You are on page 1of 8

5 bài thuốc đông y trị tràn dịch khớp gối nên áp dụng

Có rất nhiều bài thuốc chữa tràn dịch khớp gối bằng đông y đang được áp dụng. Bạn nên tham khảo thật kĩ
trước khi sử dụng. Chúng tôi xin giới thiệu một số bài thuốc sau:
Bài thuốc 1
 Chuẩn bị nguyên liệu: ma hoàng, tần giao, quế chi, đương quy, phòng phong, hoàng bá, ngưu tất, phòng
kỷ, tang chi, ý dĩ nhân, tri mẫu, thương truật, khương hoạt, độc hoạt, xích thược.
 Cho tất cả nguyên liệu trong cùng 1 thang thuốc, nấu trong 1 ấm cho đến khi còn khoảng 3 chén nước
thì tắt bếp.
 Mỗi ngày dùng 1 thang, trong khoảng 2 tuần sẽ thấy các triệu chứng được cải thiện rõ rệt.
Bài thuốc 2
 Chuẩn bị nguyên liệu: 3g hoài ngưu tất, 4g xích thược, 4g xuyên khung, 4g cao quy bản, 4g cao lộc
hương, 4g kỷ tử, 4g sơn thù, 4g sơn thược, 8g thục địa, 12g hồng hoa, 12g đào nhân.
 Các nguyên liệu được phơi thật khô rồi tán bột mịn.
 Trộn hỗn hợp bột với mật ong rồi nặng thành từng viên nhỏ, đựng trong lọ thủy tinh để dùng dần.
 Mỗi ngày dùng từ 4 đến 8g và chia làm 2 lần uống
Bài thuốc 3
 Chuẩn bị nguyên liệu: 4g tế tân, 4g chích thảo, 4g quế tâm, 12g ngưu tất, 12g độc hoạt, 12g thược dược,
12g đỗ trọng, 12g tần giao, 12g đương quy, 12g nhân sâm, 12g xuyên khung, 12g phục linh, 12g phòng
phong, 16g tang ký sinh, 16g địa hoàng
 Cho tất cả nguyên liệu nấu cùng 5 bát nước cho đến khi còn 1 bát nước thì chắt ra.
 Tiếp tục cho 5 bát nước vào nấu lần 2.
 Trộn 2 bát nước của 2 lần nấu lại và dùng hết trong ngày.
Bài thuốc 4
 Nguyên liệu gồm: 30g lá lốt, 30g rễ cỏ xước, 30g rễ cây bưởi bung và 30g rễ cây vòi voi
 Tất cả nguyên liệu đem sao vàng rồi sắc với 3 chén nước cho đến khi còn 1 chén thì tắt bếp.
 Uống liên tục trong 7 ngày để có kết quả tốt nhất
Bài thuốc 5
 Chuẩn bị nguyên liệu: 8g quế chi, 10g thiên niên kiện, 10g lá lốt, 12g sinh địa, 12g hà thủ ô, 12g mắc
cỡ, 16g cỏ xước, 16g thổ phục linh
 Cho tất cả nguyên liệu vào nấu trong 1 ấm và nấu trong khoảng 40 phút cho các tinh chất tan ra trong
nước.
 Chia ra nhiều lần và dùng hết trong ngày.
Hàm lượng của các vị thuốc có thể gia giảm tùy theo từng tình trạng bệnh của bệnh nhân. Người bệnh nên đến
tận nhà thuốc để được các thầy thuốc trực tiếp bắt mạch và kê đơn. Điều này cũng tránh mua phải các bài thuốc
kém chất lượng được quảng cáo nhan nhản trên thị trường hiện nay.
Lưu ý khi áp dụng cách chữa tràn dịch khớp gối bằng đông y
Người bệnh cần tiến hành theo đúng những gì đã được hướng dẫn, bên cạnh đó cũng cần phải chú ý một vài
vấn đề như sau:
 Hiệu quả của các bài thuốc có thể khác nhau tùy theo cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người. Chính vì
vậy người bệnh cần phải thật sự kiên trì mới có thể thấy được tiến triển của bệnh.
 Hạn chế việc ngồi nhiều, đứng lâu, làm việc nặng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các khớp xương.
 Tăng cường nghỉ ngơi để các khớp xương có cơ hội được phục hồi.
