You are on page 1of 8

PHỤ LỤC 2

HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY BẢN VẼ

P2-1
HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY BẢN VẼ ĐATN

Hình thức trình bày bản vẽ và khung tên được thực hiện theo quy định của bản vẽ
kỹ thuật cơ khí, TCVN. Ngoài ra, các bản vẽ Đồ án tốt nghiệp cần lưu ý một số điểm
sau.

1. Quy định chung về bản vẽ


Các bản vẽ đồ án tốt nghiệp (gọi tắt là bản vẽ tốt nghiệp) có thể ở dạng sơ đồ,
bản vẽ lắp hoặc bản vẽ chi tiết (bản vẽ tách chi tiết). Mỗi Đồ án tốt nghiệp (ĐATN)
phải có tối thiểu 5 bản vẽ A1 hoặc A0, trong đó bắt buộc phải có ít nhất 1 bản vẽ trình
bày rõ kết cấu của tổng thành hoặc đối tượng được nghiên cứu chuyên sâu.
Số lượng bản vẽ tốt nghiệp (tờ giấy vẽ) được tính theo khổ giấy A1 hoặc A0. Các
bản vẽ nhỏ hơn các khổ giấy trên phải được ghép với nhau để tạo thành 1 bản vẽ khổ
A1 hoặc A0, và được tính là 1 bản vẽ tốt nghiệp. Các bản vẽ tốt nghiệp có thể được
trình bày theo chiều ngang hoặc chiều dọc của tờ giấy vẽ.
Tỉ lệ bản vẽ, các đường nét và chữ viết thể hiện trên bản vẽ phải tuân thủ các quy
định của vẽ kỹ thuật cơ khí.

2. Khung tên
Mỗi bản vẽ tốt nghiệp có 01 (một) khung tên, gọi là khung tên bản vẽ đồ án tốt
nghiệp (hoặc khung tên bản vẽ tốt nghiệp), là nơi ký duyệt của các giáo viên hướng
dẫn, đọc duyệt và đại diện Bộ môn. Khung tên này được đặt ở phía dưới, góc bên phải
của bản vẽ tốt nghiệp.
Có hai loại khung tên được sử dụng trong các bản vẽ là khung tên bản vẽ lắp và
khung tên bản vẽ chi tiết. Mỗi tờ giấy vẽ có thể chỉ có một bản vẽ hoặc gồm nhiều bản
vẽ. Nếu trong một tờ giấy vẽ có nhiều bản vẽ, thì các bản vẽ phải được chia theo quy
định vẽ kỹ thuật: A0, A1, A2, A3,… (ghép các bản vẽ), và mỗi bản vẽ có một khung
tên riêng. Khung tên bản vẽ tốt nghiệp được lấy theo quy ước sau:
- Nếu một khung tên bản vẽ lắp trùng vị trí của khung tên bản vẽ tốt nghiệp thì
khung tên bản vẽ lắp đó được sử dụng làm khung tên bản vẽ tốt nghiệp.
- Nếu khung tên bản vẽ chi tiết trùng vị trí của khung tên bản vẽ tốt nghiệp thì
khung tên bản vẽ chi tiết được đặt sát phía trên khung tên bản vẽ tốt nghiệp.
Nội dung và kích thước khung tên dùng trong bản vẽ lắp được trình bày như hình
vẽ sau (Hình 1):

P2-2
Hình 1. Khung tên bản vẽ lắp
Nội dung và kích thước khung tên dùng trong bản vẽ chi tiết được trình bày như
hình vẽ sau (Hình 2):
20 30 15
5
(10) (2) (3)
8 8

(1)
(11) (4) (5)
32

(7)

8 8
(6) (9)
(8)
5

25
140

Hình 2. Khung tên bản vẽ chi tiết


1, Tên bản vẽ; 2, Tên người vẽ; 3, Ngày, tháng, năm vẽ; 4, Chữ ký người kiểm tra; 5,
Ngày, tháng, năm kiểm tra; 6, Tên trường, lớp; 7, Tỉ lệ bản vẽ; 8, Số thứ tự bản vẽ; 9,
Vật liệu, chi tiết; 10, Dòng chữ “Người vẽ”; 11, Dòng chữ “Người kiểm tra”.

