You are on page 1of 15

Bài giảng chương trình Gặp gỡ Toán học 2015 tại Vũng Tàu

HÌNH PHẲNG OXY


TỪ KỲ THI ĐẠI HỌC ĐẾN THI OLYMPIC
(Lê Phúc Lữ, TP Hồ Chí Minh)
Trong những năm gần đây, bài toán hình giải tích Oxy trong kỳ thi ĐH đã có xu hướng sử dụng
các tính chất hình phẳng mà lâu nay gần như chỉ xuất hiện trong chương trình thi HSG. Trong số
các bài toán thi ĐH đó, có nhiều tính chất khá khó mà nếu khai thác trực tiếp rồi áp dụng để rèn
luyện kỹ năng hình phẳng trong các kỳ thi HSG sẽ rất có hiệu quả. Ta có thể thấy rằng với hình
giải tích phẳng, suy cho cùng, cũng là các bài toán dựng hình và tính chất thường không được chỉ
rõ mà đòi hỏi người làm Toán tự nghĩ ra. Đi sâu vào vấn đề đó, trong bài giảng bên dưới, chúng ta
sẽ cùng tìm hiểu một số tính chất và một số tình huống như thế.
Chú ý rằng trong các bài toán này, nếu không có giải thích gì thêm thì các yêu cầu của đề bài là
dựng các điểm bằng thước và compa, thông qua các phép dựng hình phổ biến.

I) Các ví dụ minh họa.


Bài toán 1. (Đề thi thử ĐH 2015)
Cho tam giác ABC có H là trực tâm và M là trung điểm của BC . Gọi D , E , F lần lượt là chân
đường cao đỉnh A, B, C của tam giác. Cho trước:

- Đường thẳng d1 đi qua E , F .


- Đường thẳng d 2 đi qua A, D .
- Vị trí của H , M .

Xác định vị trí điểm A.


Lời giải. Dưới đây, ta cùng tham khảo một số lời giải tiêu biểu cho bài toán.
Cách 1.

N E

F H

B D M C

1
BC AH
Gọi N là trung điểm AH thì ta có ME  MF  và NE  NF  nên MN chính là đường
2 2
trung trực của EF hay MN  d1 . Từ đó suy ra cách dựng:

(1) Vẽ đường thẳng qua M , vuông góc với d1 cắt d 2 tại N.


(2) Lấy đối xứng điểm H qua N , ta được A.
Cách 2.

F H O

B D M C

A'

Chú ý rằng nếu gọi AA là đường kính của đường tròn (O) ngoại tiếp tam giác ABC thì BHCA
là hình bình hành. Ta cũng có AA  EF nên có cách dựng sau:
(1) Dựng A đối xứng với điểm H qua M .
(2) Từ A kẻ đường thẳng vuông góc với d1 và cắt d 2 tại A.

Cách 3. Chú ý rằng H chính là tâm đường tròn nội tiếp tam giác DEF nên ta có cách dựng sau:

F H

B D M C

2
(1) Vẽ đường tròn tâm H và tiếp xúc với d1 .
(2) Dựng D là hình chiếu của M lên d 2 .
(3) Kẻ 2 tiếp tuyến của ( H ) từ D cắt d1 tại E , F .
(4) Đường thẳng qua E , vuông góc với EH cắt d 2 tại A.

Nhận xét.
Ở cách 3, ta thấy rằng vị trí trung điểm của M thực sự không quá cần thiết, chỉ cần M là điểm
nào đó nằm trên BC là đủ. Tuy nhiên, ở đây ta còn thấy rằng 4 thông tin ban đầu cho là hơi thừa,
ta có thể loại bớt điểm H đi và giữ nguyên các giả thiết cũng như yêu cầu còn lại.
Rõ ràng với tình huống không có điểm H , cả 3 lời giải trên đều “phá sản” và ta cần tìm một tính
chất mới mạnh hơn từ mô hình trên.
Bài toán 1a. Bỏ đi điểm H và giữ nguyên các giả thiết ban đầu, hãy dựng lại tam giác ABC.
Dưới đây, ta có 2 cách xử lý:
Cách 4. (của học sinh)

N E

F H

B D M C

Sử dụng tính chất trực giao của 2 đường tròn ( M ) và ( N ) đã nêu trong cách 1 của bài toán gốc.
Cụ thể là MEN  MFN  90. Ta có cách dựng như sau:

(1) Qua M , dựng đường thẳng vuông góc với d1 cắt d 2 ở N.


