You are on page 1of 30

TRẮC NGHIỆM

DƯỢC LÝ
đáp án cuối sách

Bài 1

1. Điều nào không phải là cơ chế của sự hấp thu thuốc?

A. Sự khuếch tán qua lớp lipid

B. Sự thủy giải trong môi trường nước

C. Sự khuếch tán qua các khe giữa các tế bào.

D. Sự ẩm bào

E. Sự thực bào

2. Một đứa bé bị ngộ độc promethazine là một base có pKa = 9,1. Phát biểu nào dưới đây là
đúng?

A. Sự đào thải qua nước tiểu tăng khi sử dụng NH4­Cl

B. Sự đào thải nước tiểu tăng nếu sử dụng NaHCO3

C. Thuốc được uon hóa ở pH máu nhiều hơn ở pH dạ dày

D. Promethazine được hấp thu ở dạ dày tốt hơn ở ruột non

E. Thẩm tách máu là cách duy nhất để trị quá liều promethazine.
3. Aspirin là một acid yếu có pKa = 3,5. Có bao nhiêu phần trăm liều dùng của aspirin dưới
dạng tan trong lipid ở pH dạ dày là 2,5:

A. Khoảng 10% B. Khoảng 20%

C. Khoảng 40% D. Khoảng 90% E. Khoảng 95%

4. Tất cả các phát biểu dưới đây về đường sử dụng thuốc là chính xác, ngoại trừ:

A. Thuốc trụ hen suyễn dạng kh1i dung thường gây nhiều tác dụng có hại hơn dạng uống.

B. Với cùng một liều, đường tiêm bắp đạt nồng độ trong máu nhanh hơn đường uống.

C. Tác động vượt qua lần đầu là kết quả chuyển hóa thuốc sau khi cho thuốc vào cơ thể và
trước khi thuốc vào hệ tuần hoàn

D. Sinh khả dụng đường uống kém hơn sinh khả dụng đường tiêm tĩnh mạch

E. Hấp thu bằng đường thấm qua da sẽ chậm nhưng ít tác động vượt qua lần đầu hơn đường
uống.

5. Phát biểu nào không đúng về sự hấp thu đường trực tràng?

A. Năng lực hấp thu của đường trực tràng cao hơn đường uống nên liều dùng nhỏ hơn đường
uống

B. Tránh được một phần tác động của gan nên thích hợp cho các thuốc bị phân hủy khi dùng
đường uống

C. Không được dùng penicillin bằng đường trực tràng vì bị penicillinase phân hủy

D. Sử dụng đường trực tràng khi thuốc có mùi vị khó chịu hay bệnh nhân nôn mửa

E. Ngày nay đường trực tràng được sử dụng để có tác động toàn thân

6. Các tính chất sau đây là của sự vận chuyển chủ động, ngoại trừ:

A. Đi ngược bậc thang nồng độ

B. Tuân theo định luật khuếch tán Fick

C. Tốn năng lượng

D. Cần chất vận chuyển nằm trên màng

E. Có hiện tượng bão hòa và cạnh tranh

Bài 3
1. Với chế độ liều dùng đã được lặp lại mỗi t 1/2 . Ngay trước khi dùng liều thứ 3, nồng độ
bền vững cuaả thuốc trong máu là bao nhiêu phần trăm

A. 50% B. 40% C. 75% D. 82,5% E. 90%

2. Những chế phẩm ở những lô khác nhau có cùng sinh khả dụng khi chúng:

A. Có cùng tính chất hóa học

B. Khi chúng đạt được tính chất lý hóa do dược điển quy định

C. Khi được công nhận bởi FDA (Food and Drug Administration)

D. Khi có cùng nồng độ thuốc trong máu và trong mô

E. Tất cả đều đúng

3. Tất cả các phát biểu sau đây về thể tích phân phối Vd là đúng, ngoại trừ:

A. Vd liên quan đến nồng độ thuốc trong máu so với số lượng thuốc trong cơ thể

B. Vd là thể tích tuần hoàn cơ thể trong đó thuốc được phân phối

C. Vd có thể thay đổi theo tuổi

D. Vd có thể thay đổi theo bệnh tật

E. Tất cả sai

4. Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến sinh khả dụng thuốc dùng đường uống

A. Tỉ lệ thuốc hấp thu ở ruột B. Sự chuyển hóa ở ruột

C. Sự chuyển hóa thuốc ở ruột và gan D. Sự đào thải thuốc qua mật

E. Tất cả đều đúng

5. Nếu thể tích phân phối Vd = 0,2l/kg và clearance là 50ml/phút ở người 70kg. Vậy thời gian
bán thải t ½ bằng bao nhiêu?

