You are on page 1of 8

Bài tập tự luận

Bài 1: Định khoản một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: (ĐVT: 1.000đ)
1) Vay ngân hàng nộp thuế cho nhà nước 30.000.000 và nhập quỹ tiền mặt 10.000
2) Chuyển tiền gửi Ngân hàng trả lương cho người lao động 100.000
3) Nhận góp vốn bằng tài sản cố định hữu hình trị giá 750.000
4) Xuất quỹ tiền mặt trả nợ vay 12.000
5) Mua nguyên vật liệu nhập kho giá mua chưa thuế GTGT 80.000, thuế suất thuế GTGT
10% chưa trả tiền cho người bán.
6) Dùng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối bổ sung nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 50.000
7) Chuyển khoản trả nợ cho người bán 150.000 và trả nợ vay ngân hàng 250.000
8) Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền gửi Ngân hàng 360.000, bằng tiền mặt
40.000
9) Mua tài sản cố định vô hình trị giá 300.000 chưa trả tiền cho người bán.
10) Dùng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối bổ sung quỹ đầu tư phát triển 700.000 và bổ sung
quỹ khen thưởng phúc lợi 400.000
11) Chủ doanh nghiệp đầu tư bằng tiền gửi ngân hàng 100.000 và tiền mặt 50.000.
12) Rút tiền gửi ngân hàng 25.000 nhập qũy tiền mặt 10.000 và trả nợ người bán 15.000.
13) Mua nguyên liệu nhập kho 7.000 trả bằng tiền mặt 2.000 và tiền gửi ngân hàng 5.000.
14) Mua TSCĐHH 20.000 trả bằng tiền gửi ngân hàng 12.000 và nợ người bán 8.000.
15) Vay ngân hàng 30.000, đã nhập qũy tiền mặt 5.000 và chuyển vào tài khoản ngân hàng
25.000.
16) Mua hàng hóa nhập kho 20.000 đã trả 10.000 tiền mặt và còn nợ người bán10.000.
17) Trả nợ người bán bằng tiền gửi ngân hàng 5.000 và tiền mặt 5.000.
Bài 2: Tại doanh nghiệp X có các số liệu sau vào ngày 30.6.2015 như sau: (Đơn vị tính: đồng)
Tiền mặt 50.000.000
Phải thu của khách hàng 40.000.000
Vay và nợ thuê tài chính 50.000.000
Nguyên liệu vật liệu 60.000.000
Phải trả cho người lao động 30.000.000
TSCĐ hữu hình 100.000.000
Hao mòn tài sản cố định X
Nguồn vốn kinh doanh 180.000.000
Tạm ứng 15.000.000
Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 7 năm 2015 như sau:
1) Mua hàng hóa chưa trả tiền người bán 30.000.000đ
2) Vay ngân hàng trả lương cho người lao động, số tiền 15.000.000đ
3) Mua nguyên liệu vật liệu chưa trả tiền cho người bán, số tiền: 8.000.000đ
4) Xuất quỹ tiền mặt nộp vào tài khoản ngân hàng 20.000.000đ
5) Nhận được một TSCĐ hữu hình trị giá 200.000.000đ do chủ sở hữu bổ sung vốn góp.
6) Mua công cụ dụng cụ trị giá 15.000.000đ chưa trả tiền cho người bán.
7) Khách hàng chuyển khoản trả nợ, số tiền 25.000.000đ
8) Trả nợ người bán bằng tiền mặt, số tiền 10.000.000đ
9) Nhập kho nguyên liệu vật liệu trị giá 12.000.000đ do nhân viên đã nhận tạm ứng đi mua
trước đó. Số tiền tạm ứng còn thừa sẽ trừ vào lương của nhân viên này.
10) Chuyển khoản trả nợ vay số tiền 10.000.000đ