 Xây dựng một chế độ ăn khoa học để đảm bảo được hoạt động trao đổi chất đồng thời hỗ trợ việc điều
trị bệnh. Trong chế độ ăn nên ăn nhiều thực phẩm giàu canxi và vitamin D… giúp các khớp xương thêm
chắc khỏe. Chú ý hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, rượu bia và các chất kích thích không có lợi
cho việc điều trị bệnh.
 Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tinh thần khỏe mạnh, tăng cường lưu thông máu và sự dẻo
dai của xương khớp.
Qua những thông tin trên có lẽ đã giúp bạn hiểu hơn về các bài thuốc đông y trị tràn dịch khớp gối. Bạn có thể
nghiên cứu để áp dụng nếu không may mắc bệnh. Nhưng cách tốt nhất vẫn nên đến gặp bác sĩ để biết mình
đang mắc bệnh ở mức độ nào và có hướng tư vấn tốt nhất về cách điều trị
Các bài thuốc đắp chữa tràn dịch khớp gối hiệu quả nhất
Một vài bài thuốc điều trị tràn dịch khớp gối bằng đông y sau đây, chúng ta hãy cùng tham khảo. Đây đều là
những bài thuốc cổ truyền được ông cha ta truyền lại, được các lương y bác sĩ y học cổ truyền công nhận tác
dụng. Vì vậy đừng bỏ qua nhé.
Bài thuốc 1:
Chuẩn bị:
+ Đương quy, quế chi, tần giao, ma hoàng, hoàng bá, phòng phong, uy linh tiên, ngưu tất, phòng kỷ, ý dĩ nhân,
tang chi, thương truật, tri mẫu, độc hoạt, khương hoạt, xích thược,… các vị thuốc này có thể sẽ thay đổi hoặc
thêm bớt tùy vào từng tình trạng bệnh, giai đoạn bệnh của mỗi người.
Cách làm:
Sắc lấy nước cốt, ngày 2 – 3 bát nước thuốc. Thực hiện liên tục mỗi ngày trong 1 liệu trình khoảng 10 ngày –
15 ngày để thấy hiệu quả mang lại.
Công dụng của bài thuốc:
Thanh nhiệt, giải độc, kích thích lưu thông khí huyết, làm mạnh gân cốt, bổ thận, tăng cường sức bền cho
xương khớp…. từ đó giúp giải quyết nhanh chóng các triệu chứng tràn dịch khớp gối, giúp người bệnh hoạt
động được dễ dàng hơn mà không phải chịu đựng đau đớn. Kiên trì sử dụng theo đúng hướng dẫn của thầy
thuốc, kết quả mang lại sẽ khả quan hơn.
Ưu điểm của cách chữa tràn dịch khớp gối bằng đông y:
+ Nguyên liệu đều là thảo dược tự nhiên, an toàn, không lo phản ứng phụ.
+ Điều trị từ nguyên nhân gốc rễ, mang lại kết quả lâu dài, phòng ngừa bệnh tái phát hiệu quả.
+ Chi phí không quá tốn kém.
+ Cách thực hiện đơn giản, không tốn thời gian, ai cũng có thể thực hiện được ngay tại nhà.
Bên trên chúng ta vừa tìm hiểu về bài thuốc điều trị tràn dịch khớp gối bằng đông y mà bệnh nhân nên tham
khảo và áp dụng. Tuy nhiên trước khi bắt tay vào áp dụng mọi người cần dành thời gian đến các bệnh viện lớn
uy tín để khám chữa. Phát hiện chính xác tình trạng bệnh, phát hiện sớm kịp thời, điều trị ngay khi vừa mới
phát tác, khả năng đẩy lùi bệnh tật sẽ nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Chữa tràn dịch khớp gối bằng đông y đòi hỏi người bệnh cần có thời gian kiên trì, áp dụng mỗi ngày mới có thể
thấy được kết quả
Ngoài ra, để chữa tràn dịch khớp gối bằng đông y hiệu quả, việc dùng thuốc đôi khi là không đủ. Bệnh nhân
cần kết hợp thêm các yếu tố quan trọng khác đó là:
+ Chú ý đến vấn đề dinh dưỡng sẽ góp phần quan trọng trong quá trình đẩy lùi bệnh, phục hồi sức khỏe khớp
gối. Các chất dinh dưỡng rất cần thiết cho quá trình hỗ trợ điều trị bệnh và tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Do đó, người bệnh nên bổ sung đa dạng nguồn thực phẩm như trái cây, rau xanh, thịt, cá,… để tăng cường
vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Không nên ăn các thực phẩm gây hại cho sức khỏe như đồ ăn nhanh, thực
phẩm chế biến sẵn, thực phẩm nhiều muối…
+ Tránh xa rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích,… nếu không sẽ làm cho bệnh ngày càng trở nên tồi tệ hơn,
ảnh hưởng xấu đến kết quả điều trị bệnh.
