You are on page 1of 5

BÀI TẬP

BÀI TẬP CHƯƠNG 5


Bài 5.1. Trích số liệu trên sổ nhật ký chung của một doanh nghiệp thương mại trong
tháng 12/N như sau: (đvt: triệu đồng)
Ngày Chứng từ Diễn TK đối ứng Số tiền
ghi sổ Số Ngày Giải Nợ Có Nợ Có
….. … …. …………
5/12/N PNK 3/12 Nhận góp vốn hàng hóa 156 411 200 200
6/12/N PXK 5/12 Xuất kho hàng, gửi bán 157 156 40 40
6/12/N UNT 6/12 Khách hàng trả nợ tiền hàng 112 131 85 85
7/12/N UNC 7/12 Chuyển khoản trả nợ vay ngắn hạn NH 311 112 50 50
8/12/N UNC 7/12 Trả lương cho người lao động 334 112 60 60
…. ….. …. ……………….. …. ….

Yêu cầu:
1. Cho biết ý nghĩa của việc ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh sổ nhật ký chung trên.
2. Hãy chuyển số liệu từ nhật ký chung vào sổ cái của các tài khoản có liên quan.
3. Dựa vào số liệu trên sổ cái vừa được kết chuyển, anh (chị) có nhận xét gì với số
liệu ghi trên nhật ký chung?
Bài 5.2. Có số liệu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại một DN trong tháng 3/N như sau:
1. Ngày 1/3: rút tiền gửi ngân hàng về nhập quĩ tiền mặt 50 triệu đồng
2. Ngày 2/3: chi tiền mặt thanh toán các khoản phí vệ sinh văn phòng làm việc: 15
triệu đồng
3. Ngày 5/3: chuyển khoản thanh toán lương cho người lao động trong tháng là 300
triệu đồng
4. Ngày 7/3: mua hàng hóa về nhập kho, chưa thanh toán cho nhà cung cấp với số
tiền là 120 triệu đồng
5. Ngày 10/3: vay ngắn hạn ngân hàng than toán tiền hàng cho nhà cung cấp ở
nghiệp vụ 4
6. Ngày 12/3: bán hàng thu bằng tiền mặt là 15 triệu đồng, thu qua tài khoản tiền gửi
ngân hàng là 80 triệu đồng. Doanh nghiệp đã xuất hàng cho khách hàng với giá
vốn hàng đã tiêu thụ là 60 triệu đồng.
7. Ngày 15/3: thanh toán các chi phí dịch vụ viễn thông trong tháng qua tài khoản
ngân hàng là 20 triệu đồng
8. Ngày 28/3: nhận tiền trả từ khách hàng về tiền mua hàng còn nợ tháng trước là
150 triệu đồng qua ngân hàng
Yêu cầu:
1. Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế trên vào sổ Nhật ký chung, sau đó phản ánh vào sổ
cái của các tài khoản có liên quan
2. Giả sử, số dư sổ cái tài khoản tiền gửi ngân hàng đầu tháng 3 là 1.500 triệu đồng.
Hãy tính số phát sinh và rút số dư cuối tháng 3 của sổ cái tài khoản TGNH.
Bài 5.3. Tình hình đầu tháng 01/202N của DN Cơ khí AnNam như sau: (ĐVT: tr. đồng)

TK 331 - Phải trả cho người bán 100.000


Trong đó:
+ Phải trả cho Công ti X 60.000
+ Phải trả cho Công ti Y 40.000

TK 152 -Nguyên liệu,vật liệu 200.000


Trong đó:
+ VL A 40.000
+ VL B 90.000
+ VL C 70.000
TK 112 - Tiền gửi ngân hàng 200.000
TK 111-Tiền mặt 25.000

Cho biết, nguyên vật liệu trên có số lượng:


- VL A: 2.000 kg
- VL B: 10.000 kg
- VL C: 5.000 kg
Trong tháng 01/202N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
1. Mua của Công ty Y: 10.000 kg VL B, thành tiền 95.000 và 4.000 kg VL C, thành tiền
60.000. Vật liệu đã nhập kho, nhưng chưa thanh toán tiền.
2. Mua của Công ty X: 2.000 VL A, trị giá 42.000. Vật liệu đã nhập kho, nhưng chưa
thanh toán tiền.
3. Mua của Công ty Z: 2.000 kg VL B, trị giá 16.000, đã nhập kho và thanh toán
bằng tiền mặt.
4. Mua của Công ty Y: 3.000 kg VL A, thành tiền 60.000, đã nhập kho nhưng chưa thanh
toán tiền.
5. Xuất kho nguyên liệu, vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất, gồm:
- VL A 2.000 kg, thành tiền: 40.000
- VL B 10.000 kg, thành tiền : 90.000
- VL C 6.000 kg, thành tiền: 90.000
6. Chuyển tiền gửi ngân hàng trả nợ cho người bán 180.000. Trong đó:
- Trả cho Công ty X: 80.000
- Trả cho Công ty Y: 100.000