1
Yêu cầu:
- Tính X?
- Mở sổ, ghi số dư đầu kỳ các tài khoản
- Lập định khoản
- Phản ánh vào sơ đồ chữ T các tài khoản
- Khóa sổ, tính số dư cuối tháng 7 các tài khoản
- Lập bảng cân đối số phát sinh tháng 7 năm 2015
- Lập bảng cân đối kế toán vào ngày 31/7/2015
Bài 3:
Tại một doanh nghiệp có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được định khoản như sau:
1. Nợ TK 152 10.000.000
Có TK 111 10.000.000

2. Nợ TK 112 20.000.000


Có TK 131 20.000.000

3. Nợ TK 153 15.000.000


Nợ TK 133 1.500.000
Có TK 331 16.500.000

4. Nợ TK 111 1.500.000


Có TK 141 1.500.000

6. Nợ TK 131 60.000.000


Có TK 511 60.000.000
7. Nợ TK511 100.000.000
Có TK 911 100.000.000
8. Nợ TK 621 15.000.000
Có TK 152 15.000.000
9. Nợ TK 155 300.000.000
Có TK 154 300.000.000
10. Nợ TK 911 120.000.000
Có TK 632 120.000.000
11. Nợ TK 641 25.000.000
Có TK 153 25.000.000
12. Nợ TK 334 40.000.000
Nợ TK 111 10.000.000
Có TK 141 50.000.000

2
Yêu cầu: Trình bày nội dung các nghiệp vụ kinh tế phát sinh kể trên

Bài 4: Tại công ty An Na có số liệu sau: (ĐVT: 1.000 đồng)


Tài liệu 1: Số dư đầu tháng 01/N:
- TK 152 “Nguyên liệu, vật liệu”: 600.000, trong đó:
+ Ngyên liệu, vật liệu A: 5.000*100/kg
+ Ngyên liệu, vật liệu B: 2.000*50/kg
- TK 331 “ Phải trả cho người bán”: 500.000, trong đó:
+ Phải trả cho người bán X: 300.000
+ Phải trả cho người bán Y: 200.000
Tài liệu 2: Trong tháng 01/N có phát sinh các nghiệp vụ sau:
1. Ngày 05/01, PXK 01: Xuất kho NVL A ra để sản xuất sản phẩm. số lượng
4.000kg, giá xuất kho 100/kg.
2. Ngày 07/01, GBN 102: Dùng tiền gửi ngân hàng trả nợ người bán X, 300.000.
3. Ngày 10/01, PNK 01: Nhập kho NVL B chưa trả tiền người bán Y, SL: 6.000,
trị giá 55/kg.
4. Ngày 13/01, PNK 02: Nhập kho NVL A chưa trả tiền người bán Y, SL: 1.000,
trị giá 110/kg.
5. Ngày 17/01, PC 012: Dùng tiền mặt trả nợ người bán Y, 100.000.
6. Ngày 19/01, PXK 02: Xuất kho NVL B ra để sản xuất sản phẩm. số lượng
2.000kg, giá xuất kho 50/kg.
7. Ngày 22/01, PNK 03: Nhập kho NVL B chưa trả tiền người bán X, SL: 2.000,
trị giá 45/kg.
8. Ngày 25/01, PNK 04: Nhập kho NVL A chưa trả tiền người bán Y, SL: 1.000,
trị giá 120/kg.
9. Ngày 28/01, PXK 03: Xuất kho NVL B dùng cho phân xưởng sản xuất, số
lượng 1.000, giá xuất kho 55/kg.
10. Ngày 30/01, GBN 321: Trả nợ cho người bán Y bằng tiền gửi ngân hàng
450.000.
Yêu cầu: - Phản ánh vào tài khoản 152, 331 (tổng hợp và chi tiết) dưới dạng TK
chữ T.
Bài 5 : Số dư ngày 31/12/ năm N của 1 số tài khoản kế toán (Đơn vị tính: triệu đồng)
TK 131
+ Công ty A chưa thanh toán tiền hàng 140
+ Công ty B ứng trước tiền hàng 100
TK 331
+ Chưa thanh toán tiền hàng cho Công ty C 200
+ Ứng trước tiền hàng cho Công ty D 60
Nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quý 1 / năm N+1:
1/ Xuất 5.000 thành phẩm bán cho Công ty B giá bán chưa tính thuế GTGT 84, thuế suất thuế
GTGT 10%
2/ Mua nguyên liệu vật liệu chính của Công ty D, giá mua chưa tính thuế GTGT 80, thuế suất thuế
GTGT 10%,
3/
_ Công ty A thanh toán tiền hàng bằng chuyển khoản 120
_ Công ty X ứng trước tiền hàng bằng chuyển khoản 40