(2) Qua M , dựng đường thẳng vuông góc với d 2 ở D.
(3) Đường tròn đường kính MN cắt d1 ở E , F .
(4) Dựng tâm đường tròn nội tiếp H của tam giác DEF.
(5) Dựng A đối xứng với H qua N.
Cách 5. (của tác giả bài viết)
Trong cách này, ta sẽ sử dụng hàng điểm điều hòa và các tính chất của nó.

3
A

F H

K B D M C

Gọi K là giao điểm của EF , BC. Dễ thấy rằng ( K , D, B, C )  1 nên theo hệ thức Maclaurin thì
MD  MK  MB 2  MC 2 . (*) Ta đi đến cách dựng sau:

(1) Dựng đường thẳng d 3 qua M và vuông góc với d 2 (chính là đường thẳng BC ).
(2) Dựng K là giao điểm của d1 , d3 .
(3) Dựng đại lượng a  MD  MK , cũng chính là độ dài MB, MC .
(4) Đường tròn ( M , a ) cắt d1 ở E , F và cắt d 3 ở B, C .
(5) Dựng giao điểm A của BF , CE.

Nhận xét.
Ở đây, rõ ràng cách thứ 5 chưa hay bằng cách thứ 4 nhưng ý tưởng của nó khá gợi mở và có thể
sử dụng trong các tình huống tương tự khác. Trước khi phân tích các bài toán như vậy, ta thử
chứng minh đẳng thức (*) ở trên mà không dùng đến hàng điểm điều hòa.
Để làm được điều này, ta có thể xử lý các bài toán sau:
a) Gọi T là giao điểm của tia MH với đường tròn (O ). Chứng minh rằng BC , EF , AT đồng
quy tại K .
b) Gọi I , J lần lượt là giao điểm của AM với KH , (O ) . Chứng minh tứ giác BICJ là hình
bình hành.
c) Chứng minh rằng MD  MK  MB 2  MC 2 .
Gợi ý.
a) K chính là tâm đẳng phương của 3 đường tròn ( M ), ( N ), (O ).
b) Dễ thấy H là trực tâm tam giác AMK nên KI  AM . Gọi AA là đường kính của (O)
thì ta cũng có HI  AM , AJ  AM nên HIAJ là hình bình hành, dẫn đến MI  MJ .
c) Ta có MD  MK  MI  MA  MJ  MA  MB  MC.

4
A

E
N
T O
F H I

M
B C
K D

Từ một bài toán rất bình thường, ta đã khai thác khá kỹ và dẫn ra được nhiều tình huống thú vị.
Bài toán 2. (Đề ĐH Khối B, 2011)
Cho tam giác ABC có tâm đường tròn nội tiếp I . Đường tròn ( I ) tiếp xúc với BC , CA, AB lần
lượt tại D, E , F . Cho trước: B, D và đường thẳng d qua E , F , hãy dựng lại tam giác ABC.

Lời giải. Trong bài toán này, ta vẫn có thể giải bằng nhiều cách.
Cách 1.

