You are on page 1of 4

Bài tập buổi 1 NLKT

Phần I. Trắc nghiệm

Câu 1. Bảng cân đối thử sẽ không cân bằng nếu:


a. Phân tích sai ảnh hưởng của nghiệp vụ kinh tế đến các tài khoản kế toán có liên quan. VD: Mua chịu
vật tư, kế toán đã ghi Nợ TK Vật tư, ghi Có TK Tiền.
b. Thanh toán nợ phải trả cho người bán 2.000, kế toán ghi Nợ TK Phải trả người bán: 2.000, Có TK Tiền:
2.000
c. Chuyển 1 nghiệp vụ kinh tế từ sổ nhật kí lên Sổ cái 2 lần.
d. Tổng số tiền phát sinh Nợ và phát sinh Có trong 1 bút toán ghi sổ không bằng nhau. Ví dụ chủ sở hữu
rút 1.000 tiền mặt để chi tiêu cá nhân. Kế toán đã ghi Nợ TK Rút vốn: 10.000, ghi Có TK Tiền: 1.000

Câu 2. Nghiệp vụ nào sau đây không làm phát sinh doanh thu?
a. Khách hàng thông báo chấp nhận mua lô hàng doanh nghiệp đang gửi bán.
b. Thu tiền hàng khách hàng còn nợ từ kỳ trước.
c. Xuất kho hàng hóa bán trực tiếp cho khách hàng, khách hàng cam kết thanh toán vào tháng sau.
d. Xuất kho hàng hóa bán trực tiếp cho khách hàng, khách hàng thanh toán ngay.

Câu 3. Bên Nợ của tài khoản kế toán


a. ghi giảm tài sản và ghi tăng nợ phải trả
b. ghi biến động giảm của cả tài sản và nợ phải trả
c. ghi biến động tăng của cả tài sản và nợ phải trả
d. ghi tăng tài sản và giảm nợ phải trả

Câu 4. Doanh nghiệp nhận tiền mặt từ việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng, sẽ làm cho:
a. Tổng tài sản giảm
b. Tổng nợ phải trả giảm
c. Tổng tài sản tăng
d. Tổng nợ phải trả tăng

Câu 5. Trong niên độ tài chính năm N, tài sản của Công ty A đã giảm 90.000 nghìn VNĐ và nợ phải trả của
công ty giảm 50.000 nghìn VNĐ. Do đó vốn chủ sở hữu của công ty đã:
a. Tăng 140.000 nghìn VNĐ
b. Giảm 140.000 nghìn VNĐ
c. Tăng 40.000 nghìn VNĐ
d. Giảm 40.000 nghìn VNĐ

Câu 6. Xác định Nội dung kinh tế của định khoản dưới đây: Nợ TK Tài sản cố định: 300/Có TK Phải trả
người bán: 300
a. Mua TSCĐ đã trả bằng chuyển khoản
b. Mua TSCĐ đã trả tiền mặt 300
c. Trả nợ cho người bán bằng TSCĐ 300
d. Mua TSCĐ chưa thanh toán cho người bán, trị giá 300

Câu 7. Công ty thanh toán tiền điện tiêu dùng trong tháng bằng tiền gửi ngân hàng, nghiệp vụ ngày được
định khoản là:
a. Nợ TK Tiền gửi ngân hàng/ Có TK chi phí điện
b. Nợ TK Chi phí điện/ Có TK Tiền mặt
c. Nợ TK Tiền mặt / Có TK Chi phí điện
d. Nợ TK Chi phí điện/ Có TK Tiền gửi ngân hàng

Câu 8. Tại công ty Hoàng Phát có các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 7/N như sau:
1. Mua 1 máy tính chưa thanh toán cho người bán 15 triệu đồng.
2. Hoàn thành cung cấp dịch vụ cho khách hàng 18 triệu đồng, đã thu 9 triệu đồng, còn lại khách
hàng cam kết thanh toán trong tháng sau.
3. Nhận công văn đòi nợ của nhà cung cấp số tiền 20 triệu đồng.
4. Nhận hóa đơn dịch vụ sửa chữa máy tính hoàn thành số tiền 3 triệu đồng, chưa thanh toán cho
nhà cung cấp dịch vụ
5. Mua nguyên vật liệu đã nhập kho, đã thanh toán cho người bán 15 triệu đồng.

