You are on page 1of 32

Giáo trình Navisworks Manage 2015

HOA BINH CORPORATION

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ


NAVISWORKS MANAGE

I. GIỚI THIỆU NAVISWORKS........................................................................................ 2


II. LIÊN HỆ GIỮA REVIT VÀ NAVISWORKS ................................................................ 4
2.1 GIAO DIỆN KHỞI ĐỘNG ............................................................................................... 4
2.2 CÁC ĐỊNH DẠNG FILE CỦA NAVISWORKS .......................................................................4
III. CÁC THANH CÔNG CỤ TRONG NAVISWORKS .................................................... 5
3.1 Nhóm thanh công cụ Project .............................................................................. 5
3.2 Nhóm công cụ lựa chọn ..................................................................................... 7
3.3 Nhóm thanh công cụ tìm kiếm đối tượng ........................................................... 8
3.4 Nhóm thanh công cụ ẩn/hiện đối tượng ............................................................. 8
3.5 Nhóm thanh công cụ quản lý các thuộc tính đối tượng ...................................... 8
3.6 Nhóm các thanh công cụ đặc biệt ...................................................................... 8
3.7 Nhóm chức năng các công cụ trong Tab ViewPoint .......................................... 9
3.8 Nhóm chức năng các công cụ trong Tab Review .............................................. 9
3.9 Nhóm chức năng các công cụ trong Tab Animation ........................................ 10
3.10 Nhóm chức năng các công cụ trong Tab View ............................................... 10
3.11 Nhóm thanh công cụ OutPut .......................................................................... 10
IV. LÀM VIỆC VỚI NAVISWORKS MANAGE ............................................................. 11
4.1 Thiết lập cây thư mục dự án – Selection Tree ............................................ 11
4.2 Thiết lập công cụ Set .................................................................................. 13
4.3 Xem thuộc tính Properties của đối tượng................................................... 14
4.4 Công cụ Quick Property .............................................................................. 15
4.5 Công cụ Selection Inspector ....................................................................... 18
4.6 Tìm kiếm đối tượng ..................................................................................... 18
4.7 Tìm kiếm đối tượng bằng công cụ Search Set .......................................... 22
4.8 Hiển thi hệ thống lưới cột ............................................................................ 22
4.9 Thiết lập các View Point .............................................................................. 24
4.10 Bổ sung Comment vào Viewpoint ............................................................. 26
4.11 Ghi chú kích thước trong viewpoint........................................................... 27
4.12 Làm việc với công cụ Redline Markup ...................................................... 29
4.13 Làm việc với công cụ Sectioning............................................................... 30

1
Giáo trình Navisworks Manage 2015
HOA BINH CORPORATION

I. Giới thiệu Navisworks Manage 2015

- Navisworks là một trong các phần mềm thuộc giải pháp BIM của AutoDesk.
Nó có chức năng sử dụng dữ liệu 3D từ các nguồn khác nhau ( chủ yếu
Revit ) để thực hiện các công việc khác của BIM như 4D-Timeliner và 5D-
Cost Estimate ...
- Vì là bộ sản phẩm của Autodesk nên nó có quan hệ mật thiết với Revit, nên
việc chuyển đổi dữ liệu qua lại một cách dễ dàng.

Hình 1.1 – Giao diện Navisworks Manage 2015

- Các chức năng của Navisworks Manage được mô tả sơ bộ ở các hình bên
dưới

2
Giáo trình Navisworks Manage 2015
HOA BINH CORPORATION

Hình 1.2 – Phát hiện xung đột trong Navisworks

Hình 1.3– Timeliner trong Navisworks

3
Giáo trình Navisworks Manage 2015
HOA BINH CORPORATION

Hình 1.4 – Aminator trong Navisworks

II. Liên hệ giữa Revit và Navisworks

2.1 Giao diện khởi động

Hình 1.5 – Giao diện khởi động Navisworks

4
Giáo trình Navisworks Manage 2015
HOA BINH CORPORATION

2.2 Các định dạng file của Navisworks

a. Định dạng NWC:

- File NWC dùng để chứa dữ liệu đầu vào được xuất từ một phần mềm
khác như Revit, AutoCAD… . Dữ liệu từ một hay nhiều file .NWC sẽ
được liên kết vào trong cùng một file .NWF thông qua công cụ
Append/Merge hoặc được sao chép trực tiếp vào file .NWD.

b. Định dạng file .NWF:

- Đây là định dạng file làm việc chính của Navisworks. Một file .NWF chứa
nhiều file .NWC cộng với thông tin mà người dùng tạo lập trong quá trình
làm việc.
- Việc lưu dữ liệu đầu vào ở dạng liên kết dữ liệu như thế có ý nghĩa:
 Dữ liệu đầu vào luôn nằm ở file .NWC
 Khi file .NWC bị xóa hay thay đổi tên hoặc vị trí thì liên kết sẽ
bị phá vỡ và dữ liệu đầu vào sẽ không còn xuất hiện khi ta mở
file .NWF.
 Khi dữ liệu đầu vào trong file .NWC bị thay đổi thì khi mở file
.NWF, dữ liệu đầu vào thay đổi theo.

c. Định dạng .NWD

- Khi lưu file ở định dạng .NWD, thì tất cả các dữ liệu đầu vào từ các file
.NWC sẽ được sao chép vào một file ( không còn link ). Bất cứ thay đổi nào
từ file .NWC sẽ không ảnh hưởng đến nội dung của file .NWD. Định dạng
này thường được dùng để chia sẻ dữ liệu cho các đối tác, khi gửi file chỉ
cần gửi file .NWD mà không cần đính kèm các file .NWC, chúng có thể
được bảo mật bằng password hay thời hạn sử dụng.

III. Các thanh công cụ trong Navisworks

Các thanh Ribbon trong giao diện Navis tương đối ít hơn so với Revit,
chúng gồm các thành phần sau
3.1 Nhóm thanh công cụ Project

5
Giáo trình Navisworks Manage 2015
HOA BINH CORPORATION

Open: Mở một dự án hiện hữu. Thông


thường file được mở có đuôi .NWF
hay NWD

Công cụ Append và Merge


dùng để đưa mô hình từ
Revit sang Navis thông qua
file .NWC nhưng chúng có
sự khác biệt

6
Giáo trình Navisworks Manage 2015
HOA BINH CORPORATION

: Tạo một dự án mới

: Mở một dự án đã có

: Lưu thông tin dự án hiện hành

: Lưu file ở dạng .NWF hay .NWD với tên mới

- Đối với công cụ Open ta có phần mở rộng như sau

 Append : dùng để đưa các đối tượng mới vào các file hiện hành (hoặc
dự án mới) giữ lại các nội dung trùng lặp
 Merge: tương tự như Append, nhưng các đối tượng trùng lặp sẽ được
loại bỏ chỉ đưa vào những thông tin mới như đối tượng mới, các xung
đột hay góc nhìn mới…

3.2 Nhóm công cụ lựa chọn

-
-

Dùng để lựa chọn hay quyét chọn


- đối tượng trong dự án

-
- Dùng để lựa chọn hay quyét chọn
- đối tượng trong dự án
-
-

7
Giáo trình Navisworks Manage 2015
HOA BINH CORPORATION

3.3 Nhóm thanh công cụ tìm kiếm đối tượng

Bật /tắt cửa sổ Selection Tree

Công cụ tìm kiếm đối tượng

3.4 Nhóm thanh công cụ ẩn/hiện đối tượng

Các công cụ ẩn hiện đối tượng

3.5 Nhóm thanh công cụ quản lý các thuộc tính đối tượng

Các công cụ bật tắt cửa sổ thuộc


tính của đối tượng.

3.6 Nhóm các thanh công cụ đặc biệt

Các công cụ vào môi trường làm


việc phần: phát hiện xung đột,
quản lý tiến độ, khối lượng.

Các công cụ bật tắt các cửa sổ


Render, Aminator.

8
Giáo trình Navisworks Manage 2015
HOA BINH CORPORATION

3.7 Nhóm chức năng các công cụ trong Tab ViewPoint

Tab ViewPoint: chức năng chính của công cụ này nhằm tạo, điều chỉnh
các góc nhìn, mặt cắt hay hình chiếu 3D.

