệ dầm còn có tên gọi là rường ngang.
– Hệ dầm mái bằng thép, hệ cột đỡ trong nhiều trường hợp lại bằng BTCT, do dễ thi
công và chi phí thấp. Nếu chiều cao NCN quá lớn hay có cầu trục, lúc đó có thể chọn
hệ cột thép (có vai hay không). Cột BT với rường ngang thép có (EJ = ), sơ đồ phối
hợp này thường được cấu tạo liên kết khớp tại gối tựa, nên không gây ra khó khăn gì
khi xác định nội lực.

42
1 1
– Độ dốc mái thường từ ÷ , không lớn, nên rường ngang xem như nằm ngang; không
8 12
xét lực dọc xuất hiện trong hệ đỡ mái khi nhà chịu tác động của tất cà các tải trọng.
(hình 18)
– Vị trí ngàm của cột vào móng (toàn khối), vẫn xác định như đối với nhà thấp tầng.
Không xét trường hợp cột liên kết với móng.
– Mái lợp tôn (1 lớp; 2 lớp), có lớp các nhiệt; đặt trên hệ thống xà gồ (Purlins) thép cán
hay thép thành mỏng. Liên kết tôn lợp với xà gồ bằng vis hay klipclock (mới).

4) Sơ đồ HCL của nhà phố:


 Phổ biến nhất hiện nay là hệ khung chịu lực :
- Nhà riêng lẽ (căn phố)

Hình 20

Hình : Mặt bằng kiến trúc của nhà phố trệt và lầu

- Nhà riêng lẽ, 2 lô đất liền kề

Hình : MB kiến trúc của tầng trệt và lầu 1

- Nhà biệt thự

Mặt bằng trệt

Mặt bằng lầu

hình 19: MB kiến trúc của tầng trệt và lầu 1

43
Mặt bằng hầm

Mặt bằng trệt

Mặt bằng lầu

Hình 20: MB kiến trúc trệt và lầu của biệt thự

44
 Nhà kho NCN 1 tầng BTCT:
- NCN (nhẹ), nhà kho theo yêu cầu tận dụng không gian; thiết bị sản xuất gọn nhẹ
và hàng xếp trong kho được xếp dỡ tự động, trong tương lai ngắn sẽ sử dụng kết
cấu khung ít tầng, thay vì nhà công nghiệp, nhà kho 1 tầng như hiện nay.
- Nếu NCN có cầu trục, sức trục nhỏ, cột đỡ BTCT lúc này cũng có 2 đoạn cột
trên, dưới (như cột NCN KCT của ĐAMH KCT2). Không đi sâu trong ĐAMH
này vì ít gặp
- Một ví dụ điển hình cho nhà kho 5 tầng, theo công nghệ xếp-dỡ tự động, dần phổ
biến được mô tả trong hình 21 sau:
Xe container (sẽ vận chuyển đẻ giao và nhận hàng) được chạy lên từng tầng, theo những
???? dối rộng, hai chiều, và các kệ chứa hàng được thiết kế là KCT nhẹ; quản lý việc xếp
dỡ tự động hóa (mô hình tự động của Mỹ, Đức)

Hình 21:

45
5) Xác định sơ bộ kích thước tiết diện HCL.

 Kích thước hệ dầm, sàn các tầng và cột của nhà phố các loại, chọn theo những công
thức như đã nêu ở phần NTT – Thường ít gặp dầm-sàn có khẩu độ lớn nên tiết diện
chọn một lần, thường thấy
Hay gặp nhất các kích thước sau cho nhà phố, biệt thự
- Sàn 8-12CM
- Dầm 20x30 đến 25x25CM
- Cột 20x20 đến 25x40; không chọn dạng cột T, L, I

 Kích thước cột của nhà kho, nhà công nghiệp với 1 hay nhiều tầng, sẽ chịu tải gió
chủ yếu (nếu không có cầu trục), xác định như giáo trình BTCT2.

