You are on page 1of 13

Nguyên tắc chung của bản vẽ đồ án

1. Các bản vẽ trong đồ án là bản vẽ kỹ thuật, tuân theo các quy định, tiêu chuẩn
của Nhà nước Việt Nam về vẽ kỹ thuật
2. Các quy định, tiêu chuẩn vẽ kỹ thuật đã được giảng dạy trong các học phần Vẽ
kỹ thuật, Đồ hoạ cơ bản, Đồ hoạ kỹ thuật,… của trường Đại học Bách Khoa Hà
Nội. Sinh viên có thể tham khảo thêm trong các giáo trình của trường Đại học
Bách Khoa Hà Nội và các trường kỹ thuật khác cũng như các tài liệu về quy
định, tiêu chuẩn vẽ kỹ thuật do Nhà nước Việt Nam ban hành.
3. Các quy định, tiêu chuẩn vẽ kỹ thuật của Việt Nam thay đổi theo thời gian theo
hướng tiếp cận tiêu chuẩn quốc tế ISO. Do hạn chế của sinh viên trong việc
cập nhật nên cho phép tuỳ chọn sử dụng tiêu chuẩn cũ hoặc mới.

Một số điểm lưu ý về bản vẽ đồ án


1. Bản vẽ sơ đồ công nghệ
1.1. Tỷ lệ
Bản vẽ sơ đồ công nghệ không yêu cầu tỷ lệ chính xác (không biểu diễn hình
học thực). Tuy nhiên kích thước các thiết bị trên bản vẽ phải có độ tương
quan nhất định với kích thước thiết bị thật, hình vẽ các thiết bị nhỏ không lớn
hơn các thiết bị lớn. Có thể tham khảo bảng tỷ lệ sau (dựa trên tài liệu [1])

Kích thước thật, m 0,1 0,2 0,45 0,8 1 1,6


Kích thước trên bản vẽ, mm 7,5 10 12,5 15 17,5 20

Kích thước thật, m 2 3 21 76 150 300


Kích thước trên bản vẽ, mm 22,5 25 50 76 100 125

1.2. Khổ giấy


Bản vẽ sơ đồ công nghệ dựng trên khổ giấy A4 (210x297). Tuy khổ A4 chỉ
cho phép dựng bản vẽ theo chiều dọc (TCVN 2 – 74, TCVN 7285 : 2003)
nhưng do đặc điểm của sơ đồ công nghệ nên cho phép vẽ trên khổ giấy A4
ngang tức là đặt khung tên trên cạnh dài.

1.3. Khung bản vẽ


Khung bản vẽ có thể theo tiêu chuẩn cũ được giảng dạy trong trường Đại học
Bách Khoa từ trước hoặc theo tiêu chuẩn mới. Cụ thể như sau:
1.3.1. Tài liệu [2]
Khung bản vẽ bằng nét liền đậm cách lề giấy 5 mm, nếu bản vẽ đóng thành
tập thì khung bản vẽ cách lề bên trái 25 mm.

1.3.2. TCVN 7285 : 2003


Khung bản vẽ bằng nét liền rộng 0,7 mm cách lề giấy 10 mm, riêng lề bên trái
cách 20 mm.
Khung bản vẽ theo TCVN 7285 : 2003 phải có dấu định tâm và lưới toạ độ:
 Lưới toạ độ vẽ bên ngoài khung bản vẽ chia tờ giấy thành các miền, mỗi
miền tham chiếu bằng các chữ cái viết hoa từ trên xuống dưới và các chữ
số từ trái sang phải. Chiều dài mỗi miền 50 mm bắt đầu từ trục đối xứng
của tờ giấy đã xén, sai lệch do chiều dài cạnh của khung bản vẽ không
chia hết cho 50 được đưa vào các miền ở góc. Đối với khổ giấy A4 cạnh
ngắn chia thành 4 miền, cạnh dài chia thành 6 miền. Lưới toạ độ rộng 5
mm, vẽ bằng nét liền rộng 0,35 mm, chiều cao chữ viết trong lưới toạ độ
là 3,5 mm.
 Dấu định tâm đặt ở cuối 2 trục đối xứng của tờ giấy đã xén với dung sai
đối xứng 1 mm. Hình dáng dấu định tâm chọn tự do nhưng nên vẽ bằng
nét liền rộng 0,7 mm, bắt đầu từ mép ngoài lưới toạ độ và kéo dài 10 mm
vượt qua khung bản vẽ.
Bản vẽ sơ đồ công nghệ vẽ trên giấy đã xén nên không cần dấu xén.
1.4. Khung tên
Khung tên vẽ theo mẫu sau (phần Vật liệu và Tỷ lệ bỏ trống):

