You are on page 1of 8

CHƯƠNG 6: HÀNG TỒN KHO

I. Khái niệm:
- Hàng tồn kho là tài sản nằm trong khâu dự trữ của quá trình sản xuất và được
phân loại là tài sản ngắn hạn vì nó được mua vào, bán ra trong 1 năm hoặc trong
1 chu kì kinh doanh bình thường.
- Theo VAS 02 “Hàng tồn kho” thì hàng tồn kho chia làm 3 loại:
+ Giữ để bán trong chu kì kinh doanh bình thường (151, 155, 156, 157)
·151: hàng mua đang đi trên đường. Ví dụ: bạn đặt mua 1 đôi giày trên
shopee vào ngày 29/05, ship từ Hà Nội vào Tp.HCM. 02/06 mới nhận được
hàng thì từ 29/05 è 02/06, đôi giày này sẽ được thể hiện số dư trên 151
·155 khác với 156: 155 là thành phẩm hàng tồn kho, còn 156 là hàng hóa
do DN mua về bán lại. Ví dụ: công ty may mặc trực tiếp sản xuất áo thì số áo
này được hạch toán vào 155. Công ty thương mại mua áo về trữ để bán thì số áo
này được hạch toán vào 156
·157: hàng hóa gửi đi bán. Ví dụ: A gửi 10.000SP cho đại lí để nhờ đại lí
bán hàng đúng giá, thì số hàng này sẽ được theo dõi trên 157.
+Hàng đang trong quá trình sản xuất dở dang (154): TK 154 chuyên theo dõi
các sản phẩm chưa hoàn thiện, cần phải gia công… Ví dụ: A là công ty sản xuất
áo, áo được gửi tới xưởng gia công để gắn thêm cúc áo vào, thì số áo này hiện
tại sẽ được phản ánh trên 154.
+ Hàng dùng cho quá trình sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ (152,
153)
·152: theo dõi nguyên liệu, vật liệu.
·153: theo dõi công cụ dụng cụ mua về nhập kho để phục vụ cho quá
trình kinh doanh, sản xuất. Ví dụ: như DN mua máy hút bụi về để hút bụi sàn
của xưởng sản xuất. Máy vẫn để trong kho, chưa xuất ra dùng thì giá trị máy hút
bụi sẽ được thể hiện số dư trên 153.
-Có 2 phương pháp kế toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên và Kiểm kê
định kì.
-Có 3 cách xác định giá trị hàng tồn kho: FIFO, Bình quân gia quyền, Thực tế
đích danh.
II. Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
1. Kê khai thường xuyên: nghĩa là hàng tồn kho nhập vào hay xuất ra đều phải
được theo dõi và hạch toán thường xuyên, liên tục, không bỏ sót nghiệp vụ nào.
Phương pháp này chủ yếu dùng để theo dõi nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và
các sản phẩm xây lắp.
a. Nguyên vật liệu (152):
- Sẽ có nhiều vấn đề xoay quanh nguyên vật liệu. Ví dụ như: mua về nhập kho
đủ, mua về nhưng khi kiểm tra thì có phát sinh thừa, thiếu; mua hàng được giảm
giá…
- Trước khi nhập kho, các chi phí thu mua như bốc dỡ, tiền vận chuyển do
người mua chi trả thì đưa vào giá gốc 152 luôn.
Ví dụ: DN A mua nguyên vật liệu với giá mua chưa thuế 2.000.000đ, VAT
10%. Chi phí vận chuyển từ nơi sản xuất đến DN A là 500.000đ. Tất cả chi
bằng tiền mặt.
Nợ 152: 2.500.000 (2.000.000 + 500.000)
Nợ 1331: 200.000 (2.000.000 * 10%)
Có 111: 2.700.000
- Đối với nguyên vật liệu đã order, đang trên đường vận chuyển nhưng cuối kì