A. 1,5 giờ B. 3,2 giờ C. 4 giờ D. 7,2 giờ E. 8,5 giờ

Bài 4

1. Nếu không có thuốc khác, pindolol làm tăng nhịp tim do hoạt hóa receptor b. Tuy nhiên, có
một chất kích thích b mạnh thì pindolol gây giảm nhịp tim thuận nghịch, phụ thuộc liều, như
vậy pindolol có thể là:

A. Chất đối kháng không thuận nghịch B. Chất đối kháng hóa học

C. Chất đối kháng sinh lý D. Chất chủ vận từng phần


E. Chất đối kháng cạnh tranh

2. Tất cả các phát biểu về chất chủ vận đều đúng, ngoại trừ

A. Hoạt tính của nó dựa vào cấu trúc hóa học hơn là cấu trúc vật lý

B. Toàn bộ phân tử của nó gắn vào receptor nội sinh

C. Chất chủ vận chỉ gây được hoạt tính khi gắn vào receptor

D. Một sự thay đổi nhó ở phần cấu trúc có hoạt tính có thể làm mất hoạt tính của thuốc

E. Chất chủ vận có ái lực càng cao với receptor thì đáp ứng sinh học càng lớn

3. Sự ngừng đột ngột b-blocker có thể gây tăng hoạt tính giao cảm quá độ và đưa đến tử
vong. Lời giải thích nào về hiện tượng trên được coi là hợp lý:

A. Chủ yếu do mất tác động đối kháng của b-blocker

B. Do tăng tổng hợp receptor b trong thời gian sử dụng b-blocker

C. b-blocker là chất cảm ứng enzume chuyển hóa catecholamine

D. Do tăng tổng hợp catecholamine sau khi ngừng b-blocker

E. Tất cả đều sai

4. Sự giảm tác dụng trị hen suyễn của b-agonist khi sử dụng lâu dài là do

A. Tăng hoạt tính enzyme chuyển hóa b-agonist

B. Giảm tổng hợp receptor b

C. Hiện tượng không dung nạp thuốc

D. Một sự cân bằng giữa receptor a và b

E. Tăng đào thải b-bloker qua nước tiểu

5. Khi dùng GnRH (Gonadotropin Releasinh Hormone) theo nhịp sinh lý (dùng cách quãng)
làm tăng tiết hormone tuyến yên. Khi dùng GnRH mỗi ngày (dùng liên tục) trong thời gian
dài làm giảm tiết hormone tuyến yên. Cơ chế nào giải thích cho điều trên:

A. Hiện tượng bão hòa receptor B. Điều hòa xuống receptor

C. Điều hòa lên receptor D. Chỉ có A và C đúng

E. Chỉ có B và C đúng

Bài 5
1. Độc tính của digitalis tăng rõ rệt bởi:

A. Spinonolacton B. Procain C. Captoril D. Hydrochlorothiazid

E. Propranolol

2. Thiazid thường giảm đào thải

A. Phenothiazin trị rối loạn tâm thần B. Kháng trầm cảm ba vòng

C. Kháng trầm cảm thế hệ 2 C. Ion lithium

D. Ion kali

3. Tương tác về dược động gồm có: Tương tác giữa

A. Cimetindin và Ketoconazol B. Antacid và Calci

C. Sulfonamid và Trimethoprim D. Penicillin và Acid clavulanic

E. Benzodiazepin và Ancol

4. Bệnh nhân cần thận trọng khi uống các thức uống có rượu nếu sử dụng các thuốc sau đây,
ngoại trừ:

A. Cefixim B. Cefoperazon C. Glipizid D. Chlopropamid

E. Metronidazol

5. Tai biến mạch tăng khi bệnh nhân hút thuốc và sử dụng

A. Thuốc ức chế kênh calci B. Thuốc tránh thai đường uống

C. Thuốc lợi tiểu D. b-bloker

E. Albuterol

Bài 7

1. Thuốc tê cho tác dụng bằng cách ngăn chạn dòng di chuyển của ion nào sau đây

A. Canxi B. Natri C. Kali D. Hydro E. Oxy

2. So với thuốc tê nhóm amide, thuốc tê nhóm ester có đặc điểm

A. Tác dụng dài hơn B. Tác dụng mạnh hơn

C. Thường gây dị ứng D. Chuyển hóa ở gan


E. Tất cả đều đúng

3. Biểu hiện nào không phải là tác dụng phụ của thuốc tê

A. Co giật B. Hạ huyết áp C. Ức chế hô hấp D. Nhịp tim nhanh

E. Tất cả đều đúng

4. Trong chế phẩm thuốc tê thường được bổ sung epinephrine nhằm mục đích gì?

A. Tăng tốc độ tuần hoàn để thuốc cho tác dụng nhanh hơn

B. Co mạch để kéo dài tác dụng của thuốc

C. Tăng dẫn truyền trong tim để phòng ngừa tác dụng phụ của thuốc

D. Co mạch để ít chảy máu khi thực hiện thủ thuật

E. Tất cả đều đúng

5. Tác dụng phụ nào sau đây của thuốc tê có thể được tận dụng như một chỉ định điều trị

A. Ức chế dẫn truyền cơ tim B. Co giật

C. Dị ứng D. Bồn chồn E. Tụt huyết áp

Bài 8

1. Điều nào sau đây không phải là cơ chế tác dụng của thuốc chống trầm cảm?