- Nhóm chức năng công cụ Save Viewpoint

Công cụ có chức năng lưu lại một


góc nhìn của khung hình 3D

Thay đổi cách thể hiện hình


chiếu 3D

Công cụ điều hướng


các góc nhìn

Nhóm công cụ thay đổi chế


độ hiển thị các đối tượng và
tạo các mặt cắt trong view 3D

3.8 Nhóm chức năng các công cụ trong Tab Review

- Chức năng chính của công cụ này là tạo các ghi chú cho đối tượng
hay viewpoint

9
Giáo trình Navisworks Manage 2015
HOA BINH CORPORATION

Nhóm công cụ dùng để do kích


thước giữa các điểm hay vật
thể với nhau

Nhóm công cụ dùng để ghi chú


đối tượng hay trên viewpoint

3.9 Nhóm chức năng các công cụ trong Tab Animation

- Liên kết các view nhìn và tạo các chuyển động từ các view nhìn đó

3.10 Nhóm chức năng các công cụ trong Tab View


- Tương tự như Tab View trong Revit, chúng hỗ trợ người sử dụng trong việc
bật/tắt lưới trục, các cửa sổ làm việc…

3.11 Nhóm thanh công cụ OutPut


- Xuất dữ liệu làm việc ra các định dạng file khác nhau

10
Giáo trình Navisworks Manage 2015
HOA BINH CORPORATION

IV. Làm việc với Navisworks Manage

4.1 Thiết lập cây thư mục dự án – Selection Tree


- Đầu tiên chúng ta Append tất cả các file .NWC vào dự án

11
Giáo trình Navisworks Manage 2015
HOA BINH CORPORATION

- Sau đó ta mở cửa sổ Selection Tree như sau: vào Tab View \ Windows \
Seclection Tree

1
2

- Ta sẽ có được cửa sổ làm việc như sau:

- Navisworks cung cấp cho ta 3 lựa chọn sắp xếp các đối tượng

Standard : hiển thị các đối tượng theo hệ thống phân cấp mặc định
ban đầu và sắp xếp theo kí tự tăng dần chữ cái alphabe.
Compact: hiển thị một cách đơn giản hóa phân cấp hệ thống các
đối tượng.
Properties : hiển thị các phân cấp đối tượng theo thuộc tính của
chúng, điều này giúp ta dễ dàng tìm kiếm đối tượng theo thuộc tính
của chúng.

12
Giáo trình Navisworks Manage 2015
HOA BINH CORPORATION

- Khi chúng ta link các file .NWC vào đuôi file .NWF hiện hành, Navis sẽ tự
động cập nhật các yếu tố được thiết lập bên Revit sang file Navis.Các đối
tượng được chọn sẽ phân chia theo tầng khi chúng ta chọn mục Divide File
into Levels trong khi export ra file NWC.

- Khi các đối tượng trong thanh Seclection Tree được chọn, tương ứng các
đối tượng trong vùng working Area sẽ được chọn (thay đổi màu).
- Các kí hiệu trong thanh Selection Tree như sau :

Tập hợp tất cả các đối tượng được đưa vào trong một file .NWC
Thể hiện tầng quản lý của project
Các Category của một nhóm đối tượng
Tập hợp nhóm đối tượng gồm nhiều vật thể 3D
Một vật thể hình học 3D

4.2 Thiết lập công cụ Set


- Chúng ta có thể gom nhiều đối tượng lại thành một set ( nhóm đối tượng ).
Mục đích nhằm không lặp lại việc chọn các đối tượng trong nhóm khi thực
hiện hiện các thao tác ở công cụ khác như Clash Detection hay Timeliner.
- Ta thực hiện các bước sau để bật cửa sổ Set: vào Tab View \ Windows \
Set
1
2

3
13
Giáo trình Navisworks Manage 2015
HOA BINH CORPORATION

- Lúc này ta thấy cửa sổ Set hiện ra nhưng chưa có đối tượng nào được
chọn. Để lưu được đối tượng hay nhóm đối tượng ta chọn đối tượng đó và
click vào nút Save Selection.
- Ta xem ví dụ hình bên