+ Khả năng tập luyện, tập vật lý trị liệu hàng ngày. Người bệnh có thể thực hiện một vài động tác tập luyện phù
hợp giúp giảm đau, tăng khả năng vận động của khớp gối thêm dẻo dai, giúp phòng và chữa bệnh hiệu
quả. Dành thời gian tập luyện sẽ giúp khớp gối được dẻo dai hơn, ngăn ngừa tình trạng căng cứng khớp.
+ Giữ cân nặng ổn định, không béo phì thừa cân nếu không sẽ tạo gánh nặng cho cơ thể.
+ Hãy đi khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần để chủ động bảo vệ sức khỏe, kịp thời phát hiện ra mầm
bệnh nếu có. Khi bệnh được điều trị sớm sẽ rút ngắn thời gian đau đớn cho người bệnh, đạt được kết quả tốt
nhất cho sức khỏe.

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng phương pháp cấy chỉ
BS.CKII. ĐỖ TẤN KHOA NGÀY 14 THÁNG 09, 2019
Suckhoedoisong.vn - Bệnh thoái hóa khớp gối là biểu hiện tổn thương trên bề mặt sụn khớp gối do tác động của
nhiều nguyên nhân làm cho bề mặt sụn khớp bị hư.
Lâu ngày dẫn đến đau, sưng và người bệnh hạn chế vận động và cuối cùng là không còn đi lại được. Đã có
những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đánh giá hiệu quả tích cực, an toàn của phương pháp cấy
chỉ trong điều trị đau do bệnh lý cơ xương khớp, trong đó có bệnh thoái hóa khớp gối.
Cấy chỉ là một phương pháp châm cứu đặc biệt, kết hợp giữa YHCT và YHHĐ. Bằng cách đưa một loại chỉ tự
tiêu vào huyệt để duy trì sự kích thích lâu dài. Cơ sở tác dụng của cấy chỉ tự tiêu vào các huyệt vị có tác dụng
giảm đau và tăng cường nuôi dưỡng, đáp ứng được yêu cầu điều trị.
Nguyên nhân thoái hóa khớp gối: chủ yếu do tình trạng lão hóa và tình trạng chịu áp lực quá tải kéo dài của sụn
khớp.
Những biểu hiệu chính của bệnh
Đau khớp gối: dấu hiệu nổi bật, than phiền chính của bệnh nhân. Vị trí đau mặt trước hoặc trong khớp gối, đau
tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi đặc biệt khi chuyển tư thế từ ngồi sang đứng. Giai đoạn đầu đau âm ỉ,
không liên tục, xuất hiện khi thực hiện một số động tác đặc biệt như lên xuống bậc thang, ngồi xổm, quỳ gối.
Giai đoạn sau, đau tăng và kéo dài liên tục.
Hạn chế vận động: bệnh nhân thấy khó khăn khi thực hiện động tác gập và duỗi gối.
Tiếng kêu bên trong khớp: có thể có tiếng “lạo xạo” trong khớp gối khi cử động.
Cứng khớp gối: thường xuất hiện vào buổi sáng mới thức dậy hoặc sau khi bất động lâu - kéo dài dưới 30 phút,
được cải thiện nhanh sau khi người bệnh cố gắng cử động.
Sưng khớp gối: khớp có thể sưng to do tràn dịch thường không nóng đỏ. Có thể có khối u vùng khoeo mặt sau
khớp gối do thoát vị màng hoạt dịch khớp gối.
Biến dạng khớp: chân bị lệch trục kiểu vòng kiềng (chân chữ O) hoặc kiểu chân chữ X. Dần dần đưa đến tình
trạng mất chức năng vận động.
Teo cơ: ở mặt trước đùi do không vận động.