A. Ức chế tái hấp thu monoamine

B. Tăng cường sản xuất các monoamine

C. Ức chế chuyển hóa các monoamine

D. Làm giảm nhạy cảm của các thụ thể phản hồi

E. Tăng cường dẫn truyền qua các thụ thể sau si náp

2. Nhóm thuốc chống trầm cảm ức chế MAO (monoamine oxidase) thường gây tác dụng phụ
nào sau đây?

A. Rối loạn chức năng tình dục B. An thần

C. Mất ngủ D. Tương tác với thức ăn giàu tyramine

E. Táo bón
3. Thuốc chống trầm cảm nào sau đây có nhiều nguy cơ gây tụt huyết áp nhất

A. Amitriptyline B. Fluoxetin C. Mirtazapin D. Trazodone

E. Bupropion

4. Nhóm thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc thường gây ra tác dụng phụ nào sau đây?

A. An thần B. Khô miệng C. Hạ HA tư thế D. Tăng cân

E. Rối loạn tình dục

5. Thuốc chống trầm cảm nào sau đây thường gây tương tác thuốc

A. Amitriptylin B. Fluoxetin C. Mirtazapin D. Phenelzin

E. Bupropion

Bài 9

1. Thụ thể nào sau đây là mục đích tác động của thuốc chống loạn thần

A. D2 và muscarinic B. D2 và H1 C. D2 và 5HT2A D. D2 và a1

E. H1 và a1

2. Tác dụng phụ nào sau đây thường xảy ra khi dùng thuốc chống loạn thần nhóm cổ điển?

A. Rối loạn vận động B. Hội chứng thần kinh ác tính

C. QT kéo dài D. Vô sinh E. Tăng cân

3. Thuốc chống loạn thần nào sau đây gây triệu chứng ngoại tháp và ít có tác dụng an thần

A. Thioridazin B. Haloperidol C. Flumazenil

D. Clozapin E. Carbamazepine

4. Rối loạn vận động muộn sau dùng thuốc an thần là do

A. Giảm tổng hợp dopamine B. Tăng kích thích thụ thể D2

C. Mất các sợi thần kinh cholinergic D. Điều hòa tăng sản xuất thụ thể dopamin

E. Tăng dung nạp với thuốc chống loạn thần

5. Thuốc chống loạn thần nào sau đây ít gây rối loạn vận động muộn?
A. Imipramin B. Chlopromazin C. Clozapin D. Fluoxetin

