You are on page 1of 9

1.

TỤ ĐIỆN THƯỜNG
Tụ điện là gì?
Tụ điện là một linh kiện điện tử mà ở nó có 2 cực thụ động lưu trữ năng lượng
điện. Hay tích tụ điện tích bởi 2 bề mặt dẫn điện trong cùng một điện trường. 2 bề
mặt dẫn điện của tụ điện được ngăn cách bởi điện môi (dielectric) – là những chất
không dẫn điện như: Giấy, giấy tẩm hoá chất, gốm, mica…
Đây là một linh kiện điện tử thụ động rất quan trọng và không thể thiếu trong hầu
hết các mạch điện.
Tụ điện còn được gọi theo tiếng anh là Capacitor và được viết tắt là chữ “C”.
Có nhiều loại tụ điện khác nhau và nó được phân loại dựa trên cấu tạo của tụ điện.

1.1 Cấu tạo


Tụ điện có cấu tạo gồm hai dây dẫn điện thường ở dạng tấm kim loại. Hai bề mặt
này được đặt song song với nhau và được ngăn cách bởi một lớp điện môi. Dây
dẫn của tụ điện có thể sử dụng là giấy bạc, màng mỏng,…
Điện môi sử dụng cho tụ điện là những chất mà ở nó không có tính dẫn điện gồm
thủy tinh, giấy, giấy tẩm hoá chất, gốm, mica, màng nhựa hoặc không khí. Các
điện môi này không dẫn điện nhằm tăng khả năng tích trữ năng lượng điện của tụ
điện.

Hình 1: Cấu tạo tụ điện

1.2 Phân loại


Tụ hóa: là những tụ có phân cực (-), (+) và luôn có hình trụ. Trên thân tụ này được
thể hiện giá trị điện dung, điện dung thường từ 0,47 µF đến 0,4700 µF
 Tụ giấy, tụ mica và tụ gốm: là những tụ không phân cực và có hình dẹt, không
phân biệt âm dương. Có trị số được ký hiệu trên thân bằng ba số, điện dung của tụ
thường khá nhỏ, chỉ khoảng 0,47 µF
 Tụ xoay: Đúng như tên gọi, cấu tạo của tụ điện này giúp nó có thể xoay để đổi giá
trị điện dung
 Tụ Li ion: có năng lượng cực cao dùng để tích điện 1 chiều

1.3 Nguyên lý hoạt động


 Nguyên lý hoạt động của tụ điện dựa trên nguyên lý phóng nạp. Hiểu nôm na là
khả năng tích trữ năng lượng điện như một ắc qui nhỏ dưới dạng năng lượng điện
trường, nó lưu trữ hiệu quả các electron và sau đó phóng ra các điện tích này để
tạo ra dòng điện.
 Nhưng các tụ điện này không có khả năng sinh ra các điện tích electron. Do đó,
đây cũng là điểm khác biệt lớn của tụ điện với ắc qui.
Nguyên lý nạp xả này của tụ điện là tính chất đặc trưng của nó và cũng là nguyên
lý cơ bản trong nguyên lý làm việc của tụ điện. Và cũng nhờ tính chất này mà tụ
điện có khả năng dẫn điện xoay chiều.
Mắc khác, nếu điện áp của hai bản mạch không thay đổi đột ngột mà biến thiên
theo thời gian khi ta cắm nạp hoặc xả tụ thì nó rất dễ gây ra hiện tượng chập cháy
nổ và có tia lửa điện do dòng điện tăng vọt. Đây cũng chính là nguyên lý nạp xả
của tụ điện khá phổ biến.