kế toán vẫn chưa thấy đâu thì ghi nhận vào 151.
Ví dụ: 25/03, DN Z (kì kế toán theo tháng) mua hàng hóa với giá mua chưa thuế
50.000.000đ, VAT 10%, chưa thanh toán cho người bán. Tuy nhiên, đến 31/3
vẫn chưa thấy hàng về nhập kho.
25/03: số hàng mua chưa cần hạch toán, chỉ cần theo dõi trên sổ riêng.
31/03: cuối kì kế toán, hàng chưa về nhập kho nên số hàng này sẽ được hạch
toán vào 151
Nợ 151: 50.000.000
Nợ 1331: 5.000.000
Có 331: 55.000.000
Giả sử, 03/04 hàng về nhập kho đủ, lúc này mình sẽ ghi nhận:
Nợ 156: 50.000.000
Có 151: 50.000.000
- Mua hàng có phát sinh chiết khấu thương mại (tức là mua với số lượng nhiều
đủ để được nhận discount), mua hàng được giảm giá, hàng mua trả lại làm giảm
TK 152. Riêng chiết khấu thanh toán không ảnh hưởng gì đến TK 152 hết!!!
Ví dụ 1_Giảm giá hàng bán: DN X mua nguyên vật liệu với giá mua chưa thuế
100.000.000đ, VAT 10%, hàng nhập kho đủ, chưa thanh toán. 5 ngày sau, DN
phát hiện hàng không đạt chuẩn nên được nhà sản xuất điều chỉnh giảm 5% giá
trị lô hàng.
Nợ 331: 5.500.000
Có 152: 5.000.000 (100.000.000 * 5%)
Có 1331: 500.000
Ví dụ 2_Chiết khấu thương mại: DN X mua hàng với giá mua chưa thuế
200.000.000đ, VAT 10%. Vì X mua hàng với số lượng lớn đủ nên được nhận
chiết khấu thương mại (discount) từ nhà cung cấp tại mức 2% giá trị đơn hàng.
Mức chiết khấu này được trừ thẳng vào hóa đơn mua hàng. Thanh toán qua
chuyển khoản
Giá mà DN X phải trả cho nhà cung cấp = 200.000.000 – 2%*200.000.000 =
196.000.000
Nợ 156: 196.000.000
Nợ 1331: 19.600.000
Có 112: 215.600.000
Ví dụ 3_Trả lại hàng bán: DN X mua nguyên vật liệu với giá mua chưa thuế
100.000.000đ, VAT 10%, hàng nhập kho đủ, chưa thanh toán. 5 ngày sau, DN
phát hiện hàng không đạt chuẩn nên muốn trả lại 10% số hàng cho nhà cung
cấp. Nhà cung cấp đã đồng ý. Ghi nhận khi nhập hàng:
Nợ 152: 100.000.000
Nợ 1331: 10.000.000
Có 331: 110.000.000
Ghi nhận khi trả lại hàng cho nhà cung cấp:
Nợ 331: 11.000.000
Có 152: 10.000.000
Có 1331: 1.000.000
Ví dụ 4_Chiết khấu thương mại: 10/04, DN X mua nguyên vật liệu với giá mua
chưa thuế 100.000.000đ, VAT 10%, hàng nhập kho đủ, chưa thanh toán, điều
kiện thanh toán là 1/10. Ngày 16/04, DN X chuyển khoản trả đủ cho nhà cung
cấp.
Điều kiện thanh toán 1/10 nghĩa là nếu thanh toán trong vòng 10 ngày kể từ
ngày nhận hàng thì DN sẽ được hưởng 1% giá trị hóa đơn.
10/04 ghi nhận:
Nợ 152: 100.000.000
Nợ 1331: 10.000.000
Có 331: 110.000.000
16/04 ghi nhận:
Nợ 331: 110.000.000
Có 515: 1.100.000 (110.000.000*1%)
Có 112: 108.900.000
- Mua hàng nhập kho phát sinh thừa, thiếu: mình chịu trách nhiệm đối với hàng
hóa đó thì mới hạch toán, còn nếu bên bán chịu trách nhiệm cho việc thừa thiếu
thì mình chỉ hạch toán dựa trên số thực nhận.
Ví dụ: DN Z mua 100kg hàng A theo phương thức giao hàng, đơn giá mua chưa