F I

B C
D

5
Chú ý rằng BD  BF nên ta có cách dựng như sau:
(1) Dựng đường tròn ( B, BD) cắt d tại F .
(2) Dựng trung trực của DF cắt đường thẳng qua D , vuông góc với DB tại I .
(3) Dựng đường thẳng qua I vuông góc với d và cắt BF tại A.
(4) Dựng E thuộc d sao cho IE  IF .
(5) AE cắt BD tại C.
Cách 2. Trong cách này, ta kẻ DK vuông góc với d , K  d . Có thể chứng minh được rằng KD
là phân giác của góc BKC.
Việc chứng minh có thể dễ dàng thực hiện bằng cách dùng kiến thức THCS (kẻ BR, CS vuông
góc với d và sử dụng tam giác đồng dạng) hoặc dùng tính chất cơ bản của hàng điểm điều hòa
với chú ý rằng AD, BE , CF đồng quy (tại điểm Gergonne).

E
K
F
B'
I

B C
D

(1) Kẻ DK vuông góc với d , K  d .


(2) Gọi B  là điểm đối xứng với B qua KD.
(3) KB cắt BD tại C .
(4) Chọn E , F  d sao cho BD  BF , CD  CE .
(5) Dựng A là giao điểm của BF , CE.

Nhận xét. Rõ ràng ở đây, cách dựng sau vẫn cồng kềnh hơn và nếu xét về ý nghĩa hình giải tích,
nó cũng khó thực hiện hơn. Tuy nhiên, ta thử điều chỉnh giả thiết của bài toán một chút để thấy ý
nghĩa của nó. Chú ý rằng nếu đề cho trước điểm C , D thay vì B, D thì mọi việc vẫn tương tự nên
ta sẽ đổi hướng, thử tìm hiểu 2 bài toán sau:
Bài toán 2a. Đề cho trước D, M với M trung điểm BC. Giữ nguyên các giả thiết còn lại.

Bài toán 2b. Đề cho trước A, D . Giữ nguyên các giả thiết còn lại.

6
Cả 2 tình huống này đều có thể dùng sức mạnh của điều hòa.
Lời giải bài 2a. Gọi T là giao của EF , BC thì ta vẫn có (T , D, B, C )  1.

F I

C
T B D M

(1) Dựng T là giao điểm của d và DM .


(2) Dựng đại lượng a  MD  MT (theo hệ thức Maclaurin tương tự bài 1).
(3) Đường tròn ( M , a ) cắt MD tại B, C .
(4) Đến đây tiếp tục thực hiện như bài toán 2.
Lời giải bài 2b. Ở đây ta chú ý rằng nếu gọi S là giao điểm của AD và ( I ) thì tứ giác SEDF
điều hòa, suy ra ( A, R, S , D)  1 với R là giao điểm của AD và d . Từ đó, ta có cách dựng:

S E

F R I

C
B D

(1) Dựng R là giao điểm của AD và d .


AS RS
(2) Dựng S là điểm thỏa mãn  .
AD RD

7
(3) Dựng E , F trên d sao cho AE 2  AF 2  AS  AD .
(4) Dựng tâm I của đường tròn đi qua các điểm D, E , F .
(5) Đường thẳng qua D , vuông góc với ID cắt AE , AF lần lượt tại B, C.

Nhận xét.
Cách giải bài 2a ít nhiều cũng có liên hệ với ý tưởng của bài 1a ban đầu. Lời giải này còn khiến
chúng ta nhớ đến tính chất có sử dụng trong các kỳ thi trước đó:
(VMO 2010) Cho đường tròn (O) và cung BC cố định không là đường kính. Điểm A di động
trên cung lớn BC sao cho tam giác ABC nhọn không cân. Gọi D, E lần lượt là các chân đường
phân giác trong và ngoài của tam giác. Gọi I là trung điểm DE và H là trực tâm tam giác
ABC. Chứng minh rằng đường thẳng qua H , vuông góc với AI luôn đi qua một điểm cố định.
(ĐH khối D, 2014) Cho tam giác ABC có AD là phân giác trong và tiếp tuyến của ( ABC ) tại
A cắt BC ở E . Cho trước: điểm D , đường thẳng AB , đường thẳng AE . Dựng tam giác ABC .

