You are on page 1of 18

LỜI NÓI ĐẦU

Công nghiệp truyền thông đang trải qua một giai đoạn bùng nổ theo hướng hội tụ
của các dịch vụ. Dữ liệu đã trở nên có ý nghĩa hơn trong toàn bộ lưu lượng truyền tải trên
mạng so với lưu lượng thoại. Các nhà khai thác đang tìm cách kết hợp giữa lưu lượng
thoại và lưu lượng dữ liệu, giữa các mạng lõi và các dịch vụ. Trong số các giải pháp công
nghệ được lựa chọn, công nghệ IP hiện đang được quan tâm với tư cách là giải pháp hứa
hẹn cho hỗ trợ đa phương tiện để xây dựng các dịch vụ tích hợp mới. Hiện nay đang diễn
ra sự tích hợp giữa mạng chuyển mạch kênh truyền thống với mạng IP mới. Các nhà khai
thác đang thay thế các mạng điện thoại cố định và di động theo kiến trúc toàn IP và có cả
hỗ trợ giao thức báo hiệu số 7. Công nghệ IP cho phép các nhà khai thác mạng có thể mở
rộng mạng và xây dựng các dịch vụ mới một cách có hiệu quả. Thành phần các dịch vụ
bổ sung thông dụng như SMS, … góp phần vào sự phát triển nhanh chóng của các mạng
báo hiệu.

Các nhà khai thác mạng đang muốn chuyển dần mạng viễn thông tiến đến kiến
trúc mạng IP. Trong khi chưa thể chuyển ngay lên kiến trúc mạng toàn IP thì cả mạng IP
và các mạng chuyển mạch kênh truyền thống đều song song tồn tại và cần phải được kết
hợp lại vào cơ sở hạ tầng mạng thống nhất. Chắc chắn rằng mạch chuyển mạch kênh sẽ
còn tồn tại trong nhiều năm nữa cùng với các dịch vụ IP. Kiến trúc kết hợp có thể là giải
pháp tốt nhất cho hầu hết các nhà khai thác vì nó đảm bảo mức độ rủi ro thấp trong quá
trình phát triển mạng hiện tại trong khi vẫn cho phép đáp ứng được các dịch vụ mới.

Đây là mục đích của nhiều nhóm nghiên cứu chuẩn hóa mà SIGTRAN của IETF
là một trong số đó. SIGTRAN đưa ra mô hình kiến trúc cho phép mạng phát triển tiến
đến mạng toàn IP. Mô hình kiến trúc này gồm hai thành phần mới: SCTP và một số các
giao thức tầng thích ứng người sử dụng (như M2UA, M2PA, M3UA, SUA) – cho phép
đáp ứng các phương thức yêu cầu để hội tụ hai mạng này.
MỤC LỤC

Lời nói đầu………………………………………………………………………….

Mục lục……………………………………………………………………………..

Thuật ngữ viết tắt…………………………………………………………………..

I. Giới thiệu chung về SIGTRAN……………………………………………………

II. Giao thức điều khiển luồng truyền tải SCTP……………………………………..

1.SCTP và chức năng của SCTP ……………………………………………………

2.Khuôn dạng tiêu đề chung của SCTP……………………………………………...

III. Giao thức báo hiệu SIGTRAN…………………………………………………..

1.Bộ giao thức SIGTRAN…………………………………………………………...

2.Các lớp thích ứng của SIGTRAN………………………………………………….