3
4/
_ Thanh toán tiền hàng cho Công ty C bằng chuyển khoản 160
_ Thanh toán nốt tiền hàng cho Công ty D (phần còn lại) bằng TGNH
_ Chuyển khoản ứng trước tiền hàng cho Công ty Y 60
Yêu cầu:
Phản ánh vào TK kế toán 131, 331 tổng hợp và chi tiết dưới dạng chữ T
Bài 6: Tại một doanh nghiệp có các tài liệu sau:
I.Tình hình tài sản của một doanh nghiệp tính đến ngày 31/12/N (ĐVT: Đồng)
1. Tài sản cố định hữu hình 100.000.000
2. Hao mòn TSCĐ hữu hình 10.000.000
3. Nguyên vật liệu 5.000.000
4. Công cụ, dụng cụ 3.000.000
5. Chi phí SXKD dở dang 2.000.000
6. Thành phẩm 3.000.000
7. Tiền mặt 5.000.000
8. Tiền gửi ngân hàng 20.000.000
9. Nợ người bán 6.000.000
10. Khách hàng A nợ 4.000.000
11. Phải nộp cho nhà nước 5.000.000
12. Lợi nhuận chưa phân phối X
13. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 50.000.000
14. Quỹ đầu tư phát triển 2.000.000
15. Nguồn vốn đầu tư XDCB 5.000.000
16. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 1.000.000
17. Vay ngắn hạn ngân hàng 2.000.000
II/ Trong tháng 01/N+1 phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau:
1. Nhận vốn góp liên doanh một TSCĐ hữu hình trị giá 100.000.000đ.
2. Nhập kho nguyên vật liệu chưa trả tiền người bán 5.500.000 đ (trong đó thuế GTGT 500.000đ).
3. Rút tiền gởi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt 5.000.000 đ.
4. Dùng tiền mặt mua một số công cụ trị giá mua chưa thuế GTGT là 1.000.000 đ, thuế GTGT
10%.
5. Khách hàng A trả nợ bằng tiền mặt 2.000.000 đ, bằng tiền gởi ngân hàng 1.000.000đ.
6. Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên để mua văn phòng phẩm 1.000.000đ
7. Vay ngắn hạn ngân hàng trả nợ người bán 2.000.000đ.
8. Dùng lợi nhuận bổ sung quỹ khen thưởng phúc lợi 1.000.000 đ.
9. Dùng tiền gởi ngân hàng trả nợ vay ngắn hạn 5.000.000 đ.
10. Dùng tiền gởi ngân hàng nộp thuế cho nhà nước.
Yêu cầu:
1. Tìm X và Lập Bảng Cân đối kế toán vào cuối năm N.
2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên.
3. Lập Bảng cân đối tài khoản cuối tháng 01/N+1.
4. Lập Bảng Cân đối kế toán tháng 01/N+1.