Thách thức đặt ra ở đây là thử giải quyết bài toán 2a, 2b ở trên mà không sử dụng công cụ điều
hòa, chỉ sử dụng thuần túy cách kẻ đường phụ của THCS.
Bài toán 3. (Đề ĐH Khối D, 2013)
Cho tam giác ABC có M là trung điểm AB . Gọi H , D lần lượt là chân đường cao và đường
phân giác góc A . Cho trước: H , D, M , hãy dựng lại tam giác ABC.

Lời giải. Bài toán khá nhẹ nhàng và không có nhiều lời giải khác nhau ở đây.

M'

B H D C

(1) Dựng ( M , MH ) cắt đường thẳng HD tại B.


(2) Dựng A đối xứng với B qua M .
(3) Dựng M  là điểm đối xứng với M qua AD.
(4) Dựng C là giao điểm của AM  và HD.

8
Nhận xét. Tất nhiên nếu dừng lại ở đây thì bài toán không còn gì thú vị nữa. Từ bài toán trên, ta
thấy với 3 yếu tố H là chân đường cao, M là trung điểm cạnh, D là chân đường phân giác, có
thể có một số tình huống như sau:
(1) H , D thuộc cùng một cạnh và M thuộc cạnh khác.
(2) H , M thuộc cùng một cạnh và D thuộc cạnh khác.
(3) M , D thuộc cùng một cạnh và H thuộc cạnh khác.
(4) H , M , D thuộc ba cạnh khác nhau.
(5) H , M , D thuộc cùng một cạnh.

Các bài toán này cũng đã được nêu trong Wernick table năm 1982. Nhà toán học Walter Wernick
đã xây dựng hơn 100 tình huống dựng hình đặc thù và phân loại chúng là giải được hay không.
Thú vị là trong 5 bài toán vừa nêu trên, ông ấy đã xếp 2 bài là giải được và 3 bài còn lại thì không.
Một bài trong số đó là bài (1) cũng là đề thi thử ĐH của chúng ta vừa giải quyết, bài còn lại chính
là bài số (3). Ta sẽ cùng đi giải quyết bài toán khá thú vị này.
Bài toán 3a. Cho tam giác ABC có AD là phân giác, M là trung điểm BC và BH là đường
cao. Cho trước: H , D, M , hãy dựng lại tam giác ABC.

E B D M C

Bài toán này tuy ít nhiều khó hơn bài toán gốc, nhưng cũng không quá thử thách, ta có thể xử lý
như sau (sử dụng tính chất trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền, cũng như tính
chất của đường phân giác trong tam giác):
(1) Dựng ( M , MH ) cắt DM tại B, C.
DB
(2) Dựng E là điểm chia ngoài đoạn BC , tức là EB  EC .
DC
(3) Đường tròn đường kính DE cắt CH tại A.
Các bạn thử giải quyết các bài toán còn lại xem chúng khó đến đâu nhé!
Bài toán 4. (Đề thi ĐH khối A, 2014)
Cho hình vuông ABCD có M là trung điểm CD , N là điểm chia trong BD theo tỉ lệ 1: 3 . Cho
trước: M , N , hãy dựng lại hình vuông ABCD.

9
Lời giải. Bài toán này ngay từ đáp án cũng như các cách tiếp cận thông thường đều có sử dụng đại
số. Ta thử một cách tiếp cận hình học cho nó như sau:
Cách 1. (của tác giả bài viết) Gọi P là trung điểm của BC thì ta có MP, NP lần lượt là các đường
trung bình của tam giác BCD, IBC , trong đó I là giao điểm 2 đường chéo của hình vuông.

Từ đó, ta có MP  NP và MP  2NP .

A
B
N

I
P

D M C

Ta sẽ dựng điểm P thỏa mãn các tính chất này (sử dụng thêm tính chất đường phân giác).