2.1 Lớp tương thích người dùng MTP2 (M2UA)……………………………………

2.2 Lớp thích ứng ngang cấp người dùng M2PA……………………………………

2.3 Lớp thích ứng người dùng MTP3 (M3UA)……………………………………...

2.4 Giao thức thích ứng người dùng SUA…………………………………………...

IV.Đo kiểm giao thức báo hiệu SIGTRAN…………………………………………


Thuật ngữ viết tắt

IETF Internet Engineering Task Force Nhóm đặc nhiệm kỹ thuật


Internet
SIGTRAN Signalling Transport Giao thức truyền tải báo hiệu

SCTP Stream Control Transport Protocol Giao thức điều khiển truyền tải
luồng
M2UA MTP 2 User Adaptation Thích ứng người sử dụng MTP
mức 2
M2PA MTP 2 Peer – to – Peer Adaptation Thích ứng MTP mức 2 ngang
hàng
M3UA MTP 3 User Adaptation Thích ứng người sử dụng MTP
mức 3
SUA SCCP User Adaptation Thích ứng người sử dụng
SCCP
MTP Message Transfer Part Phần chuyển giao bản tin

IP Internet Protocol Giao thức Internet

ISDN Integrated Service Digital Network Mạng số tích hợp đa


dịch vụ
PSTN Public Switched Telephone Network Mạng điện thoại công cộng

SS7 Signalling System 7 Hệ thống báo hiệu số 7

MGC Media Gateway Controller Bộ điều khiển cổng phương


tiện
QoS Quality of Service Chất lượng dịch vụ

ISUP ISDN User Part Phần người sử dụng ISDN

TCAP Transaction Capabilities Application Ứng dụng khả năng giao dịch
Part
SG Signalling Gateway Cổng báo hiệu

SCCP Signalling Connection Control Part Phần điều khiển kết nối báo
hiệu
TCP Transmission Control Protocol Giao thức điều khiển truyền
dẫn
Giao thức báo hiệu SIGTRAN
I.Giới thiệu chung

SIGTRAN ( Signalling Transport) là một nhóm làm việc trực thuộc IETF (hình
thành vào năm 1999) với nhiệm vụ thiết lập một kiến trúc dùng để truyền tải các dữ liệu
báo hiệu thời gian thực qua mạng IP. Nhiệm vụ chủ yếu không chỉ về mặt kiến trúc mà
còn bao gồm cả việc định nghĩa một bộ giao thức dùng cho việc truyền tải các bản tin báo
hiệu SS7 và ISDN qua mạng chuyển mạch gói.

Nhóm làm việc đã đưa ra mô hình kiến trúc của giao thức SIGTRAN gồm 3 thành phần
sau:

Hình 1. Kiến trúc giao thức SIGTRAN

Giao thức Internet chuẩn hoá bao gồm các giao thức tiêu chuẩn trong bộ giao thức
TCP/IP.

 Giao thức truyền tải báo hiệu chung: Giao thức này hỗ trợ một tập hợp chung của
các chức năng truyền tải báo hiệu tin cậy. Đặc biệt trong đó phải kể đến giao thức
truyền tải điều khiển luồng SCTP (Stream Control Transmission Protocol) là một
giao thức truyền tải mới được định nghĩa bởi IETF tại RFC 2960.
 Giao thức tương thích: Hỗ trợ các hàm nguyên thuỷ cụ thể chẳng hạn như các chỉ
thị quản lý yêu cầu bởi một giao thức báo hiệu ứng dụng đặc biệt. Các giao thức
lớp con tương thích mới được định nghĩa bởi IETF RFC 2960 gồm: M2PA(MTP2-
User peer-to-peer adaptation), M2UA (MTP2-User adaptation), M3UA (MTP3-
User adaptation), SUA (SCCP-User adaptation) và IUA (ISDN User adaptation).
Chú ý rằng tại một thời điểm chỉ có duy nhất một giao thực được thực hiện.
II.Giao thức điều khiển luồng truyền tải – SCTP

1.SCTP và chức năng của SCTP

SCTP nằm giữa tầng tương thích người dùng SCTP và tầng mạng chuyển gói phi kết
nối như IP, … Dịch vụ cơ bản của SCTP là chuyển giao tin cậy các bản tin của người
dùng giữa các người dùng SCTP đồng mức. SCTP là giao thức hướng kết nối vì vậy,
SCTP thiết lập kết nối giữa hai điểm đầu cuối (gọi là liên hệ trong phiên SCTP) trước khi
truyền dữ liệu người dùng của nó.