Hình 2. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của tụ điện

1.4 Công dụng của tụ điện


 Tụ điện là thiết bị được biết đến nhiều nhất với khả năng lưu trữ năng lượng điện,
lưu trữ điện tích hiệu quả. Nó được so sánh với khả năng lưu trữ như ắc qui. Tuy
nhiên, ưu điểm lớn của tụ điện là lưu trữ mà không làm tiêu hao năng lượng điện.
Đây cũng là công dụng chính của tụ điện.
 Ngoài ra, công dụng tụ điện còn cho phép điện áp xoay chiều đi qua, giúp tụ điện
có thể dẫn điện như một điện trở đa năng. Đặc biệt khi tần số điện xoay chiều (điện
dung của tụ càng lớn) thì dung kháng càng nhỏ. Vì vậy có thể nói đây là trợ thủ
đắc lực cho việc điện áp được lưu thông qua tụ điện.
 Thêm nữa đó là, tụ điện hoạt động trên nguyên lý nạp xả thông minh, ngăn điện
áp 1 chiều. Cho điện áp xoay chiều lưu thông giúp truyền đi tín hiệu giữa các tầng
khuyếch đại có chênh lệch điện thế.
 Một công dụng nữa đó là tụ điện còn có vai trò lọc điện áp xoay chiều thành điện
áp 1 chiều bằng phẳng bằng cách loại bỏ pha âm...

1.5 Hạn chế của tụ điện thường


- Điện dung nhỏ, mật độ điện dung thấp
- Tích trữ năng lượng ít

2. SIÊU TỤ ĐIỆN
Siêu tụ điện (supercapacitor hay ultracapacitor), là một loại tụ hóa có mật
độ điện dung cực cao.
2.1 Cấu tạo siêu tụ điện
Năm 1971 SOHIO sáng chế ra kỹ thuật làm tụ điện lớp kéo và năm 1980 hãng
Matsushita làm ra các điện cực đặc biệt và sáng chế ra siêu tụ điện (supercapacitor
hay ultracapacitor). Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của siêu tụ điện như sau:

Hình 3: Cấu tạo Siêu tụ điện


Có hai lá kim loại, mỗi lá gắn liền với một lớp than hoạt tính, ở giữa có một
tấm ngăn cách mỏng thường là giấy đặc biệt tạo thành tấm ngăn cách, tất cả nhúng
vào dung dịch điện phân.
Khi nối hai lá kim loại với cực dương, cực âm của nguồn điện một chiều,
dưới tác dụng điện trường những ion âm trong dung dịch điện phân bị hút về phía
lớp than hoạt tính nối với cực dương và chui vào các lỗ nhỏ trong than hoạt tính.
Tương tự những ion mang điện dương chạy về phía tấm than hoạt tính nối với cực
âm chui vào các lỗ nhỏ bê trong than hoạt tính.
Lớp ngăn cách tuy mỏng nhưng ngăn chặn được dòng điện chạy qua giữa
hai điện cực ở phía bên trong tụ điện còn các ion âm và dương vẫn chuyển động
thoải mái. Nhìn hình vẽ ta thấy có hai lớp điện tích sinh ra giống như là hai tụ điện
mắc nối tiếp. Vì vậy người ta gọi siêu tụ điện là tụ điện có lớp điện tích kép EDLC
(Electric Double Layer Capacitor)
Siêu tụ điện có C rất lớn vì: Một là than hoạt tính có rất nhiều lỗ nên diện
tích mặt ngoài S rất lớn, thí dụ 250 gam than hoạt tính có diện tích mặt ngoài tổng
cộng là 375.000 mét vuông. Hai là khoảng cách d giữa các lớp mang điện tích trái
dấu rất nhỏ, chỉ vào cỡ nanomet (10-9 mét). Hai lý do chính là S lớn và d nhỏ làm
cho siêu tụ điện có điện dung C nhiều bậc lớn hơn điện dung của tụ điện thông
thường. Dễ dàng có được siêu tụ điện với điện dung hàng trăm Farad, kích thước
nhỏ hơn lon nước ngọt trong lúc đó đối với tụ điện thông thường, có được điện
dung hàng chục microfarad đã là khó.
2.2 Đặc điểm siêu tụ điện
- Siêu tụ điện có điện dung rất lớn so với tụ điện thông thường nên chứa
được rất nhiều điện (năng lượng điện bằng 1/2CU2). Hơn nữa quá trình nạp điện,
phóng điện là một quá trình vật lý, điều khiển điện tích chuyển động bằng điện
trường, không dùng đến các phản ứng hóa học. Nhờ đó siêu tụ điện rất bền, không
chóng bị suy thoái: thời gian sử dụng hàng chục năm, nạp đi nạp lại được hơn
500.000 lần (ăcquy, pin nạp loại tốt nạp đi nạp lại được vài ngàn lần, thời gian sử
dụng cỡ một vài năm).
- Việc nạp điện hay phóng điện cho siêu tụ điện có thể tiến hành rất nhanh
vì đây là cách dùng điện trường điều khiển các ion chuyển động để chạy vào các
lỗ nhỏ ở than hoạt tính (khi nạp) hoặc cho electron chạy ở mạch ngoài để cân bằng
loại các ion dương và âm tập trung ở các điện cực than (khi phóng). Ở pin nạp phải
chờ thời gian trao đổi của phản ứng hóa học nên không thể nạp nhanh hoặc phóng
nhanh.
- Do cấu tạo của lớp điện tích kép, giữa hai cực của một siêu tụ điện chỉ chịu
được hiệu điện thế cỡ 2, 3 vôn. Vì vậy muốn làm việc ở điện thế cao, phải ghép
nối tiếp nhiều siêu tụ điện.
- Cũng do cấu tạo của các điện cực bên trong rất gần nhau điện tích Q nạp
cho siêu tụ điện dễ bị rò rỉ nên không giữ được lâu. Siêu tụ điện tự bị sụt thế nhanh
hơn là ở pin nạp, ở ăcquy
* Cơ sở lý luận cho việc chế tạo siêu tụ điện tương đối đơn giản. Đặc tính
của tụ điện được diễn tả bằng điện dung C và có công thức như sau,
C = εA/d
Trong đó: ε là hằng số điện môi,
A là diện tích của điện cực và
d là khoảng cách giữa hai điện cực.
Vì vậy, để điện có thể "tụ" ở mật độ cao (điện dung C cao), ε phải lớn, A rộng
và d nhỏ. Trong ba biến số này thì sự lựa chọn vật liệu có hằng số điện môi to ε có
nhiều khó khăn, độ dày d chỉ có thể giảm đến một giới hạn nhất định. Chỉ có diện tích
bề mặt A là một biến số có nhiều khả năng làm gia tăng. Như vậy điện cực cần một
bề mặt rộng nhưng điều này tương phản với đòi hỏi thu nhỏ của tụ điện. Để giải quyết
khó khăn này các điện cực kim loại của tụ điện được phủ lên lớp than xốp (porous)
hoạt tính. Lớp than xốp sẽ gia tăng diện tích bề mặt từ 10.000 đến 100.000 lần nhiều
hơn nhờ sự gia tăng của các lỗ vi mô. Hiện nay, siệu tụ điện có điện cực than xốp
hoạt tính đang là một sản phẩm thông dụng trên thị trường.

3. SIÊU TỤ ĐIỆN GRAPHENE

*Với siêu tụ điện:


- Điện dung của siêu tụ điện bị quy định bởi khoảng cách giữa hai lớp và
diện tích bề mặt của vật liệu xốp.
- Các tụ điện có thể chạy ở hàng trăm volt, nhưng các siêu tụ điện thường
bị giới hạn ở khoảng 5 volt.
-> Tại sao các nhà khoa học đang xem xét sử dụng graphene thay vì than
hoạt tính. Graphene thực chất là một dạng của carbon , và trong khi than hoạt tính
có diện tích bề mặt tương đối cao, thì graphene lại có nhiều hơn. Mạng graphene
một lớp có diện tích bề mặt là 2.630 m2/g (tương đương 10 sân quần vợt). Diện
tích bề mặt graphene lớn hơn than xốp hoạt tính 10 lần. Đây là một con số cực kỳ
lớn và có lẽ là con số tối đa mà không có một vật liệu nào có thể vượt qua.
Hình 4. Mạng graphene 1 lớp.
Một trong những hạn chế đối với điện dung của ultracapacitor là diện tích
bề mặt của dây dẫn. Nếu một vật liệu dẫn điện trong một siêu tụ điện có diện tích
bề mặt tương đối cao hơn vật liệu khác, thì sẽ tốt hơn trong việc lưu trữ điện tĩnh.
Ngoài ra, là một vật liệu được tạo thành từ một lớp nguyên tử duy nhất, nó nhẹ
hơn. Một điểm thú vị khác là vì graphene về cơ bản chỉ là than chì , là một dạng
của carbon, nó thân thiện với môi trường, không giống như hầu hết các dạng lưu
trữ năng lượng khác.
Nhóm nghiên cứu tại đại học Texas (Mỹ) đã chế tạo siêu tụ điện graphene
nhẹ cân kích cỡ nhỏ có dung lượng 135 Farah/g. Nếu so với tụ điện cổ điển có
dung lượng 1 Farah có chiều cao 20 cm và nặng 2 kg thì đây là một bước nhảy
vọt. Tuy nhiên, vì là mẫu thí nghiệm đầu tiên dung lượng của siêu tụ điện graphene
vẫn còn thấp so với con số lý thuyết là 550 Farah/g.

3.1 Các phát minh về siêu tụ Graphene:

* Graphene supercapacitors are 20 times as powerful, can


be made with a DVD burner
By Sebastian Anthony on March 19, 2012 at 8:05 am
Nhóm nghiên cứu, được dẫn dắt bởi Richard Kaner của UCLA, bắt đầu bằng
cách bôi nhọ oxit than chì trên các đĩa DVD trắng. Các đĩa này sau đó được đặt
trong một ổ đĩa LightScribe, sau đó dùng laser hồng ngoại 780nm làm giảm oxit
than chì thành graphene tinh khiết. Graphene (LSG) được bóc ra và đặt trên đế
mềm, sau đó cắt thành lát để trở thành các điện cực. Hai điện cực được kẹp cùng
với một lớp chất điện phân ở giữa. Hình thành một tụ điện điện hóa mật độ cao
hoặc siêu tụ điện như chúng ta đã biết.

Các siêu tụ điện LSG có khả năng phóng điện ở mức 20 W/cm 3, cao hơn 20
lần so với tụ than hoạt tính tiêu chuẩn và cao hơn ba bậc so với pin lithium-ion. Có
khả năng tích trữ năng lượng 1,36 milliwatt giờ trên cm 3, cao hơn gấp hai lần mật
độ của than hoạt tính và tương đương với pin lithium-ion năng lượng cao.
* UCRiverside phát triển thành công siêu tụ điện
graphene mới, hiệu năng gấp đôi các sản phẩm hiện

Thảo luận trong 'Khoa học' bắt đầu bởi bk9sw, 11/6/14

Các nhà nghiên cứu tại đại học California, Riverside (UCR) đã vừa phát
triển một loại siêu tụ điện graphene sử dụng một cấu trúc nano để tăng gấp đôi
hiệu suất năng lượng so với các sản phẩm thay thế hiện có trên thị trường. Phát
hiện này là một bước tiến quan trọng khác nhằm mở ra tiềm năng sử dụng các siêu
tụ điện trên những chiếc xe chạy điện (EV) và thiết bị điện tử cá nhân với hiệu
năng cao và sạc nhanh
Một nhóm các nhà nghiên cứu dẫn đầu bởi giáo sư Cengiz S. Ozkan tại UCR
mới đây đã phát triển một thiết kế mới cho siêu tụ điện với mức năng lượng riêng
39,3 Wh/kg và mật độ năng lượng 128 kW/kg, gần gấp đôi hiệu năng của các siêu
tụ điện thương mại về cả 2 chỉ số.
Để đạt được điều này, nhóm nghiên cứu đã tạo ra một khối bọt có cấu trúc lỗ rỗ
chứa các ống nano carbon. Các lỗ hổng nano mang lại một diện tích tiếp xúc lớn
để giúp các chất điện phân thấm qua dễ dàng và cho phép nó lưu trữ năng lượng
dày đặt hơn so với các thiết kế thông thường.
Khối bọt được tạo ra bằng quy trình lắng đọng hơi hoá học của graphene và
các ống nano carbon trên một chất nền bằng niken (Ni) và tiếp tục lắng đọng các
hạt nano ruthenium oxide ngậm nước (RuO2), trong đó mỗi hạt có kích thước dưới
5 nm. Bên trong khối bọt, graphene vừa đóng vai trò thu thập dòng điện vừa đóng
vai trò là một lớp đệm để dẫn electron và cách ly khối bọt khỏi chất điện phân.
Một trong những ưu thế của siêu tụ điện so với pin thông thường là hiệu
suất sạc/xả ưu việt và thiết kế siêu tụ điện của UCR không phải là ngoại lệ. Kỳ lạ
hơn, điện dung của nó không chỉ ổn định hơn mà còn thực sự được cải thiện thêm
6% sau 8100 lần sạc/xả. Các nhà nghiên cứu tin rằng sự cải thiện này có được là
nhờ tính năng điện hoá của các vật liệu hoạt hoá.