4
Phần trắc nghiệm
1. Tác dụng của tài khoản kế toán:
a. Phản ánh tổng phát sinh tăng, tổng phát sinh giảm của từng đối tượng kế toán.
b. Phản ánh tình hình hiện có và biến động của từng đối tượng kế toán một cách thường
xuyên, liên tục.
c. Phản ánh số dư cuối kỳ và số dư đầu kỳ của các đối tượng kế toán.
d. Phản ánh biến động của các đối tượng kế toán trong kỳ.
2. Tài khoản hao mòn tài sản cố định – 214 thuộc loại:
a. Tài khoản tài sản.
b. Tài khoản nguồn vốn.
c. Tài khoản điều chỉnh giảm tài sản.
d. Tài khoản doanh thu.
3. Tài khoản nào sau đây chỉ có số dư Có:
a. TK 131.
b. TK 242.
c. TK 421.
d. TK 411.
4. Các tài khoản có số dư cuối kỳ bên Nợ:
a. Loại 1 và loại 2
b. Loại 3 và loại 4
c. Loại 5 và loại 6
d. Loại 7 và loại 8
5. Định khoản giản đơn là loại định khoản có liên quan đến:
a. Một tài khoản.
b. Hai tài khoản.
c. Từ ba tài khoản trở lên.
d. Tất cả các câu đều sai.
6. Tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng” là tài khoản:
a. Chỉ có số dư Nợ.
b. Chỉ có số dư Có.
c. Số dư Nợ hoặc Số dư Có.
d. Không có số dư cuối kì.
7. Nghiệp vụ “Mua hàng hóa nhập kho chưa thanh toán tiền cho người bán 35.000.000đ” sẽ:
a. Làm cho 1 tài sản tăng, 1 tài sản giảm.
b. Làm cho 1 nguồn vốn tăng, 1 nguồn vốn giảm.
c. Làm cho 1 tài sản tăng, 1 nguồn vốn tăng.
d. Làm cho 1 tài sản giảm, 1 nguồn vốn giảm.
8. Tài khoản nào sau đây không phải là tài khoản tài sản:
a. Tiền mặt
b. Tiền gửi ngân hàng
c. Nhận kí quĩ kí cược
d. Tạm ứng.
9. Nghiệp vụ “Chuyển khoản thanh toán lương cho người lao động 60.000.000đ” sẽ được
định khoản:
a. Nợ TK 112/Có TK 334

5
b. Nợ TK 111/Có TK 341
c. Nợ TK 334/Có TK 112
d. Nợ TK 131/Có TK 112
10. Công thức nào sau đây không đúng với nhóm tài khoản Nợ phải trả:
a. Số dư cuối kì - Số dư đầu kì = Tổng phát sinh Nợ - Tổng phát sinh Có.
b. Số dư cuối kì = Số dư đầu kì + Tổng số phát sinh tăng - Tổng số phát sinh giảm.
c. Số dư cuối kì - Số dư đầu kì = Tổng phát sinh Có - Tổng số phát sinh Nợ.
d. Số dư cuối kì – Số dư đầu kì +Tổng phát sinh giảm = Tổng phát sinh tăng
11. Nghiệp vụ: “Vay ngắn hạn bằng tiền gửi ngân hàng” sẽ được ghi vào bên Có của tài khoản:
a. Phải thu khách hàng.
b. Tiền mặt.
c. Vay và Nợ thuê tài chính.
d. Tiền gửi ngân hàng.
12. Tài khoản nào sau đây là tài khoản doanh thu:
a. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
b. Doanh thu nhận trước.
c. Chiết khấu thanh toán.
d. Chiết khấu thương mại.
13. Tài khoản thuế GTGT được khấu trừ 133 là tài khoản:
a. Doanh thu.
b. Chi phí.
c. Tài sản.
d. Nguồn vốn.
14. Tài khoản dự phòng tổn thất tài sản – 229 là tài khoản:
a. Điều chỉnh giảm doanh thu.
b. Điều chỉnh giảm tài sản.
c. Lưỡng tính.
d. Điều chỉnh giảm nguồn vốn.
15. Tài khoản nào sau đây không phải là tài khoản chi phí:
a. Chi phí trả trước.
b. Chi phí bán hàng.
c. Chi phí quản lý doanh nghiệp.
d. Giá vốn hàng bán.
16. Nghiệp vụ nào sau đây không ảnh hưởng đến tài khoản tiền gửi ngân hàng:
a. Xuất quỹ tiền mặt gửi vào ngân hàng 150.000.000
b. Mua hàng hóa thanh toán ngay cho người bán bằng tiền mặt 3.000.000
c. Chuyển khoản trả lương cho người lao động 34.000.000
d. Khách hàng trả nợ bằng chuyển khoản số tiền 49.000.000
17. Quan hệ giữa tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết:
a. Số dư trên tài khoản tổng hợp bằng tổng số dư trên các tài khoản chi tiết thuộc nó.
b. Số dư trên tài khoản chi tiết bằng số dư trên tài khoản tổng hợp.
c. Số phát sinh trên tài khoản tổng hợp bằng tổng số phát sinh trên các tài khoản chi tiết
thuộc nó.
d. Cả a và c đúng.
18. Số đầu tiên của số hiệu tài khoản thể hiện:
a. Số thứ tự của tài khoản trong nhóm.

