You are on page 1of 2

THỦY TĨNH HỌC

XÁC ĐỊNH ÁP LỰC LÊN MẶT CONG


(TẠO KHỐI THAY THẾ)

Nhận xét:
- Áp lực chất lỏng chỉ tác dụng lên các mặt dính ướt;
- Phương pháp giải bài toán xác định áp lực chất lỏng lên mặt cong: xây dựng vật
áp, xác định các thành phần lực theo các phương.
- Tuy nhiên với bài toán yêu cầu xác định áp lực chất lỏng lên mặt dính ướt chỉ
là một phần vật thể (vật ngập không hoàn toàn), ta có thể sử dụng phương pháp
ghép mặt dính ướt vào vật ngập hoàn toàn mới.
Có 2 cách tiếp cận phương pháp này:
+ Cách 1: Sử dụng lý thuyết vật ngập và lực Acsimet
+ Cách 2: Giả thiết cho vật ngập, xét cân bằng vật thể.
Bản chất 2 cách là như nhau, nhưng chỉ khác cách tiếp cận ban đầu.

Nghiên cứu ví dụ cụ thể sau để hiểu phương pháp:


Bài 3.17 (BM-C3)
Lỗ có đường kính D0 = 20cm trên thành phẳng, nghiêng so với phương
đứng một góc α = 450. Lỗ được bịt kín bằng một nút hình côn có kích thước D1
= 30cm, D2 = 15cm và L = 30cm. Mực nước trong bình chứa H =50cm.
Xác định áp lực nước tác dụng lên nút. (Hình 1.a)

α
d d PA d’
D1 H H H
F’ F’
c c c’
a a G a’
b D2 b b’ N
N
D0 N
F PA
N
F
G+N
G
a) b) c)
Hình 1
Giải quyết:
Bài này áp suất khí quyển truyền qua môi trường chất lỏng lên nút và
phần nút cũng tiếp xúc với khí quyển tự cân bằng. Nên chỉ quan tâm tới áp lực
do chất lỏng gây nên. Và Ta tính toán vs áp suất dư.
Phân tích: Như nhận xét ban đầu chất lỏng chỉ tác dụng lên mặt dính ướt.
Cụ thể bài này, mặt dính ướt của nút là: phần mặt côn abcd và đáy ad.
Gọi áp lực tổng hợp nước lên phần mặt dính ướt của nút là F .
* Cách 1 (sử dụng hình 1c)
Xét một vật rắn có kích thước bằng phần ngập của nút bao gồm (đáy a’d’,
đáy b’c’ và mặt côn a’b’c’d’) ngập hoàn toàn trong cùng môi trường chất lỏng
ngập của nút, và cũng ở vị trí tương tự như phần ngập của nút. Khi đó ta có: áp
lực tổng hợp của chất lỏng lên mặt côn a’b’c’d’ và đáy a’d’ là F '  F ;
- Bản chất lực Acsimet là tổng hợp lực tác dụng lên các mặt của vật ngập;
- Áp vào bài, gọi áp lực chất lỏng lên đáy b’c’ là N , ta có:
PA  N  F ' (1)
Sơ đồ vector hình 1c.
Vector N vuông góc đáy b’c’, chiều hướng vào trong vật rắn, độ lớn tính
theo công thức thành phẳng.
Vector PA thẳng đứng hướng lên trên, độ lớn = trọng lượng thể tích chiếm
chỗ. Do đó xác định được F

* Cách 2 (sử dụng hình 1b)


Tương tự tiếp cận cách 1. Môi trường chất lỏng của bài, tách ra một khối
chất lỏng có kích thước bằng phần ngập của nút bao gồm (đáy a’d’, đáy b’c’ và
mặt côn a’b’c’d’). Khi đó ta có: áp lực tổng hợp của chất lỏng lên mặt côn a’b’c’d’
và đáy a’d’ vẫn là F '  F ;
Vì khối chất lỏng nằm cân bằng nên ta xét cân bằng của khối chất lỏng;
Gọi áp lực chất lỏng lên đáy b’c’ là N ;
và G - trọng lực của khối chất lỏng đang xét;
Ta có, hệ lực cân bằng:
F G  N  0 (2)
Sơ đồ vector hình 1b.

* Bản chất 2 phương trình (1) và (2) là như nhau vì: P A  G (định luật Acsimet)

You might also like