You are on page 1of 7

Bài 4: VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG

4.1 Vốn lưu động


4.1.1 Khái niệm
Vốn lưu động là các loại tài sản có thời hạn sử dụng ngắn hạn (dưới một năm).
Nhóm này gồm có: tiền mặt, các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu, tồn kho…
Giá trị các loại tài sản lưu động này chiếm một phần khá lớn trong tổng giá trị tài sản của
doanh nghiệp (từ 25% đến 50%)
Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn + Nợ ngắn hạn phải trả
4.1.2 Phân loại tài sản lưu động
Tài sản lưu động thường xuyên là mức tài sản lưu động tối thiểu doanh nghiệp cần duy trì
để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Mức tài sản này nằm ngoài biên độ dao
động của hoạt động mùa vụ.
Tổng tài sản thường xuyên = Tài sản cố định + Tài sản lưu động thường xuyên
Tài sản lưu động tạm thời là mức tài sản lưu động tăng thêm ở các thời điểm khác nhau
trong năm do tính chất sản xuất /dịch vụ theo mùa của doanh nghiệp
Tài sản lưu động tạm thời = Tổng tài sản - Tổng tài sản thường xuyên
4.1.3 Nhu cầu vốn lưu động
Nhu cầu lưu động vốn lưu động của doanh nghiệp phụ thuộc vào
- Quy mô doanh nghiệp
- Loại hình hoạt động sxkd của doanh nghiệp
- Nguồn tín dụng sẵn có
 Nguyên tắc tài trợ vốn lưu động:
Các loại tài sản thường xuyên (gồm tài sản cố định và tài sản lưu động thường xuyên):
thường được tài trợ = nguồn tín dụng dài hạn (gồm vốn cổ phần và các khoản nợ dài hạn)
Các loại tài sản ngắn hạn (tạm thời): thường được tài trợ = nguồn tín dụng ngắn hạn: các
loại nợ ngắn hạn (gồm nợ tích luỹ, tín dụng thương mại, tiền đặt cọc của khách hàng, vay
ngắn hạn ...)
4.2 Quản trị tiền mặt
4.2.1. Khái niệm
Quản trị tiền mặt là quyết định liên quan đến thu, chi và đầu tư tạm thời tiền mặt một
cách hiệu quả, bao gồm tiền mặt tại quỹ công ty và tiền gửi ngân hàng, các loại chứng
khoán đầu tư ngắn hạn.
4.2.2. Động cơ giữ tiền mặt
- Động cơ giao dịch: nhằm đáp ứng nhu cầu giao dịch hàng ngày trong quá trình hoạt
động của doanh nghiệp: chi trả tiền mua hàng, nguyên vật liệu, tiền lương, thuế, cổ tức,...
- Động cơ đầu cơ: nhằm sẵn sàng nắm bắt cơ hội đầu tư thuận lợi trong kinh doanh: mua
nguyên vật liệu dự trữ khi giá nguyên vật liệu trên thị trường giảm, hoặc khi tỷ giá biến
động thuận lợi,...
- Động cơ dự phòng: nhằm duy trì khả năng đáp ứng nhu cầu chi tiêu khi có những biến
cố bất ngờ xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động thu chi bình thường của doanh nghiệp.
4.2.3. Quyết định tồn quỹ tiền mặt mục tiêu
Quyết định tồn quỹ tiền mặt liên quan đến việc đánh đổi giữa chi phí cơ hội do giữ quá
nhiều tiền mặt và chi phí giao dịch do giữ quá ít tiền mặt. Trong đó:
- Chi phí cơ hội là chi phí mất đi do giữ tiền mặt, khiến cho tiền không được đầu tư vào
mục đích sinh lợi.
- Chi phí giao dịch là chi phí liên quan đến chuyển đổi từ tài sản đầu tư thành tiền mặt sẵn
sàng cho chi tiêu.
⇒ Nếu công ty giữ quá nhiều tiền mặt thì chi phí giao dịch sẽ nhỏ nhưng chi phí cơ hội sẽ
lớn, và tổng chi phí giữ tiền mặt là tổng chi phí cơ hội và chi phí giao dịch.
4.3.4 Mô hình quản trị tiền mặt của Miller orr
Đây là mô hình tồn quỹ tiền mặt với luồng thu và chi biến động ngẫu nhiên hàng ngày.
Mô hình này sử dụng mức tiền mặt tối thiểu an toàn mà một tổ chức cần phải có để đưa
ra mức giới hạn trên và mức chuẩn của lượng tiền mặt nên giữ.

