You are on page 1of 12

Nghiên cứu, áp dụng phân hệ đa phương tiện IP

trong mạng Viễn thông Việt Nam

Abstract. Chương 1: Xu hướng hội tụ mạng viễn thông, lợi ích mà IMS mang lại, tiến trình
chuẩn hóa IMS của 3GPP. Phần tiếp theo nghiên cứu về các yêu cầu kỹ thuật trong hệ thống
mạng và kiến trúc IMS, các khối chức năng, các thực thể liên quan trong kiến trúc IMS.
Chương 2: Nghiên cứu khái quát các giao thức sử dụng phổ biến như: SIP, Diameter, COPS,
Megaco/H.248 và phân tích từng bước hoạt động của phân hệ IMS trong việc thiết lập và
điều khiển các phiên dịch vụ trong IMS. Chương 3: Phân tích hiện trạng mạng viễn thông
Việt Nam hiện nay và tình hình triển khai IMS của VNPT cũng như mô hình các dịch vụ
IMS, từ đó xây dựng và mô phỏng mô hình dịch vụ IMS.

Keywords: Kỹ thuật truyền thông; Mạng truyền thông; Hệ đa phương tiện; Viễn thông

Content.
LỜI NÓI ĐẦU
Chính sự phát triển với tốc độ chóng mặt của các dịch vụ đa phương tiện với yêu cầu về băng
thông và chất lượng dịch vụ cao đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lĩnh vực công nghệ viễn thông.
Cùng với đó, sự phát triển nhanh chóng của các mạng di động và cố định, các mạng truyền dẫn qua
vệ tinh đã làm nảy sinh các ý tưởng về khả năng hội tụ các mạng này. Đó là khởi nguồn để phân hệ
đa truyền thông IP IMS ra đời và phát triển. Các nhà khai thác viễn thông lớn ở Việt nam như VNPT,
Vietel.. đang từng bước triển khai các công nghệ này vào mạng của mình.
Luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Nghiên cứu kiến trúc IMS
Chương 2: Một số giao thức cơ bản và xử lý luồng trong IMS
Chương 3 Báo hiệu SIP trong IMS
Do nội dung kiến thức của đề tài rất mới, khả năng còn hạn chế nên luận văn này chắc chắn
không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự chỉ bảo góp ý của các thầy cô giáo
và đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện và được áp dụng vào thực tế mang lại hiệu quả cao.

Chương 1 Nghiên cứu kiến trúc IMS


1.1 Xu hướng hội tụ mạng viễn thông
Từ tình hình mạng viễn thông hiện nay và sự bùng nổ về nhu cầu dịch vụ băng rộng, việc xây
dựng một mạng cung cấp đa loại hình dịch vụ tốc độ cao băng thông lớn là vấn đề tất yếu của các
nhà khai thác mạng.
Tổ chức chuẩn hóa viễn thông đã nghiên cứu và đưa ra mô hình mạng hội tụ có khả năng
cung cấp dịch vụ đa phương tiện cho người dùng trong khi đó giá thành và thời gian xây dựng mạng
là rẻ nhất và nhanh nhất đó chính là mạng IMS/NGN.

Hình 1.1 Kiến trúc IMS hỗ trợ sự hội tụ thiết bị truyền thông
1.2 Quá trình chuẩn hóa IMS của 3GPP
IMS được định nghĩa như sau: “IMS là kiến trúc toàn cầu, độc lập với truy nhập; điều khiển
dịch vụ và kết nối dựa trên giao thức IP. Kiến trúc này cho phép cung cấp nhiều loại dịch vụ đa
phương tiện tới người dùng thông qua các giao thức thông dụng trên Internet”.
1.3 Kiến trúc IMS
Kiến trúc của một hệ thống IMS được chia thành bốn lớp bao gồm: Lớp ứng dụng , lớp điều
khiển, lớp kết nối, lớp quản lý