E. Thithixen

Bài 10

1. Thuốc gây dị dạng cột sống kiểu nứt đôi

A. Valproate B. Phonobarbital C. Bromures

D. Phenyltoine E. Carbamazepine F. Diazepam

2. Thuốc nào không có dạng tiêm

A. Valproate B. Phonobarbital C. Topiramate

D. Phenyltoine E. Carbamazepine F. Diazepam

3. Trong các thuốc dưới dây, thuốc nào dùng được cho tất cả các loại động kinh

A. Valproate B. Phonobarbital C. Phenyltoine

D. Carbamazepine E. Diazepam

4. Loại thuốc chống động kinh có thể gây tăng cân

A. Valproate B. Topiramate C. Phenobarbital

D. Phenytoine E. Lamotrizine

5. Thuốc chống động kinh có thể gây hội chứng Stevens Johnson nghiêm trọng

A. Carbamazepin B. lamotrizine C. Topipramate

D. Gabapentin E. Levetiracetam

6. Điều trị bằng thuốc kiểm soát được bao nhiêu phần trăm cơ động kinh

A. 65-70 B. 50-60 C. 35-45 D. 40-50 E. 15-


30

7. Biến chứng cấp tính có thể gây tử vong cho bệnh nhân khi sử dụng quá liều thuốc chống
động kinh

A. Suy hô hấp B. Suy thận C. Suy tủy

D. Suy gan E. Suy giáp

Bài 11
1. Khi dùng thuốc ngủ cho bệnh nhân nào thì cần giảm ½ liều

A. Thời kỳ mãn kinh B. Người bị sỏi thận

C. Người lớn tuổi D. Người bị viêm dạ dày

E. Người đau đầu migraine

2. Thời gian khuyến cáo dùng benzodiazepine liên tục

A. 2-4 tuần B. 1-2 tuần C. <1 tuần D. >2 tháng E. 1-2 tháng

3. Thuốc ngủ nào sau đây không dùng điều trụ động kinh

A. Midazolam B. Seduxen C. Melatonin D. Doxylamin E. C và D đúng

4. Giải độc thuốc ngủ quá liều

A. Rửa dạ dày B. Lợi tiểu C. Nhuận trường B. Thuốc đối kháng

E. Tất cả đều đúng

5. Thuốc ngủ có thể gây dị dạng thai nhi khi dùng

A. Trong 3 tháng đầu của thai kì B. Giai đoạn 3 tháng cuối

C. Có thể xảy ra bất kỳ thời gian nào D. Giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ

E. Chỉ gây dị dạng khi dùng quá liều

6. Tác dụng không mong muốn của thuốc ngủ

A. Mệt mỏi B. Giảm trí nhớ C. Mất phối hợp vận động

D. Dễ kích động E. Tất cả đều đúng

Bài 12

1. Chọn cơ chế tương ứng của các loại thuốc điều trị Parkinson sau

A. Thay thế dopamine 1. Amantadin

B. Kích thích tiết dopamine 2. Levodopa

C. Ức chế enzyme phân hủy dopamine 3. Selegilin

D. Tác dụng đồng vận dopamine 4. Propranolol

E. Thuốc ức chế b-blocker 5. Bromocriptin


2. Thuốc hàng đầu dùng để điều trị bệnh Parkinson

A. Levodopa B. Selegilin C. Propranolol

D. Amantadine E. Trihexyphenidyl

3. Loại thuốc nào khi dùng chung làm giảm tác dụng của Levodopa

A. Vitamin B6 B. Thuốc chống trầm cảm

C. Thuốc có gốc IMAO D. Vitamin B1 E. Vitamin D

4. Dùng biện pháp nào sau đây cho bệnh nhân Parkinson đang điều trị levodopa tăng nhiều
nước bọt

A. Giảm liều levodopa B. Tăng liều levodopa

C. Giảm liều levodopa kết hợp với Artan

D. Ngưng levodopa thay propranolol

E. Ngưng levodopa thay amantadin

5. Không chọn thuốc nào cho bệnh nhân có u sắc tố ác tính

A. Amantadin B. Levodopa C. Trihexyphenidyl D. Propanolol

E. Seleginin

6. Propanolol dùng để kiểm soát triệu chứng nào của bệnh Parkinson

A. Run B. Co cứng C. Vận động chậm D. Chóng mặt

E. Nôn

Bài 13

1. Hoạt chất nào sau đây được chiết xuất từ nhựa cây thuốc phiện

A. Papaverin B. Dextromethorpan C. Fentanyl D. Pentazocin

E. A và B đúng

2. Opioid nào sau đây được dùng trị ho?

A. Morphin B. Codein C. Buprenorphin D. Papaverin

E. Pentazocin

3. Các opioid nào sau đây là chất chủ vận mạnh trong các trường hợp sau, ngoại trừ
A. Pentazocin B. Buprenorphin C. Codein D. Meperidin

E. Papaverin

4. Các opioid được chỉ định điều trị trong các trường hợp sau, ngoại trừ

A. Đau do ung thư B. Đau do sỏi mật C. Tăng áp suất nội sọ

D. Phù phổi cấp E. làm thuốc tiền mê

5. Tác dụng dược lý của morphin

A. Tăng tiết acid dạ dày B. Ức chế trung tâm nôn

C. Tăng co bóp tử cung D. Gây buồn ngủ D. A, C và D đúng

Bài 15

1. Trong chữa trị nhược cơ, tốt nhất nên dùng chất nào để phân biệt giữa nhược cơ (điều trị
chưa đủ liều) và con cholinergic (điều trị quá liều)