6
b. Loại tài khoản.
c. Nhóm tài khoản.
d. a và b đúng.
19. Vị trí thứ hai của số hiệu tài khoản thể hiện:
a. Loại tài khoản.
b. Nhóm tài khoản.
c. Tài khoản cấp 1.
d. Tài khoản cấp 2.
20. Kết cấu của tài khoản 521 “Các khoản giảm trừ doanh thu”:
a. Tăng ghi Nợ, giảm ghi Có, dư Nợ.
b. Tăng ghi Có, giảm ghi Nợ, dư Có.
c. Tăng ghi Nợ, giảm ghi Có, không có số dư.
d. Tăng ghi Có, giảm ghi Nợ, không có số dư.
21. Tài khoản 111 –Tiền mặt có số dư đầu kỳ: 300.000.000đ, số phát sinh Nợ:
200.000.000đ, số dư cuối kỳ 400.000.000đ. Vậy số phát sinh Có của TK này là:
A. 100.000.000đ
B. 200.000.000đ
C. 300.000.000đ
D. 400.000.000đ
22. Tài khoản 411 –Vốn đầu tư của chủ sở hữu có số dư đầu kỳ: 500.000.000đ, số
phát sinh tăng: 300.000.000đ, số dư cuối kỳ 600.000.000đ. Vậy số phát sinh Nợ của
TK này là:
A. 100.000.000đ
B. 200.000.000đ
C. 300.000.000đ
D. 600.000.000đ
23. Tài khoản 214 –Hao mòn tài sản cố định có số dư đầu kỳ: 400.000.000đ, số
phát sinh Nợ: 100.000.000đ, số phát sinh Có: 300.000.000đ. Vậy số phát sinh Tăng
của TK này trong kỳ là:
A. 200.000.000đ
B. 300.000.000đ
C. 400.000.000đ
D. Tất cả đều sai
24. Tài khoản nào không phải là tài khoản chi phí
A. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
B. Chi phí bán hàng
C. Giá vốn hàng bán
D. Chi phí quản lý doanh nghiệp
25. Tài khoản 214 “ Hao mòn TSCĐ” là tài khoản:
A. Điều chỉnh giảm tài sản
B. Có số dư bên Có
C. Để bên phần tài sản và ghi số âm khi lên bảng cân đối kế toán
D. A, B, C đều đúng
26. Số dư bên Nợ của TK 331 “ Phải trả cho người bán” phản ánh:
A. Phản ánh khoản phải trả cho người bán
B. Phản ánh khoản ứng trước cho người bán

7
C. Phản ánh khoản người bán ứng trước
D. Cả A và C đúng
27. Tài khoản nào là tài khoản chi phí
A. Chi phí phải trả
B. Chi phí trả trước
C. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
D. Giá vốn hàng bán
28. Tài khoản nào là tài khoản chỉ có số dư bên Nợ
A. TK 131 – Phải thu của khách hàng
B. TK 211 – Tài sản cố định hữu hình
C. TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản
D. TK 331 – Phải trả cho người bán
29. Định khoản Nợ TK 211/Có TK 411” có nội dung:
A. Nhận góp vốn bằng một tài sản cố định hữu hình
B. Chủ đầu tư bổ sung vốn bằng một tài sản cố định hữu hình
C. Nhà nước cấp vốn bằng một tài sản cố định hữu hình
D. Tất cả đều đúng
30. Tài khoản “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” thuộc
A. Tài khoản tập hợp - phân phối
B. Tài khoản thuộc Bảng cân đối kế toán
C. Tài khoản so sánh
D.Tài khoản tính giá thành

You might also like