1.5. Thiết bị và đường ống


 Sơ đồ dây chuyền công nghệ có thể thể hiện hình chiếu thật (đã đơn giản
hoá) của thiết bị hoặc thay bằng ký hiệu tiêu chuẩn. Ví dụ:

Bơm ly tâm Van 1 chiều


 Đường ống dẫn nguyên liệu, sản phẩm trên sơ đồ dây chuyền công nghệ
chỉ cần thể hiện bằng 1 nét vẽ, không cần vẽ toàn bộ hình chiếu đường
ống, không cần thể hiện các chi tiết ghép nối (ren, mặt bích,…).
 Đường kính ống thể hiện qua bề dày nét vẽ, chỉ phân thành 2 cấp:
Đường ống chính – nét liền đậm
Đường ống phụ – nét liền mảnh
 Bản vẽ sơ đồ dây chuyền công nghệ không yêu cầu thể hiện các thiết bị đo
lường và điều khiển.
 Lưu ý không vẽ đường ống bằng nét đứt là ký hiệu đường điện.

2. Bản vẽ lắp
2.1. Lưu ý chung về bản vẽ lắp
2.1.1. Phân biệt bản vẽ lắp và bản vẽ chi tiết [2]
Bản vẽ chi tiết là tài liệu làm cơ sở để chế tạo chi tiết máy (gồm 3 công đoạn:
chế tạo phôi, gia công cơ khí, gia công lần cuối) còn bản vẽ lắp là tài liệu làm
cơ sở để lắp ráp các chi tiết máy đã được chế tạo. Do đó nội dung bản vẽ chi
tiết và bản vẽ lắp có 1 số điểm khác nhau:
Bản vẽ chi tiết Bản vẽ lắp
Biểu diễn Các hình biểu diễn đủ để diễn tả Các hình biểu diễn đủ để diễn tả
hình dạng hình dạng bên ngoài và bên hình dạng của tất cả các chi tiết
trong của chi tiết. thuộc vật lắp.
Kích Tất cả các kích thước phản ánh Một số có hạn các kích thước
thước độ lớn của chi tiết. Cách cho và cần cho việc lắp ráp.
ghi kích thước phù hợp với yêu Nói chung không ghi kích thước
cầu chế tạo, kiểm tra chi tiết. từng chi tiết trên bản vẽ lắp.
Yêu cầu Các sai lệch cho phép khi chế Các chỉ tiêu kỹ thuật của sản
kỹ thuật tạo chi tiết (dung sai kích phẩm và các điều kiện kỹ thuật
thước, dung sai hình dạng,…), khi lắp ráp chi tiết: dung sai vị
yêu cầu gia công lần cuối, nhám trí các bề mặt, mối ghép (ren,
bề mặt,… hàn, ghép chặt,…)
Lưu ý một sản phẩm hoàn chỉnh được lắp không chỉ từ các chi tiết mà còn từ
các phần cấu thành ghép (nhóm hoặc bộ phận theo TCVN 3818 – 83) tức là
các cụm chi tiết đã được lắp từ trước. Nếu các phần cấu thành ghép này đã có
bản vẽ lắp riêng thì trong bản vẽ lắp chung chúng được coi như chi tiết và
không tập trung thể hiện cấu tạo và các yêu cầu kỹ thuật lắp ráp bên trong của
cấu thành ghép.

2.1.2. Các phiên bản của bản vẽ thiết kế thiết bị hoá chất
Các bản vẽ thiết kế thiết bị hoá chất (bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp ráp) thường
có tối thiểu 2 phiên bản:
 Phiên bản thứ nhất do kỹ sư thiết bị hoá chất lập thể hiện các thông tin
thiết kế đảm bảo chức năng công nghệ của thiết bị như hình dáng, kích
thước, thông tin cơ bản về lắp ráp, các dung sai cho phép dựa trên yêu cầu
công nghệ.
 Phiên bản thứ hai do kỹ sư cơ khí phát triển từ phiên bản thứ nhất bổ sung
các thông tin về yêu cầu kỹ thuật chế tạo thiết bị như dung sai chế tạo, độ
nhám bề mặt, yêu cầu nhiệt luyện, quy cách các mối ghép (tiêu chuẩn mối
hàn, gia công lỗ ren,…), yêu cầu thử máy,…

Bản vẽ lắp trong đồ án là phiên bản thứ nhất.

