You are on page 1of 5

1. Mạng Ad Hoc là gì?

Mạng Ad Hoc còn gọi là Mạng không dây ad hoc (Wireless ad hoc network –
WANET hay Mobile ad hoc network – MANET) là một loại mạng không dây phân
tán. Mạng này không dựa trên cơ sở hạ tầng có sẵn từ trước, mỗi thiết bị (nút)
tham gia định tuyến mạng bằng cách chuyển tiếp dữ liệu cho nút khác. Thuật ngữ
ad hoc ngụ ý rằng, mạng này không dựa trên cơ sở hạ tầng có sẵn từ trước như
router trong mạng có dây hay điểm truy cập ngẫu nhiên trong những mạng không
dây được quản lý. Thay vào đó, mỗi thiết bị (nút) tham gia định tuyến mạng bằng
cách chuyển tiếp dữ liệu cho nút khác, vì thế việc quyết định nút nào chuyển tiếp
dữ liệu được thực hiện tự động dựa trên cơ sở kết nối mạng và thuật toán định
tuyến được sử dụng.
Trong Windows, Ad hoc là một chế độ giao tiếp cho phép các máy tính trực tiếp
giao tiếp với nhau mà không cần router. Vì các bước thiết lập mạng ad hoc khá
đơn giản, không cần tới những thiết lập cơ sở hạ tầng nên giúp các thiết bị tạo,
tham gia mạng nhanh chóng, mọi lúc, mọi nơi. Xem hình minh họa dưới đây:

2. Đặc điểm mạng Ad hoc không dây


Mỗi nút mạng có một giao diện vô tuyến và giao tiếp với nút mạng khác thông
qua sóng vô tuyến hoặc tia hồng ngoại. Mạng Ad hoc được hình thành bởi các nút
di động có khả năng phát hiện ra sự có mặt của các nút khác và tự định dạng để
tạo nên mạng mà không cần phải thông qua máy chủ quản trị mạng. Khi có một
nút ra khỏi mạng truyền dẫn của nút mạng khác, thông tin về nút đó sẽ được xóa
khỏi bảng định tuyến, nút mạng bị ảnh hưởng sẽ có thể yêu cầu một đường định
tuyến mới và hiệu chỉnh lại tuyến, vì thế nó đảm bảo được mạng sẽ không bị sập.
Mạng Ad Hoc có nhiều loại thiết bị (thiết bị cầm tay và thiết bị cố định) khác nhau
tham gia mạng nên các nút mạng không những phải phát hiện được khả năng kết
nối của các thiết bị, mà còn phải phát hiện ra được loại thiết bị, các đặc tính
tương ứng của các loại thiết bị đó như: khả năng tính toán, lưu trữ hay truyền dữ
liệu… Mỗi máy chủ vừa đóng vai trò là một hệ thống cuối cùng vừa hoạt động như
một hệ thống trung gian. Topo mạng thay đổi theo thời gian. Không cần cơ sở hạ
tầng từ trước như router trong mạng có dây. Mọi nút mạng đều có khả năng di
động. Các nút di dộng sử dụng nguồn năng lượng pin có hạn. Đặc điểm chung của
các thiết bị sử dụng trong Ad hoc là sử dụng nguồn năng lượng do pin cung cấp.
Đây là nguồn năng lượng có hạn, hơn nữa mọi hoạt động như thu phát vô tuyến,
truyền lại và dẫn đường đều tiêu thụ năng lượng. Điểm này được coi là một
nhược điểm của mạng Ad hoc. Mạng Ad hoc có thêm một nhược điểm là vùng
phủ sóng bị giới hạn, mọi người sử dụng phải nằm trong vùng có thể “nghe” được
lẫn nhau. Chất lượng kênh luôn thay đổi. Tính bảo mật không cao do truyền thông
trong không gian sử dụng sóng vô tuyến (radio) nên khó kiểm soát và dễ bị tấn
công hơn so với mạng có dây. Không có thực thể tập trung hay nói cách khác là
mạng phân bố, nó đáp ứng nhu cầu cầu truyền tin mang tính tạm thời nhằm mục
đích truyền tin trong thời gian ngắn.
3. Ứng dụng mạng Ad hoc
- Hỗ trợ các hoạt động tìm kiếm cứu hộ khẩn cấp, thay thế hạ tầng cố định
trong thời gian xảy ra thiên tai, thảm họa.
- Hướng dẫn giao thông, thông tin về thời tiết, đường xá.
- Thông tin liên lạc trên chiến trường
- Mạng tại các công trình xây dựng.
- Mạng không dây ở gia đình, văn phòng
- Mạng liên lạc trong cơ quan, bệnh viện
- Trao đổi thông tin trong các hội thảo, thuyết trình. Người sử dụng có thể
dùng các thiết bị di động để chia sẻ file, email cho nhau một cách dễ dàng.
- Truy cập internet ngoài trời.
- Mạng cảm biến trong các đồ dùng gia đình.
- Truyền thông tại những nơi xa trung tâm, các vùng sâu, vùng xa.