- Chúng ta có thể tạo nhiều nhóm đối tượng như vậy nhằm phân chia các
nhóm cho dễ quản lý theo cấu trúc thư mục

4.3 Xem thuộc tính Properties của đối tượng


- Mỗi đối tượng trong đều có chứa các thuộc tính đi kèm với nó như kích
thước, diện tích, vị trí… Ta có thể xem các thuộc tính của chúng bằng cách
cửa sổ Properties:

1
2

3
14
Giáo trình Navisworks Manage 2015
HOA BINH CORPORATION

- Click chọn đối tượng mà chúng ta muỗn xem thuộc tính (có thể chọn bằng
cách click trực tiếp trong viewport hay trong Selection tree) sẽ thấy thông
tin của nó trong cửa sổ Property.

- Các property của một đối tượng trong Navis được tổ chức thành các
property categoty. Mỗi một property category ứng với một tab trong cửa sổ
thuộc tính.
- Hai property category khác nhau có thể chứa property có tên giống nhau.
- Khi xuất một đối tượng từ Revit sang Navis, thì các tham biến trong Revit
của đối tượng này sẽ được chuyển thành các thuộc tính với cùng tên gọi
với tham biến và được chứa trong property categoty có tên là Element.

4.4 Công cụ Quick Property

- Cửa sổ Properties cho ta đầy đủ thông tin về các property của đối tượng
đang được chọn. Tuy nhiên việc một đối tượng có nhiều property khiến việc
xem gia trị của chúng gặp nhiều rắc rối. Công cụ Quick property cho phép
chúng ta nhanh chóng biết được giá trị của property nào đó.
- Chúng ta kích hoạt công cụ Quick Property như sau:

15
Giáo trình Navisworks Manage 2015
HOA BINH CORPORATION

- Ta rê chuột vào một đối tượng bất kì thì chúng sẽ hiện lên thông tin của đối
tượng đó. Ta xem ví dụ hình bên dưới

16
Giáo trình Navisworks Manage 2015
HOA BINH CORPORATION

- Ta có thể thêm bớt các thành phần hiển thị các thuộc tính của đối tượng
bằng cửa sổ Definitions

17
Giáo trình Navisworks Manage 2015
HOA BINH CORPORATION

4.5 Công cụ Selection Inspector


- Công cụ Quick Properties và cửa sổ Properties chỉ cho phép chúng ta khảo
sát thuộc tính của từng đối tượng. Ta có thể khảo sát thuộc tính của nhiều
đối tượng cùng lúc bằng việc sử dụng công cụ Selection Inspector.

1
2

- Cửa sổ Selection Inspector liệt kê ba thuộc tính Item Name, Item Type, Item
Material. Đây là ba thuộc tính mà ta đã thiết lập trong Quick Properties
Definitons.
- Các thông tin trong Selection Inspector có thể được xuất ra bên ngoài bằng
định dạng .csv thông qua công cụ Exportor nằm góc trên bên phải và được
mở bằng phần mềm MS.Excel

4.6 Tìm kiếm đối tượng


- Công cụ Find Items cho phép ta tự động chọn tất cả các đối tượng mà
thuộc tính của chúng thỏa điều kiện tìm kiếm nào đó.
- Chúng ta mở cửa sổ công cụ Find Items như sau:

18
Giáo trình Navisworks Manage 2015
HOA BINH CORPORATION

1
2

- Trong mục Search in, Navis cho ta ba cách tổ chức sắp xếp các đối tượng.
Thông thường ta chọn Standard để trùng với cách tổ chức theo Level đã
chọn ở Selection Tree.