6) Tải trọng tác dụng:


 Tĩnh tải: chủ yếu là TLBT, xác định tương tự như NTT. (đã nêu)
 Hoạt tải đứng:
– Do ít tầng, nên không xét giảm hoạt tải theo chiều cao.
– Đối với NCN với mái bằng, lưu ý HTDH do thiết bị đặt trên mái, đồng thời HT
trên các tầng có thể rất lớn (hơn 10KN/M2), do yêu cầu sản xuất.
– Giá trị hoạt tải thông thường, đã có quy định trong TCVN 2737-95 hay EC1 (Âu
Châu), ASCE 7-10 (Mỹ).
– Hoạt tải trên sàn trệt bắt buộc phải xem xét để tính sàn trệt, khi đắp đất dày hay
NCT, nhà kho hoạt tải lớn.
 Hoạt tải ngang
– Nhà phố liền kế, chỉ cần xác định hướng gió thẳng góc mặt đứng của nhà; hướng
gió các hông hầu hết các trường hợp đều do dãy nhà liên kế gánh, độ cứng rất lớn;
có thể không cần xét khi tính toán.
Đối với nhà phố trong những DA được xây dựng tại nhiều thời điểm khác nhau,
kéo trong thời gian dài, có thể có những nhà phố đứng đơn độc: Phải lưu ý tình
trạng làm việc này để tính gió của phương, nhất là nhà ở vùng duyên hải, gió mạnh
– Đối với nhà biệt thự, do tính biệt lập, phải tính gió tác dụng ở các phía. Không cần
tính các hướng gió xiên, vì ảnh hưởng không nhiều. tương tự cho NCT hay nhà kho
1 tầng.
Đối với NCN hay nhà kho ít tầng, việc xác định cường độ tải do gió hoàn toàn giống
NIT đã nêu.
– Lưu ý khi tính gió trong đô thị, đối với các công trình này, thường tính theo địa
hình C (TCVN 2737-95) do có nhiều vật chắn gió trong nhà
– Nhà phố, biệt thự, NCT hay nhà kho 1 tầng: không cần tính tải động đất (TCVN
9386-12). Đối với NCN, nhà kho ít tầng, tính động đất như phần 2.

46
 Hoạt tải ngang đặt lên lan can, tay vịn: là tải trọng dãy (KN/M). TCVN 2737-95 có
quy định riêng.
7) Xác định nội lực trong nhà phố:
 Đối với nhà phố, biệt thự, HCL thường là sàn có dầm, làm việc 2 phương. Tiết diện
cột vuông, chư nhật.
Đối với NCT và nhà kho ít tầng, nhiều trường hợp cần thông thủy lớn và tự động
hóa trong xếp dỡ nên có thể yêu cầu là thiết kế sàn phẳng hay sàn phẳng có tấm đệm
mũ cột.
 Hầu hết trường hợp hiện nay, nhà phố, biệt thự có KC mái bằng hay mái BTCT dốc
dán ngói. Chỉ NCN, nhả kho 1 tầng mới lợp tôn (1 lớp, 2 lớp)
 Vẫn sử dụng các phần mềm SAFE cho sàn và ETABS cho hệ dầm-cột.
Đặt HT đứng cho tất cả các tầng, các MB; không xét đến việc đặt hoạt tải chi tiết,
như NIT.
 Việc chọn tiết diện các bộ phận HCL để tìm nội lực nguy hiểm nhất, tính toán và bố
trí cốt thép, giống như NIT. Tuy nhiên nếu là nhà dân dụng, hoạt tải nhỏ, nhiều bộ
phận HCL chỉ bố trí thếp cấu tạo là đủ.
 Nếu công trình loại này đặt trên đất đắp dày, tuy hoạt tải đứng ở tầng trệt có là nhỏ;
hiện tượng lún cố kết (CONSOLIDATION) vẫn xảy ra trong thời gian dài, gây lún,
sụt, nứt sàn trệt. khi đó sàn trệt (không hầm) phải thiết kế là sàn BTCT, như sàn các
tầng.
 Nếu là NCN, nhà kho có hoạt tải lớn, (có thể có đất đắp dày), vẫn nên thiết kế sàn
trệt bằng BTCT. Hệ dầm trục giữa đỡ sàn trệt có thể còn có gối đỡ, thậm chí có cọc
BTCT dưới từng gối, theo hệ lưới dầm đã chịu, đảm bảo sự làm việc hữu hiệu, lâu
dài của sàn trệt khi sử dụng về sau.
Rất nhiều NCN, nhà kho bị nứt, võng nặng về sàn trệt, do không lưu ý nội dung này.
 Khi đã có dầm-sàn trệt BTCT đúc toàn khối, hệ này sẽ là bộ phận của HCL của công
trình, nên phải đưa sàn trệt vào tính toán cụ thể.
 Nếu công trình có tầng hầm, HCL phải bao gồm cả hệ cột (vách), đáy hầm. Sàn trệt
lúc này chính là sàn mặt của tầng hầm trên cùng, điều này tương tự như ở NIT, có
tầng hầm.
 Đối với nhà phố, biệt thự, sơ đồ tính thực tế là khung không gian. Tuy nhiên, do thấp
tầng, hoạt tải ngang không lớn; chủ yếu chịu tải trọng đứng nên giá trị M, N, Q của
từng bộ phận của HCL không to, cho phép tính theo khung phẳng – phương khung
phẳng là phương ngắn, trong 2 phương của nhà.
𝐿
Đối với NCN, nhà kho 1 tầng, thường là những công trình dài, có ≥ 2 (hình 6)
𝐵
nên vẫn có thể cho phép tính theo khung ngang (theo nhịp của nhà) và là bài toán
phẳng.
𝐿
Đối với NCN, nhà kho ít tầng, ngược lại, thường < 2, buộc phải tính khung không
𝐵

