You are on page 1of 7

Chào mừng tất cả mọi người đã đến với phần trình bày của nhóm chúng mình.

Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu phần cuối cùng của Bài 4: VỐN LƯU ĐỘNG
VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG
Nội dung của buổi học hôm nay, sẽ xoay quanh vấn đề 4.3 Quản trị khoản phải thu:

Khoản phải thu là số tiền khách nợ công ty do mua chịu hàng hóa hoặc dịch vụ.

Nếu không bán chịu hàng hóa thì mất đi cơ hội bán hàng, mất đi lợi nhuận.

Tuy nhiên nếu bán chịu hàng hóa nhiều thì sẽ phát sinh các khoản nợ khó đòi dẫn đến rủi
ro không thu hồi được nợ gia tăng. 

 Doanh nghiệp cần có chính sách bán chịu phù hợp

Liên quan đến chính sách bán chịu gồm: quyết định tiêu chuẩn bán chịu, quyết định điều
khoản bán chịu, rủi ro bán chịu, chính sách quy trình thu hồi nợ.

Bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau đi vào quyết định đầu tiên 4.3.1 Quyết định tiêu chuẩn
bán chịu:

Tiêu chuẩn bán chịu là tiêu chuẩn tối thiểu về mặt uy tín tín dụng của khách hàng để
được doanh nghiệp chấp nhận bán chịu hàng hóa, dịch vụ.

Tiêu chuẩn bán chịu có ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp.

Khi nào công ty nên nới lỏng tiêu chuẩn bán chịu và không nên nới lỏng tiêu chuẩn bán
chịu?

Khi nới lỏng tiêu chuẩn bán chịu thì doanh thu tăng => Lợi nhuận tăng nhưng $ thời
khoản phải thu tăng, chi phí đầu tư vào khoản phải thu tăng.

Vậy Để biết công ty có nên nới lỏng tiêu chuẩn bán chịu hàng hóa không chúng ta cần
phân tích và so sánh Phần chi phí tăng thêm (∆CP) và Phần lợi nhuận tăng thêm (∆LN).

Nếu ∆LN>∆CP thì công ty nên nới lỏng tiêu chuẩn bán chịu và ngược lại.

(Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta xem xét ví dụ sau)

Công ty ABC có:

Giá bán sản phẩm: 10$/sp

Chi phí khả biến: 8$


Doanh thu hàng năm hiện tại: 2.4 triệu $

Nếu nới lỏng chính sách bán chịu thì:

- Doanh thu kỳ vọng tăng 25%


- Chi phí thực hiện khoản phải thu tăng 20%

Vì hiện tại công ty chưa hoạt động hết công sức nên sự gia tăng doanh thu không đòi hỏi
gia tăng chi phí cố định, đơn giá bán sản phẩm không đổi.

Kỳ thu tiền bình quân của khách hàng mới là 2 tháng.

Vậy công ty có nên nới lỏng tiêu chuẩn bán chịu hàng hóa không?

Tính ∆LN: Tính ∆CP:

Doanh thu tăng thêm ∆S = 2,4 tr* 25% = Ta có: Kỳ thu tiền bình quân của khách
600.000$ hàng mới là 2 tháng.

Số lượng hàng bán tăng thêm ∆Q = ∆S/P  Số vòng quay KPT/năm = 12/2 =6
= 600.000/10 = 60.000sp vòng
 Doanh thu tăng thêm/vòng = ∆S/6
Lợi nhuận tăng thêm ∆LN = Q(P-V) =
= 0,6 triệu/6 = 100.000$
60.000*(10-8) = 120.000$
 Lượng hàng bán tăng thêm/vòng
= ∆S/P =100.000/10 = 10.000sp
 Số tiền đầu tư để mua hàng:
10.000*8=80.000$
 Chi phí cơ hội đối với số tiền đầu
tư thêm ∆CP=80.000*20%=
16.000$

 ∆LN > ∆CP => Công ty nên nới lỏng tiêu chuẩn bán chịu.

