You are on page 1of 8

BÀI TẬP CÂN BẰNG KẾ TOÁN VÀ TỔNG QUAN KẾ TOÁN

Bài 1:Vào ngày 15/12/N, công ty ABC mua một lô hàng hóa A từ nhà cung cấp M để phục vụ cho hoạt
động kinh doanh. Công ty đã nhận đủ số hàng yêu cầu và hóa đơn từ nhà cung cấp gửi đến có giá trị là
520.000.000đ. Công ty ABC chưa trả tiền cho nhà cung cấp.
1. Sau khi đã nhập kho lô hàng A trên, có một nhà cung cấp khác báo giá một lô hàng tương tự cho công
ty ABC với giá 500.000.000đ. Vậy công ty ABC có thay đổi giá trị lô hàng A trên sổ kế toán vào ngày
15/12/N không? Vì sao?
2. Giả sử vào ngày 31/12/N, giá trị của lô hàng A trên thị trường là 550.000.000đ, công ty ABC sẽ trình
bày giá trị của lô hàng A trên trên báo cáo tài chính là bao nhiêu? Vì sao?
3. Giả sử vào ngày 31/12/N, giá trị của lô hàng A trên thị trường là 500.000.000đ, công ty ABC sẽ trình
bày giá trị của lô hàng A trên báo cáo tài chính là bao nhiêu? Vì sao?
Câu 2: Anh/chị hãy nhận diện các nguyên tắc kế toán được vận dụng để xử lý các tình huống sau của
công ty FX.
1. Công ty FX đang là đối tượng của một vụ kiện về chất lượng sản phẩm. Nếu thua kiện, công ty sẽ phải
bồi thường một số tiền lớn. Công ty phải nêu sự việc này trong nội dung của báo cáo tài chính năm nay
mặc dù chưa có quán quyết cuối cùng của tòa án.
2. Quyền sử dụng đất của công ty được ghi nhận trên sổ kế toán 5 năm trước với giá trị là 2 tỷ. Mặc dù
các chuyên gia ước tính giá trị thị trường của nó là 15 tỷ, công ty vẫn ghi nhận giá trị của quyền sử dụng
đất trên báo cáo tài chính là 2 tỷ.
3. Chi phí chơi golf cuối tuần của giám đốc không được ghi nhận là chi phí vào sổ sách kế toán của công
ty.
4. Tháng 1/N, công ty chi 60 triệu thanh toán tiền thuê cửa hàng cho cả năm, bắt đầu từ ngày 1/1/N. Tuy
nhiên, chi phí thuê cửa hàng trong quý 1/N của công ty chỉ được ghi vào sổ sách là 15 triệu đồng.
5. Tháng 3/N, công ty hoàn thành việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng và gửi hóa đơn giá trị 50 triệu
đồng. Khách hàng rất hài lòng với dịch vụ và cam kết sẽ thanh toán trong tháng 4/N. Công ty đã ghi nhận
giá trị dịch vụ này vào doanh thu của quý 1/N.
6. Tháng 10/N, công ty mua 1.000.000 cổ phiếu của công ty X với giá 36.000đ/cổ phiếu. Ngày 31/12/N,
giá mua bán bình quân trên thị trường của cổ phiếu X là 60.000đ/cổ phiếu. Tuy nhiên, công ty FX vẫn
báo cáo giá trị của cổ phiếu trên báo cáo tài chính của mình vào ngày 31/12/N là 36.000đ/cổ phiếu.
7. Tháng 10/N, công ty mua 1.000.000 cổ phiếu của công ty Y với giá 35.000đ/cổ phiếu. Ngày 31/12/N,
giá mua bán bình quân trên thị trường của cổ phiếu Y là 30.000đ/cổ phiếu. Công ty FX đã báo cáo một
khoản dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư trên báo cáo tài chính của mình vào ngày 31/12/N là
5.000đ/cổ phiếu.
8. Một dây chuyền sản xuất của công ty A có giá trị trên sổ sách kế toán là 150 tỷ. Dây chuyền sản xuất
này được tổ chức chuyên nghiệp định giá là 120 tỷ. Sau quá trình thương lượng, công ty A đã bán dây
chuyền sản xuất này cho công ty FX với giá là 110 tỷ. Công ty FX ghi nhận giá trị dây chuyền sản xuất
vào sổ sách của mình là 110 tỷ.
9. Công ty FX mua xe tải để vận chuyển hàng hóa với giá 500 triệu đồng. Thời gian sử dụng hữu ích của
xe tải này được ước tính là 10 năm. Kế toán viên của công ty đã ghi nhận giá trị hao mòn xe trong năm
đầu tiên là 50 triệu đồng.
Bài 3: Xác định vốn chủ sở hữu trong các tình huống sau:
1. Vào đầu kỳ kế toán, công ty A có tổng tài sản $45,000, vốn chủ sở hữu $25,000. Trong kỳ, tổng tài
sản tăng $30,000, tổng nợ phải trả tăng $5,000. Vốn chủ sở hữu của công ty vào cuối kỳ là bao nhiêu?
2. Vào đầu kỳ kế toán, công ty B có tổng nợ phải trả là $50,000 và vốn chủ sở hữu là $96,000. Nếu trong
kỳ, tổng tài sản tăng $40,000 và tổng nợ phải trả giảm đi $40,000 thì vốn chủ sở hữu của công ty vào
cuối kỳ là bao nhiêu?
Bài 4: Nhận diện tài sản (ngắn hạn, dài hạn), nợ phải trả, vốn chủ sở hữu trong các nghiệp vụ dưới đây.
Nêu ảnh hưởng của các nghiệp vụ đến cân bằng kế toán.
1. Doanh nghiệp mua thép dùng cho sản xuất giá 20 triệu, đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng.
2. Doanh nghiệp chi tiền mặt 5 triệu đồng để mua văn phòng phẩm.
