You are on page 1of 8

Ví dụ 2-2:

Xem xét một nhà kho cung ứng phần cứng thực hiện nghĩa vụ cung cấp hàng theo
hợp đồng. Theo hợp đồng được ký kết, mỗi tuần nhà kho phải giao 1,000 chiếc khóa
chuyên dụng cho một công ty sản xuất tại địa phương. Để cung cấp cho nhà máy,
nhà kho phải mua hàng từ một nhà cung cấp khác. Mỗi lần đặt một đơn hàng từ nhà
cung cấp, nhà kho phải trả chi phí đặt hàng và vận chuyển là 20$. Giá mua của mỗi
chiếc khóa là 1$, và nhà kho bán cho doanh nghiệp địa phương là 5$. Giả sử, chi phí
lưu giữ hàng tồn kho hàng năm là 25%, thì chi phí lưu giữ tồn kho mỗi chiếc khóa là
0.25$. Người quản lý muốn biết được cần đặt hàng bao nhiêu hàng khi hàng tồn kho
bằng 0.
Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta có thể sử dụng công thức được định nghĩa trên
đây. Nhu cầu hàng năm (giả sử nhà máy sản xuất hoạt động 50 tuần một năm) là
50,000 đơn vị, chi phí lưu giữ hàng là 0.25$ mỗi đơn vị, và chi phí thiết lập cố định
là 20$. Mỗi lần nhà kho đặt một đơn hàng, số lượng đơn hàng tối ưu là:

¿
Q=
√ 2 x 20 x 50,000 = 2,828 đơn vị
0.25

Ví dụ 3:
Xem xét một công ty thiết kế, sản xuất và bán các sản phẩm thời trang mùa hè như đồ tắm
chẳng hạn. Khoảng 6 tháng trước khi mùa hè đến, công ty phải cam kết với chính họ về số
lượng sản xuất cụ thể cho tất cả các sản phẩm của họ. Khi không có các chỉ báo rõ ràng về
các phản ứng của thị trường đối với thiết kế mới, công ty cần phải sử dụng các công cụ
khác nhau để dự báo nhu cầu cho mỗi mẫu thiết kế, và theo đó là kế hoạch sản xuất và cung
ứng. Trong bối cảnh này này, chúng ta cần tìm sự cân bằng cho các vấn đề sau đây: nếu
ước lượng quá nhu cầu khách hàng sẽ dẫn đến kết quả là có một lượng tồn kho không bán
được; trong đó nếu ước lượng dưới nhu cầu khách hàng sẽ dẫn đến đứt tồn kho và đánh mất
các khách hàng tiềm năng.
Để hỗ trợ quản lý trong việc ra quyết định, phòng Marketing sử dụng dữ liệu quá khứ của 5
năm trước đó, với điều kiện kinh tế hiện tại, và các yếu tố khác để xây dựng dự báo theo
xác suất về nhu cầu đồ tắm. Họ đã xác định nhiều kịch bản khả dĩ cho việc bán hàng trong
mùa sắp hè đến, dựa vào các yếu tố như các bản tin thời tiết và hành vi của các đối thủ cạnh
tranh, và gán vào cho mỗi khả năng, hoặc cơ hội xuất hiện. Ví dụ, phòng Marketing tin
rằng một kịch bản dẫn đến việc bán ra được khoảng 8,000 đơn vị có 11% cơ hội xảy ra;
kịch bản khác dẫn đến số lượng hàng bán khác, có xác xuất xảy ra khác. Xác suất xảy ra
các kịch bản dự báo được mô tả như Hình 5 sau đây. Dự báo xác suất đề nghị rằng, nhu cầu
bình quân khoảng 13,000 đơn vị, nhưng có một khả năng rằng nhu cầu hoặc là sẽ lớn hơn
hoặc là sẽ nhỏ hơn mức trung bình.
Hình 5 Dự báo xác suất

Nguồn: David S., Philip K., Edith S. (2014)

Để giải bài toán, chúng ta có thêm những thông tin như sau:

 Để bắt đầu sản xuất, nhà máy phải đầu tư 100,000 $. Khoản đầu tư này không phụ
thuộc vào khối lượng sản xuất. Chúng ta xem chi phí này như chi phí sản xuất cố
định.
 Chi phí sản xuất biến đổi trên mỗi đơn vị tương đương 80$.
 Suốt mùa hè, giá bán của đồ tắm là 125$ mỗi đơn vị.
 Bất kỳ đồ tắm nào không bán được trong suốt mùa hè sẽ được bán đến một cửa hàng
nào đó và giá giảm còn khoảng 20$. Chúng ta xem giá trị này là giá trị thu hồi.