Một số trường hợp đặc biệt:
Thoái hóa khớp gối kết hợp giãn dây chằng gối (trường hợp nặng đứt bán phần hay toàn bộ dây chằng khớp
gối): người bệnh đau nhiều khi đi lại, hạn chế khi vận động, dễ sưng viêm khớp gối.
Thoái hóa khớp gối kết hợp đóng vôi các dây chằng khớp làm cho bệnh nhân khi ngồi lâu rất khó đứng dậy.
Nguyên nhân: chủ yếu do tình trạng lão hóa và tình trạng chịu áp lực quá tải kéo dài của sụn khớp.
Điều trị cần kết hợp nhiều phương pháp
Tránh cho khớp bị quá tải bởi vận động và trọng lượng.
- Chế độ sinh hoạt - dinh dưỡng phù hợp, có kết hợp kiểm soát cân nặng phù hợp. Với bệnh nhân thừa cân phải
chú ý giảm cân nặng.
- Tập luyện theo hướng dẫn của thầy thuốc, tránh các động tác gây tăng chịu lực của khớp gối. Đạp xe đạp tại
chỗ, bơi, tập dưỡng sinh… là các động tác phù hợp cho người bệnh thoái hóa khớp gối. Kết hợp tập vật lý trị
liệu có tác dụng giảm đau và duy trì dinh dưỡng cơ ở cạnh khớp.
- Dùng thuốc cần theo hướng dẫn của bác sĩ.
Các phương pháp châm cứu đã chứng minh có tác dụng tốt trong giảm đau và giảm giới hạn vận động khớp.
Các kỹ thuật châm cứu như: hào châm, nhĩ châm, điện châm thường được sử dụng trên lâm sàng.
Phương pháp cấy chỉ:
Được chỉ định trong điều sử dụng điều trị bệnh thoái hóa khớp, trong đó có điều trị thoái hóa khớp gối.
Cấy chỉ là một là một phương pháp châm cứu mới, bằng cách dùng kim đưa một loại chỉ tự tiêu (chỉ catgut) vào
huyệt đạo để duy trì sự kích thích lâu dài.
Chỉ catgut là một loại chỉ dùng trong phẫu thuật, có khả năng tự tiêu trong cơ thể sau một thời gian nhất định
(từ 14 - 21 ngày).
Cấy chỉ (đưa sợi chỉ tự tiêu vào trong huyệt) hiệu quả điều trị là sự kết hợp từ sự tồn lưu của catgut tại huyệt
đạo cộng với tác dụng của các huyệt được cấy.
Chỉ catgut là một protein khi tự tiêu tạo phản ứng hóa - sinh tại chỗ làm tăng tái tạo protein (chất đạm),
hydratcarbon (chất đường) và tăng chuyển hóa dinh dưỡng của cơ, cải thiện tuần hoàn máu cho vùng cấy chỉ
hoặc vùng bị liệt của bệnh nhân, tăng trương lực các sợi cơ.
Chỉ catgut tự tiêu tại các huyệt trong một thời gian nhất định đã phát huy vai trò kích thích huyệt đạo nhằm tạo
được sự cân bằng âm dương của cơ thể, điều chỉnh chức năng tạng phủ, hành khí hoạt huyết, khai uất trệ, chỉ
thống (giảm đau).
Kết hợp 2 tác dụng trên phù hợp trong đều trị thoái hóa khớp gối với các tác dụng giảm đau, chống co cứng cơ,
chống teo cơ cùng với vai trò giúp tăng dinh dưỡng và tuần hoàn cho vùng khớp bị thoái hóa.
Cấy chỉ là bước phát triển cao của châm cứu, dùng chữa bệnh, phục hồi chức năng rất hiện đại và độc đáo, áp
dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật trên cơ sở kế thừa những lý luận và kinh nghiệm của châm cứu.

Cấy chỉ trong điều trị thoái hóa khớp gối


Bộ Y tế đã có hướng dẫn sử dụng cấy chỉ trong điều trị bệnh thoái hóa khớp, trong đó có điều trị thoái hóa khớp
gối.
Cấy chỉ vào các huyệt vùng khớp gối như: huyệt Độc tỵ, Tất nhãn, Lương khâu, Huyệt hải, Âm lăng tuyền:
giúp hành khí hoạt huyết, tác dụng giảm đau và giảm cứng khớp.