2.1.3. Các quy ước đơn giản hoá bản vẽ lắp ([2] – 78, [3] - 176)
 Không vẽ các vát góc, rãnh thoát dao, góc lượn, khía nhám,…
 Khi có nhiều lỗ, bộ bu lông,… kích thước như nhau và phân bố đều thì chỉ
vẽ đầy đủ ở 1 vị trí và vạch tâm/trục cho các vị trí còn lại.
 Tháo bỏ 1 vài chi tiết trên hình biểu diễn bổ sung nếu không cần thiết. Ví
dụ không vẽ tay vặn, nắp, vách ngăn,… để nhìn rõ các chi tiết phía sau.
Phải ghi rõ chi tiết nào không vẽ.
 Trên hình cắt cho phép không cắt 1 cụm chi tiết nào đó vì cả cụm đã được
biểu diễn rõ ở các hình khác rồi.
 Một vài hình biểu diễn có thể vẽ không đầy đủ, giới hạn là nét lượn sóng.
 Cho phép vẽ riêng ra trên bản vẽ lắp các hình biểu diễn bổ sung của 1 vài
chi tiết chưa được thể hiện rõ ở hình biểu diễn chung.
 Để tiết kiệm thời gian và diện tích vẽ, các vật thể đối xứng có thể chỉ vẽ
một nửa thay cho vẽ toàn bộ. Đường trục đối xứng được đánh dấu tại hai
đầu bằng hai nét mảnh, ngắn, song song với nhau và vẽ vuông góc với
trục đối xứng.

2.1.4. Các trường hợp không biểu diễn hình học thực
 Hai bề mặt tiếp xúc biểu diễn bằng 1 nét liền đậm. Nếu cần nhấn mạnh độ
hở giữa 2 bề mặt thì vẽ 2 nét liền đậm cách nhau xa hơn thực tế.
 Hai mặt cắt hẹp dưới 2 mm liền kề nhau thì tô đen thay vì gạch mặt cắt và
vẽ cách nhau 0,7 mm dù thực tế 2 mặt cắt sát nhau.

2.2. Tỷ lệ, khổ giấy, khung bản vẽ và khung tên


Bản vẽ lắp vẽ trên khổ giấy A1 đặt dọc (594x841). Khung bản vẽ giống như
bản vẽ sơ đồ công nghệ. Nếu chọn khung bản vẽ theo TCVN 7285 : 2003 thì
lưới toạ độ chia thành 16 miền theo cạnh dài và 12 miền theo cạnh ngắn.
Các hình vẽ trong bản vẽ lắp phải theo tỷ lệ chính xác (biểu diễn hình học
thực). Các tỷ lệ ưu tiên sử dụng trên bản vẽ kỹ thuật theo TCVN 7286 : 2003

50 : 1 20 : 1 10 : 1 5:1 2:1 1:1

1:2 1:5 1 : 10 1 : 20 1 : 50 1 : 100

1 : 200 1 : 500 1 : 1000 1 : 2000 1 : 5000 1 : 10000


Tỷ lệ phải chọn phù hợp sao cho diện tích hình vẽ chiếm trên 50 % diện tích
tờ giấy, tốt nhất trong khoảng 80 – 85 % diện tích tờ giấy. Các trường hợp
ngoại lệ không biểu diễn hình học thực được quy định rõ trong TCVN.
Khung tên vẽ theo mẫu sau:
2.3. Nét vẽ
2.3.1. Bề rộng nét vẽ
Bề rộng nét vẽ có thể theo tiêu chuẩn cũ TCVN 8 – 85 hoặc theo tiêu chuẩn
mới TCVN 8 – 20 : 2002 (thay thế cho TCVN 8 – 1993)
a) TCVN 8 – 85
Bề rộng các nét s, s/2, s/3 chọn xấp xỉ trong dãy quy định:

0,18 0,25 0,35 0,5 0,7 1 1,4 2


Trong đó: Bề rộng s: nét liền đậm
Bề rộng s/2: nét đứt, nét chấm gạch đậm
Bề rộng s/3: nét liền mảnh, nét chấm gạch mảnh, nét lượn
sóng, nét hai chấm gạch
b) TCVN 8 – 20 : 2002
Về bề rộng nét vẽ, TCVN 8 – 20: 2002 chia thành 3 loại: nét mảnh bề
rộng s/2, nét đậm bề rộng s, nét rất đậm bề rộng 2s.
Bề rộng nét vẽ chọn trong dãy:

0,13 0,18 0,25 0,35 0,5 0,7 1 1,4 2


Như vậy TCVN 8 – 20 : 2002 đã tách biệt bề rộng và loại nét (liền, đứt,
chấm, chấm gạch,…). TCVN 8 – 20 : 2002 quy định 15 loại nét, chiều dài
các phần tử của nét vẽ phụ thuộc vào bề rộng nét vẽ như sau:

Phần tử nét vẽ Chiều dài Phần tử nét vẽ Chiều dài


Chấm ≤ 0,5 s Gạch ngắn 6s
Khoảng hở 3s Gạch 12 s
Khoảng hở lớn 18 s Gạch dài 24 s
Lưu ý giao điểm của các nét không phải nét liền: Nếu nét có phần tử gạch thì
giao điểm phải nằm trên gạch, nếu nét chỉ có phần tử chấm thì giao điểm phải
nằm trên chấm:
Sai Đúng

2.3.2. Công dụng của nét vẽ


Các tiêu chuẩn cũ và mới về công dụng của nét vẽ nói chung không mâu
thuẫn nhau (lưu ý nét cắt). Sau đây liệt kê công dụng của 1 số nét vẽ phổ biến
theo TCVN 8 – 24 : 2002
a) Nét liền mảnh: giao tuyến tưởng tượng, đường kích thước, đường gióng,
đường dẫn và đường chú dẫn, đường gạch mặt cắt, đường bao mặt cắt
chập, đường tâm ngắn, đường chân ren, chỉ dẫn gốc và đầu của đường
kích thước, đường chéo để chỉ phần mặt phẳng, đường uốn trên phôi và
chi tiết gia công, đường bao phần hình trích, đường để chỉ các phần tử lặp
lại, đường chuyển tiếp sang mặt côn, đường thẳng chiếu, đường lưới.
Nét lượn sóng và nét dích dắc (đây là các nét liền mảnh nhưng được vẽ
lượn sóng hoặc dích dắc không thể hiện đường nét thực trên vật): giới hạn
hình chiếu riêng phần, chỗ cắt lìa, mặt cắt hoặc hình cắt, nếu giới hạn này
không phải là đường trục hoặc đường tâm. Hai loại nét vẽ này công dụng
như nhau, trên 1 bản vẽ chỉ dùng 1 trong 2 loại.
b) Nét liền đậm: cạnh thấy, đường bao thấy, đường đỉnh ren, đường giới hạn
chiều dài đoạn ren đầy, đường biểu diễn chính trên các sơ đồ, bản đồ, lưu
đồ, đường hệ thống (khung, dàn trong kết cấu thép), thân mũi tên ở hình
cắt và mặt cắt.
c) Nét đứt mảnh: cạnh khuất, đường bao khuất.
d) Nét đứt đậm: khu vực cần xử lý bề mặt.
e) Nét chấm gạch mảnh: đường tâm, đường trục, vòng tròn chia của bánh
răng, vòng tròn đi qua tâm các lỗ phân bố đều (thực chất là đường tâm nối
liền của các vòng tròn).
f) Nét chấm gạch đậm: khu vực cần xử lý bề mặt, vị trí mặt phẳng cắt.
g) Nét 2 chấm gạch mảnh: đường bao của chi tiết liền kề, vị trí tới hạn của
các chi tiết chuyển động, đường trọng tâm, đường bao ban đầu trước khi
cần tạo hình, các chi tiết phía trước mặt phẳng cắt, đường bao phạm vi
hoạt động, đường bao phần gia công tinh bên trong phôi, khung của vùng
ghi đặc tính kỹ thuật, miền dung sai chiếu.
Nói chung nét liền đậm thể hiện các đường nét nhìn thấy trên vật thực. Các
nét khác thể hiện các đường không nhìn thấy trên thực tế nhưng được vẽ thêm
vào để bổ sung thông tin cho bản vẽ như đường trục, đường kích thước, nét
khuất,…
2.4. Mặt cắt – hình cắt
Lưu ý phân biệt mặt cắt và hình cắt, không cắt dọc gân đỡ, tay nắm, các chi
tiết đặc như trục, nan hoa, bi,… các chi tiết lắp xiết như chốt, bu lông, vít,
đinh tán, đai ốc, vòng đệm,…