19
Giáo trình Navisworks Manage 2015
HOA BINH CORPORATION

- Các phần được chọn ở góc dưới bên phải có ý nghĩa như sau:
 Match Character Widths: giữ nguyên bề rộng các giá trị của các ký
tự trong ngôn ngữ
 Match Diacritics: giữ nguyên các kí tự có dấu
 Match Case: Giữ nguyên các giá trị của chữ hoa chữ thường.
 Prune Below Result: dừng tìm kiếm các đối tượng tiếp theo nếu tìm
thấy đối tượng đầu tiên thỏa mãn các điều kiện tìm kiếm trong một
nhánh cây thư mục đối tượng
- Ta có thể kết hợp nhiều điều kiện tìm kiếm với nhau để tìm kiếm đối tượng,
mặc định Navis sẽ dùng hàm logical “And” để kết hợp chúng

- Ta cũng có thể sử dụng điều kiện “Or” bằng cách click phải chuột vào
vùng chọn điều kiện và chọn

20
Giáo trình Navisworks Manage 2015
HOA BINH CORPORATION

- Ngoài ra ta có thể sử dụng công cụ phủ đinh điều kiện Negate Condition để
tìm kiếm có nghĩa là tìm kiếm tất cả những đối tượng không thỏa điều kiện
đưa ra

 Lưu ý :
- Sau khi chọn được các đối tượng thỏa điều kiện, ta lưu các đối tượng này
lại thành một set để dễ dàng sử dụng cho các mục đích sau này.
- Để không phải tạo lại các điều kiện tìm kiếm ở các dự án khác mà điều kiện
tương tự nhau, Navis cho phép ta xuất ra dữ liệu ở định dạng .xml thông

21
Giáo trình Navisworks Manage 2015
HOA BINH CORPORATION

qua công cụ Export. Khi mở dự án mới ta chỉ cần Import file điều kiện tìm
kiếm này vào mà không cần nhập lại các điều kiện trước đó.

Thực hành :
- Tạo điều kiện tìm kiếm các đối tượng: Tường kết cấu, cột, dầm, sàn kết
cấu, tường kiến trúc, cửa đi, cửa sổ, vách kính và các hệ thống PL, HVAC,
ELEC, FP.
- Lưu mỗi điều kiện tìm kiếm đối tượng thành 1 set
- Export điều kiện tìm kiếm thành 1 file .xml

4.7 Tìm kiếm đối tượng bằng công cụ Search Set

- Tương tự như công cụ Set, Search Set cũng lưu các lựa chọn vào cây thư
mục Set nhưng chúng tự động cập nhật các điều kiện khi model thay đổi.
- Khi ta đã có một điều kiện tìm kiếm, click vào nút Save Search trong cửa
sổ set, ta sẽ có một Search Set mới xuất hiện. Khi ta thay đổi các đối tượng
thuộc điều kiện tìm kiếm này trong model ở file Revit và cập nhật lại trong
file .Nwc cùng tên và thư mục thì các đối tượng này sẽ tự động đưa vào
Search set mà không cần sử dụng công cụ Find Item nữa.

4.8 Hiển thi hệ thống lưới cột


- Khi hệ thống lưới cột đã được thiết lập trong Revit thì khi xuất qua Navis
tất cả hệ thống lưới cột cũng sẽ đi theo. Ta thực hiện các bước sau để bật
hệ thống lưới cột: Tab View \ Show Grib

22
Giáo trình Navisworks Manage 2015
HOA BINH CORPORATION

- Ta sẽ có hệ thống lưới trục xuất hiện trên vùng làm việc:

- Ở góc nhìn bên dưới trái vùng làm việc có một hiển thị nhỏ cho ta biết vị trí
của các lưới trục và level gần nhất so với điềm nhìn. Ta có thể bật/tắt hiển
thị này bằng cách vào tab View \ HUD \ Grib Location

1
2

- Trong bảng thông báo này, chúng ta thấy có các con số nằm trong ngoặc
cho chúng ta biết khoảng cách từ điểm nhìn hiện tại tới lưới cột tương ứng

23
Giáo trình Navisworks Manage 2015
HOA BINH CORPORATION

- Khi chúng ta Append nhiều file .Nwc vào mà mỗi file có chứa một hệ thống
lưới cột riêng thì Navis sẽ chỉ hiển thị hệ thống lưới cột một model. Để chọn
model dùng để hiển thị đường lưới trục, ta click chọn vào Active Grib và
chọn model tương ứng

- Navis cung cấp cho ta 5 chế độ hiển thị hệ thống lưới trục như sau

: Hiển thị hệ thống đường lưới sát trên và sát dưới so với
điểm nhìn.

