You are on page 1of 2

Tên: Giuse Trần Thanh Lâm MÔN: TRI THỨC LUẬN

Lớp: Triết III


Khóa: XIII
Đề: Nhận thức luận của Platon
Bài làm
Plato mô tả trí khôn con người đạt được tri thức thế nào, và ông cho thấy gồm những điều gì,
qua việc ông sử dụng phúng dụ về Cái hang, ẩn dụ về ranh giới, và học thuyết về Các hình thức
Phúng dụ cái hang gợi ý rằng phần lớn loài người sống trong bóng tối của cái hang. Họ đã
hướng tới tư duy của họ xung quanh thế giới của những cái bóng. Giáo dục có nhiệm vụ dẫn người
ta ra khỏi hang tối. Giáo dục không phải đơn thuần là đưa tri thức vào linh hồn của một người không
có tri thức đó, cũng như không phải là đưa cái nhìn vào đôi mắt bị mù. Tri thức giống thị giác ở chỗ
nó cần có một cơ quan có khả năng tiếp nhận nó. Giống như người tù phải xoay cả người lại để mắt
họ có thể nhìn thấy ánh sáng hay bóng tối, thỉ linh hồn cũng cần quay lưng khỏi thế giới lừa bịp của
sự thay đổi và thèm muốn là những cái gây nên sự mù tối của linh hồn. Giáo dục, vì thế, là sự cải
hóa, một sự quay lưng khỏi thế giới của biểu hiện bên ngoài để đi vào thế giới thực tại.
“Sự cải hóa linh hồn”, Platon phát biểu “ Không phải là đưa năng lực nhìn vào con mắt của
linh hồn là điều mà nó đã có rồi, mà là đảm bảo rằng, thay vì nhìn không đúng hướng, quay cho nó
đúng hướng phải nhìn”. Nhưng việc nhìn đúng hướng không phải đến một cách dễ dàng. Ngay cả các
“ sinh thể cao thượng nhất” cũng không phải bao giờ cũng muốn nhìn theo cách ấy, do đó Plato cho
rằng các nhà cầm quyền phải “ cưỡng chế” họ bước lên trên, từ bóng tối ra ánh sáng. Tương tự như
vậy khi họ đã được giải phóng khỏi hang để đạt tới tri thức cao nhất, họ không được phép ở lại ngoài
đó, mà phải quay trở lại hang và tham gia vào đời sống và lao động của những người tù.
Lý luận của Plato rằng có hai thế giới, thế giới của cái hang và thế giới ánh sáng, là cách thức
ông dùng để bác bỏ chủ nghĩa hoài nghi của các nhà ngụy biện. Theo Plato, không những có thể có
nhận thức, mà nó còn gần như không thể sai lầm. Điều làm cho tri thức không thể sai lầm chính là vì
nó dựa trên cái gì thực nhất. Sự tương phản mạnh giữa bóng tối hay những sự phản chiếu và những
sự vật hiện thực chính là chìa khóa quyết định để phân biệt các mức độ khai sáng của con người. Sự
bất đồng cũa người ta về ý nghĩa của công lý, chẳng hạn, là kết quả của việc mỗi người nhìn thực tại
của công bằng dưới một khía cạnh khác nhau. Một người có thể coi công bằng là bất cứ điều gì các
nhà truyền cho dân là phải làm, dựa trên giả định là công bằng liên quan tới những luật hành xử da
nhà cai trị đặt ra quy tắc. Cũng giống như cái bóng có liên quan tới vật đã gieo cái bóng, quan niệm
công bằng cũng có liên quan đến người cai trị. Nhưng các cai trị cách khác nhau có thể đặt ra những
cách hành xử khác nhau, và không thể có một khái niệm chung duy nhất về công bằng nếu tri thức
về công bằng được rút ta từ vô số những ví dụ khác nhau đó. Sở dĩ các nhà ngụy biện hoài nghi về
khả năng có tri thức đích thực, là vì họ đánh động bởi sự đa dạng và sự thay đổi thường xuyên nơi