Tiếp theo là phần nội dung về 4.3.2 Quyết định điều khoản bán chịu:

Điều khoản bán chịu là điều khoản xác định độ dài thời hạn bán chịu, tỷ lệ chiết khấu áp
dụng nếu khách hàng trả sớm hơn thời gian bán chịu cho phép.
Chính sách bán chịu không chỉ liên quan đến tiêu chuẩn bán chịu như vừa xem xét mà
còn liên quan đến điều khoản bán chịu. Thay đổi điều khoản bán chịu lại liên quan đến
thay đổi thời hạn bán chịu và thay đổi tỷ lệ chiết khấu.

Về 4.3.3 Thay đổi thời hạn bán chịu

Để biết công ty có nên thay đổi thời hạn bán chịu hàng hóa không chúng ta cần phân tích
và so sánh: Phần chi phí tăng thêm và phần lợi nhuận tăng thêm sau khi thay đổi đổi thời
hạn, phần nào lớn hơn.

Trong đó, ∆CP là chi phí cơ hội đối với số tiền đầu tư thêm khi thực hiện chính sách mới.

(Cụ thể hơn ta có ví sụ như sau)

Công ty ABC có:

Giá bán sản phẩm: 10$/sp

Chi phí khả biến: 8$

Doanh thu hàng năm hiện tại: 2.4 triệu $

Nếu nới lỏng chính sách bán chịu thì:

- Doanh thu kỳ vọng tăng 25%


- Chi phí thực hiện khoản phải thu tăng 20%

Thay đổi thời hạn net 30 thành net 60.

KTTBQ tăng từ 1 đến 2 tháng.

DN có nên thay đổi thời hạn bán chịu?

(Đầu tiên chúng ta cũng sẽ tính phần lợi nhuận tăng thêm tương tự như ví dụ của phần
trước.)

Tính ∆LN:

Doanh thu tăng thêm:

ΔS =2,4 ×106 ×25 %=600.000 $

Số lượng bán hàng tăng;


ΔS 600.000
ΔQ = = =60.000 sản phẩm
P 10.000

Lợi nhuận tăng thêm:

ΔLN = Q( P – V) = 60.000 ( 10.000 – 8.000) = 120.000$

(Tiếp đến ta cần xác định số tiền đầu tư thêm khi thực hiện hiện chính sách mới.

Ta tính cụ thể như sau)

Tính ∆CP:

Chính sách bán chịu hiện tại: 30 ngày

Kỳ thu tiền bình quân 30 ngày = 1 tháng

Vòng quay khoản phải thu: 12/1 = 12 vòng

S/ vòng = (2,4 ×10 6 ¿ /12= 200.000$

Sản lượng tiêu thụ/ vòng = 200.000/10 = 20.000 sản phẩm

Tiền đầu tư mua hàng = 20.000 × 8=160.000 $

Chính sách mua chịu 60 ngày là 2 tháng

Doanh thu kỳ vọng S = 2,4 × 106 +2,4 ×106 ×25 %=3 × 106 $

VQKPT/ năm = 12/2 =6 vòng

3× 106
S/vòng = =50 0 .000 $
6

Sản lượng tiêu thụ/vòng = 500.000/10 = 50.000 sp

Tiền đầu tư mua hàng = 50.000 × 8.000=400.000 $


Số tiền đầu tư thêm khi thực hiện chính sách mới = 400.000 – 160.000 = 240.000$
Chi phí cơ hội:
Δ CP = 240.000× 20% = 48.000$

Vậy ΔLN > ΔCP => Doanh nghiệp nên áp dụng chính sách mở rộng thời hạn bán chịu.
Tiếp đến là phần 4.3.4 Thay đổi tỷ lệ chiết khấu:

Tỷ lệ chiết khấu là gì?

Tỷ lệ chiết khấu (Discount rate) là lãi suất được dùng để chiết khấu các dòng tiền mặt
chảy vào và chảy ra có liên quan đến những dự án đầu tư

Điều khoản chiết khấu liên quan đến 2 vấn đề: Thời gian chiết khấu và Tỷ lệ chiết khấu

Ví dụ: Điều khoản bán chịu “3/12 net 30” có nghĩa là khách hàng được hưởng 3% chiết
khấu nếu thanh toán trong thời hạn 12 ngày kể từ ngày hóa đơn được phát hành và nếu
khách hàng không lấy chiết khấu thì khách hàng được trả chậm trong 30 ngày kể từ ngày
hóa đơn được phát hành.