2.4.1. Sử dụng đúng ký hiệu vết cắt (nét cắt) và ghi chú
Xem tài liệu [2] trang 24, 25, 26, 30. Lưu ý tiêu chuẩn cũ ký hiệu vết cắt bằng
nét liền đậm. Tiêu chuẩn mới TCVN 8 – 40 : 2003 ký hiệu nét cắt bằng nét
chấm gạch đậm nếu chỉ vẽ hai đầu mặt phẳng cắt hoặc nét chấm gạch mảnh
nếu vẽ suốt chiều dài mặt phẳng cắt.

2.4.2. Gạch mặt cắt


a) Ký hiệu vật liệu: theo TCVN 7 – 78:

b) Sử dụng nét liền mảnh:


 Theo tiêu chuẩn TCVN 7 – 78, các đường gạch mặt cắt cách nhau 0,5
÷ 2 mm, nghiêng 45O so với đường nằm ngang, trường hợp mặt cắt
có đường bao nghiêng 45O thì đổi phương gạch nghiêng 60O hoặc 30O.
 Theo tiêu chuẩn mới TCVN 8 – 50 : 2005, các đường gạch mặt cắt
cách nhau tối thiểu 0,7 mm, khoảng cách giữa các đường tỉ lệ với kích
thước diện tích được gạch. Theo TCVN 8 – 50 : 2005 được gạch mặt
cắt nghiêng 45O so với đường bao hoặc trục đối xứng của mặt cắt
hoặc hình cắt, có thể thay 45O bằng góc nghiêng khác phù hợp hơn.
c) Tô đen: TCVN 8 – 50 : 2005 cho phép tô đen những mặt cắt quá hẹp,
TCVN 7 – 78 quy định tô đen mặt cắt hẹp dưới 2 mm. Trường hợp 2 mặt
cắt hẹp liền kề nhau, do tô đen nên sẽ không phân biệt được, TCVN 8 –
50 : 2005 quy định vẽ các mặt cắt này tách rời nhau 1 khoảng tối thiểu 0,7
mm. Trường hợp này không biểu diễn hình học thực.
d) Mối hàn: TCVN 3746 – 83 quy định cách vẽ mặt cắt mối hàn, sinh viên
có thể tham khảo hướng dẫn trong tài liệu [2] – 50 hoặc chi tiết hơn trong
[3] – 130. Dưới đây tóm tắt 1 số điểm cần lưu ý:
 Không gạch mặt cắt, không tô đen mặt cắt mối hàn;
 Đường bao mối hàn vẽ bằng nét liền đậm;
 Đường bao của chi tiết nằm trong mặt cắt
mối hàn (là đường bao vốn có của chi tiết
nhưng đã bị nóng chảy khi hàn) vẽ bằng nét
liền mảnh.

Trên bản vẽ lắp hoàn chỉnh, mối hàn phải có ký


hiệu quy ước kèm theo thể hiện các thông tin:
tiêu chuẩn mối hàn, loại mối hàn, hình dạng
mép vát và đặc tính mối hàn, kích thước mặt cắt
mối hàn,… Chi tiết về ký hiệu quy ước mối hàn
có trong các tiêu chuẩn quốc gia về mối hàn như
TCVN 1091 – 75 về mối hàn hồ quang điện thủ
công hoặc trong các tài liệu chuyên ngành về kỹ
thuật hàn.

Do sinh viên làm đồ án chưa được học chuyên sâu về kỹ thuật hàn và đây
là bản vẽ lắp phiên bản thứ nhất nên không yêu cầu ký hiệu mối hàn.