thuế 50.000đ. VAT 10%, chưa thanh toán. Khi nhập kho, kế toán phát hiện dư
10kg. số dư này chưa rõ nguyên nhân.
Lưu ý: có 2 phương thức vận chuyển hàng hóa: phương thức chuyển hàng (giao
tại kho bên mua) và phương thức giao hàng (giao tại kho bên bán). Do trong ví
dụ trên là phương thức giao hàng nên người mua chịu trách nhiệm trong suốt
quá trình vận chuyển è bên mua hạch toán phần thừa/thiếu.
Nợ 152: 5.000.000 (100 kg * 50.000)
Nợ 1331: 500.000
Có 331: 5.500.000
Nợ 152: 500.000 (10 * 50.000)
Có 3381: 500.000
b. Công cụ dụng cụ: Vấn đề chính của công cụ dụng cụ chính là cần xác định
công cụ này được dùng 1 lần hay nhiều lần. Nếu dùng 1 lần thì tập hợp vào chi
phí trong kì luôn, còn nếu công cụ dùng nhiều lần thì đầu tiên đưa vào 242, sau
đó phân bổ dần cho các kì kế toán.
Ví dụ 1_Công cụ phân bổ nhiều lần: 1/1, DN xuất công cụ bảo hộ lao động cho
công nhân, trị giá 500.000đ. phân bổ 2 lần:
1/1 ghi nhận: Nợ 242 / Có 153: 500.000
31/1 ghi nhận: Nợ 627 / Có 242: 250.000 (500.000/2)
28/2 ghi nhận: Nợ 627 / Có 242: 250.000
Ví dụ 2_Công cụ phân bổ 1 lần: Ngày 12/10, DN xuất công cụ dụng cụ phục vụ
cho kinh doanh, sản xuất, tri giá 500.000đ, phân bổ 1 lần. Kế toán ghi nhận:
Nợ 627: 500.000
Có 153: 500.000
c. Sản phẩm đang chế tạo:
621: CP nguyên vật liệu trực tiếp: nghĩa là những nguyên vật liệu nào trực tiếp
tạo ra công trình xây lắp thì sẽ được cho vô TK này nè
622: CP nhân công trực tiếp: công nhân trực tiếp tạo ra sản phẩm, ví dụ như
lương trả cho lao động trực tiếp sản xuất
627: CP sản xuất chung, ví dụ như các khoản trích theo lương, phân bổ công cụ
dụng cụ, trích khấu hao TSCĐ…
2. Kiểm kê định kì: Trị giá hàng xuất trong kì = Hàng tồn đầu kì + hàng nhập
trong kì – hàng tồn cuối kì Đối với phương pháp này này nè, thì mỗi khi xuất
hay nhập hàng thì không cần hạch toán, chỉ cần theo dõi số lượng trên sổ riêng
là được, cuối kì đi đếm lại và so sánh với số liệu thôi.
III. Phương pháp tính giá hàng tồn kho:
Giá gốc HTK = Giá mua + CP thu mua + hao hụt tự nhiên trong định mức –
Khoản giảm giá, CK thương mại...
Theo quy định hiện hành thì có 3 phương pháp tính giá HTK: FIFO, bình quân
gia quyền và thực tế đích danh.
- FIFO (first in, first out) tức là nhập trước, xuất trước. Cái nào vô trước thì xuất
ra trước, vô sau thì xuất ra sau.
- Thực tế đích danh: áp dụng cho DN có ít mặt hàng, hàng dễ nhận diện nè đòi
hỏi nhiều công sức lắm lắm luôn.
- Bình quân gia quyền: mỗi khi nhập hàng thì lại phải tính giá bình quân của
HTK nên hơi cực 1 tí nè.
Ví dụ: Tình hình nhập, xuất hàng của DN A tháng 8 được tóm tắt trong bảng
sau:
Ngày Diễn giải Số lượng Đơn giá Thành tiền
01/08 Tồn đầu kì 8.000 100 800.000
03/08 Mua vào 5.000 110 550.000
08/08 Xuất bán 10.000 150 (đơn giá bán)
15/08 Mua vào 7.000 120 840.000
21/08 Xuất bán 7.000 160 (đơn giá bán)