Thay đổi tỷ lệ chiết khấu ảnh hưởng đến tốc độ thu tiền của các khoản phải thu:

Tăng tỷ lệ chiết khấu  kích thích người mua trả tiền sớm  giảm được kỳ thu tiền bình
quân
Kết quả: giảm chi phí đầu tư khoản phải thu nhưng tăng tỷ lệ chiết khấu  giảm doanh
thu ròng  giảm lợi nhuận

Công ty có nên thay đổi tỷ lệ chiết khấu không?


(Chúng ta có 1 ví dụ cho vấn đề này như sau)
Công ty ABC có:
Giá bán sản phẩm: 10$/sp

Chi phí khả biến: 8$

Doanh thu hàng năm hiện tại: 2.4 triệu $

Công ty hiện đang áp dụng điều khoản bán chịu là ”net 30”, nếu công ty thay đổi điều
kiện bán chịu thành “2/10 net 30”.

KTTBQ giảm từ 1 tháng xuống còn 1/2 tháng.

Ước tính có khoảng 60% khách hàng (tương ứng 60% doanh thu) sẽ lấy chiết khấu.
Công ty có nên thay đổi tỷ lệ chiết khấu không?
Biết cơ hội sử dụng vốn là 20%.
(Ta sẽ Thực hiện so sánh giữa Phần Chi phí tăng thêm và Phần lợi nhuận tăng thêm.
Trong đó)
- CP: Chi phí tăng thêm là do chi tiền chiết khấu cho khách hàng

Phần doanh thu hưởng chiết khấu: 2,4.10.6 x 60% = 1,44 triệu$

Số tiền chi chiết khấu: 1,44.106 * 2% 28.800$

- LN: Là cơ hội sử dụng tiền do tiền thu về sớm hơn (hay chính là phần chi phí tiết kiệm
được do không phải đầu tư tiền vào khoản phải thu)
 Hiện tại: KTTBQ = 1 tháng

Doanh thu (S) = 2,4 triệu$

VQKPT/năm =12/1 = 12 vòng

S/vòng = 2,4.106/12 = 200.000$

Sản lượng tiêu thụ/vòng = 200.000/10 20.000sp

Tiền đầu tư mua hàng = 20.000 * 8 160.000$

 KTTBQ mới = 0,5 tháng

S = 2,4 triệu$

VQKPT/năm =12/0,5 = 24 vòng

DT/vòng = 2,4.10/24 = 100.000$

Sản lượng tiêu thụ/vòng = 100.000/10 = 10.000sp

Tiền đầu tư mua hàng = 10.000 * 8 = 80.000$

 Số tiền tiết kiệm được do không đầu tư mua hàng thêm = 160.000 - 80.000$= 80.000$
 Lợi nhuận thu được từ tiền tiết kiệm được: ALN=80.000 * 20%= 16.000$

Ta thấy: Δ LN = 16.000$ < Δ CP = 28.800$

=> Công ty không nên thực hiện chính sách chiết khấu "2/10 net 30”.

Cuối cùng của bài này, ta sẽ cùng xem xét về 4.3.5. Ảnh hưởng của rủi ro bán chịu
Rủi ro bán chịu là rủi ro do tổn thất do nợ không thể thu hồi (bad debt losses). Chính sách
bán chịu không chỉ liên quan đến tăng hoặc giảm khoản phải thu mà còn liên quan đến
khả năng thu hồi các khoản phải thu.

(Để hiểu hơn về việc rủi ro bán chịu ảnh hưởng như thế nào, nếu công ty thay đổi chính
sách bán chịu thì ta cùng phân tích ví dụ sau)

Công ty nên lựa chọn chính sách bán chịu nào?


Biết rằng lãi gộp và chi phí cơ hội đầu tư khoản phải thu vẫn ở mức 20%
(Để giải quyết vấn đề này ta có bảng tính toán và phân tích như sau)

⇒ Bảng phân tích cho thấy công ty nên chọn chính sách A thay vì tiếp tục mở rộng
đến chính sách B

Phần trình bày của nhóm đến đây xin được phép khép lại. Cảm ơn tất cả mọi người đã
lắng nghe.

You might also like