Để xác định được số lượng sản xuất tối ưu nhất, doanh nghiệp cần tìm hiểu mối quan hệ
giữa số lượng sản xuất, nhu cầu khách hàng, và lợi nhuận.

Kịch bản thứ nhất, giả định rằng nhà máy sản xuất 10,000 đơn vị trong khi nhu cầu đến
cuối mùa ở vào khoảng 12,000 đơn vị. Thật dễ để xác định rằng lợi nhuận sẽ bằng doanh
thu từ việc bán hàng mùa hè trừ đi chi phí biến đổi và trừ tiếp cho chi phí sản xuất cố định.
Như vậy:

Lợi nhuận = 125*10,000 – 80*10,00 – 100,000 = 350,000$.

Kịch bản thứ hai, nếu công ty sản xuất 10,000 đồ tắm và nhu cầu chỉ là 8,000 đơn vị, lợi
nhuận sẽ là doanh thu từ bán háng trong mùa hè cộng với giá trị thu hồi trừ đi chi phí biến
đổi và trừ tiếp cho chi phí sản xuất cố định. Như vậy:

Lợi nhuận = 125*8,000 + 20*2,000 – 80*10,00 – 100,000 = 140,000$.

Chú ý rằng dựa trên dự báo của phòng tiếp thị, xác suất xảy ra nhu cầu 8,000 đơn vị là
11%, trong khi xác xuất xảy ra nhu cầu 12,000 đơn vị là 27%. Vì thế, việc sản xuất ra
10,000 đồ tắm dẫn đến lợi nhuận 350,000$ với xác suất xảy ra là 27%, và lợi nhuận được
140,000$ với xác suất là 11% khi nhu cầu là 8,000 đơn vị. Tương tự như đồ thời trang,
người ta cũng có thể tính toán lợi nhuận kết hợp với mỗi kịch bản sẽ đưa ra rằng nhà sản
xuất sản xuất 10,000 đơn vị. Điều này cho phép chúng ta xác định được lợi nhuận kỳ vọng
hoặc trung bình với việc sản xuất ra 10,000 đơn vị. Lợi nhuận kỳ vọng này là tổng lợi
nhuận của các kịch bản được xem xét nhân với xác suất mà mỗi kịch bản sẽ suất hiện.

Dĩ nhiên, chúng ta muốn tìm ra được số lượng đặt hàng giúp đa hóa lợi nhuận bình quân.
Hình 6 chỉ ra lợi nhuận bình quân là một hàm của số lượng sản xuất. Nó cho thấy số lượng
sản xuất tối ưu hoặc số lượng làm tối đa hóa lợi nhuận bình quân là khoảng 12,000 đơn vị
Lợi nhuận bình quân là một hàm của số lượng sản xuất

Hình 6

Nguồn: David S., Philip K., Edith S. (2014)

Ví dụ 4:
Quay trở lại với ví dụ 3 của chúng ta trên đây, trong ví dụ này nhu cầu bình quân là 13,000
đơn vị. Chúng ta nhìn thấy trước đó rằng số lượng đặt hàng tối ưu là 12,000 đơn vị. Tại sao
lại như vậy?
Để giải thích câu hỏi này, chúng ta sẽ đánh giá lợi nhuận biên và chi phí biên của việc sản
xuất thêm một đơn vị áo tắm. Nếu áo tắm này bán được trong mùa hè, lợi nhuận biên sẽ là
125$ - 80$ = 45$. Nếu áo tắm sản xuất thêm này không bán được trong mùa hè, thì chi phí
biên là 80$ - 20$ = 60$. Vì vậy, chi phí biên của việc không bán được áo tắm sản xuất thêm
này trong suốt mùa là lớn hơn lợi nhuận biên có được từ việc bán nó trong mùa hè, và vì
thế số lượng sản xuất tối ưu là thấp hơn nhu cầu bình quân.

