You are on page 1of 8

Giải bài toán “Lãi và Lỗ” thật dễ !

Lê Thống Nhất (BigSchool)


Phan Duy Nghĩa (Sở GD-ĐT Hà Tĩnh)

"Lãi và lỗ" là bài toán có liên quan tới mua và bán, gửi tiền ngân hàng. Ta
có các bài toán thường gặp sau:

1. Bài toán cơ bản về "Lãi và lỗ"


- Nếu mua a đồng (a đồng này gọi là vốn bỏ ra) mà bán được b đồng thì:
 a < b: lãi b - a.
Để tính lãi bao nhiêu phần trăm ta thực hiện phép tính (b - a) : a và đổi ra
phần trăm.
 a > b: lỗ a - b.
lỗ bao nhiêu phần trăm ta thực hiện phép tinh (a - b) : a và đổi ra phần trăm.
 a = b: hoà vốn.
Thí dụ 1. Một người mua hàng với giá 50 000 đồng và bán được với giá 55 000
đồng. Hỏi người đó lãi bao nhiêu phần trăm ?
Giải
Số tiền lãi là: 55 000 – 50 000 = 5 000 (đồng).
Thực hiện phép chia: 5 000 : 50 000 = 0,1 = 10%.
Trả lời: Người đó lãi 10%.

Thí dụ 2. Một người mua hàng với giá 50 000 đồng nhưng đành bán với giá
48 000 đồng. Hỏi người đó lỗ bao nhiêu phần trăm ?
Giải
Số tiền lỗ: 50 000 - 48 000 = 2 000 (đồng).
Thực hiện phép chia: 2 000 : 50 000 = 0,04 = 4%.
Trả lời: Người đó lỗ 4%.
2. Bài toán cơ bản liên quan "Tăng và giảm giá"
- Nếu đang bán c đồng mà thay giá thành d đồng thì:
 Nếu d > c ta gọi là tăng giá bán, giá tăng là d - c (đồng).
Số phần trăm tăng giá tính qua phép chia (d - c) : c và đổi ra phần trăm.
 Nếu d < c ta gọi là giảm giá, giá giảm c - d (đồng).
Số phần trăm giảm giá tính qua phép chia (c - d) : c và đổi ra phần trăm.
- Nếu đang bán m đồng mà tăng (giảm) giá n đồng thì để biết tăng (giảm) giá
bao nhiêu phần trăm ta thực hiện phép chia n : m và đổi ra phần trăm.
- Nếu đang bán m đồng mà tăng giá q% thì giá bán tăng m × q% (đồng) và giá
bán mới là m + m × q% (đồng).
- Nếu đang bán m đồng mà giảm giá q% thì giá bán giảm m q% (đồng) và giá
bán mới là m - m × q% (đồng).
Thí dụ 3. Một người đang bán hàng với giá 50 000 đồng quyết định giảm giá
bán và chỉ bán 40 000 đồng. Hỏi người đó giảm giá bán bao nhiêu phần trăm ?
Giải
Số tiền giảm giá là: 50 000 - 40 000 = 10 000 (đồng).
Số phần trăm giảm giá: 10 000 : 50 000 = 0,2 = 20%.
Trả lời: Người bán hàng đã giảm giá 20%.

Thí dụ 4. Một người đang bán hàng với giá 50 000 đồng và quyết định tăng giá
2%. Hỏi người đó bán hàng với giá mới là bao nhiêu ?
Giải
Giá sẽ tăng là: 50 000 × 2% = 1 000 (đồng).
Giá bán mới là: 50 000 + 1 000 = 51 000 (đồng).
Trả lời: Người đó bán giá mới là 51 000 (đồng).