Có bao nhiêu nghiệp vụ ghi sổ?


a. 2
b. 3
c. 4
d. 5

Câu 9. Nghiệp vụ “Mua nhập kho hàng hóa, chưa thanh toán tiền cho người bán” sẽ làm cho tài sản và
nguồn vốn của doanh nghiệp thay đổi:
a. Tài sản tăng, nguồn vốn giảm
b. Tài sản tăng thêm, vốn chủ sở hữu tăng
c. Tài sản tăng thêm, nợ phải trả tăng.
d. Không đáp án nào đúng

Câu 10. Nghiệp vụ “Mua ô tô tải để chuyên chở hàng hóa, đã thanh toán 50% bằng chuyển khoản” sẽ
làm cho tài sản và nguồn vốn của DN thay đổi:
a. Tài sản tăng, tài sản giảm
b. Tài sản tăng, nguồn vốn tăng
c. Tài sản giảm, nguồn vốn giảm
d. Không đáp án nào đúng

Phần II. Tự luận


Bài 1. Tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản tại Công ty Alantic vào ngày 1/1/N như sau: (1000
VND)
Đầu tư trái phiếu dài hạn 50.000 Nhà xưởng 2.400.000
Máy móc thiết bị 1.250.00 Vay dài hạn 1.400.000
0
Vốn đầu tư của CSH 3.550.00 Thiết bị văn phòng 1.370.000
0
Góp liên doanh với đối tác 210.000 Tiền gửi ngân hàng 1.150.000
Vay ngắn hạn ngân hàng 200.000 Nguyên vật liệu chính 150.000
Ứng trước cho người bán 120.000 Bản quyền về chế tạo sản phẩm mới 250.000

Khách hàng ứng trước 550.000 Lợi nhuận chưa phân phối 600.000
Tạm ứng 20.000 Thành phẩm 240.000
Vật liệu phụ 90.000 Quỹ dự phòng tài chính 100.000
Thuế phải nộp nhà nước 150.000 Phần mềm máy tính 170.000
Công cụ, dụng cụ 30.000 Đầu tư cổ phiếu dài hạn 170.000
Sản phẩm dở dang 60.000 Nguồn vốn đầu tư XDCB 1.100.000
Tiền mặt 20.000 Giá trị quyền sử dụng đất 1.200.000
Phải trả người lao động 500.000 Câu lạc bộ, nhà văn hóa 1.200.000
Yêu cầu: Hãy sắp xếp các khoản mục trên theo từng loại tài sản (ngắn hạn và dài hạn) và từng loại nguồn
vốn (Nợ phải trả và nguồn vốn CSH) của Công ty Alantic.
Bài 2: Tại Công ty Soft Tip bắt đầu kinh doanh vào tháng 2/N, có một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh
như sau: (ĐVT: 1000VNĐ)
1. Ngày 01/02: Nhận vốn góp từ các chủ sở hữu bằng tiền mặt 800.000.000 và dây chuyền sản xuất
3.000.000.
2. Ngày 01/02: Doanh nghiệp mở tài khoản ngân hàng và gửi vào ngân hàng 600.000 bằng tiền
mặt.
3. Ngày 02/02: Doanh nghiệp trả toàn bộ tiền thuê văn phòng cho cả năm N cho bên cho thuê, số
tiền 48.000 bằng tiền mặt.
4. Ngày 05/02: Mua hàng hóa nhập kho trị giá 50.000 đã trả bằng tiền gửi ngân hàng.
5. Ngày 10/02: Tạm ứng cho nhân viên đi mua công cụ dụng cụ bằng tiền mặt trị giá 15.000.
6. Ngày 15/02: Ứng trước tiền cho người bán K để mua thiết bị sản xuất bằng tiền gửi ngân hàng
300.000.
7. Ngày 25/02: Nhận được thiết bị sản xuất từ người bán K trị giá 500.000. Sau khi trừ tiền ứng
trước, DN thanh toán nốt cho người bán K bằng tiền gửi ngân hàng.
Định khoản các nghiệp vụ trên.
Bài 3: Doanh nghiệp DTL có tổng số vốn đầu tư ban đầu tại ngày 1/1/N là 1.500.000, trong đó: bằng
quyền sử dụng đất là 900.000; bằng tiền mặt 50.000 và bằng tiền gửi ngân hàng 550.000. Trong
tháng 1/N, có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: (ĐVT: 1000VNĐ)
1. Ngày 02/01: Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 50.000.
2. Ngày 03/01: Mua hàng hóa nhập kho, trị giá 220.000, Ngày 10/01: Trả nợ cho người bán bằng tiền gửi
ngân hàng 80.000.
3. Ngày 11/01: Nhận vốn góp thêm bằng một ô tô vận tải phục vụ kinh doanh 570.000.
4. Ngày 15/01: Vay ngắn hạn ngân hàng 50.000 để chuẩn bị trả nợ người bán, DN đã nhận và nhập quỹ
tiền mặt.
5. Ngày 16/01: Xuất kho hàng hóa gửi bán 200.000.
Định khoản các nghiệp vụ trên.

You might also like