sự vật, và họ lý luận rằng, vì nhận thức của chúng ta đến từ kinh nghiệm, nó sẽ phản ánh những sự
thay đổi đó và vì thế nó sẽ tương đối cho mỗi người. Plato đồng ý rằng sự đa dạng dựa trên kinh
nghiệm của chúng ta như thế sẽ mang tính tương đối chứ không tuyệt đối, nhưng ông không chấp
nhận khái niệm của phái ngụy biện rằng mọi tri thức đều tương đối. Nếu tất cả những gì chúng ta biết
chỉ là những cái bóng, chúng ta sẽ không bao giờ tri thức đáng tin cậy, vì những cái bóng ấy luôn
luôn thay đổi về hình thù và kích thước tùy theo những sự di chuyển của sự vật hiện thực mà chúng
ta không biết. Plato tin chắc trí khôn con người có thể khám phá ra sự vật “thực” ẩn đằng sau muôn
hình vạn trạng của các cái bóng, để có thể đạt tri thức thực sự. Ông tin có một ý niệm thực sự về công
bằng, một ý niệm có thể bị các nhà cai trị và các cộng đồng làm cho nhòe mờ. Lối lý luận này ẩn
đằng sau sự phân biệt của Plato giữa thế giới của giác quan và thế giới tư duy, giữa thế giới hữu hình
và thế giới duy lý. Trong khi phúng dụ về cái hang của Plato minh họa cho những sự phân biệt này
một cách kịch tính, ẩn dụ của ông về ranh giới vạch ra những giai đoạn hay cấp độ của tri thức một
cách hệ thống hơn.
Lý thuyết các hình thức đặt ra nhiều câu hỏi cũng như nhiều vấn đề khó giải đáp. Ngôn ngữ
của Plato cho ta cảm tưởng rằng có hai thế giới tách biệt nhau, nhưng chúng ta thấy khó quan niệm
được sự tương quan giữa hai thế giới này. Chúng ta cũng không thấy được rõ ràng sự tương quan
giữa các hình thức và sự vật tương ứng với chúng. Tuy nhiên, lý luận của ông vẫn có tính gợi ý, đặc
biệt khi ông tìm cách cắt nghĩa khả năng của chúng ta trong việc phán đoán về giá trị. Muốn đánh
giá một vật tốt hơn hay xấu hơn, chúng ta phải có một tiêu chuẩn nào đó, mà rõ ràng tiêu chuẩn này
phải không nằm trong chính sự vậ được đánh giá. Lý thuyết các hình thức cũng làm cho nhận thức
khoa học có thể có được, vì rõ ràng nhà khoa học đã “cho qua” những sự vật cụ thể để quan tâm tới
các bản chất hay những tính phổ quát, nghĩa là quan tâm tới các “định luật” và các định luật này nói
cho chúng ta biết điều gì đó về mọi sự vật, chứ không chỉ nói về những sự vật hiện tại trước mắt. Mặc
dù toàn thể lý thuyết về hình thức này của Plato dựa trên các quan niệm siêu hình học của ông rằng
thực tại là phi vật chất, nó đã đi một bước dài trong việc giải thích sự việc đơn giản là làm sao chúng
ta có thể nói chuyện bình thường với nhau. Có vẻ như mọi cuộc trò chuyện giữa con người với nhau
đều cho thấy sự trừu tượng hóa khỏi các sự vật cụ thể. Plato có thể sẽ nói rằng, đàm thoại là chìa
khóa dẫn chúng ta tới các hình thức, vì đàm thoại không chỉ bao gồm những gì nhìn thấy. Mắt chỉ
thấy được những sự vật cụ thể, nhưng sự suy ngẫm trong đàm thoại đưa chúng ta rời bỏ những sự vật
cụ thể khi tư duy “thấy được” cái phổ quát, là hình thức. Tóm lại, lý thuyết của Plato tuy không đạt
đến một kết luận thỏa mãn, nhưng nó là một lý thuyết luôn luôn hết sức lôi cuốn.

You might also like