You are on page 1of 5

Thành phần mạng ZigBee:

Một mạng kiểu ZigBee gồm có 3 loại thiết bị:


* ZC (Zigbee Coordinator - Master):
- Là thiết bị gốc có khả năng quy định tất cả các thông số của mạng như kết cấu
mạng, cách đánh địa chỉ và lưu giữ bảng địa chỉ.
- Mỗi mạng chỉ có duy nhất một Coordinator và nó cũng là thành phần duy nhất có
thể truyền thông với các mạng khác.
* ZR (Zigbee Router - Slave):
- Chức năng định tuyến trung gian truyền dữ liệu (từ điểm nguồn tới điểm đích của
mạng), phát hiện và lập bản đồ các nút xung quanh, theo dõi, điều khiển, thu thập
dữ liệu như nút bình thường.
- Các router thường ở trạng thái hoạt động (active mode) để truyền thông với các
thành phần khác của mạng.
* ZED (Zigbee End Devide - Slave):
- Chỉ truyền thông với Coordinator hoặc Router ở gần nó, chúng được coi như
điểm cuối của mạng, có nhiệm vụ đọc thông tin/ hồi đáp lại Coordinator và Router.
Chúng không có chức năng định tuyến cũng như relay data from other devices.
- ZED có kết cấu đơn giản và thường ở trạng thái nghỉ (sleep mode) để tiết kiệm
năng lượng. Chúng chỉ được "đánh thức" khi cần nhận hoặc gửi một thông điệp
nào đó (duty cycling available).
- Các thiết bị này thường được chia làm 2 loại là FFD (Full Function Device) và
RFD (Reduced Function Device).
+ FFD (Full Function Device): Là thiết bị có đầy đủ các chức năng theo tiêu
chuẩn, bao gồm định tuyến, cảm biến cũng như các chức năng của một thiết bị
Coordinator. Trong mạng lưới Zigbee, một FFD thông thường phải luôn trong
trạng thái active và có thể hoạt động như một Coordinator, Router hoặc End
Device.
+ RFD (Reduced Function Device): có kết cấu đơn giản, chỉ có thể đóng vai
trò End Device trong một mạng ZigBee.
Mô hình mạng ZigBee:
Chuẩn ZigBee có 3 cấu hình mạng cơ bản, tùy vào từng ứng dụng cụ thể mà người
ta thiết lập mạng theo các cấu hình khác nhau:
1. Mạng hình sao (Star Topology):
- Mạng chỉ có một Coordinator (ZC) duy nhất và các End Device (ZED).
- Là loại mạng tập trung, tất cả các ZED (bao gồm cả FFD và RFD) đều được kết
nối trực tiếp với ZC và mọi sự trao đổi thông tin đều được thực hiện thông qua ZC
này, ZED không truyền trực tiếp dữ liệu cho nhau.
- Khi ZC được kích hoạt lần đầu tiên nó sẽ tự thiết lập một network riêng của mình
và trở thành bộ điều phối mạng PAN. Mỗi mạng hình sao có PAN ID riêng để hoạt
động độc lập.
- Ưu điểm:
+ Do được thiết kế chỉ bao gồm kết nối point – to – point, mạng hình sao
tương đối đơn giản và ít tốn kém chi phí trong việc thiết lập.
+ Khả năng đồng bộ cao.
+ Các điểm cuối là độc lập với nhau nên khi một điểm bị hư hại thì phần còn
lại vẫn hoạt động bình thường.
- Nhược điểm:
+ ZC tiêu tốn nhiều năng lượng hơn so với các nút mạng khác.
+ Mạng có tầm phủ sóng nhỏ (trong vòng bán kính 100m). Vì vậy chuẩn
IEEE 802.15.4 khuyến cáo chỉ nên sử dụng mạng hình sao cho các ứng dụng có
tầm nhỏ, ví dụ như tự động hóa tòa nhà – home automation, thiết bị ngoại vi cho
máy vi tính – personal computer peripherals, đồ chơi – toys and games.
2. Mạng hình lưới (Mesh Topology hay Peer – to – peer Topology):