A. Atropin B. Pyridostigmin C. Methacholin

D. Pralidoxim E. Endrophonium

2. Kích thích thần kinh đối giao cảm gây tác dụng nào sau đây?

A. Tăng nhịp tim B. Tăng trương lực bàng quang

C. Giãn đồng tử D. Chỉ có A và B đúng.

3. Dưới đây là các triệu chứng điển hình ngộ độc chất kháng cholinesterase, ngoại trừ

A. Buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy B. Tiết nhiều nước bọt, mồ hôi.

C. Co đồng tử D. Liệt cơ vân E. Liệt điều tiết

4. Bethanecol tác động ưu thế trên cơ quan nào của người

A. Hạch giao cảm. B. Mạch máu ngoại biên C. Tim

D. Bàng quang E. Chỗ nối thần kinh cơ (cơ vân)

Bài 16

1. Quá liều atropine gây những triệu chứng sau đây, ngoại trừ

A. Mờ mắt B. Giãn cơ ruột- dạ dày C. Khô miệng

D. Co đồng tử E. Tăng nhịp tim


2. Điều nào không phài là chỉ định của thuốc kháng muscarin

A. Bệnh Parkinson B. Giải độc succinylcholine

C. Tiểu chảy du khách D. Giải độc pilocarpin

E. Giảm co thắt bàng quang sau phẫu thuật

3. Chỉ định nào của thuốc kháng muscarin hiện nay đã được loại bỏ?

A. Scopolamin: phòng ngừa say tàu xe.

B. Cyclopentoate: làm giãn đồng tử soi đáy mắt

C. Atropin: trị hen suyễn

D. Glycopyrrolat, oxybutynin: giảm co thắt bàng quang sau phẫu thuật đường tiểu.

4. Atropin chống co thắt cơ trơn gây ra bởi:

A. Acetylcholin B. BaCl2 C. Histamin D. Strychnin

E. Alcaloid nấm cựa gà

5. Thuốc nào ngăn chặn sự buồn nôn, ói mửa do di chuyển dưới dạng miếng bang dán thấm
qua da (transdermal patch)

A. Diphenylhydramin B. Chlopromazin C. Ondansetron

D. Dimenhydrat E. Scopolamin

Bài 17

1. Edrophonium làm thuận lợi tác động giãn cơ lúc khởi đầu của:

A. Tubocurarin B. Gallamin C. Pancuronium

D. Succinylcholin E. Vecuronium

2. Thuốc nào có thời gian tác dụng dưới 10 phút khi tiêm 1 liều duy nhất

A. Atracurium B. Vencuronium C. Pancuronium

D. Succinylcholin E. Tubocurarin

3. Succinylcholin liên quan với điều nào sau đây

A. Gây phóng thích histamine

B. Bị phân hủy bởi acetylcholinesterase ở chỗ nối thần kinh cơ


C. Chất đối kháng là neostigmine trong pha đầu của quá trình ức chế

D. Làm tăng các enzyme gây tổn thương cơ như CPK

E. Ức chế hạch tự động

4. Không nên dùng tubocurarin cho bệnh nhân đang sử dụng thuốc nào dưới đây

A. Acetaminophen B. Methadon C. Indomethacin

D. Levodopa E. Neomycin

5. Phát biểu nào sau đây về tubocurarin là đúng

A. Khi dùng đường tĩnh mạch tạo bó sợi cơ

B. Có thể làm hạ HA do phóng thích histamine

C. Thời gian tác dụng kéo dài khi có pseudocholinesterase bất thường

D. Được chỉ định trị chứng co cơ vân

E. Tăng cường tác dụng của succinylcholine trong pha I

Bài 18

1. Giãn mạch cơ vân, co mạch da, làm tăng co cơ tim và tăng nhịp tim là tác dụng của

A. Methoxamin B. Norepinephrin C. Phenylephrin

D. Epinephrin E. Isoproterenol

2. Thuốc cường giao cảm gián tiếp, tác dụng dài, đường uống là

A. Norepinephrin B. Ephedrin C. Phenylephrin

D. Dopamin E. Isoproterenol

3. Thường dùng chất kích thích chọn lọc b2 để trị

A. Hội chứng Raynaud B. Co thắt cơ trơn tử cung để trợ sanh

C. Các vết loét ngoài da do thiếu máu cục bộ

D. Hen suyễn E. Suy mạch vành, đau thắt ngực

4. Phenylephrin gây tác dụng nào?

A. Tăng nhiệt độ da B. Co đồng tử C. Làm tăng nhịp tim

D. Gây co thắt mạch máu nhỏ niêm mạc mũi


E. Tăng nhu động và tăng tiết dịch vị

5. Một lợi điểm quan trọng của dopamine khi dùng chống sôc do tim là

A. Không thấm qua não nên không tác dụng trên TKTW

B. Có thể IV nên dùng được khi cấp cứu

C. Làm tăng lưu lượng tim và tăng tuối máu thận phụ thuộc liều

D. Không gây tăng huyết áp

E. Không tác động trên receptor a và b

Bài 19

1. Tác động nào càu epinephrine bị ức chế bởi phentolamin chứ không phải bởi metoprolol

A. Kích thích co cơ tim B. Kích thích tiết renin

C. Co cơ tia mống mắt D. Giãn cơ trơn phế quản

E. Giãn cơ trơn tử cung

2. Điều nào không phải là chỉ định của propranolol?

A. Tăng huyết áp B. Glaucome C. Đau thắt ngực

D. Đau nửa đầu E. Ức chế dẫn truyền nhĩ thất 1 phần

3. Phenoxybenzamin được chỉ định trong các bệnh sau, ngoại trừ

A. U tủy thượng thận B. Carcinoid C. Hiện tượng Raynaud

D. Tăng huyết áp nguyên phát E. Tăng sản xuất tế bào mast

4. Dùng trước phentolamin sẽ ức chế các tác dụng sau, ngoại trừ

A. Sự co mạch do norepinephrine gây ra

B. Sự tăng co cơ tim do norepinephrine

C. Sự giãn đồng tử do epinephrine

D. Sự dựng lông do epinephrine

E. Tim chậm do phenylephrine

5. Tác dụng phụ nguy hiểm nào có thể tiên đoán được và là lý do chống chỉ định của nadolol?
A. Tăng huyết áp B. Loạn nhịp tim C. Hen suyễn