Hình 1.2 Mô hình kiến trúc IMS


Hình 1.3 Kiến trúc IMS của 3GPP
* IMS của một số tổ chức tiêu chuẩn khác
Bên cạnh 3GPP, các tổ chức khác như IETF, ITU-T, ARIB, ETSI… và các công ty điện tử-
viễn thông như NEC, MOTOROLA, SIEMEN…cũng nghiên cứu và đưa ra các chuẩn của mình
1.4 Các khối chức năng cơ bản trong mạng lõi IMS
1.4.1 Các phần tử cơ sở dữ liệu
1.4.1.1 HSS (Home Subcriber Server)
Máy chủ quản lý thuê bao thường trú HSS có thể xem như là một cải tiến của bộ đăng ký
định vị thường trú HLR và AuC trong mạng GSM. HSS là một cơ sở dữ liệu lưu trữ thông tin của tất
cả thuê bao và những thông tin dịch vụ liên quan đến thuê bao. Nó chứa đựng các thông tin như nhận
dạng người dùng, tên của S-CSCF gán cho người dùng, hồ sơ chuyển vùng, thông số chứng thực
cũng như thông tin về dịch vụ thuê bao.
1.4.1.2 SLF (Subscription Locator Function)
Trong trường hợp có nhiều HSS trong cùng một mạng, chức năng định vị SLF sẽ được thiết
lập nhằm xác định HSS nào đang chứa hồ sơ của người dùng tương ứng.
1.4.2 Các phần tử điều khiển IMS
Chức năng điều khiển cuộc gọi CSCF có 3 loại: Proxy-CSCF (P-CSCF), Serving-CSCF (S-
CSCF) và Interrogating-CSCF (I-CSCF). Mỗi CSCF có chức năng riêng. Chức năng chung của
CSCF là tham gia trong suốt quá trình đăng ký và thiết lập phiên giữa các thực thể IMS. Hơn nữa,
những thành phần này còn có chức năng gửi dữ liệu tính cước đến Server tính cước.
1.4.2.1 P-CSCF (Proxy-CSCF)
P-CSCF đóng vai trò như một máy chủ SIP, là điểm đầu tiên liên lạc giữa đầu cuối IMS và
mạng IMS. Nó có thể được đặt ở mạng khách (trong toàn bộ mạng IMS) hoặc mạng chủ. Một vài
mạng có thể sử dụng thiết bị kiểm soát biên giới phiên SBC (Session Border Controller) để thực hiện
chức năng này. Để kết nối với hệ thống IMS, người dùng trước tiên phải gửi đăng ký tới P-CSCF
trong mạng mà nó đang kết nối.
1.4.2.2 I-CSCF (Interrogating-CSCF )
I-CSCF là một máy chủ SIP khác được đặt ở biên của miền quản trị.
Các chức năng của I-CSCF bao gồm:
+ Định tuyến bản tin yêu cầu SIP nhận được từ một mạng khác đến S-CSCF tương ứng
1.4.2.3 S-CSCF (Serving-CSCF)
S-CSCF là một nút trung tâm của hệ thống báo hiệu IMS. S-CSCF vận hành giống như một
máy chủ SIP nhưng nó cũng bao hàm cả chức năng quản lý phiên dịch vụ. Thêm vào việc thực hiện
chức năng là một máy chủ SIP thì nó cũng đóng vai trò như một trung tâm đăng ký SIP. Điều này có
nghĩa là nó duy trì mối liên hệ giữa vị trí của người dùng (nói cách khác là địa chỉ IP của thiết bị đầu
cuối mà người dùng đăng nhập) với địa chỉ SIP của người dùng đó (cũng được biết đến như là định
danh chung của người dùng).
1.4.3 Các phần tử điều khiển kết nối liên mạng
1.4.3.1 MGCF (Media Gateway Control Function)
MGCF là thành phần cổng nối của PSTN hay CS và mạng IMS. Nút này có nhiệm vụ quản lý
các cổng đa phương tiện, tương tác với S-CSCF để quản lý các cuộc gọi trên kênh đa phương tiện.
Nó thực hiện chuyển đổi giao thức và ánh xạ SIP thành ISUP hoặc BICC. Ngoài ra, MGCF còn điều
khiển nguồn tài nguyên trong MGW.
1.4.3.2 BGCF (Breakout Gateway Control Function)
Chức năng điều khiển cổng chuyển mạng (BGCF) có nhiệm vụ lựa chọn mạng PSTN hoặc
mạng chuyển mạch kênh (CSN) mà lưu lượng trong IMS sẽ được định tuyến sang
1.4.3.3 SGW (Signalling gateway function)
SGW (cổng báo hiệu) chức năng được sử dụng để kết nối các mạng báo hiệu khác nhau ví dụ
mạng báo hiệu SCTP/ IP và mạng báo hiệu SS7. Chức năng cổng báo hiệu có thể triển khai như một
thực thể đứng một mình hoặc bên trong một thực thể khác. Các luồng phiên trong đặc tả này không
thể hiện SGW nhưng khi làm việc với PSTN hay miền chuyển mạch kênh thì cần có một SGW để
chuyển đổi truyền tải báo hiệu.
1.4.4 Phần tử dịch vụ IMS
AS (Application Server)
AS (Máy chủ ứng dụng) là một thành phần SIP, thực hiện chức năng tiếp nhận và xử lý dịch
vụ. Các AS kết nối với S-CFCS thông qua giao tiếp SIP. Có 3 loại AS: SIP AS, OSA-SCS, IM-SSF.
Các máy chủ OSA-SCS, IM-SSF đóng vai trò làm cầu nối để IMS giao tiếp với OSA và gsmSCF