47
gian, nhất là khi các sàn sẽ chịu hoạt tải lớn, theo yêu cầu.
8) THNL tại các tiết diện cần tính toán.
 Nhà phố, biệt thự, có thể xét khi HCL
TT + HT đứng (có kể sàn trệt hay không)
TT + HT đứng + gió (chính diện) – cho nhà phố
TT + HT đứng + gió (các phương) – cho biệt thự
 NCN, nhà kho 1 tầng: giải khung ngang
TT + HT (sàn, nếu có – và mái)
𝐿
TT + HT + gió (khung phẳng) ≥2
𝐵
𝐿
TT + HT + gió (các phương) khi <2
𝐵
 NCN, nhà kho ít tầng: THTT tương tự như nhà dân dụng ít tầng.
Các THTT trên, chưa xét yếu tố áp lực đất, nước khi công trình có tầng hầm.
Các tải ngang phân bố dọc lan can, cầu thang được tính cục bộ (cho cấu kiện đó)
không cần THTT.
9) Tính toán và bố trí cốt thép (BTCT thường)
 Đối với sàn, vẫn là CKCU, tính như sàn NIT đã nêu.
 Đối với sàn phẳng hay gặp NCN ít tầng, có thể có tấm đệm mũ cột hay không, từ
THNL sẽ tính thép chịu uốn (M) trong sàn và tính toán sàn chống chọc thủng (xem
phần 2).
 Đối với dầm, đại đa số trường hợp không có khẩu độ lớn (ngoại trừ dầm mái NCN,
nhà kho – nhưng lại là KCT), ít gặp dầm bẹt; vẫn chủ yếu là tính như tiết diện chữ
nhật đặt cốt đơn.
 Đối với cột, nhà phố, biệt thự, NCN hay nhà kho 1 tầng: chủ yếu tính như cấu kiện
nén lệch tâm phẳng, do M khống chế thường theo 1 phương (là phương tác dụng của
gió)
 Đối với cột NCN hay nhà kho ít tầng, tùy giá trị nội lực trong THNL, có khi phải
tính toán cột chịu NLT xiên.
 Trong mọi trường hợp, tiết diện cột sẽ đặt thép đối xứng (𝐴𝑠 = 𝐴′𝑠 ) và nếu có phân
bổ theo chu vi, cũng phân bổ đối xứng. không gặp những tiết diện phức tạp như L,
T, cột dạng vách.
10) Tính cầu thang
Tương tự như cầu thang NIT. Riêng đối với nhà biệt thự, nhà phố rộng, do yêu cầu
thẩm mỹ, cầu thang trệt dạng xoắn hay được sử dụng với:
 Dầm cầu thang xoắn, bản là các tấm đan đặc hở.
 Dầm và bản xoắn lượn xoắn
Các phần mềm đều giúp giải được nội lực các dạng khác nhau.
11) Tính móng
 Hoàn toàn giống như móng NIT, nhưng do HT không lớn nên:

48
– Nhà phố, biệt thự, NCN hay nhà kho 1 tầng:
Móng đơn, móng băng (1 phương hay 2 phương) trên nền thiên nhiên
Móng cọc ép (đóng) – thường 1 đài sẽ có 1÷4 cọc không lớn.
– NCN hay nhà kho ít tầng
Móng băng (1 hay 2 phương) – móng bè trên nền thiên nhiên
Móng cọc (ép, đóng, nhồi) – số cọc trong đài tùy theo tải tác dụng
 Sàn trệt NCN hay nhà kho – 1 hay ít tầng: Cần dự kiến sàn trệt diện tích quá lớn, để
thiết kế dầm-sàn trên nền cọc (xem trên) này dự kiến cắt joints cho sàn, để chống
nứt (xem phần 2).
 Phần mềm SAFE cũng là công cụ để giúp xác định nội lực trong các loại móng khác
nhau.

VIII. PHẦN NÂNG CAO ĐAMH

SV có thể đăng ký tập trung (cá nhân hay nhóm), khi đã tìm hiểu môn học BTCT 2 và đã được
giao đề ĐAMH để quyết định theo một trong các giải pháp sau đây:
1) Từng SV tự nguyện thực hiện khối lượng nhiều hay phức tạp hơn để được tự nâng cao
trình độ: Nội dung có thể tự chọn gồm một hay nhiều các nội dung sau đây:
a) Tập phân tích phương án kiến trúc – Áp dụng cho những đề ĐAMH là chung cư.
b) Tính 2 hoặc nhiều phương án sàn, để có kết quả và tự so sánh (kể cả sàn ULT; các
loại sàn khác đã nêu). Đặc biệt nêu thêm phương án sàn phẳng BTCT thường hay
ƯLT, khá phổ biến hiện nay (phải tự đọc thêm về BTƯLT để áp dụng).
c) Thiết kế dầm bẹt (b >> h) cho 1 hệ dầm tầng của công trình. Lưu ý lúc này phải kiểm
tra sự làm việc của HCL theo nhóm TTGH II.
d) Chọn tiết diện cột phức tạp (cột dạng vách, cột L, T …) để nâng cao
e) Tính toán để xác định cốt thép cột theo cấu kiện chịu nén lệch tâm xiên, đặt cốt thép
đối xứng hay tính với tiết diện cột dạng cột vách, T, L, – nếu có. (khi đã chọn nâng cao
theo mục d)
f) THNL theo ASCE (Mỹ) hay EUROCODE 1(Âu Châu), thay vì theo TCVN 2737–95.
Khi đó giá trị các hoạt tải cũng phải chọn và tính toán cột thép theo hệ TC tương ứng,
để đồng bộ.
g) Tính cầu thang bộ (1 tầng điển hình), dạng phổ biến hay cầu thang dạng xương cá, bản
zíc zắc; cầu thang xoắn.
h) Tính hai hay nhiều phương án móng cùng trên nền thiên nhiên để so sánh.
i) Tính thêm phương án móng sâu (cọc ép, cọc nhồi …) dạng đài đơn, đài băng hay đài
bè. Lúc dó GVHD sẽ cung cấp thêm hồ sơ khảo sát địa chất (đất yếu dày) tại địa điểm
giả định xây dựng công trình, để có cơ sở xác định sức chịu tải của cọc. Việc tính lún
của móng lúc này có thể không cần xét, do ĐAMH nền – móng đã làm rồi.