D. Suy hô hấp E. Phản ứng quá mẫn

Bài 20

1. Sử dụng thuốc lợi tiểu nào sau đây không cần bổ sung kali

A. Acetazolamid B. Amilorid C. Furosemid

D. Hydrochlorothiazid E. Chlorthalidon

2. Thuốc nào có tác dụng lợi tiểu nhanh kèm giãn mạch có thể trị phù phổi cấp

A. Hydrochlorothiazid B. Amilorid C. Furosemid

D. Mannitol E. Spironolacton

3. Điều nào không phảilà tác dụng phụ của lợi tiểu thiazide

A. Tăng calci niệu B. Giảm natri huyết C. Nhiễm kiềm chuyển hóa

D. Tăng acid uric huyết E. Giảm kali huyết

4. Thuốc nào hiệu quả nhất để trị sỏi calci tái phát

A. Ure B. Acid ethadrynic C. Triamteren

D. Hydrochlorothiazid E. Acetazoamide

5. Hiện nay chỉ địn chính của acetazolamide là

A. Lợi tiểu để chữa mọi dạng phù B. Trị glaucoma

C. Kiềm hóa nước tiểu để loại acid uric và cysteine

D. Nhiễm kiềm chuyển hóa mạn tính

E. Trị động kinh

6. Thuốc lợi tiểu nào hiệu quả nhất cho bệnh nhân phù não

A. Triamtern B. Hydrochlorothiazide C. Furosemid D. Mannitol

Bài 22

1. Tác động điển hình của lidocain trong loạn nhịp tim là

A. Kéo dài đoạn QT B. Làm suy nhược pha 0 rõ rệt

C. Làm giảm tính tự động bất thường D. Tăng TGĐTHĐ


E. Tăng co bóp cơ tim

2. Phát biểu nào không đúng với quinidine

A. Không tác dụng trên loạn nhịp nhĩ

B. Làm nặng thêm hoặc thuận lợi loạn nhịp tim

C. Làm kéo dài thời kỳ trơ tế bào nhĩ thất

D. Gây cinchonism (buồn nôn, nhức đầu, ù tai)

E. Gây ức chế nút xoang nên làm chậm nhịp tim

3. Các thuốc sau đây được chỉ định loạn nhịp tim mạn bằng đường uống, ngoại trừ

A. Quinidin B. Esmolol C. Verapamil D. Procainamid

E. Amiodaron

4. Một bệnh nhân đang sử dụng digoxin, hydrochlorothiazide và bổ sung kali để điều trị bệnh
tim mạn. Nếu muốn sử dụng quinidine cho bệnh nhân này, phát biểu nào sau đây chính xác
nhất?

A. Mức kali huyết phải cao để giảm độc tính của quinidine

B. Quinidin có thời gian tác động 20-30 giờ

C. Quinidin có thể tương tác với digoxin vì vậy cần theo dõi mức digoxin huyết trước và sau
khi dùng quinidine

D. Quinidin ít ức chế dẫn truyền nên có thể dùng cho người bị ức chế nhĩ thất độ 3

E. Quinidin không có hoạt tính bằng đường uống

5. Phát biểu nào sau đây không đúng về tác động của thuốc chống loạn nhịp tim trên điện tâm
đồ

A. Procainamind làm tăng đoặn QRS và đoạn QT

B. Diltiazem làm tăng đoạn PR, QRS và đoạn QT

C. Lidocain tác động trên ECG không đều

D. Flecainid làm tăng đoạn PR, QRS và đoạn QT

E. Propranolol làm tăng đoạn PR

6. Phát biểu nào dưới đây đúng nhất

A. Quinidin là thuốc trị loạn nhịp tim hiệu quả nhất


B. Lidocain chỉ dùng trị loạn nhịp thất không bao giờ dùng trị loạn nhịp nhĩ

C. Disopyramid gây liệt hạch và kháng muscarin rõ

D. Amidoaron thường dùng trị loạn nhịp trên thất vì ít độc tính

E. Verapamil có tác động trên loạn nhịp thất.

Bài 23

1. Thuốc nào gây ra tác dụng phụ như hạ huyết áp tư thế đứng, tiêu chảy, rối loạn phóng tinh:

A. Acebutolol B. Propranolol C. Guanethidin

D. Hydralazin E. Captoril

2. Thuốc nào không gây tim chậm?

A. Metylldopa B. Propranolol C. Guanfancin

D. Hydralazin E. Guanethidin

3. Một bệnh nân 55 tuổi có tiền sử đau thắt ngực và được đưa vào bệnh viện vì cơn tăng
huyết áp ác tính. Không được sử dụng diazocid cho bệnh nhân này vì diazocid gây