Thí dụ 5. Một người bán hàng với giá 60 000 đồng và quyết định giảm giá 5%.
Hỏi người đó bán hàng với giá mới là bao nhiêu ?
Giải
Giá sẽ giảm là: 60 000 × 5% = 3 000 (đồng).
Giá bán mới là: 60 000 - 3 000 = 57 000 (đồng).
Trả lời: Người đó bán giá mới là 57 000 (đồng).
Thí dụ 6. Một cửa hàng quyết định giảm giá 20% tất cả các mặt hàng. Sau đợt
giảm giá, bây giờ cửa hàng quyết định tăng giá bán 20%. Hỏi so với giá ban
đầu (khi chưa giảm giá) thì giá bán bây giờ cao hơn hay thấp hơn? Giá bán bây
giờ chệnh lệch bao nhiều phần trăm so với giá bán ban đầu?
Chú ý: Tránh sai lầm khi cho rằng trước đây giảm 20% và bây giờ tăng 20%
thì giá bán bây giờ trở lại giá bán đầu.
Khi không rõ thấp hơn hay cao hơn người ta dùng từ "chênh lệch".
Giải
Nếu giá bán ban đầu là 100 phần thì sau khi giảm giá giá
bán chỉ còn 80 phần.
Bây giờ tăng giá bán 20% tức là sẽ tăng:
80 × 20% = 16 (phần).
Vậy giá bán bây giờ là:
80 + 16 = 96 (phần).
Vì 96 < 100 nên giá bán bây giờ thấp hơn giá bán ban đầu
là 100 - 96 = 4 (phần).
Giá bán bây giờ giảm so với giá bán ban đầu là:
4 : 100 = 4%.
Trả lời: Giá bán bây giờ thấp hơn giá ban đầu và thấp hơn
4%.
3. Tính lãi và lỗ khi bán nhiều mặt hàng
Khi mua nhiều mặt hàng (với giá khác nhau) và bán các mặt hàng này thì để
tính lãi hay lỗ cần đưa về bài toán cơ bản như tính mua bán 1 mặt hàng. Lãi hay
lỗ của người bán hàng phải tính gộp của tất cả mặt hàng. Tổng lãi hay lỗ chỉ
tính được khi bán hết hàng đã mua.
Thí dụ 7. Một người mua 40 chai nước với giá 5 000 đồng một chai và 15 cái
bút với giá 20 000 đồng một cái. Người này quyết định chỉ ăn lãi 10% khi bán
chai nước và 15% khi bán bút. Nếu bán hết hàng thì người này lãi bao nhiêu
phần trăm ?
Chú ý: Số tiền mua từng loại hàng là khác nhau nên tránh sai lầm khi lấy trung
bình lãi của 2 mặt hàng này là (10% + 15%) : 2 = 12,5% (!)
Giải
Người này mua hàng với số tiền là:
5 000 × 40 + 20 000 × 15 = 500 000 (đồng).
Số tiền lãi khi bán hết các chai nước:
5 000 × 40 × 10% = 20 000 (đồng).
Số tiền lãi khi bán hết bút:
20 000 × 15 × 15% = 45 000 (đồng).
Tổng số tiền lãi khi bán hết hàng:
20 000 + 45 000 = 65 000 (đồng).
Số phần trăm lãi:
65 000 : 500 000 = 0,13 = 13%.
Trả lời: Khi bán hết hàng người này đã lãi 13%.

Thí dụ 8. Người bán hàng ở thí dụ 7 sau khi quyết định ăn lãi mỗi mặt hàng
như trên thì sau ngày thứ nhất chỉ bán được một nửa số chai nước mua về và 5
cái bút. Sang ngày thứ hai quyết định giảm giá bán mỗi loại hàng 5% và bán
hết hàng. Hỏi người đó lãi bao nhiêu đồng ?
Chú ý: Ngày thứ hai giảm giá bán 5% mỗi loại hàng là so với giá bán của ngày
thứ nhất, chứ không phải giảm lãi mỗi loại hàng 5% tức là không phải lãi mỗi
chai nước hay cái bút giảm 5%. Sẽ sai lầm nếu nghĩ ngày thứ hai mỗi chai nước
còn lãi 5% và mỗi cái bút còn lãi 10%. Bởi vậy cần biết giá bán của ngày thứ
hai mới biết được số tiền khi bán hết hàng.
Giải
Ngày thứ nhất giá chai nước là:
5 000 + 5 000 × 10% = 5 500 (đồng).
Ngày thứ nhất giá cái bút là:
20 000 + 20 000 × 15% = 23 000 (đồng).
Số tiền bán hàng ngày thứ nhất:
5 500 × (40 : 2) + 23 000 × 5 = 225 000 (đồng).
Ngày thứ hai giá chai nước là:
5 500 - 5 500 × 5% = 5 225 (đồng).
Ngày thứ hai giá cái bút là:
23 000 - 23 000 × 5% = 21 850 (đồng).
Số tiền bán hàng ngày thứ hai:
5 225 × 20 + 21 850 × (15 - 5) = 323 000 (đồng).
Tổng số tiền thu sau khi bán hết hàng:
225 000 + 323 000 = 548 000 (đồng).
Người này lãi: 548 000 - 500 000 = 48 000 (đồng).
Trả lời: Ngưới này lãi 48 000 đồng.