49
j) Tính toán hầm của công trình (giả định phương án 1 hay 2 hầm) – Xác định áp lực đất.
Lúc này, mỗi tầng hầm sẽ cao 2,8m và đáy hầm dưới cùng cũng là cao độ mặt đài cọc
(mặt móng). Nếu có hầm, HCL phải xem tầng hầm là bộ phận cùng làm việc với nó và
việc xác định nội lực sẽ phức tạp hơn. Tầng hầm có thể mở rộng thêm (về các phía) để
đủ chỗ đậu xe, nếu GVHD có yêu cầu.
k) Có thể GVHD sẽ đặt hay bản thân SV cũng có thể tự đặt thêm những nội dung nâng
cao khác. Sự đa dạng của ĐAMH BTCT2 là ở đây.
2) SV muốn thực hiện ĐAMH theo nhóm (2-3 người); nguyên tắc là:
a. Bắt buộc phải làm phần nâng cao, ít nhất là 2 mục (đối với nhóm 2 SV) và 4 mục
(đối với nhóm 3 SV) phải tính toán thêm, trong các mục nâng cao đã nêu ở phần
VIII-1.
b. Bắt buộc phải thiết kế thêm nhà phố (xem ví dụ ở phần 4), theo MB được giao sẵn
cho cả nhóm 2 hay 3 SV.
c. Khối lượng phần nâng cao phải được thống nhất với GVHD từ đầu, khi được giao
ĐAMH chính thức.
3) Thuyết minh phải đầy đủ và số lượng BV- luôn cả phần nâng cao lúc đó sẽ trên 2 tờ A1, vì
phải thể hiện toàn bộ phần tính toán nâng cao đã đăng ký. Nội dung chi tiết BV phần nâng
cao sẽ do GVHD quyết định.
 Từng nội dung nâng cao, GVHD sẽ tổ chức hướng dẫn riêng thêm. Ngoài ra, SV phải tham
khảo môn học và sách giáo khoa được giới thiệu hay tự tìm, đối với những vấn đề kỹ thuật
mới đòi hỏi SV phải có tinh thần tiến thủ, ham học hỏi, yêu thích thiết kế. Ở tài liệu này
chưa nêu chi tiết hơn cho toàn bộ phần nâng cao.
 Khuyến khích hơn nữa SV (hay nhóm SV) chọn phần nâng cao là tính toán công trình cả
tầng hầm; hệ sàn bằng BTƯLT, tính theo các tiêu chuẩn của Mỹ hay Âu Châu…

IX. HƯỚNG DẪN ĐAMH


1) Lịch hướng dẫn và kiểm tra nhiều đợt (bắt buộc) sẽ được GVHD thông báo cụ thể khi giao
đề ĐAMH, để tránh SV cập rập về sau, dễ sinh ra bất cập.
2) SV không dự 50% lần kiểm tra sẽ xem như không thực hiện ĐA này, của học kỳ đó.
3) Thời điểm nộp và bảo vệ ĐAMH chính thức do GVHD quyết định
Các ĐAMH thực hiện cẩu thả, copy bài khác, nội dung không khớp với số liệu của đề; không khớp
giữa thuyết minh với các bản vẽ hay SV không hiểu thuyết minh, bản vẽ của mình khi bảo vệ (!),
đương nhiên xem là không đạt. GVHD có thể ưu đãi điểm môn này đối với các SV nộp trước hạn
hay SV thực hiện có chất lượng phần thiết kế nâng cao.