Qua thực tế điều trị thoái hóa khớp gối bằng phương pháp cấy chỉ đã khẳng định là phương pháp điều trị có
hiệu quả cao, dễ thực hành trên lâm sàng, an toàn, đặc biệt tiết kiệm chi phí cho người bệnh.
Được phối hợp cấy chỉ các huyệt có tác dụng toàn thân:
- Huyệt Thận du tác dụng bổ thận, bổ xương.
- Huyệt Dương lăng tuyền bổ cân cơ.
- Huyệt Tuyệt cốt bổ cốt tủy.
Bằng sự phối hợp hài hòa các huyệt tại khớp gối và các huyệt có tác dụng toàn thân tạo hiệu quả giảm đau,
giảm cứng khớp, bồi bổ can thận, mạnh gân xương.
Với thời gian 2 - 3 tuần cấy chỉ 1 lần, một liệu trình điều trị trung bình cấy 3 lần. Một lần cấy mất chỉ khoảng 5
phút, giúp tiết kiệm thời gian, phù hợp với người không có thời gian đến bệnh viện châm cứu mỗi ngày.
BS.CKII. ĐỖ TẤN KHOA
(Trưởng khoa Khám Bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM)

Bài thuốc nam chữa tràn dịch khớp gối


Tràn dịch khớp gối là một trong những bệnh lý xương khớp, là chất dịch dư thừa tích tụ quang khu vực gối do
chấn thương hoặc nhiễm trùng, gây ra các cơn đau nhức, sưng, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và vận động
mỗi ngày. Người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc nam dân gian được ông bà ta truyền lại với các nguyên liệu
lành tính, có sẵn trong tự nhiên như lá lốt, đinh lăng, củ nghệ, cây trinh nữ, gối hạc,…
Dưới đây là một số bài thuốc nam, bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng điều trị tại nhà:
1. Bài thuốc từ lá lốt
Đầu tiên không thể không nhắc đến sự hiện diện của lá lốt trong việc điều trị tràn dịch khớp gối. Lá lốt có vị
nồng, hơi cay, có tính ấm. Trong lá có chứa các ancaloit và tinh dầu, có tác dụng giảm đau nhức rất hiệu quả,
tiêu viêm, kháng khuẩn vùng khớp gối. Bên cạnh đó, lá lốt có thể trị đau nhức các vấn đề về xương khớp khi
trời trở lạnh đột ngột rất tốt.
Nguyên liệu:
 40 gram lá lốt
 30 gram cây cỏ xước
 30 gram rễ bưởi bung
 20 gram rễ vòi voi
Cách làm:
 Rửa sạch các nguyên liệu trên bằng nước hoặc ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ đất cát, bụi
bẩn
 Đem các nguyên liệu trên sắc cùng với 1 lít nước, sắc cạn còn 300 ml nước
 Có thể chia thành các phần nhỏ cho dễ uống, mỗi ngày sử dụng một thang thuốc trên. Dùng khi thuốc
còn nóng, nếu nguội có thể hâm lại trước khi dùng
 Duy trì liều uống trong vòng 10 ngày
2. Bài thuốc từ củ cây đinh lăng
Trong Đông y, củ cây đinh lăng có vị ngọt, đắng the, có tính mát, có tác dụng thông huyết, ngăn chặn sưng và
viêm, kích thích các dây thần kinh, giảm đau xương khớp. Dân gian sử dụng rễ cây đinh lăng khá nhiều trong
việc điều trị tràn dịch khớp gối, bởi dược liệu này có giá trị chữa bệnh tương đương với củ nhân sâm. Người
bệnh có thể sử dụng hoa đinh lăng thay thế rễ nếu gặp khó khăn trong việc tìm kiếm.
Nguyên liệu:
 1 củ đinh lăng tươi
Cách làm:
 Rửa sạch củ đinh lăng bằng nước sạch để loại bỏ đất, cát, vi khuẩn
 Thái củ đinh lăng thành từng lát mỏng
 Đem nấu cùng với ba phần nước, sắc cạn còn một phần nước
 Chia thuốc thành các phần uống và sử dụng thuốc trong ngày. Nếu thuốc nguội nên hâm nóng lại trước
khi dùng
3. Bài thuốc từ rễ cây trinh nữ
Cây trinh nữa hay còn gọi là cây xâu hổ, cây mắc cỡ thuộc họ Đậu, là loại cây mọc dại ở các vùng nhiệt đới. Rễ
cây trinh nữ có chứa các hợp chất gây ức chế tăng trưởng, chống oxy hóa cao, kháng khuẩn, giảm đau nhức.