1.4.5 Các phần tử tài nguyên
1.4.5.1 MRF (Media Resource Function)
MRF (Chức năng đa phương tiện) được phân thành bộ điều khiển chức năng tài nguyên đa
phương tiện MRFC (Media Resource Function Controller) và bộ xử lí chức năng tài nguyên đa
phương tiện MRFP (Media Resource Function Processor).
1.4.5.2 MGW (Media gateway function)
MGW (Cổng kết nối đa phương tiện) có thể kết thúc các kênh mang từ mạng chuyển mạch
kênh và các luồng phương tiện từ mạng chuyển mạch gói (ví dụ dòng RTP trong mạng IP). IMS-
MGW có thể hỗ trợ chuyển đổi phương tiện điều khiển mạng và xử lí tải trọng (ví dụ mã hóa, triệt
vọng, cầu hội nghị).
1.5 Các điểm tham chiếu IMS
Điểm tham chiếu IMS có nhiệm vụ là điểm nối giữa các thực thể trong và ngoài mạng IMS,
trao đổi các thông tin và báo hiệu.
Chương 2 Một số giao thức cơ bản và xử lý luồng trong IMS
2.1 Giao thức sip
2.1.1 Tổng quan về giao thức SIP
SIP là giao thức khởi tạo phiên, dùng để thiết lập, sửa đổi và kết thúc các cuộc gọi điện thoại
VoIP. SIP được phát triển bởi IETF và ban hành trong tài liệu RFC 3261 vào tháng 5 năm 2003.
SIP có thể sử dụng cho rất nhiều các dịch vụ khác nhau trong mạng IP như dịch vụ tin nhắn,
thoại, hội nghị thoại, hội nghị truyền hình, email, dạy học từ xa, quảng bá, … SIP sử dụng khuôn
dạng text, một khuôn dạng thường gặp trong mạng IP. Nó kế thừa các các nguyên lý và khái niệm
của các giao thức Internet như HTTP và SMTP. SIP sử dụng một số kiểu bản tin và các trường
header của HTTP, xác định nội dung luồng thông tin theo header.
2.1.2 Cấu trúc SIP
2.1.2.1 Máy chủ
Là một chương trình ứng dụng chấp nhận các bản tin yêu cầu từ máy khách để phục vụ các
yêu cầu này và gửi trả các đáp ứng cho các yêu cầu đó. Ta có các loại máy chủ sau:
Người dùng là thiết bị đầu cuối trong mạng SIP, có thể là một máy điện thoại SIP, có thể là
máy tính chạy phần mềm đầu cuối SIP
- Máy chủ ủy quyền
- Máy chủ định vị
- Máy chủ chuyển đổi địa chỉ
- Máy chủ đăng ký
2.1.2.2 Máy khách
Máy khách trong giao thức SIP chính là các thiết bị mà người dùng sử dụng để khởi tạo yêu
cầu SIP đến các máy chủ. Thiết bị này có thể là các thiết bị phần cứng hổ trợ chuẩn SIP như điện
thoại IP hay là phần mềm hổ trợ chuẩn SIP như Express Talk, Sidefisk,… hay hổ trợ cả IMS như:
Mercuro IMS Client, UCT Client, OpenIC_Lite,. . .
2.1.3 Bản tin SIP
SIP sử dụng các bản tin để khởi tạo, hiệu chỉnh và kết thúc phiên giữa các người dùng.
2.1.4 Thiết lập và hủy cuộc gọi SIP
2.1.5 Tính năng của SIP
Giao thức SIP được thiết kế với những chỉ tiêu sau: Tích hợp với các giao thức đã có của
IETF. Đơn giản và có khả năng mở rộng. Hỗ trợ tối đa sự di động của đầu cuối. Dễ dàng tạo tính
năng mới cho dịch vụ.
- Tích hợp với các giao thức đã có của IETF
Các giao thức khác của IETF có thể xây dựng để xây dựng những ứng dụng SIP. SIP có thể
hoạt động cùng với nhìu giao thức như: RSVP, RTP, RTSP, SAP, SDP, MIME, HTTP, COPS, OSP.
- Đơn giản và có khả năng mở rộng
- Hỗ trợ tối đa sự di động của đầu cuối
- Dễ dàng tạo tính năng mới và dịch vụ mới.
2.2 Giao thức Diameter
2.2.1 Tổng quan về giao thức Diameter
Giao thức Diameter chia ra 2 phần: Diameter Base Protocol và Diameter Application.
Diameter Base Protocol cần thiết cho việc phân phối các đơn vị dữ liệu, khả năng thương lượng,
kiểm soát lỗi và khả năng mở rộng. Diameter là giao thức truyền thông hoạt động trên giao diện Sh
giữa HSS, AS, S-CSCF.
2.2.2 Cấu trúc giao thức Diameter
Trong Diameter có 3 thành phần chính là Server, Client và Agent. Client là một thiết bị ở
biên, thực hiện các truy vấn và sử dụng dịch vụ. Một Diameter Agent thực hiện chức năng như một
Proxy, Relay, Redirect Agent va dịch các bản tin. Diameter Server quản lý các yêu cầu về AAA cho
một hệ thống.
2.2.3 Bản tin
Bản tin Diameter chứa một header và một số cặp giá trị thuộc tính AVP. Header gồm nhiều
trường với dữ liệu dạng nhị phân giống header của giao thức IP.
2.2.3.1 Cấu trúc Diameter header