M N
T

(1) Dựng Q là điểm sao cho tam giác MNQ vuông cân tại Q .
(2) Dựng T chia trong đoạn MN theo tỉ lệ 2:1.
(3) Đường thẳng QT cắt đường tròn đường kính MN ở P.

Khi đã dựng được P thì có thể dễ dàng dựng được các điểm còn lại.

10
Cách 2. (của học sinh) Gọi P là trung điểm của AI thì dễ dàng chứng minh được DMNP là hình
bình hành. Khi đó, ta có DP  MN . Ngoài ra, do AI  DN , NP  AD nên P cũng là trực tâm
tam giác ADN . Suy ra DP  AN và AN  MN .
Chú ý thêm rằng DP  AN từ các tam giác bằng nhau nên có ngay tam giác AMN vuông cân tại
N . Dựng được A thì các điểm còn lại sẽ đơn giản.

A
B
P N

D M C

Nhận xét. Trong cả 2 lời giải trên, ta thấy rằng có 1 ý tưởng đươc sử dụng là: Khi có 2 trung điểm
nằm rời nhau, không tạo thành đường mô hình đường trung bình, ta có thể dựng thêm trung điểm
thứ 3 để kết nối các điểm đó lại và tạo thành các tính chất quan trọng.
Dưới đây, ta xét một số bài toán cũng có cùng ý tưởng là dựng thêm trung điểm thứ 3 như thế:
Bài toán 4a. Cho hình chữ nhật ABCD có H là hình chiếu của B lên AC . Gọi M , N lần lượt
là trung điểm của AH , CD. Chứng minh rằng BMN là góc vuông.

Bài toán 4b. Cho tam giác ABC cân tại A có M là trung điểm BC . Gọi H là hình chiếu của
M lên AC và K là trung điểm MH . Chứng minh rằng AK vuông góc với BH .
Bài toán 4c. Cho hình thang ABCD có đáy AB, CD . Đường chéo AC vuông góc với cạnh bên
AD . Gọi I là giao điểm của 2 đường chéo và J là giao điểm của 2 cạnh bên kéo dài. Cho trước:
đường thẳng d đi qua I , J , trung điểm M , N lần lượt của BD, BC . Dựng hình thang ABCD .

Trước khi kết thúc bài này, ta thử tìm hiểu một bài toán khác có cách giải “kinh điển” bằng đại số
liên quan tới hình vuông như sau:
Bài toán 4d. Cho hình vuông ABCD có các điểm M  AB, N  BC , P  CD, Q  DA . Cho trước
các điểm M , N , P, Q , hãy dựng lại hình vuông ban đầu.

Bài toán này có thể giải theo kiểu sử dụng hình học giải tích bằng cách đặt u  (a, b) là vector chỉ
phương của AB rồi viết phương trình các đường, sử dụng tính chất khoảng cách bằng nhau để tìm
mối liên hệ giữa a , b.

11
A M B

D R P C

Ở đây, ta có thể dựng hình thuần túy bằng cách chú ý rằng nếu chọn điểm R sao cho MR  NQ
và MR  NQ thì khi đó R  CD .

Đến đây, việc dựng hình là hoàn toàn đơn giản. Và tất nhiên, vẫn còn rất nhiều bài toán tương tự
như thế này đang chờ chúng ta giải quyết, các bạn chủ động tìm thử nhé!
Bài toán 5. (Đề thi thử ĐH 2015)
Cho tam giác ABC nhọn có H và O lần lượt là trực tâm và tâm đường tròn ngoại tiếp. Gọi D, E
lần lượt là hình chiếu của A, B lên cạnh đối diện. Cho trước: H , O , đường thẳng d1 là trung trực
của DF và đường thẳng d 2 là đường cao AH , dựng tam giác ABC .

Lời giải.