Hình 2.1 Kiến trúc của SCTP

Dịch vụ truyền tải SCTP có thể được phân thành một số chức năng. Các chức năng
này được mô tả như sau:

 Thiết lập và hủy bỏ liên kết: Một liên hệ được tạo ra bởi một yêu cầu từ người
dùng SCTP. Cơ chế cookie được dùng trong quá trình khởi tạo để cung cấp sự
hỗ trợ bảo vệ chống lại sự tấn công.
 Phân phối tuần tự theo các luồng: Người dùng SCTP có thể xác định số lượng
các luồng được hỗ trợ trong liên hệ tại thời điểm thiết lập liên hệ đó.
 Phân mảnh dữ liệu người dùng: SCTP hỗ trợ phân mảnh và tái hợp các bản tin
dữ liệu người dùng để đảm bảo cho các gói tin SCTP truyền xuống các tầng
thấp hơn phù hợp với MTU.
 Phát hiện và tránh tắc nghẽn: SCTP gán cho mỗi bản tin dữ liệu người dùng
(được phân mảnh hoặc không) một số tuần tự truyền dẫn (TSN). Đầu cuối thu
sẽ xác nhận toàn bộ các TSN và ngắt đoạn (nếu có) thu được.
 Chunk bundling: Gói tin SCTP được phân phối đến tầng thấp hơn bao gồm hai
thành phần là tiêu đề chung và theo sau là một hoặc nhiều chunk.
 Hợp thức hóa gói tin: Trường Tag là bắt buộc và 32 bit của trường CheckSum
nằm trong tiêu đề của SCTP.
 Quản lý tuyến: Chức năng quản lý tuyến SCTP chọn địa chỉ truyền tải đích cho
mỗi gói tin SCTP đầu ra trên cơ sở chỉ dẫn của người dùng SCTP và trạng thái
hiện thời của các địa chỉ đích hiện tại.

Hình 2.2. Các chức năng của SCTP


2.Khuôn dạng tiêu đề chung của SCTP

Hình 2.3. Khuôn dạng tiêu đề chung SCTP

 Trường số thứ tự cổng nguồn/đích: 16 bít. Chỉ thị số thứ tự cổng của SCTP
gửi/nhận.
 Trường Tag: 32 bít. Phía thu sử dụng trường này để xác nhận với phía gửi về
gói tin SCTP này.
 Trường CheckSum: 32 bit. Chứa tổng kiểm tra của gói tin SCTP. SCTP sử
dụng thuật toán Adler-32 để tính toán tổng kiểm tra.

SCTP cung cấp một phương thức kết nối để thay thế giao thức không đáp ứng được theo
quan điểm thời gian thực và dư thừa

Hình 2.4. Vị trí của SCTP trong SS7


III.Giao thức báo hiệu SIGTRAN

1.Bộ giao thức SIGTRAN

Giao thức SIGTRAN được hình thành từ một lớp truyền tải mới - giao thức truyền tải
điều khiển luồng SCTP (Stream Control Transmission Protocol) và một tập hợp của các
lớp tương thích UA (User Adaptation), các lớp tương thích này cung cấp các dịch vụ
giống như các tầng thấp của mạng SS7 và ISDN.