Hình 2.10 Cấu trúc header của Diameter


2.2.3.2 Cấu trúc AVP
AVP chứa thông tin chứng thực, ủy quyền, và thông tin về tài khoản người dùng để định
tuyến, bảo mật, thông tin cấu hình có liên quan đến yêu cầu và đáp ứng bản tin.

Hình 2.11 Cấu trúc AVP


2.2.4 Bảo mật trong bản tin Diameter
Client trong giao thức Diameter phải hổ trợ chuẩn IPSec và có thể hổ trợ TLS.Server phải hổ
trợ cả 2 chuẩn trên. Để bảo mật, khuyến nghị rằng nên sử dụng IPSec ở các nút trong cùng một miền
như giữa Client và Proxy và sử dụng TSL để bảo mật khi có giao dịch giữa các miền với nhau.
2.2.5 Khả năng kiểm soát lỗi của giao thức Diameter
Lỗi trong giao thức Diameter chia thành 2 loại: lỗi giao thức và lỗi ứng dụng
2.3 COPS Giao thức COPS
2.3.1 Tổng quan về giao thức COPS
COPS là giao thức được IETF chuẩn hóa nhằm thực hiện việc quản lý, cấu hình và áp đặt
chính sách. Giao thức này hoạt động theo mô hình Client-Server.
2.3.2 Chức năng chính của COPS
Giao thức này giao việc cho Client hỗ trợ cho mô hình Client/Server. Trong đó Client sẽ gửi
những bản tin: yêu cầu, cập nhật, và xóa tới PDP và PDP gửi trả những quyết định cho PEP.
2.3.2.1 Bản tin COPS
* COPS Header