E
d1

F H
O
d2
C
B D

12
Nếu bài toán cho trung trực của EF thì mọi việc sẽ vô cùng dễ dàng. Theo ý tưởng của bài toán
1, điểm A sẽ dựng được đầu tiên.
Tuy nhiên, ở đây lại cho trung trực của DF , không chung đỉnh với đường cao AH . Để giải quyết
tình huống này, ta chú ý rằng: góc nhọn tạo bởi d1 , d 2 cũng bằng góc A .

Ngoài ra, AH  2R cos A với R là bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC nên ta có:
AH
 2 cos A . Do góc giữa d1 , d 2 là xác định được nên ta dựng được tỉ số k  2cos A , từ đó ta có
AO
cách dựng cho bài toán này như sau:

(1) Dựng góc  tạo bởi d1 , d 2 và tỉ số k  2cos  .


(2) Dựng đường tròn Apollonius tỉ số k trên đoạn OH .
(3) Dựng giao điểm A của d1 và đường tròn trên.
1
(4) Dựng M sao cho OM  AH .
2
(5) Đường tròn (O, OA) cắt đường thẳng qua M , vuông góc với OM tại B, C.

Rõ ràng, bài toán sử dụng các kết quả không khó nhưng lạ, đòi hỏi phải phân tích kỹ vào mô hình
mới có thể xử lý trọn vẹn được.
Tiếp theo, ta xem xét một bài toán rất thú vị như sau:
Bài toán 5a.

(Đề thi Sharygin, 2015) Cho tứ giác ABCD có E là giao điểm 2 đường chéo. Gọi O1 , O2 lần lượt
là tâm đường tròn ngoại tiếp các tam giác ABE , DAE. Gọi I1 , I 2 lần lượt là tâm đường tròn nội
tiếp các tam giác BCE , DAE. Cho trước O1 , O2 , I1 , I 2 , hãy dựng tứ giác ABCD.

Kỳ thi Sharygin của Nga diễn ra lần đầu tiên vào năm 2005 và cho đến nay, đã trải qua 11 lần tổ
chức. Kỳ thi này có 2 vòng là sơ loại và chung kết, đều giải các bài toán hình học đủ thể loại với
2 mức là: Junior và Senior. Vài năm trở lại đây, Ban tổ chức đã “mở cửa” cho các thí sinh nước
ngoài tham gia vào và Việt Nam cũng đã nhiều lần có học sinh tham gia. Năm 2013, đã có 1 học
sinh đạt giải 3 tại kỳ thi chung kết diễn ra tại Moscow.
Bài toán nêu trên chính là bài khó nhất trong kỳ thi vòng loại năm nay của Sharygin, đề gốc như
sau: “The diagonals of a convex quadrilateral divide it into four triangles. Restore the
quadrilateral by the circumcenters of two adjacent triangles and the incenters of two mutually
opposite triangles.”
Chúng ta sẽ cùng phân tích lời giải của bài toán này:
Bài toán khá mới lạ và thú vị. Nếu quan sát kỹ, ta có thể thấy rằng:

- I1 , E , I 2 thẳng hàng (phân giác góc BEC ).


- O1O2 chính là trung trực của AE .

13
Như thế, ta sẽ tập trung vào tam giác ADE vì có khá nhiều thông tin liên quan đến nó: phân giác
1 góc, trung trực của 1 cạnh, tâm đường tròn ngoại tiếp và nội tiếp.

B
O1

A
E
I1
I2
O2

D C

Tuy nhiên, nếu đối chiếu lại thì rõ ràng tam giác ADE đó cũng chính là tam giác DEF của bài
toán 5 nêu trên bởi vì:

- Đường thẳng d1 chính là trung trực cạnh DF.