50
X. PHÂN TÍCH THÊM VỀ CÁC CÔNG TRÌNH THỰC TẾ
 Có 1 hay 2 tầng hầm; tầng hầm thường mở rộng hơn so với tầng trệt (mở hết ranh đất). Khi đó
sàn trệt là sàn BTCT của nóc hầm trên cùng và phải đưa các KC hầm vào sơ đồ tính cho khung
luôn.
Nếu sàn trệt (khi công trình không hầm) thường là sàn trên đất đắp, dễ gây lún cố kết, khi đó
dầm, sàn trệt phải đúc BTCT như sàn các tầng và phải đưa vào sơ đồ tính luôn từ đầu.
 Hệ đà kiềng: Hay gặp ở nhà phố, khi đất đắp mỏng, không gây lún cố kết; lúc này hệ đà kiền
sẽ chỉ chịu tải của tường ngăn tầng trệt và đóng vai trò giằng các chân cột theo 2 phương, nhằm
tăng độ cứng không gian của khung, chống một phần lún không đều và đà kiềng thường được
tính riêng mà không đưa vào sơ đồ kết cấu khung. Tuy nhiên, tĩnh tải của các tường, vách ngăn
phải được xét khi tính lực nén của cột trần xuống móng.
Đối với công trình, sàn trệt và hệ dầm-sàn BTCT, sẽ không còn đà kiềng và dầm-sàn trệt sẽ là bộ
phận HCL (như đã nêu).
 Xác định chi tiết cấu tạo mái (chống thấm, tạo độ dốc mái, lắp phủ mặt…),tĩnh tải và kết
cấu mái sẽ khác sàn tầng. Mái có thể đặt thiết bị, phải tính tải này (không được bỏ qua) nên
giá trị của tĩnh và hoạt tải mái có thể to hơn giá trị tương ứng ở sàn tầng.
 Có xét đến vách cứng, lõi cứng xung quanh thang máy, thang bộ các tầng, đặc biệt khi cao
tầng ( 9 tầng). Nếu có thang máy, phải lưu ý đến PIT và OH của thang máy (xem phần
trên). Đối với PIT, móng cột tại khu thang máy có thể phải đặt sâu hơn so với các móng
khác và với OH, giá trị lớn nên nhất thiết phải có nóc thang máy. Kích thước thang, các
giá trị OH, PIT, tham khảo các catolog của nhà cung cấp (hay Phụ lục). Đối với ĐAMH,
không quan tâm đến số lượng, loại, kích thước…thang máy mà lấy theo số liệu của MB
kiến trúc.
Đối với NTT, không cần thiết kế vách hay lõi cứng vì sẽ tốn VL. Với tiết diện tối thiểu được
chọn, nhiều trường hợp cốt thép chỉ đặt cấu tạo.
 Phải xét đến tải “dãy”, khi tường xây ngăn phòng, ngăn căn hộ có thể không đúng
theo trục dầm, đặc biệt và phổ biến khi thiết kế sàn phẳng. Trước mắt, gần đúng, cho phép
tăng giá trị tải tường lên sàn bằng hệ số 1.35 khi chuyển toàn bộ tải tường thành tải phân
bố đều lên sàn, nếu trên MB, kiến trúc đã cho có những đoạn tường như thế trên ô bản, hay
khai báo tọa độ và tải dãy, để các phần mềm tự động xử lý khi xác định nội lực (xem phần
2).
 Tính toán, không vẽ biểu đồ bao M, biểu đồ vật liệu mà sẽ cắt, uốn nhanh cốt dọc của dầm,
sàn (như thế nào)
 Tất cả các thông tin về VL; cấu tạo thép; neo thép gối; nối thép cột các tầng, chiều dày lớp bảo
vệ các cấu kiện… thực tế thường thể hiện ở bản vẽ chung, với những quy định cấu tạo chi tiết
mà không trình bày riêng. Trong các bản vẽ thiết kế kết cấu các bộ phận của HCL.

51
 Phải tính dự toán (theo đơn giá chi tiết hay đơn giá tổng hợp), để tìm suất đầu tư, tổng vốn
đầu tư hay so sánh phương án. ĐAMH không thực hiện.