- Mạng hình lưới bao gồm một Coordinate (ZC), các Router (ZR) và các End
Device (ZED).
- ZC là thiết bị đầu tiên có thể giao tiếp trên kênh, tuy nhiên mạng hình lưới cũng
cho phép mỗi thiết bị giao tiếp với bất kì thiết bị nào trong tầm phủ sóng của nó ➙
là loại mạng phân tán (decentralized).
- Mạng cho phép chuyển tiếp qua nhiều chặn (với trung gian là các ZR), đồng
nghĩa với việc phải có cơ chế vạch đường đi (routing algorithm).
- Có cơ chế tự phục hồi (self – healing): nếu bất kì đoạn nào trên đường truyền bị
hư hỏng, điểm nút sẽ tự phát hiện một đường truyền thay thế mới bằng cách nhảy
từ nút này sang nút lân cận khác cho đến khi thiết lập được kết nối.
- Có thể dễ dàng thay đổi tầm hoạt động bằng cách thêm/bớt các thiết bị mong
muốn vào mạng lưới.
- Ưu điểm:
+ Tầm hoạt động có thể linh hoạt thay đổi tùy theo mục đích sử dụng, nên
mạng lưới có thể hoạt động trong tầm rất rộng lớn như khuôn viên trường đại học,
trung tâm thương mại,…
+ So với mạng hình sao, việc sử dụng năng lượng và thông tin (resource
usage) trong mạng lưới hợp lý và công bằng hơn do quá trình truyền thông tin
không phụ thuộc vào một thiết bị hay điểm nút riêng biệt nào.
- Nhược điểm:
+ Chi phí lắp đặt cao.
+ Việc thiết lập cấu hình mạng, quản lí và ổn định tương đối phức tạp.
+ Tiêu thụ năng lượng lớn, do các điểm nút phải “thức giấc” liên tục khi có
thông tin truyền đến.
+ Dễ bị tấn công về mặt an ninh mạng. Do các thiết bị trong mạng lưới đều
liên kết với nhau, khi một nút xuất hiện lỗ hỏng an ninh, nguy cơ toàn hệ thống bị
tê liệt là rất lớn.
3. Mạng hình cây (Cluster Tree Topology):

- Là một dạng đặc biệt của cấu trúc hình lưới với phần lớn thiết bị trong mạng là
FFD, chỉ có một đường nối giữa hai nút và có cơ chế đồng bộ riêng trong từng
nhánh của cây.
- Một nhánh của cây bao gồm:
+ Một FFD làm nhiệm vụ như một Coordinate hay Router (thiết bị mẹ) cung
cấp tín hiện đồng bộ cho các thiết bị trong nhánh hoặc các Coordinator khác
+ Các RFD là End Devices, điểm cuối của nhánh (thiết bị con), được kết nối
trực tiếp vào thiết bị mẹ và chỉ giao tiếp với FFD duy nhất trong nhánh.
- Trong loại cấu hình mạng này,có thể có nhiều Coordinator (nhiều nhánh khác
nhau) nhưng chỉ có duy nhất một PAN Coordinator, là Coordinator lớn nhất, có
chức năng định danh toàn hệ thống mạng.
- Cách hình thành nên một mạng hình cây:
+ Bộ PAN Coordinator: hình thành nhánh đầu tiên của mạng cây bằng cách
tự thiết lập nó thành Cluster Head (CLH) với một CID bằng 0, sau đó chọn ra một
PAN ID chưa được dùng và phát các khung tín hiệu beacon sang các thiết bị lân
cận.
+ Một thiết bị thích hợp nhận được khung beacon có thể yêu cầu tham gia
vào mạng của CLH lập ra:
* Nếu bộ PAN Coordinator đồng ý yêu cầu, nó sẽ thêm thiết bị đó
thành một thiết bị con trong danh sách lân cận. Đồng thời thiết bị con này cũng
thêm bộ PAN Coordinator thành thiết bị mẹ của mình. Sau đó thiết bị con tiếp tục
phát các khung beacon sang lân cận. Các thiết bị khác nhận được tín hiệu có thể
tham gia vào mạng tại thiết bị con này.
* Trong trường hợp thiết bị không thể tham gia vào mạng tại CLH, nó
có thể tìm một thiết bị mẹ khác trong mạng.
+ Trong một hệ thống mạng rộng lớn, có thể tạo ra một Mesh network từ các
Cluster Tree network lân cận nhau. Lúc này, bộ PAN Coordinator có thể nâng cấp
một thiết bị khác trở thành CLH của một mạng hình cây mới gần sát với cái ban
đầu. Các thiết bị khác dần dần liên kết với nhau và trở thành một cấu trúc multi –
cluster network.
- Ưu điểm:
+ Mạng hình cây kế thừa ưu điểm của hai loại mạng hình sao (khả năng
đồng bộ cao, đường truyền tin cậy,…) và hình lưới ( khả năng co dãn về khoảng
cách địa lý, tầm hoạt động rất rộng,…)
+ Có đường truyền tin cậy do thiết bị mẹ luôn luôn giám sát trạng thái của
các thiết bị con trong nhánh, đồng thời các trạng thái kết nối đều được tổng hợp lại
giúp cho Coordinator chính dễ dàng nhận biết được trạng thái kết nối của toàn bộ
mạng.
- Nhược điểm:
+ Vì các thiết bị con chỉ có thể kết nối với thiết bị mẹ trong nhánh nên khi
thiết bị mẹ bị hư hại, các thiết bị con sẽ không thề giao tiếp với các thiết bị khác
cho dù khoảng cách giữa chúng rất gần ➙ nhánh bị tê liệt hoàn toàn.
+ Vì tất cả các luồng thông tin đều được tổng hợp tại Coordinator chính nên
dễ gây ra tắc nghẽn khiến cho việc sử dụng nguồn thông tin và tài nguyên kém cân
bằng.

You might also like