Trong Đông y, bộ phận rễ thường được sử dụng khá nhiều trong các bài thuốc đặc biệt có công dụng trong việc
điều trị tràn dịch khớp gối. Bởi rễ cây trinh nữ có vị chát, đắng the, tính ấm, tác dụng thông máu, tiêu viêm rất
hiệu quả.
Nguyên liệu:
 35 gram rễ cây trinh nữ
 25 gram rễ bưởi bung
 20 gram rễ cúc tần
 15 gram lá đinh lăng
Cách làm:
 Làm sạch các nguyên liệu trên bằng nước để loại bỏ tạp chất, sau đó thái từng lát mỏng
 Bỏ các nguyên liệu trên cùng với 5 phần nước, sắc cạn còn 3 phần nước để dùng
 Chia làm 3 lần uống trong này, sử dụng khi thuốc còn nóng
 Dùng thuốc liên tục trong 2 tuần hoặc đến khi dứt bệnh thì mới dừng
4. Bài thuốc từ củ nghệ
Củ nghệ ắt hẳn không phải dược liệu quá xa lạ với con người, được dùng khá nhiều trong các món ăn và bài
thuốc. Trong củ nghệ có chứa các nhiều tinh dầu, curcumin và hợp chất polyphenol, có công dụng chống viêm,
chống oxy hóa, kháng các vi khuẩn, virus gây hại. Ngoài ra, củ nghệ được dân gian dùng ở dạng tươi hoặc dạng
bột mịn, chữa các vấn đề về xương khớp, bông gân rất hiệu quả, đặc biệt giúp giảm đau, tiêu viêm do tràn dịch
khớp gối gây ra, cải thiện tình trạng xương sụn.
Nguyên liệu:
 Nghệ đen
 Dầu dừa
 Qủa trứng gà
Cách làm:
 Rửa sạch nghệ đen bằng nước sạch để loại bỏ đất, cát còn dính phải, rồi thái thành từng lát nhỏ, đem
phơi khô 2 – 3 ngày nắng. Sau đó, đem nghệ đen tán nhuyễn thành bột mịn. Có thể mua trực tiếp bột
nghệ đen đã được làm sẵn
 Dùng hai quả trứng gà, tách trứng lấy lòng đỏ
 Trộn 2 thìa bột nghệ đen, 2 lòng đỏ trứng gà cùng với 2 thìa dầu dừa, có thể hoàn thành viên để dùng
 Sử dụng hỗn hợp trên mỗi ngày 1 – 2 lần, nên dùng trước bữa ăn 30 phút
 Thực hiện liên tục từ 1 – 2 tháng để đạt được kết quả như mong muốn
Nghệ đen có tác dụng tiêu viêm tràn dịch khớp gối, cải thiện tình trạng xương khớp
5. Bài thuốc từ rễ cây gối hạc
Cây gối hạc còn gọi là cây kim lê, phi tử, thường mọc hoang ở những vùng đồi núi. Trong dân gian, bộ phận rễ
được sử dụng để làm thuốc điều trị bệnh, trong đó có tràn dịch khớp gối. Rễ có mày hồng, trắng và vàng, có vị
ngọt, tính mát. Công dụng của rễ đem lại khá cao trong việc điều trị, giúp thông huyết, tiêu sưng.
Nguyên liệu:
 50 gram rễ cây gối hạc
Cách làm:
 Rửa sạch rễ gối hạc bằng nước sạch, loại bỏ bụi bẩn, đất cát còn bám vào
 Thái thành từng lát mỏng rồi đem phơi 2 – 3 ngày nắng hoặc sấy khô
 Dùng 50 gram rễ cây để sắc cùng với 500 ml nước
 Sắc cạn còn 200 ml, chia thành các phần nhỏ để sử dụng trong ngày
 Dùng khi thuốc còn nóng
 Dùng thuốc liên tục đến khi bệnh tình thuyên giảm
Chữa tràn khớp gối bằng các bài thuốc nam liệu có hiệu quả?