3. Doanh nghiệp mua một máy cán thép trị giá 100 triệu đồng, cam kết thanh toán cho nhà cung cấp trong
vòng 2 tháng.
4. Doanh nghiệp mua một phần mềm kế toán trị giá 50 triệu đồng, đã chuyển khoản thanh toán một nửa
cho nhà cung cấp. Số tiền còn lại sẽ được thanh toán trong vòng 1 tháng.
5. Ngân hàng thông báo doanh nghiệp đã nhận được 50 triệu đồng từ khách hàng thanh toán cho lô hàng
đã bán tháng trước.
6. Doanh nghiệp mua một thiết bị sản xuất trị giá 200 triệu đồng bằng tiền vay ngắn hạn.
7. Doanh nghiệp chuyển khoản thanh toán lương tháng trước cho người lao động.
8. Doanh nghiệp chuyển khoản thanh toán khoản nợ nhà cung cấp từ tháng trước trị giá 50 triệu.
9. Chủ sở hữu góp vốn vào doanh nghiệp bằng tiền gửi ngân hàng 100 triệu.
10. Ông A (nhân viên của doanh nghiệp) tạm ứng tiền mặt đi công tác 10 triệu đồng.
Bài 5: Nhận diện doanh thu, chi phí của tháng 2 năm N trong các nghiệp vụ dưới đây tại công ty A:
1. Ngày 5/2, công ty nhận được giấy báo tiền điện trong tháng 1/N là 5 triệu đồng.
2. Ngày 7/2, công ty chuyển khoản nộp tiền điện tháng 1/N.
3. Ngày 7/2, công ty bán lô hàng Y với giá 10 triệu đồng, khách hàng chưa thanh toán. Được biết lô hàng
Y được công ty mua với giá 7 triệu đồng trong tháng 1 năm N.
4. Ngày 10/2, khách hàng chuyển khoản thanh toán toàn bộ số tiền ở nghiệp vụ 3.
5. Ngày 11/2, công ty nhận được 20 triệu đồng từ khách hàng thanh toán cho lô hàng đã bán trong tháng
1 năm N.
6. Chi phí thuê mặt bằng tháng 2 là 10 triệu, đã thanh toán trước từ đầu năm N.
7. Công ty ký hợp đồng quảng cáo cho tháng 2 và 3 năm N trị giá 50 triệu, đã thanh toán toàn bộ.
8. Ngày 15/2, công ty mua vào một lô hàng X giá 20 triệu.
9. Ngày 20/2, công ty bán lô hàng X với giá 25 triệu, khách hàng đã thanh toán toàn bộ qua ngân hàng.
10. Ngày 22/2, công ty mua vào 1 tấn xi măng làm nguyên liệu, đơn giá 2.000/kg.
11. Ngày 25/2, xuất kho 100kg xi măng dùng cho sản xuất.
12. Ngày 28/2, công ty công bố bảng lương nhân viên trong tháng 2.
Bài 6: Cho biết mỗi nghiệp vụ kinh tế dưới đây có ảnh hưởng như thế nào đến cân bằng kế toán?
Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
1. Doanh nghiệp mua xe vận tải và thanh toán qua ngân hàng.
2. Doanh nghiệp nhận 10 tỉ đồng vay từ ngân hàng.
3. Ký hợp đồng với đối tác để chuẩn bị thực hiện một giao dịch mua bán.
4. Doanh nghiệp mua hàng hóa, chưa thanh toán cho nhà cung cấp.
5. Doanh nghiệp nhận được tiền do khách hàng thanh toán khoản nợ từ tháng trước.
6. Doanh nghiệp chuyển khoản thanh toán nợ nhà cung cấp.
7. Doanh nghiệp trả nợ lương cho nhân viên bằng tiền mặt.
Bài 7: Doanh nghiệp ABC có giá trị tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu vào đầu và cuối quý I năm N
như sau (đơn vị tính: triệu đồng):
Biết trong quý I năm N:
- Doanh thu và chi phí của công ty ABC lần lượt là 800.000 và 500.000.
- Số vốn được chủ sở hữu góp thêm là 100.000.
- Số vốn được chủ sở hữu rút bớt là 40.000.
Yêu cầu: Anh/chị hãy tính các giá trị x, y, z còn thiếu trong bảng trên.
Bài 8: Ngày 1/3/N, ông Nguyễn Văn A đã bỏ vốn 500.000.000 đồng để thành lập doanh nghiệp AB,
trong đó:
- Tiền gửi ngân hàng: 450.000.000
- Tiền mặt: 50.000.000
Trong tháng 3/N, tại doanh nghiệp có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Mua một lô hàng hoá nhập kho trị giá 100.000.000, chưa thanh toán tiền.
2. Ông Nguyễn Văn A bổ sung vốn kinh doanh cho AB bằng tiền gửi ngân hàng 100.000.000.
3. Mua nguyên vật liệu nhập kho trị giá 17.000.000, đã trả bằng tiền gửi ngân hàng.
4. Mua trang thiết bị văn phòng trị giá 12.000.000, chưa trả tiền cho người bán.
5. Chuyển khoản trả nợ người bán 20.000.000.
6. Cung cấp dịch vụ cho khách hàng và đã được khách hàng chuyển khoản thanh toán 30.000.000.
7. Chi phí lương phải trả cho người lao động trong tháng 45.000.000, chưa thanh toán.
Yêu cầu:
1. Xác định cân bằng kế toán khi thành lập doanh nghiệp.
2. Phân tích quan hệ đối ứng kế toán trong từng nghiệp vụ trên. Qua đó, chỉ rõ ảnh hưởng của từng nghiệp
vụ đối với cân bằng kế toán
Bài 9: Sau đây là các chỉ tiêu liên quan đến tài sản và nguồn vốn của công ty XYZ tại ngày 31/12/N (đvt:
triệu đồng)