Chú ý: Có thể hỏi người này lãi bao nhiêu phần trăm sau hai ngày bán hàng.
Khi đó thực hiện phép chia: 48 000 : 500 000 = 9,6%.

4. Tính lãi lỗ khi tăng hoặc giảm giá

Thí dụ 9. Một cửa hàng quyết định giảm giá 12% các mặt hàng trong ngày mà
vẫn lãi 10%. Hỏi cửa hàng nếu bán bằng ấy hàng mà không giảm giá thì sẽ lãi
bao nhiêu phần trăm ?
Chú ý: Nhiều bạn sẽ làm phép cộng để ra kết quả 22% rất nhanh. Có thật như
vậy không ?
Giải
Cách 1.
Giả sử giá bán như trước mà tiền thu được gồm 100 phần thì khi giảm giá 12%
tiền thu về là 100 - 12 = 88 (phần).
Vì cửa hàng vẫn lãi 10% nên 88 phần này chính là 100% + 10% = 110% (giá
mua). Do đó giá mua là: 88 : 110 × 100 = 80 (phần).
Vậy nếu bán mà không giảm giá thì cửa hàng lãi: 100 - 80 = 20 (phần).
Khi đó sẽ lãi 20 : 80 = 25%.
Cách 2.
Nếu giá bán trước là 100% thì giá bán khi hạ 12% chỉ là 100% - 12% = 88%.
Do lãi 10% nên số tiền bán được sẽ là 100% + 10% = 110% (giá mua).
Vì chỉ bán 88% giá trước đây nên cũng lượng hàng ấy bán giá ngày thường sẽ
là: 110 : 88 × 100 = 125% (giá mua).
Vậy lượng hàng ấy bán theo giá ngày trước sẽ lãi: 125% - 100% = 25%.
Chú ý: Trong thực tế, khi không giảm giá thì lượng hàng có thể bán ít đi hơn là
khi giảm giá. Bởi vậy tăng hay giảm giá là một bài toán mà thực tế đòi hỏi phải
tính thêm nhiều yếu tố để quyết định.
Thí dụ 10. Một người mua được một con khướu và nghĩ rằng mình mua được
giá hời nên tính bán kiếm lãi cao. Anh ta bán cả ngày đầu không được nên đành
giảm giá 20%. Nhưng ngày hôm sau thấy cũng không ai mua nên giảm giá tiếp
20% thì cuối cùng bán được. Tính một lúc anh ta cũng vui lòng vì lãi 8,8% so
với giá mua. Hỏi lúc đầu anh ta định bán để lãi bao nhiêu phần trăm ?
Giải
Giả sử giá định bán lúc đầu là 100 phần thì khi
giảm 20% chỉ còn 80 phần và giảm 20% nữa chỉ
còn:
80 - 80 × 20% = 64 (phần).
Anh ta vẫn lãi 8,8% giá mua nên
64 phần này = 108,8% giá mua.
Giá mua là: 64 : 108,8%.
Giá định bán lúc đầu là:
100 : (64 : 108,8%) = 170% (giá mua)
Tức là anh ta nghĩ sẽ lãi được 70%.