Các nguyên liệu có trong các bài thuốc là các thảo dược có sẵn trong tự nhiên, lành tính, ít chứa các chất độc
hại. Người bệnh có thể an tâm sử dụng để điều trị tràn dịch khớp gối mà không lo tác dụng phụ của thuốc gây
ra, nếu có đó chỉ là những triệu chứng nhẹ, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Có thể yên tâm sử dụng các
bài thuốc nam cho người cao tuổi.
Các thảo dược có chứa các hợp chất giúp thấm sâu vào trong cơ thể, đào thải các độc tố ra bên ngoài. Bên cạnh
đó, các loại thảo dược còn có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm đau nhức, cải thiện sức khỏe về xương
hiệu quả, ngăn chặn sự tái phát. Người bệnh có thể tìm mua tại các của hàng hoặc quang nơi bạn sống với chi
phí thấp, các thực hiện đơn giản, dễ dàng, có thể thực hiện ngay tại nhà.
Tuy nhiên, bài thuốc nam không có tác dụng nhanh bằng các bài thuốc khác, buộc người bệnh phải kiên trì điều
trị trong thời gian dài, kết hợp với chế độ ăn uống, vận động hợp lý, như vậy bệnh tình mới thuyên giảm.

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y


Thoái hóa khớp (còn gọi là hư khớp, viêm xương khớp) là bệnh lý cơ xương khớp thường gặp nhất trên lâm
sàng. Vị trí bị thoái hóa khớp có tỷ lệ cao nhất là: cột sống thắt lưng 31%, cột sống cổ 14% và ở khớp gối 13%.
Riêng thoái hóa khớp gối có tỷ lệ mắc bệnh đứng hàng thứ 3, nhưng đứng đầu thoái hóa khớp ở các chi và đang
là nguyên nhân hàng đầu gây hạn chế vận động và tàn tật ở người có tuổi.
Biểu hiện lâm sàng chính của bệnh là đau, cứng khớp và hạn chế vận động.
Người bệnh thường khởi đau sau vận động đi lại nhiều, mang xách nặng và thay đổi thời tiết… Đau sâu ở khớp
gối kiểu cơ học (đau tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi), khó khăn khi đi lại, lên xuống cầu thang. Cứng
khớp buổi sáng kéo dài từ 5 – 30 phút và dấu lạo xạo ở khớp khi vận động.
Đôi khi khớp gối có sưng, phù nề các tổ chức tổ chức quang khớp, hoặc có thể teo cơ cạnh khớp gối do hạn chế
vận động.
Dấu hiệu chụp X-quang (khớp gối) có: gai xương, hẹp khe khớp gối và xơ xương dưới sụn.
Các biểu hiện lâm sàng của thoái hóa khớp gối theo Y học cổ truyền: được mô tả trong phạm vi chứng Tý hay
bệnh Tý: biểu hiện bằng đau sưng khớp, gối kêu lạo xạo, co cứng gân cơ, đi lại khó khăn,…
Nguyên nhân
Ngoại nhân (thay đổi thời tiết): thừa khi cơ thể suy yếu (vệ khí là yếu tố bảo vệ không đầy đủ) thì tà khí: phong,
hàn, thấp tà (gió, lạnh, ẩm thấp) xâm nhập vào làm cho sự vận hành của khí huyết tắc lại, gây sưng, đau, tê
nặng ở khớp. Gặp ở những bệnh nhân đau khớp sau nhiễm mưa, nhiễm lạnh, thời tiết chuyển mùa...
Nội thương (yếu tố thể tạng, cơ địa): do người già lớn tuổi hoặc mắc bệnh lâu ngày làm cho tạng can, tạng
thậnn bị hư suy, khí huyết giảm sút dẫn đến thận hư không chủ được cốt tủy gây đau nhức trong xương - khớp,
gối kêu lạo xạo, đi đứng yếu đau.
Tạng can hư không nuôi dưỡng được gân (theo YHCT gối là chỗ biểu hiện của gân) gân yếu bại thì co duỗi
cứng hoặc yếu, teo. Kết quả làm khớp xương bị đau, co duỗi cứng và đi lại khó khăn. Nặng thì khớp bị biến
dạng, còn gân cơ bị teo. Gặp ở những trường hợp đau khớp ở người có tuổi, bệnh mạn tính như: đái tháo
đường, rối loạn chuyển hóa mỡ, béo phì…
Nguyên nhân khác (môi trường sống): điều kiện sống và làm việc trong môi trường ẩm thấp, ngâm tẩm thường
xuyên dưới nước, ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, làm việc mệt nhọc lại bị mưa rét thường xuyên. Vận động quá
mức, mang xách nặng (gây sang chấn).