: chỉ hiển thị các đường lưới của level sát trên so với
điểm nhìn.

: chỉ hiển thị các đường lưới của level sát dưới so với
điểm nhìn.

: hiển thị đường lưới của tất cả các level.

: chỉ hiện thị lưới trục của 1 tầng theo chỉ định. Khi chọn
chế độ này ta cần khai báo level cần hiển thị

4.9 Thiết lập các View Point


- Viewpoint là góc nhìn mà chúng ta lưu lại để sử dụng cho các mục đích
khác như làm Amination, ghi chú … Ta mở cửa sổ Saved Viewpoints

24
Giáo trình Navisworks Manage 2015
HOA BINH CORPORATION

1
2

- Chúng ta thiết lập một viewpoint như sau:


Cách 1: Chọn View nhìn cố định. Vào tab Viewpoint \ Save Viewpoint

Cách 2: Click phải chuột vào vùng làm việc chọn Viewpoint \ Saved
Viewpoints \ Save Viewpoint.

1
2 3

Cách 3: Click phải chuột vào cửa sổ Saved Viewpoints, chọn Viewpoints

25
Giáo trình Navisworks Manage 2015
HOA BINH CORPORATION

- Lúc này, trong cửa sổ Saved Viewpoints sẽ chứa các viewpoints mà chúng
ta vừa lưu lại với tên mặc định là View, ta rename lại tên để dễ dàng quản
lý sau này. Ngoài ra cũng có thể chứa các viewpoints được chuyển từ các
view 3D của Revit sang Navisworks, nếu thấy không cần thiết ta có thể xóa
bỏ các Viewpoints này.

4.10 Bổ sung Comment vào Viewpoint


- Để bổ sung các comment vào một viewpoint, ta click phải chuột vào
viewpoint đó trong cửa sổ Saved Viewpoints và chọn Add Comment. Sau
đó ta sẽ viết comment vào cửa sổ comment mới xuất hiện

26
Giáo trình Navisworks Manage 2015
HOA BINH CORPORATION

- Một viewpoint có thể có nhiều comment. Tất cả các comment đều ghi chú
tên tác giả và ngày tạo lập
- Để xem tất cả các comment của một viewpoint ta phải mở cửa sổ View
Comments : Vào tab Review \ View Comments

- Ta chọn một viewpoint trong cửa sổ Saved Viewpoints và ta sẽ xem được


tất cả nội dung của các comment của viewpoint đó

4.11 Ghi chú kích thước trong viewpoint

- Trước khi ghi chú kích thước trong viewpoint ta đi khảo sát các công cụ đo
kích thước mà Navis cung cấp cho người dùng

: Đo khoảng cách giữa hai điểm chỉ định

- : Đo khoảng cách giữa một điểm cố định làm cơ


sở với các điểm còn lại
-
- : Đo tổng chiều dài giữa các điểm nối tiếp nhau

27
Giáo trình Navisworks Manage 2015
HOA BINH CORPORATION

- : Đo tổng chiều dài các đoạn thẳng được tạo bởi


các điểm

- : Đo góc giữa 2 đường thẳng

- : Tính diện tích một mặt phẳng


-

: Đo khoảng cách ngắn nhất giữa 2 đối tượng


được chọn

- Sau khi ta đo được khoảng cách giữa hai đối tượng, ta click vào công cụ
Convert to Redline để chuyển chúng sang dạng redline màu đỏ.

- Lúc này một viewpoint mới sẽ tự động được thiết lập trong cửa sổ Saved
Viewpoints và kích thước màu đỏ được lưu vào viewpoint.