Hình 3.1 : Bộ giao thức SIGTRAN

Vùng xám đậm chính là các giao thức mới của SIGTRAN, trong khi các vùng nhạt hơn
là các giao thức đang tồn tại. Các lớp UA được đặt tên theo dịch vụ mà chúng thay thế
chứ không căn cứ vào đối tượng sử dụng dịch vụ đó. Ví dụ M3UA tương thích với SCTP
để cung cấp nhiều dịch vụ của lớp MTP3 chứ không phải chỉ cung cấp một dịch vụ cho
MTP3. Tất cả các lớp thích ứng SIGTRAN đều phục vụ cho một số một số mục đích
chung sau:

 Dùng để vận chuyển các giao thức báo hiệu lớp cao hơn thông qua cơ chế truyền
tải tin cậy dựa trên nền IP.
 Cung cấp lớp dịch vụ tương tự tại giao diện của mạng PSTN tương ứng. Chẳng
hạn, ít nhất thì M3UA phải khiến cho người dùng của nó nhìn nhận nó giống như
MTP3 về mặt dịch vụ (M3UA không thực sự thay thế các tính năng và hoạt động
của MTP3).
 Các lớp thích ứng hoàn toàn trong suốt đối với người dùng. Người sử dụng dịch
vụ sẽ không nhận thấy rằng lớp thích ứng được thay thế giao thức ban đầu.
 Loại bỏ các lớp SS7 mức thấp càng nhiều càng tốt.
2.Các lớp thích ứng của SIGTRAN

SIGTRAN hiện thời đưa ra sáu lớp thích ứng sau:

 M2UA: cung cấp các dịch vụ của MTP2 trong mô hình client-server, chẳng hạn
như SG - to - MG. Đối tượng sử dụng của nó sẽ là MTP3.
 M2PA: cung cấp các dịch vụ của MTP2 theo mô hình peer-to-peer, ví dụ như các
kết nối SG - to - SG. Đối tượng sử dụng của nó là MTP3.
 M3UA: cung cấp các dịch vụ của MTP3 trong cả hai kiểu kiến trúc: client-server
(SG - to - MGC) và peer-to-peer. Đối tượng sử dụng của nó sẽ là SCCP và/ hoặc
ISUP.
 SUA: cung các các dịch vụ của SCCP trong kiến trúc peer-to-peer, ví dụ SG - to -
IP SCP. Đối tượng sử dụng của nó là TCAP hoặc phần ứng dụng dựa trên khả
năng trao đổi khác.
 IUA: cung cấp các dịch vụ của lớp liên kết dữ liệu ISDN (LAPD). Người dùng của
nó là một thực thể ISDN mức 3.
 V5UA: cung cấp các dịch vụ của giao thức V.5.2

Khung làm việc của bộ giao thức SIGTRAN là khá mềm dẻo, do đó cho phép chúng ta có
thể thêm vào các lớp mới khi cần.

2.1 Lớp tương thích người dùng MTP2 (M2UA):

Giao thức thích ứng người dùng phần chuyển giao bản tin mức 2 (M2UA -MTP2 user
adaptation) được sử dụng để chuyển giao các bản tin báo hiệu số 7 phần người dùng
MTP2 (ví dụ các bản tin MTP3) qua mạng IP sử dụng các dịch vụ của SCTP. Cụ thể
M2UA truyền dữ liệu của người dùng MTP2 giữa một lớp MTP2 đặt tại SG và một lớp
MTP3 đặt tại MGC. Như vậy nó hoạt động giống như mô hình Client - Server trong đó
MGC là Client và SG là Server. M2UA hỗ trợ:

 Ranh giới giao diện giữa MTP2/MTP3: Giao diện SS7 giữa MTP3/MTP2 (MTP2-
User) vẫn được giữ lại tại điểm đầu cuối trong mạng IP, do đó lớp giao thức
M2UA được yêu cầu cung cấp cho các User của nó tập các dịch vụ tương đương
với các dịch vụ mà MTP2 đã cung cấp cho MTP3.
 Giao tiếp giữa các module quản lý lớp đặt tại SG và MGC: M2UA cung cấp một
số bản tin nhằm hỗ trợ cho giao tiếp giữa các module quản lý lớp đặt tại SG và
MGC diễn ra thuận lợi hơn.
 Hỗ trợ quản lý các liên kết đang hoạt động giữa SG và MGC: Lớp M2UA ở SG có
nhiệm vụ giữ trạng thái của các xử lý máy chủ ứng dụng ASP (Application Server
Process) được cấu hình. Một tập các hàm nguyên thuỷ giữa M2UA và module
quản lý lớp được định nghĩa nhằm giúp cho module này quản lý liên kết giữa SG
và MGC. Lớp M2UA có thể dựa vào chỉ dẫn của module quản lý lớp để thiết lập
một liên kết SCTP với một node M2UA ngang cấp.