XI. CÁC LƯU Ý KHÁC


 Các kích thước kiến trúc khác mặt bằng, ngoài giá trị đã cung cấp, các kích thước
còn thiếu nếu có, SV có thể đo theo tỉ lệ của MB để xác định vị trí khi cần tính toán
(gần đúng).
 Nếu MB được giao có dạng đối xứng, cho phép chỉ thể hiện bản vẽ 1/2, thậm chí 1/4 MB
(đối xứng 2 phương). Tương tự khi các bộ phận HCL có tính đối xứng
 MB được giao có thể đã thiết kế cột dạng vách để dấu cột bớt trong các mảng tường. Từ
đó SV:
 Chuyển thành cột cổ điển (nếu không nâng cao)
 Giữ nguyên vậy, tính tiếp (nâng cao)
Tương tự, hệ vách, lõi khu cầu thang, để đưa vào sơ đồ tính có thể chuyển thành hệ cột, đặt ở
các góc, thay vì là hệ cứng bằng BTCT do đồ án chỉ là NTT như đã nêu.
 Tiết diện HCL có thể ban đầu đã chọn không phù hợp (quá to hay quá nhỏ), khi tính thép
về sau sẽ quá ít hay quá nhiều cần gia, giảm tiết diện đã chọn ban đầu. Ở ĐAMH, GVHD
có thể cho phép không tính toán lại, ngía là bảo lưu mà không xác định lại tải, nội lực khi
có gia, giảm này (chỉ tính lại cốt thép).
 Ưu tiên sử dụng lưới hàn, khung hàn cho sàn và dầm. Lưu ý là không cần kiểm tra sàn chịu
Q vì luôn thỏa điều kiện được Q từ đầu với chiều dày chịu M hợp lí (nên không bố trí cốt
đai cho các loại sàn toàn khối). Đối với sàn mái, còn có sênô mái, gây M tập trung và
N, không được bỏ qua. Đối với sàn phẳng, buột phải kiểm tra thêm đảm bảo sàn chống
được chọc thủng
 Nếu có những ô sàn không có dạng chữ nhật mà là hình thang, đa giác, có thể đưa về dạng
chữ nhật tương đương, (nếu xác định nội lực bằng bảng tra; để đơn giản tính toán), hay cứ
khai báo trực tiếp để có các giá trị cần tính và bố trí thép theo diện tích thật khi sử dụng
các phần mềm.
 Không khống chế chênh lệch đường kính thép (); chênh lệch diện tích thép chọn so với
kết quả tính (|As|) trong cùng 1 tiết diện ngang của cấu kiện, nhưng kết quả tính toán và
bố trí của thuyết minh, bản vẽ cần đảm bảo chính xác, đúng thực tế.
 Hệ dầm chọn sao cho không xuyên qua các phòng, đặc biệt là phòng khách, phòng ngủ.
Hệ dầm thực tế có thể không nhất thiết phải xuyên qua cột. Nếu do mặt bằng kiến trúc đã
thiết kế có dạng đặc thù, dầm (chính, phụ) tách khỏi cột (không tạo thành nút cứng) đều
được, lúc đó về nguyên tắc, kết cấu làm việc không gian và phải giải khung không gian.
Các phần mềm đều giải được nội lực trong HCL gặp những trường hợp này.
 Tương tự, hệ cột của khung ngang có thể không thẳng hàng (khung không hoàn toàn; khung

52
lệch cột): không thể chuyển thành khung phẳng, vì không phù hợp. Hệ khung lúc đó sẽ
làm việc như khung không gian (2 phương).
 Để tăng diện tích căn hộ, văn phòng, ở tất cả các tầng trên, những cạnh biên, nhịp biên có
thể có những đoạn vươn (console) từ cột biên để đỡ, tường biên. Đầu mút console sẽ đặt
dầm khung (dầm đỡ tường không xuyên qua hệ cột cấu kiện), điều này cho phép và phải
giải khung với dầm không xuyên qua cột như nêu trên. ĐAMH. Có những MB sẽ gặp và
phải xử lý nội dung này.

53

You might also like