28
Giáo trình Navisworks Manage 2015
HOA BINH CORPORATION

4.12 Làm việc với các công cụ Redline Markup


- Ta có thể tạo các markup trên một viewpoint ở một góc nhìn nào đó thông
qua công cụ Redline trên tab Review

: Tạo markup dạng Text

: Tạo markup dạng hình vẽ

- Trước tiên ta chọn một view cố định và lưu lại trong thư mục Saved
Viewpoints. Sau đó ta dùng công cụ Text Markup để ghi chú

- Dùng công cụ Draw markup khoanh vùng vị trí cần ghi chú. Ta có ví dụ như
hình dưới

29
Giáo trình Navisworks Manage 2015
HOA BINH CORPORATION

4.13 Làm việc với công cụ Sectioning


- Công cụ này cho phép chúng ta khảo sát đối tượng ở dạng mặt cắt.
- Để kích hoạt công cụ này ta vào Viewpoint \ Enable Sectionin. Lúc này ta
sẽ thấy trên thanh Ribbon xuất hiện một tab Sectioning Tool
1
2

- Ta khảo sát hai công cụ làm việc là Planes và Box

4.13.1 Công cụ Planes


- Công cụ này cho phép ta sử dụng đồng thời 6 mặt cắt để cắt bỏ các phần
khác nhau của model
- Theo mặc định chúng ta chỉ có 1 mặt phẳng cắt được kích hoạt. Để di
chuyển hay xoay mặt phẳng này ta dùng lệnh Move hay Rotate trong panel

30
Giáo trình Navisworks Manage 2015
HOA BINH CORPORATION

Tranform. Nếu muốn khai báo chính xác vị trí và góc xoay của mặt phẳng
chúng ta click vào dấu mũi tên bên dưới để mở bảng nhập giá trị và vị trí
góc xoay .

-
- Nút Fit Selection có tác dụng tự di chuyển và xoay mặt phẳng cắt sao cho
nó trùng với đối tượng đang được chọn.
- Trong panel Alignment cho phép ta nhanh chóng điều chỉnh mặt cắt theo
một phương nào đó. Ta có các lựa chọn như sau:
 Top, Bottom,Front, Back, Left, Right: mặt cắt sẽ song song với
các mặt tương ứng trong 6 mặt của khối cubic
 Align to View: mặt cắt sẽ song song với màn hình làm việc
 Align to Surface: mặt cắt sẽ song song với một bề mặt cho ta
chọn
 Align to Line: mặt cắt sẽ song song với một đoạn thẳng ta chọn
- Chúng ta có thể sử dụng cùng lúc tối đa 6 mặt cắt. Theo mặc định, chỉ mặt
cắt đầu tiên được kích hoạt. Để kích hoạt thêm mặt cắt ta sử dụng menu
Current Planes. Menu này liệt kê 6 mặt phẳng tương ứng với hình 6 bóng
đèn trước nó. Khi ta click vào bật/tắt bóng đèn thì tương ứng mặt phẳng đó
sẽ bật/tắt theo.

-
-
-
- Lưu ý: khi ta điều chỉnh 1 trong 6 mặt phẳng này thì 5 mặt phẳng còn lại sẽ
không bị ảnh hưởng theo. Nếu ta muốn các mặt phẳng còn lại thay đổi theo
thì ta click bật chế độ Link Section Planes

31
Giáo trình Navisworks Manage 2015
HOA BINH CORPORATION

- Ta có thể lưu lại trạng thái mặt cặt của model thành các viewpoint để phục
vụ cho các mục đích khác trong dự án.
4.13.2 Công cụ Box
- Công cụ này cho phép ta sử dụng đồng thời 6 mặt sắp xếp lại thành một
hình hộp chữ nhật cắt để cắt bỏ các phần khác nhau của model
- Tương tự như việc sử dụng công cụ Planes, ta có thể dùng lệnh Move hoặc
Rotate để di chuyển và xoay khối box này. Ngoài ra, ta dùng lệnh Scale để
thay đổi kích thước của hình hộp để phù hợp với mặt cắt hiện hành.
- Ta có thể khai báo vị trí, góc xoay, kích thước khối box vào trong panel
Transform

V. Kết luận

- Qua chương 1, chúng ta biết được sơ bộ các chức năng và nhiệm vụ chính
của Navisworks. Đồng thời chúng ta xây dựng cơ sở cho các công việc ở
các chương tiếp theo.
- Navisworks là một trong các phần mềm giải pháp BIM của Autodesk, vì thế
nếu chỉ tìm hiểu Revit mà không tìm hiểu Navisworks thì sẽ là một thiếu sót
rất lớn để phát triển BIM sau này.

32

You might also like