Thực tế khó phân biệt được nguyên nhân cụ thể, mà các nguyên nhân gây bệnh thường kết hợp với nhau, tạo ra
nhiều thể lâm sàng đa dạng, ví dụ trên một người lớn tuổi kết hợp với nhiễm mưa lạnh hoặc đi bộ quá nhiều gây
đau sưng khớp gối.
Điều trị
Không có thuốc chữa quá trình thoái hóa của khớp; điều trị triệu chứng và phục hồi chức năng là quan trọng.
Mục đích điều trị: giảm đau cho người bệnh và duy trì chức năng vận động của khớp. Qua thực tiễn lâm sàng,
để đạt kết quả điều trị tốt cần phối hợp toàn diện giữa phương pháp dùng thuốc và phương pháp không dùng
thuốc như: châm cứu. tập vật lý trị liệu, chế độ chăm sóc, dinh dưỡng hợp lý.
Với mỗi bệnh nhân với mỗi mức độ bệnh cần được bác sĩ khám và hướng dẫn điều trị phù hợp.
Phương pháp chữa nhằm: lưu thông khí huyết, đưa tà khí ra ngoài, bổ khí huyết và bổ can than, mạnh gân
xương để giảm đau và chống tái phát.
Trong kho tàng YHCT còn lưu truyền và sử dụng rộng rãi nhiều bài thuốc trong điều trị bệnh thoái hóa khớp
gối như bài Bạch hổ thang, Thược dược tri mẫu thang, PT5... Bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh thang thường
được chỉ định nhất, cũng đã có nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng tốt và không có tác dụng phụ.
Bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh thang:
Độc hoạt 12g, tế tân 4, sinh địa 12g, đảng sâm 12g, quế chi 4g, phòng phong 10g, đương quy 12g, phục linh
10g, tang ký sinh 16g, ngưu tất (Bắc) 12g, bạch thược 10g, cam thảo(Bắc) 4g, tần giao 8g, đỗ trọng(Bắc) 12g,
xuyên khung 8.
Bài thuốc PT5 :
Lá lốt 10g, thiên niên kiện 10g, hà thủ ô 12g, mắc cỡ (trinh nữ) 12g, cỏ xước 16g, sinh địa 12g, quế chi 8g, thổ
phục linh 16g.
Các phương pháp không dùng thuốc:
Châm cứu: thường chọn các huyệt tại chỗ như: độc tỵ, hạc đỉnh, âm lăng tuyền... Châm tả (kích thích xung điện
với tần số 60 -100Hz), hoặc cứu tả.
- Kết hợp bổ khí huyết, bổ can thận, mạnh gân xương: dùng châm bổ các huyệt can du, thận du, dương lăng
tuyền, huyết hải…
- Thủy châm (vitamine nhóm B…): thận du, can du, huyết hải…
- Điện phân (dùng dòng điện một chiều đều), tác dụng tốt cho giảm đau và tăng nuôi dưỡng khớp, tránh teo cơ.
- Châm ngày 1 lần, một liệu trình từ 10 -20 lần châm.
Nghỉ ngơi: nên nghỉ nghơi, hạn chế đi lại khi khớp gối đau sưng.
- Các biện pháp bảo vệ khớp: tránh đi bộ nhiều, đeo băng thun khớp gối.
Đau nhiều dùng nạng, can chống.
- Chú ý vấn đề giảm cân đối với các bệnh nhân béo phì... Với nghề nghiệp phải đứng lâu, nếu có thể hướng dẫn
cho người bệnh nhân thích nghi với điều kiện làm việc.
Vật lý trị liệu: phục hồi chức năng nhằm giảm đau, duy trì vận động khớp, làm mạnh cơ tứ đầu đùi, ngăn ngừa
biến dạng khớp gối.
- Tập theo hướng dẫn của kỹ thuật viên.
- Đạp xe đạp từ 10 - 30 phút/ ngày
- Nhiệt trị liệu: chiếu đèn hồng ngoại 15 - 30 phút/ ngày. Tắm nước khoáng nóng, đắp bùn...
http://thuocthang.vn/tin-tuc/xuong-khop/dieu-tri-thoai-hoa-khop-goi-bang-dong-y/544.aspx

You might also like