2.5. Kích thước


Trên bản vẽ lắp không thể hiện tất cả các kích thước mà chỉ thể hiện các kích
thước thuộc 3 nhóm sau (tham khảo thêm các tài liệu [2, 3, 4]:
 Kích thước bao: kích thước khuôn khổ (hay kích thước choán chỗ), kích
thước giới hạn chuyển động của các chi tiết,… cho biết khoảng không
gian các bộ lắp ráp chiếm chỗ. Các kích thước này không ghi dung sai.
 Kích thước khoảng cách các trục, tâm: Các kích thước này có thể ghi
dung sai hoặc không tuỳ theo từng trường hợp. Ví dụ khoảng cách giữa
các trục bánh răng phải ghi kèm dung sai nhưng khoảng cách giữa các
trục truyền động bằng xích, đai không cần ghi dung sai do có thể điều
chỉnh được.
 Kích thước lắp ráp: Các kích thước này bắt buộc phải ghi dung sai, tiêu
chuẩn và cách ghi dung sai tuỳ thuộc từng loại mối ghép được quy định
trong hệ thống tiêu chuẩn quốc gia (ví dụ TCVN 2244 – 91, TCVN 2245
– 91,…) và có thể tham khảo trong các tài liệu cơ khí.
Đối với bản vẽ lắp thực hiện trong đồ án, do đây là phiên bản thứ nhất nên
không yêu cầu ghi dung sai. Các quy tắc ghi kích thước tuân theo TCVN
7583 – 1 : 2006 và đã được giảng dạy trong các học phần Vẽ kỹ thuật, Đồ hoạ
cơ bản, Đồ hoạ kỹ thuật,… sau đây chỉ nhắc lại 1 số quy tắc chung trong
TCVN 7583 – 1 : 2006:
 Tất cả các kích thước, ký hiệu, chú giải phải được ghi trên bản vẽ sao cho
dễ đọc theo hướng cạnh phía dưới hoặc phía phải của bản vẽ (các hướng
đọc chính).
 Mỗi yếu tố hoặc tương quan giữa các yếu tố chỉ ghi kích thước 1 lần.
 Trên hình chiếu hoặc hình cắt, các kích thước nên để ở vị trí sao cho nó
thể hiện rõ ràng nhất các yếu tố có liên quan.
 Khi có 1 số yếu tố hoặc các đối tượng được biểu diễn gần nhau, các kích
thước liên quan của chúng nên nhóm lại với nhau 1 cách tách biệt, dễ đọc.
 Khi 1 bộ phận bị cắt lìa, đường kích thước tương ứng không bị cắt.
 Tránh không cho đường kích thước giao nhau với bất kỳ đường nào khác,
nếu không tránh được thì đường kích thước phải vẽ liên tục.
 Đường dóng phải vẽ bằng nét liền mảnh kéo dài vượt quá đường kích
thước khoảng 8 lần chiều rộng nét vẽ.
 Các đường dóng có thể vẽ nghiêng nhưng phải song song với nhau.
 Trường hợp các đường bao có
đoạn chuyển tiếp hay các yếu tố
tương tự phải vẽ đường dóng từ
giao điểm của các đường bao hình
chiếu, chỗ giao nhau của các
đường bao phải vẽ kéo dài thêm
vượt qua giao điểm khoảng 8 lần
chiều rộng nét vẽ.
 Đường dóng có thể ngắt quãng nếu vẽ liên tục gây mập mờ khó hiểu.
 Đường dẫn không nên vẽ dài quá mức cần thiết, nên vẽ nghiêng so với
yếu tố chỉ dẫn nhưng không song song với đường gạch mặt cắt.
 Các giá trị kích thước phải đặt song song với đường kích thước, phía trên
đường kích thước và gần điểm giữa của đường kích thước.
 Không có bất kỳ đường nào cắt qua hoặc tách đôi giá trị kích thước.
 Kích thước ghi nghiêng như hình dưới
 Nếu không đủ chỗ để ghi kích thước tại vị trí thông thường thì có thể ghi
ở các vị trí khác:
– Đặt trên phần kéo dài của đường kích thước, nằm ngoài 2 dấu mũi tên;
– Ghi trên đường chú dẫn, nối với đường kích thước bởi 1 đường dẫn;
– Đặt phía trên phần kéo dài, nằm ngang của đường kích thước.
 Các khoảng cách lặp lại có thể ghi bởi số khoảng nhân “x” với giá trị kích
thước của 1 khoảng. Ví dụ: 5x18