Thí dụ 11. Một người bán hàng hỏi 2 người con: "Mẹ định bán lấy lãi 8% thôi,
các con góp ý cho mẹ nào!" Con cả nói: "Mẹ cứ bán nửa số hàng với giá bán
lãi 15% rồi nửa còn lại giảm giá 15%" Con út nói: "Mẹ cứ bán nửa số hàng đầu
với giá lãi 20% rồi nửa còn lại giảm giá 20%".
Hỏi: Mẹ làm theo lời đứa con nào để lãi không ít hơn 8% ?
Giải
Giả sử giá vốn mua hàng gồm 100 phần.
Theo con cả: Bán nửa đầu tức là vốn 50 phần mà lãi 15% nên sẽ thu số tiền là
50 × 115% = 57,5 (phần).
Nếu không giảm 15% thì sẽ tiếp tục có được số tiền như trên, nhưng giảm 15%
nên số tiền thu về: 57, 5 - 57,5 × 15% = 48,875 (phần).
Vậy bán theo ý con cả, mẹ sẽ thu về: 57,5 + 48,875 = 106, 375 (phần) nên lãi
6,375 phần, mẹ lãi 6,375%.
Theo con út, làm tương tự nửa đầu thu về số tiền: 50 × 120 = 60 (phần).
Nửa sau thu về: 60 - 60 × 20% = 48 (phần).
Mẹ khi đó thu về: 60 + 48 = 108 (phần) nên lãi 8 phần, mẹ lãi 8%.

4
Thí dụ 12. Một cửa hàng bán được số hàng thì thấy lãi 20%, sau đó bán số
5
hàng còn lại với giá lỗ 20% so với giá mua. Hỏi cửa hàng đó bán hết số hàng
thì lãi bao nhiêu phần trăm ?
Giải
4
Giả sử giá vốn mua hàng gồm 100 phần. Bán số hàng tức là vốn 80 phần mà
5
lãi 20% nên sẽ thu số tiền là 80 × 120% = 96 (phần).
Bán số hàng còn lại với giá lỗ 20% sẽ thu số tiền là: 20 × 80% = 16 (phần).
Số tiền cửa hàng thu được:
96 + 16 = 112 (phần) nên lãi 12 phần, cửa hàng lãi 12%.

Bây giờ các bạn hãy thử sức mình với các bài toán sau nhé:
Bài 1. Một cửa hàng điện tử định giá bán một chiếc Tivi là 5 000 000 đồng. Tuy
nhiên để thu hút khách hàng cửa hàng quyết định giảm giá hai lần liên tiếp, mỗi
lần giảm 10%. Hỏi sau hai lần giảm giá thì giá bán chiếc Tivi đó là bao nhiêu ?
(Đáp số: 4 050 000 đồng).
Bài 2. Thầy Nghĩa bán hoa trong ba ngày: Ngày thứ hai: số hoa bán được tăng
10% so với ngày thứ nhất. Ngày thứ ba: số hoa bán được giảm 10% so với ngày
thứ hai. Bạn có biết trong ngày thứ nhất và ngày thứ ba thì ngày nào thầy Nghĩa
bán được nhiều hoa hơn không ?
(Đáp số: ngày thứ nhất bán được nhiều hơn ngày thứ ba).
Bài 3. Một cửa hàng sách, hạ giá 10% giá sách nhân ngày 1 - 6. Tuy vậy, cửa
hàng vẫn còn lãi 8%. Hỏi, ngày thường (không hạ giá) thì cửa hàng được lãi
bao nhiêu phần trăm ?
(Đáp số: 20%).
Bài 4. Một cửa hàng bán bánh kẹo còn một số mứt không bán hết trong Tết,
cửa hàng bèn hạ giá 15%. Vẫn không bán được, cửa hàng lại hạ giá 15% giá đã
hạ và bán hết số mứt đó. Tuy vậy, cửa hàng vẫn còn lãi 15,6%. Hỏi trong Tết
thì cửa hàng đó được lãi bao nhiêu phần trăm ?
(Đáp số: 60%).
Bài 5. Một cửa hàng bán đồ cũ định giá một cái mũ là 20 000 đồng. Vì không
bán được, cửa hàng hạ giá xuống 8000 đồng vẫn không bán được, cửa hàng lại
hạ giá xuống 3200 đồng. Tuy vậy, sau cùng cửa hàng bán cái mũ với giá 1280
đồng. Giả sử cửa hàng đó đã hạ giá mỗi lần theo một quy tắc riêng của mình và
nếu hạ giá một lần nữa theo quy tắc đó thì hoà vốn. Hãy nêu quy tắc hạ giá của
cửa hàng, vốn mua cái mũ. Tính số phần trăm lãi theo giá vốn từ lúc định giá
và mỗi lần hạ giá.
(Đáp số: Quy tắc hạ giá: giá mới bằng 40% giá liền trước đó; 250%).

You might also like