Vị trí chức năng của M2UA được chỉ ra trên hình 5.6 dưới đây. Chức năng liên kết node
là chức năng xử lý báo hiệu mức cao tiếp nhận và xử lý các thông tin hoạt hoá và loại bỏ
liên kết, số thứ tự các bản tin, thủ tục đệm và truyền lại bản tin.

Hình 3.2. Vị trí chức năng và hoạt động của M2UA

2.2 Lớp thích ứng ngang cấp người dùng M2PA.

Giao thức thích ứng ngang cấp người dùng sử dụng các dịch vụ của SCTP để hỗ trợ
việc truyền các bản tin báo hiệu MTP3 của hệ thống SS7 qua mạng IP. M2PA có khả
năng xử lý đầy đủ bản tin MTP3 và quản lý mạng giữa bất kì hai nút SS7 nào giao tiếp
với nhau qua mạng IP. M2PA hỗ trợ:

 Điều khiển liên tục hoạt động của các giao thức MTP3 ngang cấp qua một kết nối
với mạng IP.
 Ranh giới giao diện giữa MTP2 và MTP3, quản lý các liên kết truyền tải SCTP và
lưu lượng thay cho các liên kết của MTP2.
 Báo cáo kịp thời các thay đổi về trạng thái đến phần quản lý.
Hình 3.3. Vị trí chức năng và hoạt động của M2PA

M2PA là phương tiện giúp cho các lớp MTP3 cùng cấp ở các SG có thể giao tiếp trực
tiếp với nhau. Thực chất nó là sự mở rộng của hệ thống SS7 thông qua mạng IP. Mô hình
kiến trúc sử dụng M2PA được chỉ ra trên hình 4.

Kiến trúc này áp dụng cho kết nối SG - to - SG, nó đóng vai trò như chiếc cầu nối giữa
hai mạng SS7.Trong trường hợp này mỗi SG có thể kết nối với nhiều SG khác và chúng
không cần biết về lớp bên trên mà chúng đang hỗ trợ. MTP3 có mặt tại mỗi SG để tham
gia vào việc định tuyến và quản lý các liên kết của MTP2/M2PA. Do có sự hiện diện của
MTP3 nên mỗi SG sẽ cần phải có mã điểm của riêng nó.

Việc thay thế các liên kết của MTP2 với M2UA nhằm để phân biệt với trường hợp truy
cập IP SCP từ SG (dịch vụ này được cung cấp bởi SUA). ở trường hợp của SUA, nó
được biết lớp trên của nó là TCAP (hoặc các phần ứng dụng khác), trong khi đó thì
M2PA hoàn toàn không biết gì về các lớp SS7 bên trên của nó.

Sự khác nhau quan trọng về mặt chức năng của M2PA so với M2UA là M2PA bản thân
nó thực sự cung cấp dịch vụ giống như MTP2. Còn M2UA chỉ cung cấp một giao diện
cho dịch vụ của MTP2 ở phía đầu xa.
Bảng 1: So sánh M2PA và M2UA

Đặc điểm so sánh M2PA M2UA

Bản tin dữ liệu MTP3 Truyền tải bản tin MTP3

Giao tiếp với MTP3 Đưa ra giao diện phía trên với MTP3

Các hàm nguyên thủy Điểm báo hiệu IP xử lí các Điểm báo hiệu IP truyền tải
hàm nguyên thủy MTP3 các hàm nguyên thủy MTP3
đến MTP2 đến MTP2 đến SG của MTP2
để xử lí (thong qua chức năng
phối hợp hoạt động)
Kiểu liên kết Kết nối điểm báo hiệu IP Kết nối điểm báo hiệu IP và
với SG là lien kết báo hiệu SG không phải là kết nối báo
SS7 hiệu SS7.Nó là mở rộng của
MTP2 đến một node từ xa.