Hình 2.15 COPS header


2.4 Giao thức Megaco/H.248
2.4.1 Tổng quan về giao thức Megaco/H.248
Megaco được phát triển bởi IETF (đưa ra vào cuối năm 1998), còn H. 248 được đưa ra vào
tháng 5/1999 bởi ITU-T. Sau đó cả IETF và ITU-T cùng hợp tác thống nhất giao thức điều khiển
MG, kết quả là vào tháng 6/2000 chuẩn Megaco/H. 248 ra đời.
Megaco/H248 cung cấp một giải pháp toàn diện cho việc điều khiển các MG. Giao thức này
hỗ trợ đa phương tiện và các dịch vụ hội thoại nâng cao đa điểm các cú pháp lập trình được nâng cao
nhằm tăng hiệu quả cho các tiến trình đàm thoại, hỗ trợ cả việc mã hoá text và binary và thêm vào
việc mở rộng các định nghĩa cho các gói tin.
2.4.2 Cấu trúc Gateway trong Megaco/H.248

Hình 2.18 Cấu trúc Gateway trong Megaco/H.248


2.4.3 Termination và Context
2.4.3.1 Termination
Termination là một thực thể luận lý trên MG như là các nguồn hoặc các luồng điều khiển, …
Termination có duy nhất một số nhận dạng (Termination ID) được phân phối bởi MG ở thời điểm
chúng được tạo ra.

2.4.3.2 Context
Context là một sự kết hợp giữa một số Termination. Có một Context đặc biệt được gọi là
Context rỗng. Nó chứa các Termination không kết hợp với các Termination khác. Các Termination
rỗng có thể có các tham số được khảo sát hoặc sửa đổi và có thể có các sự kiện xảy ra trên chúng.
2.4.4 Một số lệnh của Megaco/H.248
Add, Modify, Subtract, Move, Auditvalue, Auditcapabilities, Notify, ServiceChange
2.4.5 Hoạt động của Megaco/H.248
2.5 Các luồng xử lý trong IMS
2.5.1 Đăng ký vào mạng IMS
Đăng ký vào mạng IMS được chia thành 2 loại
- Đăng ký mới
- Đăng ký lại
2.5.2 Xóa đăng ký
Xóa đăng ký bao gồm
- Xóa đăng ký khởi tạo bởi UE
- Xóa đăng ký khởi tạo mạng
2.5.3 Thủ tục thiết lập phiên
Thủ tục thiết lập phiên bao
gồm:
- Thủ tục thiết lập phiên giữa thuê bao thuộc hai mạng IMS
- Thiết lập phiên giữa thuê bao thuộc mạng IMS và mạng PSTN
Chương 3 Giải pháp triển khai IMS tại VNPT
3.1 Giới thiệu viễn thông Việt Nam [4]
Theo số liệu thống kê tháng 6 năm 2011 của tổng cục thống kê bộ thông tin và truyền thông,
số lượng thuê bao điện thoại cố định được thống kê theo bảng biểu hình 3.1

Hình 3.1 Biểu đồ số thuê bao điện thoại cố định


Số thuê bao điện thoại di động thống kê theo bảng biểu hình 3.2
Hình 3.2 Biểu đồ số thuê bao điện thoại di động
Doanh thu của ngành viễn thông được thể hiện theo hình 3.3

3.2 Kiến trúc mạng viễn thông Việt Nam


Mạng viễn thông Việt Nam được tạo nên bởi các mạng khác nhau:
- PSTN
- Mạng số liệu/IP
- Mạng điện thoại di động
3.3. Tình hình triển khai NGN ở Việt Nam
Đến năm 2010, VNPT đã thực hiện được 2 pha triển khai NGN, cung cấp thành công nhiều
dịch vụ mới và đang tiến hành pha mở rộng mạng trên toàn quốc.
VNPT xây dựng mạng NGN theo 2 bước:
- Bước 1: xây dựng mạng lõi NGN truyền tải dịch vụ dữ liệu, Internet, VoIP.
- Bước 2: chuyển lưu lượng thoại từ PSTN sang NGN.
3.4 Giải pháp triển khai IMS tại VNPT
3.4.1 Tổng quan giải pháp triển khai IMS
Hiểu rõ các yêu cầu khả năng ứng dụng và phát triển của IMS ngày 8/9/2010, VNPT/VTN
lựa chọn Alcatel-Lucent cung cấp giải pháp tổng thể IMS đầu tiên ở Việt Nam. Dự án IMS này sẽ
góp phần đưa VNPT/VTN trở thành nhà cung cấp hàng đầu về dịch vụ mạng thế hệ mới (Next
Generation Networks - NGN) và nâng cao chất lượng dịch vụ thông tin và truyền thông dành cho các
khách hàng của mình.
Hình 3.9 Mô hình giải pháp của Alcatel Lucent
3.4.2 Kiến trúc triển khai hệ thống IMS của VNPT
Mô hình triển khai hệ thống IMS của VNPT được thể hiện như hình 3.11
Trong đó:
- Hệ thống quản lý dịch vụ, khách hàng, quản lý thiết bị như HSS, EMS/NMS, OSS… đặt tại
các trung tâm của VTN. Các viễn thông tỉnh sẽ được trang bị các thiết bị máy khách để có thể truy
nhập và khai thác, vận hành hệ thống.
VTN HCM
VTN DN