Tiền 500 Hàng tồn kho 1.200

Phải thu khách hàng (thời hạn thanh 1.500 Chi phí trả trước (trong vòng 10 250
toán trong vòng 1 năm) tháng)

Chứng khoán ngắn hạn 1.200 Phải trả người lao động 50

Đầu tư vào công ty con 3.000 Thuế phải nộp Nhà nước 30

Vay ngắn hạn 1.000 Tài sản cố định 3.500

Vay dài hạn 2.000 Vốn góp của chủ sở hữu 3.270

Phải trả người bán (thời hạn thanh 1.800 Quỹ đầu tư phát triển 1.000
toán trong vòng 1 năm)
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản 1.500 Lợi nhuận chưa phân phối 500

Hãy sắp xếp các mục trên theo tài sản (ngắn hạn và dài hạn), nợ phải trả (ngắn hạn và dài hạn) và vốn
chủ sở hữu. Trình bày cân bằng kế toán của công ty XYZ tại ngày 31/12/N.
Bài 10: Xác định các giá trị bị thiếu ở bảng sau liên quan đến các công ty A, B và C (đvt: triệu đồng)

A B C

Tiền 1.500 1.200 ?

Khoản phải thu khách hàng 2.800 2.500 3.200

Hàng tồn kho 4.500 3.000 5.500

Tài sản cố định 7.800 6.500 8.500

Khoản phải trả người bán 3.000 ? 3.500

Nợ vay 3.500 2.000 4.000

Vốn đầu tư của chủ sở hữu ? 6.000 7.500

Quỹ đầu tư phát triển 1.000 800 2.000

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 2.000 1.500 2.500

Bài 11: Xác định các giá trị bị thiếu ở bảng sau liên quan đến các công ty X, Y, Z. Biết trong năm N, các
công ty này không nhận thêm vốn góp, không hoàn lại vốn góp hay chia lợi nhuận cho cổ đông.
X Y Z

Giá trị tài sản tại ngày


9.600 ? 6.900
1/1/N

Nợ phải trả tại ngày 1/1/N 3.800 4.600 ?

Vốn chủ sở hữu tại ngày


? 6.200 4.300
1/1/N

Giá trị tài sản tại ngày


10.500 ? 7.600
31/12/N

Nợ phải trả tại ngày


? 4.200 3.500
31/12/N

Vốn chủ sở hữu tại ngày


? 7.500 ?
31/12/N

Tổng doanh thu năm N 8.000 ? 5.300

Tổng chi phí năm N 6.800 11.600 ?

