You are on page 1of 2

BÀI TẬP SỐ 1 – THÁI ĐỘ SỐNG 2

Tên môn học: Thái độ sống 2

A. Thông tin sinh viên:


1. Họ và tên: Trần Hoàng Anh
2. MSSV: B1800350
3. Nhóm (vd: N11): N15

B. Câu hỏi kiểm tra:


Câu 1: Khổ đau sinh ra từ đâu ? ( Khái niệm)
- “Cái nguyên nhân chính là dục tức là lòng ham muốn không có giới hạn như biển sâu không
đáy. Con người khổ vì ham muốn sống đời không chết nên cố luyện trường sanh bất tử, ham
muốn chiếm đoạt, ham muốn khoái lạc về vật chất lẫn tinh thần, ham muốn tình cảm, nói tóm
lại con người ham muốn đủ thứ hết dù phải rơi vào vòng tội lỗi”
Câu 2: Theo bạn, quan niệm “nghèo khổ”, hay “cực khổ” tức đã nghèo thì phải khổ, đã cực là
phải khổ có thật sự đúng hay không ? Vì sao người ta luôn gắn liền những cụm từ này với nhau ?
- Quan niệm “nghèo khổ”, hay “cực khổ” tức đã nghèo thì phải khổ, đã cực là phải khổ theo em
là chưa đúng vì : Người nghèo vì không chấp nhận cái nghèo, oán ghét cái nghèo, muốn giàu mà
không được cho nên họ khổ , còn Nhiều người so đo rằng sao tôi cực khổ quá vậy, họ gộp chung
cực với khổ trở lại thành một trong khi bản thân của sự cực nhọc chưa chắc đã là khổ.
- Người ta luôn gắn liền những cụm từ này với nhau vì: Trong cuộc sống đôi lúc họ làm quá cực
nhọc nhưng vẫn không khắm khá hơn, hay sinh ra bản thân đã nghèo Họ không biết làm như
thế nào chỉ biết so sánh, phân biệt tính toán quá nhiều, rồi kháng cự lại nó, họ muốn mình không
phải vất vả nhiều nhưng vẫn có đầy đủ mọi thứ như những người giàu có, nên họ khổ.
Câu 3: Làm thế nào để giảm bớt khổ đau ?
- Theo Đức phật để chấm dứt khổ, sự giải thoát tối cao và cuối cùng là cần phải dập tắt lửa tham,
sân, si. Khi hiểu thấu đáo Lý duyên khởi và rút ra được những hậu quả của nó, khi vòng xích bị
chặt đứt và sự mê đắm dẫn đến luân hồi được loại trừ thì khi ấy sự chấm dứt hoàn toàn và rốt ráo
khổ mới đạt được.
- Bồi đắp, phát triển một kiến thức vô cùng thâm sâu, gọi là TU TUỆ - tức là trí tuệ mà chỉ có thể
đạt được từ những kinh nghiệm trực tiếp của bản thân trong quá trình thực hành.
Câu 4: Giá trị của khổ đau ?
- Giá trị của khổ đau chính là nằm ở chỗ chỉ có khổ đau mới biết được hạnh phúc là gì Nhiều lúc
mình đang sống trong cảnh sung sướng nhưng quá quen quá nhàn với nó nên mình không trân
trong nó, không quý nó. Chỉ đến khi mất đi mình mới thấy nó thật có giá trị, thật là hạnh
phúc thật là vui vẻ.
-Giá trị của khổ đau là nằm ở chỗ đó là nhờ khổ đau vấp ngã mới thu nhận những kinh
nghiệm sâu sắc của cuộc đời. Làm bất cứ việc gì cũng vậy, chỉ có vấp ngã mới cho ta bài
học kinh nghiệm để tiếp tục con đường và hành trình ta đang đi thêm trọn vẹn.
-Giá trị của khổ đau làm cho con tâm hồn ta ngày thêm vững chãi, ổn định tâm ta giữa sóng
gió cuộc đời, nên người càng trưởng thành thì càng điềm tĩnh, và trưởng thành có được thông
qua kinh nghiệm và kinh nghiệm là những gì đúc kết của bao lần vấp ngã rút ra.
Câu 5: Khi làm bài tập này, bạn có cho là khổ đau hay không? Vì sao ?
-Khi em làm bài tập này em không cho là đau khổ vì đơn giản đây cũng chỉ là một thử thách nhỏ
mình cần phải hoàn thành nó và khi mình làm nó mình mới thật sự hiểu rõ vấn đề người giao bài
cho chúng ta muốn truyền đạt điều gì,từ đó giúp mình trở nên hiểu biết rõ hơn về vấn đề này

You might also like