Mã điểm SG là một node SS7 và có SG không phải là một node


trong mã điểm SS7 và không có mã điểm

Các tầng cao hơn SG có các tầng SS7 cao SG không có tầng SS7 cao
hơn như SCCP hơn vì không có MTP3

Quản lí Các thủ tục quản lí dựa vào Sử dụng các thủ tục quản lí
MTP3 của M2UA
2.3 Lớp thích ứng người dùng MTP3 (M3UA).

Lớp thích ứng người dùng phần chuyển giao bản tin mức 3 (M3UA - MTP3 user
adaptation) định nghĩa một giao thức hỗ trợ cho việc truyền tải các bản tin báo hiệu của
người dùng MTP3 (ví dụ các bản tin ISUP/SCCP) qua mạng IP sử dụng các dịch vụ của
SCTP. Giao thức này sẽ được sử dụng ở giữa một SG và một MGC hoặc một cơ sở dữ
liệu thường trú IP. M3UA thích hợp cho việc truyền các bản tin của bất cứ phần người
dùng MTP3 nào. Danh sách các lớp giao thức này bao gồm ISUP, SCCP, và phần người
dùng điện thoại TUP. Các bản tin của giao thức ứng dụng các khả năng trao đổi (TCAP)
và giao thức ứng dụng mạng truy cập vô tuyến (RANAP - Radio Access Network
Application Protocol) được truyền tải trong suốt bởi M3UA giống như tải của SCCP bởi
vì chúng là các giao thức của người dùng SCCP.

Thực chất M3UA tương tự như M2UA và nó hoạt động theo mô hình Client Server
nhằm cung cấp cho lớp bậc cao của hệ thống SS7 một giao thức để truy cập từ xa đến các
lớp thấp hơn. Nhờ có M3UA mà dịch vụ của MTP3 có thể được cung cấp tại MGC
(chẳng hạn như việc huỷ kết nối ISUP ở MGC). Đây cũng có thể coi là sự mở rộng của
hệ thống SS7 trong mạng IP.

Hình 3.4 dưới đây minh hoạ kiến trúc mà ở đó M3UA được sử dụng. Kiến trúc này thích
hợp cho các trường hợp sau:

 Mật độ của các liên kết SS7 đủ lớn để khiến cho một cổng SG đứng độc lập có thể
thông qua.
 Các liên kết SS7 có thể truy cập vật lý tại một điểm đơn nào đó.

Hình 3.4. Vị trí chức năng và hoạt động của M3UA


Lớp M3UA có nhiệm vụ duy trì giao diện giữa MTP3 - ISUP qua kết nối SCTP. Các
lệnh và yêu cầu truyền dữ liệu xuống tầng bên dưới của ISUP ở MGC được mang bởi
M3UA và được đưa đến giao diện cao hơn của MTP3 ở SG. Còn các chỉ thị và các bản
tin dữ liệu đến được chuyển lên phía trên từ MTP3 ở SG và được mang bởi M3UA (qua
SCTP) đến giao diện thấp hơn của ISUP ở MGC.