4. Phương pháp kiểm thử Ad hoc (Ad hoc testing)


Kiểm thử Ad hoc là phương pháp kiểm thử phần mềm dựa theo kinh
nghiệm – không theo một kế hoạch hoặc tài liệu hướng dẫn nào với mục
đích là tìm các “điểm chết” của hệ thống. Là phương pháp kiểm thử dạng
Black box (Kiểm thử hộp đen: là một phương pháp kiểm thử phần mềm
được thực hiện mà không biết được cấu tạo bên trong của phần mềm, xem
hệ thống như một chiếc hộp đen, không có cách nào nhìn thấy bên trong
của cái hộp). Đây là phương pháp kiểm thử không thông thường nên nó
không cần tài liệu yêu cầu, kế hoạch test, test case.

Buddy testing: Trong hình thức kiểm tra này, sẽ có hai thành viên tham gia,
một của đội kiểm thử (QA) và một của đội phát triển (Dev) cùng làm việc
trên một Modul nhằm xác định các khuyết tật trong Modul đó. Loại kiểm
thử này sẽ giúp cho bên phát triển (dev) hiểu được quan điểm test của
Tester, nắm bắt tất cả các thử nghiệm khác nhau để có thể thay đổi thiết kế
sớm nếu cần thiết, đồng thời Tester sẽ hiểu được thiết kế của modul, tránh
được việc thiết kế các kịch bản không hợp lệ, phát triển các trường hợp thử
nghiệm tốt hơn
Pair testing: Trong thử nghiệm này, hai Tester làm việc cùng nhau trên một
Modul với cùng một thiết lập thử nghiệm. Mục đích là để cả hai người cùng
suy nghĩ đưa ra ý tưởng và phương pháp để tìm ra lỗi đồng thời tạo các tài
liệu cần thiết cho những thứ quan sát được.

Monkey testing: Bằng cách kiểm tra ngẫu nhiên sản phẩm hoặc ứng dụng
mà không có test cases với mục tiêu phá vỡ hệ thống để đảm bảo rằng hệ
thống có thể chịu được mọi sự cố.

5. Cách thiết lập mạng Ad-Hoc

Các thiết bị sẽ tham gia vào mạng ad-hoc phải cài đặt adapter mạng không
dây. Họ cũng phải hỗ trợ mạng được lưu trữ.

Để xem bộ điều hợp không dây của bạn có lưu trữ hỗ trợ mạng hay không,
hãy tìm nó trong Command Prompt sau khi chạy lệnh netsh wlan show
drivers . Bạn có thể cần phải mở Command Prompt với tư cách quản trị
viên để lệnh đó hoạt động.

Lưu ý: Xem phiên bản Windows nào tôi có? nếu bạn không chắc chắn tập
hợp các hướng dẫn cần làm theo.

Windows 10 và Windows 8
Các phiên bản Windows này làm cho nó trở nên khó khăn hơn khi tạo một
mạng ad-hoc khi bạn so sánh quy trình với các hệ điều hành Windows trước
đó. Nếu bạn muốn thiết lập mạng ad-hoc theo cách thủ công mà không cần
sử dụng bất kỳ phần mềm nào khác nhưng Windows có sẵn, hãy làm theo
các bước sau:

1. Mở Command Prompt và nhậ p lệnh này, thay thế các tác phẩ m in nghiêng bằ ng tên
mạ ng và mậ t khẩ u củ a riêng bạ n cho mạ ng không dây:
1. netsh wlan set hostednetwork mode = cho phép ssid
= tên khóa mạng = mật khẩu
2. Bắ t đầ u mạ ng đượ c lưu trữ :
1. netsh wlan start hostednetwork
3. Trong Control Panel , điều hướ ng đến \ Network và Internet \ Network
Connections \ và vào tab Sharing củ a thuộ c tính kết nố i mạ ng (nhấ n chuộ t phả i để
tìm Properties ) để đánh dấ u hộ p cho phép người dùng mạng khác kết nối thông
qua kết nối Internet của máy tính này .
4. Chọ n kết nố i mạ ng đặ c biệt từ trình đơn thả xuố ng và chọ n OK trong bấ t kỳ lờ i
nhắ c đang mở nào.

You might also like