3.2 Tương lai cho các siêu tụ Graphene


Do kích thước nhẹ của siêu tụ điện dựa trên graphene và chi phí sản xuất tối
thiểu kết hợp với tính chất đàn hồi của graphene và kế thừa độ bền cơ học , chúng
ta gần như chắc chắn sẽ thấy công nghệ trong vòng năm đến mười năm tới khi kết
hợp các siêu tụ điện này. Ngoài ra, với sự phát triển gia tăng về giới hạn lưu trữ
năng lượng cho các siêu tụ điện nói chung, các siêu tụ điện dựa trên graphene hoặc
lai cuối cùng sẽ được sử dụng trong một số ứng dụng khác nhau.
Xe sử dụng siêu tụ điện đã phổ biến. Một công ty Trung Quốc hiện đang
sản xuất xe buýt kết hợp hệ thống phục hồi năng lượng siêu tụ điện .Chẳng hạn
như những chiếc được sử dụng trên xe Công thức 1, để lưu trữ năng lượng khi
phanh và sau đó chuyển đổi năng lượng đó để cung cấp năng lượng cho xe cho
đến điểm dừng tiếp theo. Ngoài ra, đôi khi chúng ta sẽ bắt đầu thấy điện thoại di
động và các thiết bị điện tử di động khác được cung cấp năng lượng bởi các siêu
tụ điện vì chúng không chỉ có thể được sạc ở tốc độ cao hơn nhiều so với pin
lithium-ion hiện tại mà còn có thể tồn tại trong một thời gian dài hơn rất nhiều.
Các ứng dụng hiện tại và tiềm năng khác cho siêu tụ điện là nguồn cung cấp
dự phòng năng lượng cho ngành công nghiệp hoặc thậm chí là nhà riêng của chúng
ta. Các doanh nghiệp có thể đầu tư vào các giải pháp dự phòng năng lượng có khả
năng lưu trữ mức năng lượng cao ở điện áp cao.
Chúng ta có thể hy vọng rằng các giải pháp lưu trữ và phục hồi năng lượng
tiên tiến này sẽ được sử dụng rộng rãi hơn trong những năm tới khi hiệu quả và
mật độ năng lượng của siêu tụ điện tăng lên, và chi phí sản xuất giảm. Trong khi
các siêu tụ điện dựa trên graphene hiện đang là một giải pháp khả thi trong tương
lai. Công nghệ ngày càng phát triển và sẽ biến điều này thành hiện thực.

Dự kiến doanh thu siêu tụ điện, giai đoạn 2016-2022

Graphene có tiềm năng lớn cho thị trường siêu tụ điện là một trong những
vật liệu thế hệ tiếp theo được thiết lập để khắc phục vấn đề mật độ năng
lượng. Trong thực tế, siêu tụ điện là một trong những thị trường đầu tiên áp dụng
thành công graphene thương mại.

You might also like