Yêu cầu:
1-Ghi những nghiệp vụ trên vào sổ Nhật ký, rồi ghi vào sổ Cái TK152- Nguyên liệu, vật
liệu và sổ Cái TK331- Phải trả người bán. Đồng thời, mở và ghi vào Sổ chi tiết nguyên
vật liệu và Sổ chi tiết thanh toán với người bán.
2-Lập Bảng tổng hợp chi tiết nguyên vật liệu và đối chiếu Bảng này với sổ Cái TK152
3-Lập Bảng t/hợp chi tiết th/toán với người bán và đối chiếu Bảng này với sổ Cái TK331
BÀI TẬP CHƯƠNG 6
Bài 6.1:
Phân loại các khoản mục sau thành: a – Chi phí trả trước/Chi phí hoãn lại, b - Doanh thu
chưa thực hiện/Doanh thu nhận trước/Dthu hoãn lại, c – Doanh thu dồn tích/Dthu chưa ghi
nhận, d – Chi phí dồn tích/Chi phí chưa ghi nhận
1. Tiền bảo hiểm cháy nổ đã trả trước cho ba năm
2. Phí dịch vụ đã thực hiện nhưng chưa được thanh toán
3. Phí dịch vụ đã nhận được tiền nhưng chưa thực hiện/cung cấp
4. Tiền lương đã phát sinh nhưng chưa chi trả cho người lao động
5. Một nhà xuất bản tạp chí nhận được tiền đặt mua báo dài hạn
6. Văn phòng phẩm đã dùng trong kỳ
7. Tiền thuế đã phát sinh nhưng đến kỳ sau mới phải nộp
8. Tiền dịch vụ đã phát sinh (đã dùng) nhưng chưa thanh toán cho nhà cung cấp

Bài 6.2:
Công ty Econo – một cửa hàng sửa chữa thiết bị điện tử đã lập bảng cân đối thử trước điều
chỉnh vào thời điểm cuối năm đầu tiên hoạt động như sau:

Công ty Econo
Bảng cân đối thử chưa điều chỉnh
Ngày 31 tháng 12 năm 20X1
Số dư Nợ Số dư Có
Tiền 13.800
Các khoản phải thu 90.000
Văn phòng phẩm 21.600
Thiết bị, dụng cụ 454.800
Các khoản phải trả 21.000
Giá trị dịch vụ chưa cung cấp 24.000
Vốn đầu tư của Randy Huntsinger 312.000
Rút vốn của Randy Huntsinger 18.000
Doanh thu từ dịch vụ đã cung cấp 543.000
Chi phí tiền lương 126.000
Chi phí thuê nhà 96.000
Chi phí dịch vụ mua ngoài 69.000
Chi phí khác 10.800
Tổng 900.000 900.000
Để chuẩn bị cho các bút toán điều chỉnh, những dữ liệu sau đã được thu thập:
a. Phí dịch vụ đã cung cấp nhưng chưa lập hóa đơn vào ngày 31/12 là $10.000
b. Giá trị văn phòng phẩm còn lại vào ngày 31/12 là $8.150
c. Chi phí khấu hao được ước tính là $13.800 cho cả năm
d. Số dư của tài khoản Giá trị dịch vụ chưa cung cấp là do số tiền nhận trước vào ngày
1/12 cho dịch vụ sẽ cung cấp. Chỉ có $ 19.000 của dịch vụ này được cung cấp từ ngày
1/12 đến ngày 31/12
e. Tiền lương chưa trả, chưa ghi nhận vào chi phí tính đến 31/12 là $1.770
Yêu cầu:
1. Ghi sổ Nhật ký các bút toán điều chỉnh cần thiết vào ngày 31/12/20X1
2. Xác định giá trị doanh thu, chi phí và lợi nhuận thuần của công ty Econo trước các
bút toán điều chỉnh
3. Xác định giá trị doanh thu, chi phí và lợi nhuận thuần của công ty Econo sau các bút
toán điều chỉnh
4. Xác định ảnh hưởng của các bút toán điều chỉnh lên khoản vốn đầu tư của Randy
Huntsinger

You might also like