HSS
ChargEMS/ASAS ingNMS HSS

MRS MRS
Core HCM MRS
Core HN Core DN

MGCF
VTN HN
MGCF MGCF

SBC SBC SBC

IP Transport (MPLS Core + MAN-E)

VTN VTN VTN

Access IP DSLAM Access IP DSLAM Access IP DSLAM


MGW SIP MGW Gateway SIP MGW Gateway SIP
Gateway MxU MxU MxU
MSAN MSAN MSAN
/ IAD / IAD / IAD

Host Host Host


Host Host Host
V5.2 EMS V5.2 EMS V5.2 EMS
MSAN client MSAN client MSAN client

L
LE RCU LE LE RCU LE RCU LE LE RCU E RCU LE LE RCU
OSS OSS OSS
client client client

RCU RCU RCU

VNPT Tỉnh / TP KV1 POTS SIP POTS VNPT Tỉnh / TP KV3 POTS SIP POTS VNPT Tỉnh / TP KV2 POTS SIP POTS
Phone Phone Phone

Hình 3.11 Mô hình triển khai hệ thống IMS của VNPT


Các thiết bị taị:
hiên
HSS: 8650 SDM, 1310 OMC-P, 1300 XMC.
CCF: BTS.
- Lớp dịch vụ gồm các máy chủ dịch vụ như VoiceMail, CRBT, conference… cung cấp các
dịch vụ khách hàng. Các máy chủ dịch vụ được lắp đặt tại VTN HN.
Các thiết bị hiên taị:
5100 CMS, 5900 PRBT, 5420 CTS.
- Trung tâm của hệ thống điều khiển là phân hệ IMS bao gồm các thiết bị S/P/I/E-CSCF,
MRS, MGCF… Các thiết bị thuộc lớp dịch vụ và lõi IMS được lắp đặt và vận hành tại các trung tâm
vùng của VTN tại HN, ĐN, HCM.
Các thiết bị hiên taị:
IMS core: 5450 ISC (I/S/P-CSCF, BGCF)
MGCF: 5060 MGC
MRS: 5900
RACS: 5450 IRC
NASS: 5750 SSC.
- Phần lớp truy nhập có thể phân chia thành 2 loại: (1) Các thiết bị truy nhập gắn trực tiếp với
khách hàng như A-BGF, MSAN, IP DSLAM, MxU, IAD, IP phone… sẽ do các viễn thông tỉnh trực
tiếp quản lý và khai thác; (2) Các thiết bị trung kế thoại (Media Gateway - MGW) để chuyển tải lưu
lượng giữa mạng PSTN và mạng chuyển mạch mềm hay IMS sẽ lắp đặt tại các viễn thông tỉnh
nhưng do VTN quản lý.
Các thiết bị hiên taị:
MGW: 7510 MGW (A-BGF, I-BGF, TGW)
MSAN: 1540 Litespan…
+ Một mạng chuyển tải bao gồm IP/MPLS core và các MAN-E đảm bảo kết nối giữa phần
điều khiển của hệ thống IMS với lớp truy nhập, đảm bảo băng thông, QoS…
3.4.3 Dịch vụ VoIP triển khai trên IMS
Hiện tại VNPT đang triển khai phương án thử nghiệm dich vụ VoIP trên nền IMS.
Tổ chức dịch vụ VoIP minh hoạ trong hình dưới đây:

Hình 3.12 Tổ chức cung cấp dịch vụ VoIP

You might also like