Thiết lập mức giới hạn trên căn cứ vào chi phí cơ hội giữ tiền, và thiết lập mức giới hạn
dưới dựa vào mức độ rủi ro do thiếu tiền mặt.

Khi tiền mặt tăng đến mức giới hạn trên (Gt), Công ty nên đầu tư X đồng mua chứng
khoán để giảm lượng tiền mặt xuống mức chuẩn cần dự trữ.

Khi tiền mặt của Công ty giảm đến mức an toàn tối thiểu, Công ty nên bán chứng khoán
một lượng Y đồng để đưa tiền mặt lên mức chuẩn cần dự trữ.

Còn khi số dư tiền trong quỹ tiền mặt không chạm tới các đường giới hạn trên và giới hạn
dưới, thì quỹ tiền mặt đang tự điều tiết nên công ty không cần có bất kỳ động thái nào tác
động đến.

Công thức xác định mức tồn quỹ tiền mặt theo mô hình Miller Orr như sau:


2
Khoảng cách d = 3 × 3 3 F σ
4r

Trong đó:
F là Chi phí giao dịch chứng khoán ngắn hạn/lần
r là Lãi suất thực /ngày
σ là Độ lệch chuẩn của dòng tiền tệ ròng hàng ngày

- Mức chuẩn hay mức tồn quỹ tiền mặt tối ưu = giới hạn dưới + 1 phần 3 khoảng
cách
d
Q*= Gd + 3
- Mức giới hạn trên = giới hạn dưới + khoảng cách
Gt = Gd + d
Ví dụ:
Doanh nghiệp A có nhu cầu giữ một lượng tiền mặt an toàn tối thiểu là 100.000$. Chi
phí giao dịch chứng khoán ngắn hạn là 1.000$, lãi suất là 10%/năm, độ lệch chuẩn của
dòng tiền tệ ròng hàng ngày là 2.000$. Hãy cho biết mức tồn quỹ tiền mặt và giới hạn
trên tối ưu của công ty?
Gd = 100.000 $.
F = 1.000 $.
r = 10 %/năm
σ = 2.000 $.
Q, Gt = ?
Lãi suất thực hàng ngày là:

rd = (rn + 1)d/n – 1
0.1 = (rngày + 1)365 -1 => rngày = 2,65.10-4

√ √ 3 × 700× 5.0002
2
Khoảng cách d = 3 × 3 3 F4 rσ = 3× 3

4 ×2,65. 10
−4 = 67.690,4338$

- Mức tồn quỹ TM tối ưu:


d
Q*= Gd + 3 = 100.000$ + 67.690,4338
3 = 122.563,4779$
- Mức giới hạn trên tối ưu
Gt = Gd + d = 100.000$ + 67.690,4338= 167.690,4338$
Ví dụ:
Doanh nghiệp có nhu cầu giữ một lượng tiền mặt an toàn tối thiểu là 50.000$. Độ
lệch chuẩn của dòng tiền tệ ròng hàng ngày là 5.000$. Biết lãi suất 12%/năm, chi
phí giao dịch chứng khoán ngắn hạn là 700$. Giả sử năm tài chính có 360 ngày.
Hãy cho biết mức tồn quỹ tiền mặt và giới hạn trên tối ưu của công ty.
Gd = 50.000 $.
F = 700 $.
r = 12 %/năm
σ = 5.000 $.
Mức tồn quỹ TM và giới hạn trên tối ưu?
Lãi suất thực hàng ngày là:

rd = (rn + 1)d/n – 1
0.12 = (rngày + 1)360 -1 => rngày = 3,1485.10-4

√ √
2 2
3 × 700× 5.000
Khoảng cách d = 3 × 3 3 F4 rσ = 3×
3

4 ×3,1485. 10− 4
= 104.020,705$

- Mức tồn quỹ TM tối ưu:


d
Q*= Gd + 3 = 50.000$ + 104.020,705
3 = 84.732,235$
- Mức giới hạn trên tối ưu
Gt = Gd + d = 50.000$ + 104.020,705 = 154.020,705$
4.4 Quản trị hàng tồn kho
4.4.1 Tại sao phải quản trị hàng tồn kho
Tồn kho hình thành mối liên hệ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Một công ty sản xuất
phải duy trì tồn kho dưới những hình thức như nguyên liệu, sản phẩm dở dang và thành
phẩm.
Quản trị tồn kho là giải pháp quản lí phù hợp và một quy trình hoạt động hiệu quả rất
quan trọng vì nó sẽ đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp :
- Duy trù mức tồn kho hợp lý,
- Tiết kiệm chi phí,
- Kiểm soát chi phí mua hàng,
- Giảm thiểu những sai sót,
- Tăng doanh thu,
- Tăng hiệu quả vốn lưu động
4.4.2 Quản trị hàng tồn kho là gì?
Quản trị tồn kho là xem xét sự đánh đổi giữa lợi ích và chi phí tổn của việc duy trì tồn
kho. Quản trị tồn kho là tính lượng tồn kho tối ưu sao cho chi phí tồn kho là nhỏ nhất.
Chi phí tồn kho gồm:
- Chi phí lưu kho gồm: các chi phí liên quan đến lưu kho như: chi phí bốc xếp hàng
vào kho, chi phí hao hụt,...
- Chi phí đặt hàng: là chi phí cho việc đặt một lô hàng mới, gồm: chi phí quản lý,
giao dịch, vận chuyển,...
- Chi phí khác: giảm doanh thu do thiếu hàng, gián đoạn sản xuất...
4.4.3 Mô hình tồn kho tối ưu – EQQ (Economic ordering quantity)
Mô hình tồn kho tối ưu là phương pháp tính lượng đặt hàng tối ưu để có tổng chi phí
tồn kho là nhỏ nhất.
Gọi Q là lượng hàng cho một lần đặt. Tại thời điểm đầu kỳ, lượng hàng tồn kho là Q, và
ở thời điểm cuối kỳ là 0 nên lượng hàng tồn kho bình quân là = Q /2.
Gọi C là chi phí tồn trữ cho mỗi đơn vị hàng tồn kho => tổng chi phí tồn trữ hàng tồn kho
trong kỳ là : Q/2 *C
Gọi S là lượng hàng tiêu thụ trong kỳ (năm) => số lần đặt hàng trong kỳ là S/Q
Gọi F là chi phí cho mỗi lần đặt hàng => tổng chi phí đặt hàng trong kỳ là: S/Q *F
Gọi T là tổng chi phí tồn kho, ta có:
Tổng chi phí tồn kho = tổng chi phí lưu kho + tổng chi phí đặt hàng
Q S
Hay T = C+ F
2 Q

Gọi Q* là lượng hàng dự trữ tối ưu để có chi phí là thấp nhất. Để xác định Q* chúng ta
lấy đạo hàm dT/dQ và cho đạo hàm xác định bằng 0, sau đó giải phương trình tìm Q*

Q* = Q =
√ 2 FS
C
Gọi T* là thời gian dự trữ tối ưu, ta có:
Q∗¿
T* = ¿ (ngày)
S /365

Điểm tái đặt hàng: là lượng hàng dự trữ cho thời gian đặt hàng.
Điểm tái đặt hàng = thời gian đặt hàng * lượng hàng bán trong ngày (SP)
Ví dụ: Công ty X ký hợp đồng cung ứng mặt hàng áo sơ mi cho công ty Y. Các số liệu
được cho như sau : Sản lượng tiêu thụ trong năm 26.000 áo sơ mi/năm, chi phí tồn trữ
cho mỗi đơn vị hàng tồn kho chiếm 25% giá trị hàng tồn kho, giá áo sơ mi 50.000đ/áo,
chi phí cho mỗi lần đặt hàng là 1 triệu/ lô hàng, thời gian đặt hàng là 1 tuần. Công ty X
không trực tiếp sản xuất mà đặt hàng từ công ty khác. Hãy tính lượng hàng tối ưu cho
một lần đặt, điểm tái đặt hàng, thời gian dự trữ tối ưu và tổng chi phí tồn kho của công ty.

S: 26.000 áo sơ mi / năm
C: 25% giá trị hàng tồn kho = n*P = 1*P
P: 50.000đ / áo
F: 1 triệu đồng/ lô hàng
Thời gian đặt hàng là 1 tuần.
 Lượng đặt hàng tối ưu mỗi lần đặt

Q* = Q =
√ 2 FS
C
=
√ 2 ×1tr ×26.000
12.5000
= 2040 sp

 Điểm tái đặt hàng = thời gian đặt hàng* lượng bàn hàng trong này
= 7 ngày*(S/365) = 7 x (26.000/365) = 499 sp
Q∗¿ 2040
 Thời gian dự trữ tối ưu: T* = S /365 ¿ = 26 . 000/365 = 28,6 ngày
 Tổng chi phí tồn kho của công ty = Tổng chi phí lưu kho + Tổng chi phí đặt hàng
Q S
T=
2
C+ F
Q
= T = 2040
2
×12.500 +
26.000
2040
×1
tr
= 25.495.098đ

You might also like