3. Bảng kê chi tiết


Bản vẽ lắp phải có bảng kê chi tiết. Bảng kê chi tiết đặt sát phía trên khung tên
bản vẽ lắp và vẽ theo qui định vẽ kỹ thuật (Hình 3). Một số lưu ý:
- Nếu hết giấy để viết các chi tiết theo bảng kê thì có thể chuyển tiếp bảng kê
sang phía tay trái của khung tên (theo quy định vẽ kỹ thuật cơ khí).
- Bản vẽ mặt bằng của các công trình thì thay tên và viết nội dung tương ứng như
sau: “Khu vực” (hoặc gian sản xuất) thay cho “Tên chi tiết”; “Diện tích” thay cho “Vật
liệu”.

P2-3
Hình 3. Bảng kê chi tiết bản vẽ lắp

4. Tỉ lệ bản vẽ, phông chữ và đường nét trong bản vẽ


- Tỉ lệ bản vẽ phải tuân theo quy định của bản vẽ kỹ thuật cơ khí, bao gồm: Tỉ lệ
thu nhỏ, tỉ lệ nguyên hình, tỉ lệ phóng to. Kí hiệu các tỉ lệ như Bảng 1.
Bảng 1. Kiểu tỉ lệ bản vẽ
TT Kiểu tỉ lệ Kí hiệu
1 Tỉ lệ thu nhỏ 1:2; 1:2.5; 1:4; 1:5; 1:10; 1:15; 1:20; ...
2 Tỉ lệ nguyên hình 1:1
3 Tỉ lệ phóng to 2:1; 2.5:1; 4:1; 5:1; 10:1; 15:1; 20:1; ...
- Phông chữ sử dụng trong bản vẽ là kiểu Arial, nghiêng, chữ thường (Arial)
hoặc hoa (ARIAL). Trong mỗi bản vẽ, chỉ được sử dụng tối đa 3 kích thước chữ.
- Nét vẽ gồm các loại nét vẽ thường được dùng trên bản vẽ cơ khí và ứng dụng
của chúng được quy định theo TCVN (Hình 4). Chiều rộng nét vẽ được kí hiệu là b
(mm) và được chọn theo dãy quy định sau: 0,18; 0,25; 0,35; 0,5; 0,7; 1; 1,4;.... Trên
các bản vẽ khổ A4 hoặc A3, nên chọn b = 0,5mm. Tuy nhiên, các bản vẽ trên máy tính
có thể điều chỉnh bề rộng nét vẽ cho phù hợp với máy in (thường lấy bề rộng nhỏ hơn
các giá trị trên).

P2-4
Hình 4. Quy định về bề rộng của nét vẽ
Nếu vẽ bằng tay, các nét vẽ trên cùng một bản vẽ sau khi tô đậm phải đạt được sự
đồng đều về chiều rộng, độ đen và về cách vẽ (chiều dài nét gạch, khoảng cách giữa
các gạch,...).
Khi hai hay nhiều nét vẽ trùng nhau thì vẽ theo thứ tự ưu tiên sau:
- Nét liền đậm (Đường bao thấy, cạnh thấy);
- Nét đứt (Đường bao khuất, cạnh khuất);
- Nét chấm gạch mảnh (Giới hạn mặt phẳng cắt có hai nét đậm ở hai đầu);
- Nét chấm gạch mảnh (Đường tâm, trục đối xứng, đường chia);
- Nét liền mảnh (Đường kích thước,…);
Trong mọi trường hợp, tâm đường tròn phải được xác định bằng giao điểm của
hai đoạn gạch của nét chấm gạch; các nét đứt, nét chấm gạch phải giao nhau bằng các
gạch.

5. Ghi kích thước, gạch mặt cắt


Cách ghi kích thước và gạch mặt cắt phải theo quy định của TCVN về vẽ kỹ
thuật.
- Tham khảo cách ghi kích thước trong các hình dưới (Hình 5, Hình 6).

P2-5
Hình 5. Ghi kích thước đường tròn

P2-6
Hình 6. Cách ghi kích thướchỗn hợp
Ngoài ra, các kích thước mối ghép, dung sai được ghi theo quy định vẽ kỹ thuật
cơ khí.
- Kí hiệu mặt cắt phải phân biệt giữa các vật liệu kim loại và phi kim. Tham khảo
kí hiệu gạch mặt cắt như bảng sau (Bảng 2).

P2-7
Bảng 2. Kí hiệu mặt cắt vật liệu khác nhau

P2-8

You might also like