You are on page 1of 2

Word PPT

1.2 Cấu trúc tâm lý của hành vi đạo đức:

1.2.1 Tri thức và niềm tin đạo đức:

- Tri thức đạo đức: Là sự hiểu biết của con người về những chuẩn mực đạo đức quy định hành vi của họ
trong mối quan hệ người khác và với xã hội.

- Niềm tin đạo đức: là sự tin tưởng một cách sâu sắc và vững chắc của con người vào tín chính nghĩa,
chân lý của các chuẩn mực đạo đức và sự thừa nhận tính tất yếu phải tôn trọng triệt để các chuẩn mực
ấy.

- Niềm tin đạo đức là một trong những yếu tố quan trọng đóng vai trò quyết định đối với hành vi đạo
đức.

- Các yếu tố hình thành niềm tin đạo đức:

+Giáo dục của gia định, nhà trường và xã hội

+ Mối quan hệ với bạn bè

+ Tìm hiểu từ lý thuyết như sách bào, các kênh thông tin,…

-KLSP: Thầy cô nên là tấm gương sáng để học sinh noi theo đồng thời hình thành niềm tin đạo đức đúng
đắn.

1.2.2. Tình cảm đạo đức:

- Tình cảm đạo đức là thái độ rung cảm của cá nhân đối với hành vi đạo đức của bản thân hay của người
khác có liên quan tới nhu cầu và động cơ đạo đức của người đó.

- Tình cảm đạo đức được biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau như tình cảm đối với nghĩa vụ, trách nhiệm,
tình cảm lương tâm:

+ Tình cảm đối với nghĩa vụ, trách nhiệm là tình cảm nảy sinh trong quá trình con người thực hiện nghĩa
vụ, trách nhiệm của mình với người khác, với gia đình, xã hội.

+Tình cảm lương tâm là tình cảm nảy sinh trong sự tự đánh giá của chủ thể khi thực hiện hay không thực
hiện một hành vi đạo đức.

-KLSP: Giáo viên nên chú ý tạo điều kiện cho học sinh trải nghiệm thương xuyên các cảm xúc này để
nhanh chóng hình thành tình cảm đạo đức.

1.2.3. Ý chí đạo đức

- Ý chí đạo đức là sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọ khó khăn để thực hiện đến cùng hành
vi đạo đức nhằm tạo ra các giá trị đạo đức.
- Ý chí đạo đức được xác lập khi có đủ thiện chí đạo đức và nghị lực đạo đức:

+ Thiện chí đạo đức lá ý hướng của con người vào việc tạo ra giá trị đạo đức, mong muốn thực hiện
hành vi đạo đức.

+ Nghị lực đạo đức là sức mạnh cuar thiện chí đạo đức , giúp con người vượt qua khó khăn để phục tùng
ý thức đạo đức, thự thi hành vi đạo đức.

-KLSP: Cần hình thành ở học sinh cả thiện chí và nghị lực đạo đức để hình thành hành vi đâọ đức thực
sự.

1,2,4 Thói quen đạo đức

-Thói quen đạo đức:

+ Là những hành vi đạo đức ổn định của con người.

+ Trở thành nhu cầu đạo đức

+ Thực hiện đúng hành vi đạo đức, nhu cầu được thỏa mãn con người cảm thấy dễ chịu, còn ngược lại
người ấy thấy ray rứt, khó chịu.

--KLSP: Trong gái dục đạo đức giáo viên phải chú ý hình thành các thói quen đạo đức cho học sinh.

You might also like