2.4 Giao thức thích ứng người dùng SUA.

Giao thức thích ứng người dùng SCCP (SUA - SCCP user adaptation) được dùng để
truyền tải bất kỳ bản tin báo hiệu của người dùng SCCP (ví dụ TCAP, RANAP v.v…)
qua mạng IP sử dụng các dịch vụ của SCTP. Giao thức này được thiết kế theo kiểu
module và có tính đối xứng do đó cho phép nó hoạt động trong các kiến trúc đa dạng
chẳng hạn như kiến trúc SG tới điểm cuối báo hiệu IP cũng như kiến trúc điểm kết cuối
báo hiệu IP ngang cấp . SUA hỗ trợ:

 Trao đổi các bản tin của phần người dùng SCCP (các bản tin TCAP, RANAP…)
 Dịch vụ SCCP phi kết nối
 Dịch vụ SCCP hướng kết nối
 Quản lý các liên kết truyền tải SCTP giữa một node SG và một hoặc nhiều node
báo hiệu dựa trên nền IP
 Phân phối các node báo hiệu IP o Báo cáo kịp thời các thay đổi về trạng thái cho
phần quản lý

SUA cung cấp phương tiện nhờ đó phần ứng dụng (chẳng hạn như TCAP) ở một điểm
điều khiển dịch vụ IP SCP có thể được thực hiện thông qua SG. Kiến trúc mạng gắn với
SUA cho phép có hàng loạt các điểm điều khiển dịch vụ IP SCP thông qua một SG đơn.
Các IP SCP này không có lớp MTP3 nội hạt và do đó chúng không cần mã điểm SS7.
Sau đây là mô hình kiến trúc ở đó SUA được sử dụng giữa SG và IP SCP.
Hình 3.5 Vị trí chức năng và hoạt động của SUA

Chức năng của SUA có thể được cung cấp bởi MTP2 hoặc các lớp thích ứng MTP2.
Tuy nhiên SUA có một chức năng quan trọng đó là chuyển đổi giữa địa chỉ SCCP và địa
chỉ IP (tại SG). Nếu không có chức năng này thì SCCP sẽ phải có mặt ở tất cả các điểm
IP SCP và mạng SS7 mở rộng sẽ cần đến thông tin của các SCCP này. SUA có thể biết
được sự hiện diện của từng điểm IP SCP bằng cách cung cấp một địa chỉ SCCP để bao
phủ tất cả các node.

Dịch vụ của các cơ sở dữ liệu cá nhân được đánh địa chỉ thông qua số phân hệ SSN
(Subsystem Number). SUA cung cấp dịch vụ không giống như dịch vụ biên dịch tiêu đề
toàn cầu (GTT - Global Title Translation) để sắp xếp các SSN vào trong kết nối SCCP
(được dùng để định tuyến các bản tin của phần ứng dụng đến điểm điều khiển dịch vụ IP
SCP thích hợp).

SUA cũng là một giao thức khá mềm dẻo, nó hỗ trợ các phần ứng dụng đang chạy giữa
hai node trong toàn bộ mạng IP. Điều này đặc biệt thích hợp đối với các mạng mới ra đời.
Đối với các mạng này thì một mạng báo hiệu SS7 truyền thống chạy ở phía dưới có thể
không cần thiết. Trong trường hợp này ngăn xếp IP SCP sẽ giống nhau ở cả hai node
(dựa trên IP). Ngoài ra SUA còn cho phép truy cập đến các cơ sở dữ liệu dịch vụ trong
mạng SS7 từ mạng IP.
Bảng 2. So sánh M3UA và SUA

M3UA SUA

SCCP Yêu cầu điểm báo hiệu để Vấn đề là không được hỗ trợ
hỗ trợ cho các ứng dụng khi dùng SUA
khác nhau của SCCP khi
phải phối hợp với các hệ
thống quốc gia khác nhau

Độ phức tạp trong triển khai M3UA cần các dịch vụ Ít nhất có một giao thức
SCCP tầng trên. Giảm độ phức tạp
của nút mạng (trong triển
khai cũng như trong quản
lý), do đó, giảm chi phí.

Định tuyến Trong M3UA, các bản tin SUA cho phép mạng IP định
được điều khiển từ mà điểm tuyến bản tin theo thông tin
đến mã điểm. trường tiêu đề toàn cục.

