You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG ĐỊA LÍ 12 (2019-2020)

1. Gió mùa + hệ quả:


Gió Hướng Nguồn gốc Thgia Phạm Tính chất, ảnh hưởng
mùa gió n hđ vi hđ
Gió Đông Trung tâm áp cao tháng từ dãy - Tính chất: mùa dông lạnh
mùa Bắc Xibia XI Bạch - Ảnh hưởng: tạo mùa đông lạnh ỏ Miền Bắc
mùa đến Mã trở + nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô
đông tháng ra Bắc + nửa sau mùa đông lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven
IV biển và đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ
năm
Tín phong bán sau Từ Đà gây mưa cho ven biển Trung Bộ, trong khi Nam Bộ và
cầu Bắc Nẵng Tây Nguyên là mùa khô
trở vào
Gió Tây Nửa đầu mùa hạ: Tháng Cả Nóng ẩm:
mùa Nam khối khí nhiệt V-VII nước + gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên
mùa (riêng đới ẩm từ Bắc + gây ra hiệu ứng phơn khô nóng cho vùng đồng bằng ven
hạ Bắc Bộ Ấn Độ Dương biển miền Trung và phía Nam khu vực Tây Bắc
có áp cao cận chí Tháng Nóng ẩm:
hướng tuyến bán cầu VI-X + gây mưa lớn kéo dài cho vùng đón gió ở Nam Bộ và
Đông Nam (qua vùng Tây Nguyên
Nam) biển xích đạo) + cùng với dải hội tụ nhiệt đới, gây mưa cho cả 2 miền
Nam, Bắc và mưa vào tháng IX cho Trung Bộ
*Hệ quả:
- Tạo ra sự phân mùa khí hậu:
+ Miền Bắc có sự phân chia thành mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều.
+ Ở miền Nam có 2 mùa: mùa mưa và mùa khô rõ rệt.
+ Giữa Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô.

2. Biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần địa hình, sông ngòi
a) Địa hình
- Xâm thực mạnh ở miền đồi núi.
+ Trên các sườn dốc mất lớp phủ thực vật, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá.
+ Ở vùng núi đá vôi hình thành địa hìnhcacxtơ với các hang động, suối cạn, thung khô. Các vùng thêm phù sa cổ
bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng.
- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông, rìa phía đông nam đồng bằng châu thổ sông Hồng và phía tây nam đồng
bằng châu thổ sông Cửu Long hằng năm lấn ra biển từ vài chục đến gần trăm mét.
-> quá trình xâm thực – bồi tụ là quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình Việt Nam hiện tại
b) Sông ngòi
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, chỉ tính những con sông có chiều dài trên 10km thì nước ta đã có tới 2360 sông.
Dọc bờ biển, trung bình cứ 20km lại gặp một cửa sông. Sông ngòi nước ta nhiều, nhưng chủ yếu là sông nhỏ.
- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa.
+ Tổng lượng nước là 839 tỉ m3/năm (trong đó 60% lượng nước là từ phần lưu vực nằm ngoài lãnh thổ).
+ Tổng lượng phù sa hằng năm của sông ngòi trên lãnh thổ nước ta là 200 triệu tấn.
- Chế độ nước theo mùa: Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng với mùa khô. Chế độ mưa thất
thường làm cho chế độ dòng chảy sông ngòi cũng diễn biến thất thường.

3. Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống:
a) Hoạt động sản xuất nông nghiệp:
- Thuận lợi: nền nhiệt cao, độ ẩm lớn, mưa nhiều tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp lúa nước, thâm canh
tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi.
- Khó khăn: thời tiết thất thường (thiên tai mưa bão, lũ lụt, hạn hán, rét đậm rét hại…) gây khó khăn cho hoạt động
canh tác, thời vụ, phòng chống thiên tai; độ ẩm lớn là môi trường thuận lợi cho dịch bệnh phát triển ảnh hưởng đến
cây trồng vật nuôi.
b) Hoạt động sản xuất khác và đời sống:
- Thuận lợi: để phát triển các ngành kinh tế như lâm nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải, du lịch...đồng thời đẩy
mạnh các hoạt động khai thác, xây dựng nhất là vào mùa khô
- Khó khăn:
+ Hoạt động giao thông, du lịch, công nghiệp khai thác… chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế
độ nước sông ngòi.
+ Độ ẩm cao gây khó khăn cho việc bảo quản máy móc thiết bị, nông sản.
+ Thiên tai bão lũ, nhạn hán gây tổn thất nặng nề tới mọi ngành sản xuất, về người và tài sản.
+ Các hoạt động thời tiết thất thường như dông, lốc, sương muối, rét hại… cũng ảnh hưởng lớn đến sản xuất và
đời sống.
+ Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái.

