You are on page 1of 1

Tính toán trào lưu công suất (hay tính toán chế độ xác lập) rất quan trọng

và bắt buộc đối với tính


toán phân tích hệ thống điện. Đây là điều kiện cần thiết ban đầu cho một loạt các tính toán phân tích
khác tiếp theo như: tính toán sự cố ngẫu nhiên, tính toán ngắn mạch, tính toán ổn định,…. Mục đích
tính toán trào lưu công suất nhằm: - Xác định trạng thái làm việc của các phần tử trong một số tình
huống vận hành của hệ thống điện. - Đánh giá chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật của hệ thống và hiệu quả
của các phần tử, qua đó có kế hoạch nâng cấp hay bổ xung. - Lựa chọn các thiết bị phù hợp với chế
độ vận hành và chỉnh định các thiết bị bảo vệ trong hệ thống điện. - Qua phân tích chế độ xác lập ta
phục vụ mục đích điều chỉnh, điều khiển các thiết bị, các phần tử trong thời gian thực nhằm nâng
cao chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật của hệ thống điện.
Ngắn mạch :Chế độ của hệ thống điện thay đổi đột ngột sẽ làm phát sinh quá trình quá độ điện từ,
trong đó quá trình phát sinh do ngắn mạch là nguy hiểm nhất. Khi xảy ra ngắn mạch, tổng trở của
hệ thống điện giảm, làm dòng điện tăng lên, điện áp giảm xuống. Nếu không nhanh chóng cô lập
điểm ngắn mạch thì hệ thống sẽ chuyển sang chế độ ngắn mạch duy trì (xác lập). Mục đích tính
toán ngắn mạch nhằm: - Lựa chọn các trang thiết bị điện phù hợp, chịu được dòng điện trong thời
gian tồn tại ngắn mạch - Tính toán hiệu chỉnh các thiết bị rơ le, tự động cắt phần tử bị sự cố ngắn
mạch ra khỏi hệ thống. - Lựa chọn sơ đồ thích hợp của mạng cung cấp điện, nhà máy điện làm
giảm dòng điện ngắn mạch - Lựa chọn thiết bị hạn chế dòng điện ngắn mạch (nếu cần) - Đưa ra giải
pháp hạn chế dòng ngắn mạch - Nghiên cứu các hiện tượng khác về chế độ hệ thống như quá trình
quá độ...
Sự cố ngẫu nhiên(N-1) Điều kiện làm việc an toàn của hệ thống điện được đánh giá bởi việc: tất cả
các phụ tại được cung cấp điện và không có thiết bị nào bị đặt ra ngoài giới hạn làm việc cho phép.
Tuy nhiên trong quá trình vận hành hệ thống điện, sự cố có thể xảy ra bất cứ lúc nào đối với một
hay nhiều phần tử (có thể là các sự cố nhảy máy phát, đường dây, máy cắt hay ngắn mạch,...). Các
sự cố này có thể ảnh hưởng đến tần số, điện áp, độ an toàn cung cấp điện. Hậu quả có thể xảy ra
là quá tải, điện áp thấp hoặc cao, tăng/giảm tần số,... Do đó cần phải nghiên cứu, tính toán các sự
cố ngẫu nhiên trong hệ thống. Việc tính toán các sự cố ngẫu nhiên có tác dụng dự báo, phân tích độ
nguy hiểm của các sự cố này, đề ra các biện pháp loại bỏ hoặc giảm thiểu nguy cơ tiềm ẩn từ
chúng trong hệ thống điện.
Topo :Module tính tối ưu mạch vòng vận hành hở đưa ra vị trí mở mạch tối ưu trong mạch vòng
bằng cách thay đổi trạng thái đóng/mở của các thiết bị đóng cắt nhằm đạt được một trong các mục
tiêu: - Tối thiểu hóa tổn thất - Tối thiểu hóa chi phí - Đạt được các chỉ số tối ưu về độ tin cậy
Capo Module Tính toán tối ưu vị trí đặt tụ bù xác định vị trí đặt tụ và dung lượng bù nhằm tối thiểu
hóa chi phí bao gồm: chi phí do tổn thất điện; chi phí đầu tư, vận hành, bảo hiểm tụ; và chi phí phạt
do vi phạm điện áp gây ra.
RMô đun tính toán phục hồi cấp điện đưa ra trình tự thao tác đóng cắt để cách ly sự cố và phục hồi
cấp điện.
OPF Module tối ưu hóa trào lưu công suất tính toán điều chỉnh các thông số: Công suất tác dụng
của máy phát, công suất phản kháng của máy phát, vị trí đầu phân áp của MBA, dung lượng bù của
tụ để đạt được mục tiêu nhất định: tối thiểu hóa tổn thất, tối thiểu hóa chi phí, tối thiểu hóa sa thải
phụ tải. Bài toán có xét đến các giới hạn về điện áp và quá tải

You might also like