Địa chỉ Để sử dụng M3UA, mỗi nút Sử dụng SUA, mỗi nút IP
IP cần được gán cả mã điểm không cần có mã điểm.
và địa chỉ IP.
Các dịch vụ ISUP Có hỗ trợ. Không thể hỗ trợ được.
IV.Đo kiểm giao thức báo hiệu SIGTRAN

Đo kiểm là một vấn đề quan trọng trong quá trình triển khai, khai thác hệ thống. Giao
thức Sigtran bao gồm trong đó là 6 lớp giao thức con M2UA, M2PA, M3UA, SCTP,
SUA và IUA, do đó đo kiểm giao thức SIGTRAN là đo kiểm các lớp con nằm trong đó.
Cho đến thời điểm hiện tại các khuyến nghị của RFC và ETSI mới chỉ tập trung cho việc
đo kiểm ba lớp con nằm trong giao thức SIGTRAN đó là: lớp SCTP, lớp M2UA và lớp
M3UA.

Trong quá trình khai thác bảo dưỡng, chúng ta cũng cần định kỳ đo kiểm hoạt động của
giao thức Sigtran của các thiết bị nhằm xác định các thay đổi trong quá trình hoạt động
cũng như xác định nguyên nhân gây ra lỗi và đưa ra giải pháp khắc phục (trong trường
hợp xuất hiện lỗi trong quá trình khai thác và bảo dưỡng thiết bị).

Việc đo kiểm các lớp con trong giao thức Sigtran có thể dùng phương pháp giám sát
hoặc mô phỏng tùy thuộc vào khả năng của thiết bị cần đo và các yêu cầu đo kiểm. Tất cả
các lớp con M2UA, M3UA và SCTP đều có thể đo kiểm dùng phương pháp giát sát hoặc
mô phỏng, cấu hình đo giám sát các lớp con đó có cấu hình dưới đây:

Hình 4.1. Cấu hình đo giám sát

Trong cấu hình đo giám sát báo hiệu Sigtran, máy đo được đấu xen vào giữa để giám
sát việc trao đổi bản tin giao thức Sigtran giữa SGP và AS. Cấu hình đo giám sát được sử
dụng để đo kiểm các hoạt động bình thường của các thiết bị cần đo là SGP và AS.
Ngoài ra, trong một số trường hợp có thể dùng phương pháp mô phỏng để kiểm tra các
tính năng kỹ thuật của các lớp con thuộc giao thức Sigtran, cấu hình đo mô phỏng có
dạng dưới đây:
Hình 4.2. Cấu hình đo mô phỏng
Trong cấu hình đo mô phỏng giao thức Sigtran, máy đo được cấu hình để mô phỏng
một thiết bị SGP kết nối với AS cần kiểm tra thông qua giao thức Sigtran. Cấu hình đo
này được sử dụng để kiểm các hoạt động bất thường của thiết bị có sử dụng giao thức
Sigtran.
Việc thay đổi cấu hình đo mô phỏng hoặc giám sát phụ thuộc vào yêu cầu đo kiểm các
tính năng kỹ thuật của từng lớp con trong giao thức Sigtran và phụ thuộc vào khả năng hỗ
trợ của thiết bị cần đo.
Kết luận
Giao thức Sigtran là một giao thức mới ứng dụng cho mạng NGN, nó cho phép các nút
phía mạng IP giao tiếp với các nút phía mạng SS7 nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng
mạng và phối hợp hoạt động giữa mạng PSTN hiện có với mạng NGN trong tương lai. Vì
vậy, việc nghiên cứu giao thức Sigtran cùng các tính năng kỹ thuật và phương pháp đo
kiểm các tính năng kỹ thuật trong đó cho phép triển khai mạng NGN được dễ dàng hơn
trong tương lai và đặc biệt hỗ trợ phối hợp tương tác hoạt động giữa mạng hiện đang tồn
tại với mạng NGN.

You might also like