A. Kích thích tim B.. Khởi đầu tác động chậm

B. Tăng acid uric huyết C. Gây hạ huyết áp tư thế đứng

E. Gây tiểu đường

4. Vậy nên chọn thuốc nào cho bệnh nhân ở câu trên

A. Nitriprussid B. Propranolol C. Trimethaphan

D. Hydralazin E. Minoxidil

Bài 24

1. Tác động quan trọng nhất của digitalis trên cơ tim là

A. Giảm thời gian tống máu B. Tăng co cơ tim

C. Giảm dẫn truyền nhĩ thất D. Tăng tính tự động lạc chỗ

E. Tất cả các điều trên

2. Trường hợp nào sau đây làm tăng độc tính của digoxin

A. Bệnh nhân có giảm Ca 2+ huyết B. Bệnh nhân có tăng K+ huyết


C. Bệnh nhân có tăng Mg 2+ huyết D. Dùng cùng lúc quinidine

E. Dùng cùng lúc Captoril

3. Thuốc nào không có tác dụng trị suy tim

A. Lợi tiểu thiazide B. Thuốc ức chế men chuyển

C. Thuốc giãn mạch D. Chất chủ vận a adrenergic

E. Chất ức chế Na+/K+ ATPase

4. Các thuốc dưới đây có tác dụng tăng co cơ tim, ngoại trừ

A. Captoril B. Amrinon C. Milrinon

D. Dobutamin E. Isoproterenol

5. Glycosid trợ tim đặc biệt hiệu quả trong điều trị:

A. Suy tim lưu lượng thấp

B. Suy tim lưu lượng cao với thiếu máu

C. Suy tim lưu lượng cao với lỗ dò động mạch, tĩnh mạch

D. Suy tim với lưu lượng cao kèm cường giáp

E. Suy tim với sốc thấp khớp tiến triển

6. Thuốc làm tăng co bóp cơ tim để trị suy tim thay cho digitalis khi không dung nạp với
digitalis

A. Dopamin B. Epinephrin C. Hydralazin

D. Furosemid E. Captoril

7. Tính tích lũy của digitalis trong cơ thể chủ yếu là do

A. Thuốc liên kết nhiều với protein huyết tương

B. Tính tan trong lipid được xác định bằng nhóm hydroxyl

C. Digitalis gắn vào nhiều mô như cơ tim, hệ tiêu hóa, cơ vân

D. Digitalis được hấp thu ở thận


E. Digitalis có chu kỳ gan ruột

8. Thuốc nào bị chống chỉ định cho người già bị nhồi máu cơ tim kèm theo sung huyết nặng
và cấp

A. Nitroprussid B. Digoxin C. Furosemid

D. Propranolol E. Dobutamin

Bài 25

1. Lipoprotein nào dưới đây được xem là tác nhân gây xơ vữa động mạch cao nhất

A. Chyclomycron B. LDL C. HDL D. IDL

2. Lipoprotein nào dưới đây có tác dụng có lợi trên việc làm giảm cholesterol

A. VLDL B. LDL C. IDL D. HDL

3. Thuốc nào dưới đây có tác dụng ức chế HMG CoA Reductase?

A. Gemfibrozil B. Atorvastatin C. Colesevelam D. Niacin

4. Thuốc nào dưới đây có tác dụng bài trừ qua mật

A. Pravastatin B. Fenofibrat C. Cholesterami n D. Probucol

5. Thuốc nào dưới đây có tác dụng làm tăng hoạt tính protein lipase?

A. Simvastatin B. Fenofibrat C. Niacin D. Colestipol

Bài 27

1. Sau đây là một số tác dụng của hormone tuyến giáp

A. Gây tăng đường huyết

B. Làm giảm nhịp tim rõ và trương lực co bóp cơ tim

C. Giảm cholesterol máu


D. Kích thích tổng hợp protein

E. Kích thích thần kinh trung ương

2. Xác định thuốc điều trị suy giáp mãn tính

A. Propranolol B. Methimazol C. Liothyronin

D. Dexamethason E. Lvothyroxin

3. Tìm phát biểu sai về hormone tuyến giáp

A. Làm tăng chuyển hóa cơ sở B. Làm giảm cholesterol huyết

C. Kích thích TKTW D. Làm giảm hấp thu glucose ở ruột

E. làm chậm nhịp tim

4. Sau đây là các thuốc điều trị bệnh Basedow, ngoại trừ

A. Propylthiouracil B. Levothyroxin C. Methimazol

D. Iod phóng xạ E. Iodate

5. Thuốc điều trị suy giáp mạn tính

A. Dung dịch Lugol B. Carbimazole C. Liothyrozin

D. Levothyroxin E. Propranolol

Bài 28

1. Tìm phát biểu sai về insulin

A. Lượng đường trong máu điều hòa bài tiết insulin

B. Insullin không dùng bằng đường uống C. Làm giảm K+ máu

D. Chỉ dùng cho tiểu đường typ I E. Làm giảm acid amin huyết

2. Insullin gây ra hạ đường huyết do

A. Kích thích tích lủy glucose ở gan

B. Kích thích tích lũy a. béo ở mô mỡ C. Giảm sự tân tạo đường từ a.a

D. Tăng sự phân hủy glycogen D. A, B, C đúng

3. Cơ chế gây hạ đường huyết của nhóm thuốc sulfonylurea

A. Giảm ấp thu ở đường ruột B. Kích thích tế bào b tụy tiết insulin
C. Giảm độ nhạy cảm insulin D. Ức chế tụy bài tiết glucagon