Ví dụ 5:
Lại một lần nữa, xem xét ở ví dụ trước. Hình 6 cho thấy lợi nhuận bình quân là một hàm số
của số lượng sản xuất. Như được lưu ý trên đây, Hình 6 chỉ ra rằng số lượng sản xuất tối
ưu, là số lượng giúp tối đa hóa lợi nhuận bình quân, là khoảng 12,000 đơn vị. Hình này
cũng chỉ ra rằng việc sản xuất 9,000 đơn vị hay sản xuất 16,000 đơn vị sẽ dẫn đến cùng
mức lợi nhuận bình quân khoảng 294,000$. Nếu, vì một vài lý do, chúng ta phải chọn giữa
việc sản xuất 9,000 đơn vị và 16,000 đơn vị, thì chúng ta nên chọn phương án nào?
Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần phải hiểu tốt hơn về rủi ro liên gắn liền với các quyết
định nào đó. Đối với mục đích này, chúng ta xây dựng một đồ thị tần suất histogram (một
dạng đồ thị cho phép ta khám phá, hiển thị dạng phân phối tần suất của một tập dữ liệu liên
tục, cho phép kiểm tra dạng phân phối, điểm dị biệt, độ trôi, độ nhọn của một tập dữ liệu)
(xem Hình 7). Đồ thị này cung cấp thông tin về lợi nhuận tiềm năng đối với hai kịch bản
sản xuất: sản xuất với số lượng là 9,000 đơn vị và sản xuất với số lượng là 16,000 đơn vị.
 Trước tiên, xem xét các kịch bản lãi/ lỗ khi sản xuất với khối lượng là 16,000 đơn vị.
Hình 7 chỉ ra rằng phân phối lợi nhuận là không đối xứng. Khả năng tổn thất (lỗ)
220,000$ xảy ra với xác suất khoảng 11%, trong khi xác suất lợi nhuận ít nhất là
410,000$ xảy ra khoảng 50% trong một thời điểm bán hàng.
 Kế đến, xem xét các kịch bản lãi/ lỗ khi sản xuất với khối lượng là 9,000 đơn vị. Đồ
thị tần suất histogram về lợi nhuận khi số lượng sản xuất là 9,000 đơn vị chỉ ra rằng
phân phối chỉ có hai kết quả khả dĩ. Lợi nhuận hoặc là 200,000$ với xác suất xảy ra
khoảng 11%, hoặc 305,000$ với xác xuất xảy ra khoảng 89%.
Vì thế, trong khi sản xuất 16,000 đơn vị có cùng mức lợi nhuận bình quân như sản xuất
9,000 đơn vị, thì một mặt rủi ro có thể xảy ra, và mặt khác là sự tưởng thưởng tăng lên khi
chúng ta tăng kích thước sản xuất.

Hình 7 Bản đồ tần suất histogram về lợi nhuận

Nguồn: David S., Philip K., Edith S. (2014)

Ví dụ 6:
Quay trở lại với ví dụ trước, giả định bây giờ đồ tắm được xem xét dưới mô hình đã sản
xuất năm ngoái, và rằng nhà máy có một lượng tồn kho ban đầu khoảng 5,000 đơn vị. Giả
thiết nhu cầu cho mô hình này theo cùng mẫu với các kịch bản như trước, vậy thì nhà máy
có nên sản xuất thêm để tăng lượng hàng tồn kho, và nếu có, thì nên sản xuất bao nhiêu đơn
vị đồ tắm?
Nếu nhà máy không sản xuất bất kỳ một đồ tắm nào, thì chỉ có 5,000 đơn vị có thể bán
được, và không có thêm chi phí cố định nào. Tuy nhiên, nếu nhà máy quyết định sản xuất,
doanh nghiệp phải trả thêm chi phí sản xuất cố định, bất kể với khối lượng sản xuất là bao
nhiêu.
Để xác định vấn đề này, xem Hình 8, trong đó đường liền nét biểu diễn lợi nhuận trung
bình không bao gồm chi phí cố định, trong khi đường đứt quảng biểu diễn lợi nhuận trung
bình trừ đi chi phí sản xuất cố định.

Hình 8 Lợi nhuận và sự ảnh hưởng của tồn kho ban đầu

Nguồn: David S., Philip K., Edith S. (2014)