Phương pháp FIFO:


Ngày Diễn giải Nhập Xuất Tồn
01/08 Tồn đầu kì 8.000*100 = 800.000
03/08 Nhập 5.000*110 = 550.000 8.000*100 = 800.000
5.000*110 = 550.000
08/08 Xuất 10.000 (8.000*100 = 3.000*110 = 330.000
800.000 + 2.000*110 =
220.000)
15/08 Nhập 7.000*120 = 840.000 3.000*110 = 330.000
7.000*120 = 840.000
21/08 Xuất 7.000 (3.000*110 = 3.000*120 = 360.000
330.000 + 4.000*120 =
480.000)
31/08 Tồn cuối kì 3.000*120 = 360.000

Phương pháp BQGQ:


Ngày Diễn Nhập Xuất Đơn giá sau khi nhập Tồn
giải
01/08 TĐK 8.000*100 = 800.000
03/08 Nhập 5.000*110 = 800.000+550.000 800.000+550.000 =
550.000 8.000+5.000= 1.350.000
103,85
08/08 Xuất 10.000*103,85 = 1.350.000–1.038.500
1.038.500 = 311.500
15/08 Nhập 7.000*120 = 331.500+840.000 311.500+840.000 =
840.000 3.000+7.000= 1.151.500
117,15
21/08 Xuất 7.000*117,15 = 1.151.500 – 820.050
820.050 = 331.450
31/08 TCK 331.450 (3000kg)

CHƯƠNG 7: DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ HÀNG TỒN KHO


Giá trị thuần có thể thực hiện được = Giá bán ước tính – CP bán hàng ước tính
- Nếu giá trị thuần có thể thực hiện được < giá gốc à lập dự phòng giảm giá
HTK
Ví dụ: Mình mua giấy A4 về để bán, giá mua về chưa thuế của lô hàng là
3.000.000đ, giá bán ước tính là 3.500.000, CP bán hàng hết 700.000. Nếu bán
hết lô hàng giấy A4 này thì mình chỉ có thể thu về được NRV = 3.500.000 –
700.000 = 2.800.000 < 3.000.000, mình bị lỗ rồi. Phải lập dự phòng giảm giá
hàng tồn kho.
- Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho dựa trên cơ sở từng mặt hàng.
- Nguyên tắc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho = số lượng * (đơn giá giá gốc
– đơn giá NRV)
- Nếu năm N mình lập dự phòng, sang năm N+1 mình tiếp tục lập dự phòng thì
cách lập giống nợ phải thu khó đòi.
Dự phòng năm nay – dự phòng năm trước > 0: Nợ 632/Có 2294: đáp án vừa
tính
Dự phòng năm nay – dự phòng năm trước <0: Nợ 2294/Có 632: đáp án vừa tính
Ví dụ: Cuối năm N, DN Huy Nguyễn kiểm tra số lượng hàng hóa A trong kho
thì thấy còn 300 đơn vị sản phẩm A với đơn giá gốc là 15.000đ. Giá trị thuần có
thể thực hiện được của cả 300 đơn vị A là 3.600.000đ.
Giá gốc = 15.000 * 300 = 4.500.000
Giá trị thuần có thể thực hiện được = 3.600.000 < 4.500.000
DN Huy Nguyễn cần trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Nợ 632: 900.000 [4.500.000 – 3.600.000]
Có 2294: 900.000
Cuối năm N+1, DN Huy Nguyễn nhận thấy tình hình vẫn không khả quan nên
quyết định mức trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là 1.200.000
Dự phòng năm nay – dự phòng năm trước = 1.200.000 – 900.000 = 300.000 > 0
Nợ 632: 300.000
Có 2294: 300.000
Cuối năm N+2, tình hình có vẻ khả hơn, DN Huy Nguyễn xác định mức trích
lập là 500.000.
Dự phòng năm nay – dự phòng năm trước = 500.000 – 1.200.000 = (700.000)
Nợ 2294: 700.000
Có 632: 700.000
Trong năm N+3, DN xác định số hàng hóa bị hủy bỏ do hư hỏng, mất phẩm
chất, không còn giá trị sử dụng có giá trị là 800.000đ, được bù đắp bằng khoản
dự phòng 300.000.
Đối với việc hủy bỏ sản phẩm do hư hỏng, mình sẽ ghi nhận vào TK 632 – Giá
vốn hàng bán trong kì. Do đề nói trong 800.000đ đó, có 300.000đ được bù đắp
bằng dự phòng nên mình sẽ ghi giảm khoản dự phòng 300.000, số còn lại đưa
vào 632 như bình thường.
Nợ 2294: 300.000
Nợ 632: 500.000
Có 156: 800.000

You might also like