2.6. Chú dẫn phần tử


Chú dẫn phần tử trên bản vẽ lắp theo TCVN 7287 : 2003. Đường dẫn nối chú
dẫn với phần tử theo TCVN 8 – 22 : 2002.
 Các chú dẫn phần tử cho mỗi thành phần trên bản vẽ lắp phải được ưu tiên
đánh số theo 1 thứ tự liên tục.
 Các bộ phận giống nhau trên bản vẽ phải có cùng 1 chú dẫn phần tử.
 Mỗi đơn vị lắp hoàn chỉnh nằm trong bản vẽ lắp chính có thể chỉ có 1 chú
dẫn phần tử.
 Phải dùng cùng 1 kiểu chữ và 1 chiều cao chữ cho tất cả chú dẫn phần tử.
 Phải phân biệt được rõ ràng chú dẫn phần tử với các chú dẫn khác. Ví dụ
dùng chiều cao chữ gấp đôi chữ để ghi kích thước.
 Chú dẫn phần tử đặt ngoài đường bao chung của các phần tử liên quan.
 Để cho rõ ràng và dễ đọc bản vẽ, các phần tử chú dẫn nên xếp theo cột
đứng hoặc theo hàng ngang.
 Các chú dẫn của các phần tử có liên quan với nhau có thể chung 1 đường
dẫn, ví dụ bộ bu lông, đệm, đai ốc.
 Chọn thứ tự đánh số:
– Theo thứ tự lắp ráp;
– Theo mức độ quan trọng của các thành phần;
– Theo 1 dãy hợp lý nào đó.
Tài liệu tham khảo
1. Berg, R. H., Handy Way to Scale Drawings For Flowsheets, Chem. Eng., May
19; 1958, p. 174.
2. Nguyễn Đức Huệ, Nguyễn Văn Nhiên, Đào Quốc Sủng, Nguyễn Văn Tiến, Bài
giảng vẽ kỹ thuật, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, 1998.
3. Nguyễn Đức Huệ, Bùi Ngọc Phi, Vẽ Kỹ thuật cơ khí, Nhà xuất bản đại học và
giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội, 1992.
4. Lê Khánh Điền, Vũ Tiến Đạt, Vẽ kỹ thuật cơ khí, Nhà xuất bản đại học quốc gia
TP Hồ Chí Minh, 2007.

Một số tiêu chuẩn quốc gia về vẽ kỹ thuật


1 TCVN 8 – 20 : 2002 Bản vẽ kỹ thuật – Nguyên tắc chung về biểu diễn. Quy
ước cơ bản về nét vẽ
2 TCVN 8 – 22 : 2002 Bản vẽ kỹ thuật – Nguyên tắc chung về biểu diễn. Quy
ước cơ bản và cách áp dụng đối với đường dẫn và
đường chú dẫn
3 TCVN 8 – 24 : 2002 Bản vẽ kỹ thuật – Nguyên tắc chung về biểu diễn. Nét
vẽ trên bản vẽ cơ khí
4 TCVN 8 – 30 : 2003 Bản vẽ kỹ thuật – Nguyên tắc chung về biểu diễn. Quy
ước cơ bản về hình chiếu
5 TCVN 8 – 34 : 2002 Bản vẽ kỹ thuật – Nguyên tắc chung về biểu diễn. Hình
chiếu trên bản vẽ cơ khí
6 TCVN 8 – 40 : 2003 Bản vẽ kỹ thuật – Nguyên tắc chung về biểu diễn. Quy
ước cơ bản về mặt cắt và hình cắt
7 TCVN 8 – 44 : 2003 Bản vẽ kỹ thuật – Nguyên tắc chung về biểu diễn. Hình
cắt trên bản vẽ cơ khí
8 TCVN 8 – 50 : 2002 Bản vẽ kỹ thuật – Nguyên tắc chung về biểu diễn. Quy
ước cơ bản về biểu diễn các diện tích trên mặt cắt và
hình cắt
9 TCVN 7284 – 0 : 2003 Tài liệu kỹ thuật cho sản phẩm – chữ viết. Yêu cầu
chung
10 TCVN 7284 – 2 : 2003 Tài liệu kỹ thuật cho sản phẩm – chữ viết. Bảng chữ cái
la tinh, chữ số và dấu
11 TCVN 7285 : 2003 Tài liệu kỹ thuật cho sản phẩm – khổ giấy và cách trình
bày tờ giấy vẽ
12 TCVN 7286 : 2003 Bản vẽ kỹ thuật – tỷ lệ
13 TCVN 7287 : 2003 Bản vẽ kỹ thuật – chú dẫn phần tử
14 TCVN 7583 – 1 : 2006 Bản vẽ kỹ thuật – ghi kích thước và dung sai. Nguyên
tắc chung
15 TCVN 16 – 1 : 2008 Bản vẽ kỹ thuật – Biểu diễn đơn giản mối ghép chặt.
Nguyên tắc chung

You might also like