Chú ý rằng đường cong đứt nét là giống với đường cong trong Hình 6 trong khi đường liền
nét ở trên đường đứt nét cho mọi khối lượng sản xuất; sự chênh lệch giữa hai đường này là
giá trị chi phí sản xuất cố định. Do đó, nếu không có đơn vị nào được sản xuất, lợi nhuận
bình quân có thể đạt được từ đường liền nét trong Hình 8 và bằng lợi nhận đạt được từ việc
bán ra 5,000 đơn vị sản phẩm cộng chi phí biến đổi tiết kiệm được khi không cần phải sản
xuất 5,000 đơn vị sản phẩm:
225,000 $ (lợi nhuận đạt được từ hình) + 5,000 x 80 $ = 625,000 $
Phép tính trên đây cho thấy lợi nhuận bình quân có được từ việc tiết kiệm chi phí sản xuất
biến đổi cộng thêm vào 225,000 $ nếu bán được 5,000 cái.
Mặt khác, nếu nhà máy quyết định sản xuất thêm, rõ ràng rằng việc sản xuất làm tăng tồn
kho từ 5,000 lên 12,000 đơn vị. Vì thế, và bằng lợi nhận đạt được từ việc bán ra 12,000 đơn
vị sản phẩm cộng chi phí biến đổi tiết kiệm được khi không cần phải sản xuất 5,000 đơn vị
sản phẩm:
371,000$ (lợi nhuận đạt được từ hình) + 5,000 x 80$ = 771,000$
Vì lợi nhuận trung bình có được từ việc tăng tồn kho đến 12,000 đơn vị là lớn hơn lợi
nhuận trung bình có được từ việc không sản xuất thêm đơn vị nào nữa, thì chính sách tối ưu
để sản xuất là 12,000 – 5,000 = 7,000 đơn vị.
Bây giờ ta tiếp tục xem xét trường hợp mà trong đó tồn kho ban đầu là 10,000 đơn vị. Theo
cùng phân tích được sử dụng trước đây, thật dễ để thấy rằng không cần thiết để sản xuất
thêm cái nào nữa vì lợi nhuận trung bình liên quan đến tồn kho ban đầu 10,000 đơn vị là
lớn hơn những gì mà chúng ta sẽ nhận được nếu chúng ta sản xuất để tăng tồn kho lên
12,000 đơn vị. Điều này là đúng vì nếu chúng ta không sản xuất, chúng ta không cần phải
trả chi phí cố định; còn nếu chúng ta sản xuất, chúng ta cần phải trả chi phí cố định mà
không phụ thuộc vào khối lượng được sản xuất.
Vì thế, nếu chúng ta sản xuất, nhiều nhất chúng ta chỉ có thể tạo ra mức lợi nhuận khoảng
375,000$. Nó giống như lợi nhuận trung bình mà chúng ta sẽ có nếu tồn kho ban đầu là
khoảng 8,500 đơn vị và chúng ta quyết định không sản xuất thêm nữa. Do đó, nếu tồn kho
ban đầu thấp hơn 8,500 đơn vị, chúng ta sản xuất để tăng mức tồn kho lên đến 12,000 đơn
vị. Mặt khác, nếu tồn kho ban đầu lớn hơn hoặc bằng 8,500 đơn vị, chúng ta không nên sản
xuất thêm nữa.

Ví dụ 7:
Trong ví dụ về sản xuất đồ tắm, điểm đặt hàng lại là 8,500 đơn vị và mức đặt hàng đảm bảo
là 12,000 đơn vị. Sự khác nhau giữa hai mức bị phụ thuộc bởi chi phí cố định liên kết với
đặt hàng, sản xuất, và vận chuyển.

Ví dụ 8:
Xem xét một nhà phân phối TV đặt hàng sản xuất từ một nhà máy và bán cho nhà bán lẻ.
Giả sử nhà phân phối TV đó cố gắng để thiết lập các chính sách tồn kho tại kho cho một
trong những mẫu TV. Giả thiết rằng bất kỳ khi nào nhà phân phối đặt một đơn hàng về TV,
họ phải trả một chi phí đặt hàng cố định là 4,500 $, không phụ thuộc vào khối lượng đặt
hàng. Chi phí của một TV đến nhà phân phối là 250$ và chi phí lưu giữ tồn kho hàng năm
là khoảng 18% của chi phí sản xuất TV. Thời gian bổ sung đầy (thời gian chờ) là khoảng 2
tuần.
Bảng 3 dưới đây cung cấp dữ liệu về số lượng TV bán cho nhà bán lẻ trong mỗi 12 tháng.
Cho rằng nhà phân phối sẽ đảm bảo 97% mức dịch vụ, vậy mức đặt hàng lại và số lượng
đặt hàng mà nhà phân phối nên sử dụng là gì?

Bảng 3: Dữ liệu lịch sử


Mười Mườ
Tháng Chín Mười Một Hai Ba Tư Năm Sáu Bảy Tám
Một i Hai
Doanh số 200 152 100 221 287 17 151 198 246 309 98 156
bán (cái) 6