4. Đặc điểm thiên nhiên nổi bật của phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam:
Phần lãnh thổ phía Bắc Phần lãnh thổ phía Nam
Giới từ dãy Bạch Mã trở ra từ dãy Bạch Mã trở vào
hạn
Khái khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông khí hậu cận xích đạo gió mùa.
quát lạnh.
Khí -nhiệt độ trung bình năm trên 20 oC - quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm trên 25oC và
hậu - đo ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên không có tháng nào dưới 20oC. - biên độ nhiệt độ trung
khí hậu trong năm có mùa đông lạnh với 2-3 bình năm nhỏ.
tháng nhiệt độ trung bình <18oC, nhất là ở - khí hậu gió mùa thể hiện ở sự phân chia thành hai mùa
trung du miền núi Bắc Bội và đồng bằng Bắc mưa và khô, đặc biệt rõ từ 14oB trở vào.
Bộ
- Biên độ nhiệt trung bình năm lớn 12oC
Cảnh -tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới gió mùa. - tiêu biểu là đới rừng cận xích đạo gió mùa.
quan - do sự phân bố nóng lạnh: - thành phần thực vật, động vật phần lớn thuộc vùng xích
+ mùa đông: lạnh, ít mưa, lá rụng đạo và nhiệt đới từ phương Nam (nguồn gốc Mã Lai-
+ mùa hạ: nắng, nóng, mưa nhiều, câyxanh Inđônêxia) đi lên hoặc từ phía tây (Ấn Độ -Mianma) di
tốt cư sang.
- Trong rừng, thành phần loài nhiệt đới chiếm - Trong rừng xuất hiện nhiều loài cây chịu hạn, rụng lá
ưu thế, ngoài ra còn có các loài cây cận nhiệt vào mùa khô như các loài cây thuộc họ Dầu.
như dẻ, re, các loài cây ôn đới như sa mu, pơ - có nơi hình thành loại rừng thưa nhiệt đới khô, nhiều
mu; các loài thú có long dày như gấu, chồn…. nhất ở Tây Nguyên.
- Ở vùng đồng bằng, vào mùa đông trồng - động vật tiêu biểu là các loài thú lớn vùng nhiệt đới và
được cả rau ôn đới. xích đạo như voi, hổ, báo, bò rừng…Vùng đầm lầy có
trăn, rắn, cá sấu…
5. Suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta. Các biện pháp:
* Suy giảm đa dạng sinh học: Sinh vật tự nhiên ở nước ta có tính đa dạng cao. Sự suy giảm tính đa dạng sinh học
của nước ta biểu hiện ở các mặt: suy giảm số lượng, thành phần loài, kiểu hệ sinh thái và nguồn gen
+ Thực vật giảm 500 loài trên 14500 loài đã biết, có nguy cơ tuyệt chủng là 100 loài
+ Thú giảm 96 loài trên 300 loài đã biết, có nguy cơ tuyệt chủng là 62 loài
+ Chim giảm 57loài trên 830 loài đã biết, có nguy cơ tuyệt chủng là 27 loài
+ Nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước, đặc biệt nguồn hải sản của nước ta cũng bị suy giảm rõ rệt.

- Nguyên nhân: khai thác quá mức, ô nhiễm môi trường (nhất là môi trường nước)
- Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học:
+ Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên
+ Ban hành Sách đỏ Việt
+ Quy định trong việc khai thác đối với gỗ, ĐV, thủy hải sản

6. Thời gian hoạt động và hậu quả của bão ở Việt Nam cùng biện pháp phòng chống ?
a) Hoạt động của bão ở Việt Nam:
- Trên toàn quốc, mùa bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, bão sớm vào tháng V và muộn sang tháng
XII, nhưng cường độ yếu.
- Bão tập trung nhiều nhất vào tháng IX, sau đó đến các tháng X và tháng VIII. Tổng số cơn bão của hai tháng này
chiếm tới 70% số cơn bão trong mùa.
- Mùa bão ở Việt Nam chậm dần từ Bắc vào Nam. Bão hoạt động mạnh nhất ở ven biển Trung Bộ.
-Trung binh mỗi năm có 3-4 cơn bão đổ bộ vào vùng biển nước ta, năm nhiều có 8 - 10 cơn.
b) Hậu quả của bão ở Việt Nam
- Bão thường có gió mạnh và mưa lớn. Lượng mưa trong một cơn bão thường đạt 300 - 400mm, có khi tới lên 500
- 600mm.
-Trên biển, bão gây sóng to dâng cao 9 - 10m, có thể làm lật úp tàu thuyền.
- Gió bão làm mực nước biển dâng cao tới 1,5 - 2m, gây ngập mặn vùng nước biển. Nước dâng tràn đê kết hợp với
nước lũ do mưa lớn trên nguồn dồn về làm ngập lụt trên diện rộng.
- Bão lớn, gió giật mạnh tàn phá cả những công trình vững chắc như nhà cửa, công sở, cầu cống, cột điện cao thế...
- Hằng năm, bão gây nhiều thiệt hại về người và tài sản
c) Biện pháp phòng chổng
- Dự báo được khá chính xác quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão.
- Khi có bão, các tàu thuyền trốn biển phải gấp rút trở về đất liền hoặc tìm nơi trú ẩn.
- Vùng ven biển cần cũng cố công trình đê biển.
- Nếu có bão mạnh cần khẩn trương sơ tán dân.
- Chống bão phải luôn kết hợp với chống lụt, úng ở đồng bằng và chống lũ, chống xói mòn ở miền núi.

You might also like