Bài 12: Có số liệu về tổng tài sản và tổng nợ phải trả của Công ty DUE vào lúc đầu năm và cuối năm tài
chính như sau: (ĐVT: Triệu đồng)

Ngày 1/1/N Ngày 31/12/N

Tổng tài sản 30.000 50.000

Tổng nợ phải trả 20.000 12.000

Yêu cầu:
1. Xác định lợi nhuận của Công ty trong năm N ở các tình huống sau (lưu ý các tình huống sau là độc lập
với nhau):
a. Biết rằng trong năm chủ sở hữu của Công ty đã rút bớt vốn đã góp 5.000 bằng TGNH.
b. Biết rằng trong năm chủ sở hữu của Công ty đã góp thêm vốn đã góp 5.000 bằng TGNH vào
tháng 6.
c. Biết rằng trong năm chủ sở hữu của Công ty đã góp thêm số vốn 1.000 vào tháng 3 và rút vốn
đều đặn 200 cho 3 tháng cuối năm N.
2. Trình bày phương trình kế toán của công ty DUE vào ngày 31/12/N.
Bài 13: Tìm giá trị của X và viết phương trình kế toán (cân bằng kế toán) của DN như sau:
ĐVT: 1.000 đồng

Tiền mặt 50.000 Phải trả người lao động 10.000

Phải trả cho người bán 100.000 Hàng gửi đi bán 30.000

Hàng hóa 85.000 LN sau thuế chưa phân phối 100.000

Phải thu của khách hàng 40.000 Công cụ, dụng cụ 15.000

Vay và nợ thuê tài chính 230.000 Vốn đầu tư chủ sở hữu X

TSCĐ hữu hình 600.000 Hàng mua đang đi đường 20.000

Bài 14: Phân tích sự ảnh hưởng của các nghiệp vụ kinh tế sau đến phương trình kế toán:
1.Ngày 01/02: Nhận vốn góp từ các chủ sở hữu bằng tiền mặt 800.000.000 và dây chuyền sản xuất
3.000.000.000.
2. Ngày 01/02: Doanh nghiệp mở tài khoản ngân hàng và gửi vào ngân hàng 600.000.000 bằng tiền mặt.
3. Ngày 02/02: Doanh nghiệp trả toàn bộ tiền thuê văn phòng cho cả năm N cho bên cho thuê, số tiền
48.000.000 bằng tiền mặt.
4. Ngày 05/02: Mua nguyên vật liệu nhập kho trị giá 50.000.000 đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng.
5. Ngày 10/02: Tạm ứng cho nhân viên đi mua công cụ dụng cụ bằng tiền mặt trị giá 15.000.000.
6. Ngày 15/02: Ứng trước tiền cho người bán K để mua thiết sản xuất bằng tiền gửi ngân hàng
300.000.000.
7. Ngày 25/02: Nhận được thiết bị sản xuất từ người bán K trị giá 500.000.000. Sau khi trừ tiền ứng trước,
DN thanh toán nốt cho người bán K bằng tiền gửi ngân hàng.
Bài 15: Doanh nghiệp DTL có tổng số vốn đầu tư ban đầu tại ngày 1/1/N là 1.500.000.000, trong đó:
bằng quyền sử dụng đất là 900.000.000; bằng tiền mặt 50.000.000 và bằng tiền gửi ngân hàng
550.000.000. Trong tháng 1/N, có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: (ĐVT: VNĐ)
1. Ngày 02/01: Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 50.000.000.
2. Ngày 03/01: Mua hàng hóa nhập kho, chưa trả tiền cho người bán 220.000.000.
3. Ngày 10/01: Trả nợ cho người bán bằng tiền gửi ngân hàng 80.000.000.
4. Ngày 11/01: Nhận vốn góp thêm bằng một ô tô vận tải phục vụ kinh doanh 570.000.000.
5. Ngày 15/01: Vay ngắn hạn ngân hàng 50.000.000 để chuẩn bị trả nợ người bán, DN đã nhận và nhập
quỹ tiền mặt.
6. Ngày 16/01: Xuất kho hàng hóa gửi bán 200.000.000.
Hãy cho biết các nghiệp vụ kinh tế trên ảnh hưởng như thế nào đến phương trình kế toán.
Bài 16: Tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
ABC như sau: (ĐVT: 1.000 đồng)

Chỉ tiêu Ngày 01/1/N Ngày 31/12/N


Tài sản 750.000 950.000
Nợ phải trả 200.000 z
Vốn chủ sở hữu x y
Doanh thu năm N 900.000
Chi phí năm N 700.000
Yêu cầu: Tìm giá trị của x, y và z trong các tình huống sau và viết phương trình kế toán vào ngày 31/12/N.

You might also like