Bảng 3 ngụ ý rằng nhu cầu bình quân hàng tháng là 191.17 và độ lệch chuẩn của nhu cầu
hàng tháng là 66.53 (từ công thức tính độ lệch chuẩn STDEV = √∑ ¿ ¿ ¿ ¿ ).
Vì thời gian chờ là 2 tuần, chúng ta chuyển độ lệch trung bình và độ lệch chuẩn thành giá
trị hàng tuần như sau:
Nhu cầu bình quân hàng tháng
Nhu cầu bình quân hàng tuần = 4.3 ; (với 4.3 =52 tuần/ 12 tháng)
Độlệch chuẩn hàng tháng
trong khi đó, độ lệch chuẩn của nhu cầu hàng tuần =
√ 4.3
Những dữ liệu này được cung cấp trong Bảng 4. Điều này cho phép chúng ta tính toán nhu
cầu bình quân trong suốt thời gian chờ và mức dự trữ an toàn sử dụng yếu tố an toàn z =
1.9 (hay chính xác hơn là 1.88), được đưa ra từ Bảng 2 tương ứng với mức dịch vụ là 97%.
Điểm đặt hàng lại đơn giản được tính là việc lấy tổng nhu cầu bình quân trong trong suốt
thời gian chờ cộng với mức dự trữ an toàn. Tất cả dữ liệu này được trình bày ở Bảng 4 dưới
đây.
Bảng 4: Phân tích tồn kho

Độ lệch chuẩn Nhu cầu bình


Tham Nhu cầu bình Mức dự trữ Điểm đặt
nhu cầu hàng quân trong thời
số quân hàng tuần an toàn hàng lại
tuần gian chờ
Giá trị 44.45 32.08 89.16 86.20 175.36
Trong đó:
Nhu cầu bình quân hàng tháng = ∑ xi/n (i=1 ,.. , 12) = 191.17
 Nhu cầu bình quân hàng tuần = 191.17/4.3 = 44.45
Độ lệch chuẩn nhu cầu hàng tháng là 66.53 (đã tính ở trên)
 Độ lệch chuẩn nhu cầu hàng tuần = 66.53/√ 4.3 = 32.08
Nhu cầu trung bình hàng ngày trong thời gian chờ là 191.17/30 = 6.37
 Nhu cầu bình quân trong thời gian chờ là 6.37 x 14 (ngày) = 89.21
(hoặc có thể tính là 44.45 x 2 tuần = 88.90)
Độ lệch chuẩn nhu cầu hàng tuần là 32.08
 Mức dự trữ an toàn = z x STD x √ L = 1.9 x 32.08 x √ 2 = 86.20 (tính theo đơn vị
tuần).
Vì vậy, điểm đặt hàng lại là: 89.21 + 86.20 = 175.41 (làm tròn số là 176)
Để xác định số lượng đặt hàng Q, quan sát rằng chi phí lưu giữ tồn kho hàng tuần của mỗi
TV là:
0.18 x 250
= 0.87
52
Điều này ngụ ý rằng số lượng đặt hàng Q nên được tính là:
Q=
√ h √
2 K x AVG = 2 x 4,500 x 44.45 = 679
0.87
trong đó, K là chi phí cố định cho mỗi lần đặt hàng; h là chi phí lưu giữ một đơn vị sản
phẩm trong một tuần ở phía nhà phân phối).
Do đó, nhà phân phối nên đặt một đơn hàng 679 TV bất kỳ khi nào mức tồn kho đạt đến
176 đơn vị. Cuối cùng, mức tồn kho bình quân là:
679/2 + 86.20 = 426
nghĩa là, bình quân nhà phân phối giữ ở kho khoảng 426/44.45 = 10 tuần.

Ví dụ 9:
Chúng ta tiếp tục với ví dụ trên đây và giả sử rằng nhà phân phối đặt một đơn hàng TV cho
mỗi 3 tuần một lần. Vì thời gian chờ là 2 tuần, mức dự trữ cơ bản cần để phục vụ cho một
giai đoạn là 5 tuần. Vì thế, nhu cầu trung bình trong suốt giai đoạn này là:
(r+L) x AVG = (3+2) x 44.45 = 222.25 (làm tròn là 223 đơn vị)
và mức dự trữ an toàn ở mức dịch vụ 97% là
z x STD x √ r + L = 1.9 x 32.08 x √ 3+2 = 136.29 (làm tròn 137)
Do đó, mức dự trữ cơ bản sẽ là 223 + 137 = 360 đơn vị. Vậy thì, khi nhà phân phối đặt một
đơn hàng vào mỗi 3 tuần, họ sẽ tăng vị trí tồn kho lên 360 TV. Mức tồn kho trung bình
trong trường hợp này là:
r x AVG 3 x 44.45
+ z x STD x √ r + L = + 1.9 x 32.08 x √ 3+2 = 203.16
2 2
(làm tròn là 204 đơn vị)
điều này ngụ ý rằng ở mức trung bình, nhà phân phối cần giữ 204/44.45 = 5 tuần cung ứng.

You might also like