- Đường thẳng d 2 chính là phân giác góc EDF.
- H là tâm đường tròn nội tiếp tam giác DEF .
- Trung điểm OH (tâm Euler) chính là tâm ngoại tiếp tam giác DEF .
Từ đây, sử dụng ý tưởng của bài thi thử ĐH ở trên, ta có thể giải quyết được bài toán trong đề thi
Sharygin một cách dễ dàng. Quả thật rất thú vị!
Dưới đây là một số bài toán tương tự giúp rèn luyện thêm. Thông qua các bài toán, chúng ta có thể
dừng lại khai thác, mở rộng để cố gắng phát hiện nhiều tính chất mới, nhiều cách tiếp cận hay
nhằm trao dồi thêm kỹ năng hình học cũng như tư duy giải quyết vấn đề.

II) Các bài tập tự luyện.


Bài 1. Cho tam giác ABC có M là trung điểm BC . Gọi D là hình chiếu của M lên AC . Đường
tròn ngoại tiếp tam giác ABD cắt BC ở E . Cho trước: C , E và đường thẳng d đi qua A , hãy
dựng lại điểm A.
Bài 2. Cho hình vuông ABCD có M , N thuộc đoạn AC sao cho AC  3AM  4 AN . Cho trước:
đường tròn ngoại tiếp tam giác BMN và điểm I nằm trên trung trực của AB . Dựng lại hình
vuông ban đầu.

14
Bài 3. Cho tam giác ABC có I , J lần lượt là tâm đường tròn nội tiếp và bàng tiếp góc A của tam
giác ABC . Cho trước I , J , hãy dựng tam giác ABC nếu biết thêm:

a) Tâm đường tròn ngoại tiếp O của tam giác.


b) Điểm A .
c) Điểm B.
d) (Sharygin 2014) Hình chiếu H của A lên BC .
Bài 4. Cho tam giác ABC có M là trung điểm BC và D, E lần lượt là các chân đường cao kẻ từ
B, C của tam giác. Cho trước: M , A và đường thẳng d đi qua DE , hãy dựng B, C.

Bài 5. (Sharygin, 2012) Dựng tam giác ABC biết A và chân đường phân giác trong góc B, C .

Bài 6. (Đề thi thử ĐH)


a) Cho hình bình hành ABCD có H là trực tâm tam giác BCD và I là tâm đường tròn ngoại tiếp
tam giác ABD. Gọi M là trung điểm của BC . Cho trước: H , I , M và đường thẳng d đi qua B ,
hãy dựng lại hình bình hành.
b) Cho tam giác ABC có tâm đường tròn ngoại tiếp I . Điểm D đối xứng với A qua BC và có
H là trực tâm tam giác DBC. Gọi M là trung điểm BC và HM , DI cắt nhau ở G . Cho trước:
I , H và G , hãy dựng lại tam giác ABC.

c) Hỏi hai bài toán trên có liên hệ gì với nhau?


Bài 7. Cho hình bình hành ABCD có N là trung điểm CD và điểm M chia trong đoạn AC theo
tỉ lệ 1: 3 . Gọi H là điểm đối xứng với N qua C . Biết rằng 3AC  2 AB . Cho trước: d là đường
thẳng BN , điểm M và đường thẳng l đi qua H .
Bài 8. (Đề thi thử ĐH)
a) Cho tam giác ABC cân tại A có M là trung điểm của BC . Điểm D thuộc tia đối của tia BA
và điểm N thuộc tia AC sao cho BD  CE. Cho trước: M , D, E và điểm F nằm trên phân giác
góc A của tam giác, hãy dựng lại tam giác ABC.
b) Hãy giải lại bài toán trên khi bỏ đi giả thiết tam giác cân.
Bài 9.
a) Cho tam giác ABC có D , E , F lần lượt là các chân đường phân giác trong của A, B, C . Biết
rằng DEF vuông cân tại D , chứng minh rằng tam giác ABC cũng vuông cân tại A.
b) Cho trước tam giác DEF vuông cân tại D , dựng tam giác ABC nhận D , E , F là các chân
đường phân giác trong.
c) Thử giải bài toán b ở trên trong trường hợp không có tính chất vuông cân của tam giác DEF .

15

You might also like