E. Tất cả đều đúng

4. Thuốc uống hạ đường huyết thường gây nhiễm acid lactic

A. Glimepirid B. Glyburid C. Metformin

D. Acarbose E. Rosiglitizon

5. Sau đây là tác dụng chính của insulin, ngoại trừ

A. Kích thích tổng hợp triglyceride

B. Ức chế sự tân tạo đường từ acid amine

C. Giảm sự phân giải glycogen

D. Ngăn chặn sự thủy phân triglyceride

E. Tăng K+ huyết

Bài 29

1. Tìm phát biểu sai về tác dụng của glucocorticoid

A. Làm tăng đường huyết B. Liều cao gây hội chứng Cushing

C. Tăng sức đề kháng của cơ thể D. Giữ muối, nước

E. Chống dị ứng

2. Glucocorticoid có hiệu quả tốt nhất trong trường hợp bệnh lý nào

A. Suy vỏ thượng thận cấp – mạn B. Thấp khớp

C. Hen suyễn D. Viêm da do tiếp xúc

E. Các bệnh nhiễm trùng

3. Glucocorticoid nào lựa chọn điều trị thay thế khi suy vỏ thượng thận

A. Hydrocortisol B. Fludrocortisol

C. Triamcinolon D. Prednisolon

E. Aldosteron

4. Các glucocorticoid không gây tác dụng nào

A. Liều cao gây hội chứng Cushing B. Tăng tái hấp thu Natri và nước
C. Giảm tổng hợp glucose huyết C. Tăng huyết áp

D. Tăng đường huyết

Bài 30

1. Tìm phát biểu sai về testosterone

A. Được dùng điều trị ung thư tuyên tiền liệt

B. Dùng điều trị loãng xương do suy nhược sinh dục nam

C. Dùng trị suy sinh dục nam

D. Gây nam hóa cho bệnh nhân nữ

E. Dùng điều trị ung thư vú thuộc hệ estrogen

2. Testosteron chống chỉ định trong trường hợp nào

A. Ung thư tiền liệt tuyến B. Suy sinh dục nam

C. Loãng xương ở nam giới D. Trẻ em chậm phát triển

E. Bệnh lạc nội mạc tử cung

4. Testosteron dùng tốt nhất trong trường hợp nào

A. Suy nhược cơ thể sau phẫu thuật

B. Cắt bỏ tinh hoàn

C. Ung thư tiền liệt tuyến

D. Thiếu máu

E. Tất cả đều đúng

Bài 35

1. Thuốc dùng điều trị tận gốc tránh gây tái phát khi nhiễm KST sốt rét Plasmodium vivax

A. Primaquin B. Chloroquin C. Quinin D. Halofantrin E. Proquanil

2. Các thuốc sau đây đều có tác dụng diệt KST sốt rét thể phân liệt trong hồng cầu, ngoại trừ

A. Chloroquin B. Proqunil C. Primaquin D. Sulfadoxin E. Fansidar


3. Thuốc được dùng thay tếh chloroquin trong dự phòng sốt rét ở những vùng KST sốt rét đã
kháng chloroquin

A. Mefoquin B. Quinin C. Astermisinin D. Halofantrin E. Fansidar

4. Nếu sử dụng mefloquin thời gian dài nên thực hiện định kỳ kiểm tra chức năng của cơ
quan nào sau đây

A. Gan + mắt B. Gan + thận C. Thận + mắt D. Công thức máu E. HA

5. Khi sử dụng chloroquin liều cao có thể gây ra độc tính nào sau đây?

A. Bệnh thần kinh ngoại biên B. Bệnh về võng mạc

C. Tổn thương thích lực D. A + B

D. A + B + C

Bài 36

1. Thuốc được ưu tiên lựa chọn trị nhiễm giun lươn và ấu trùng giun di trú ở da

A. Mebendazol B. Piperazin C. Pyrantel pamoat

D. Thiabendazol E. Diethylcarbamazin

2. Khi sử dụng ivermectin không được dùng phối hợp với thuốc nào sau đây vì gây tăng độc
tính

A. Paracetamol B. Phenobarbital C. Loratadin

D, Cephalexin E. Ibuprofen

3. Praziquantel có tác dụng trên các loại sán sau đây, ngoại trừ

A. Các loại sán lá B. Các loại sán dây C. Diệt được trứng sán

D. A + B E. A + B + C

4. Thuốc được lựa chọn trị nhiễm ấu trùng sán dải heo di trú ở não

A. Praziquantel B. Metrifonat C. Oxamiquinin

D. Nicloxamid E. Mebendazol

5. Thuốc hàng thứ hai được lựa chọn trị nhiễm sán lá phổi

A. Praziquantel B. Metrifonat C. Oxaquinidin


D. Nicloxamid E. Bithionol

Bài 38

1. Amphotericin B có tác dụng diệt nấm do

A. Ức chế sự tổng hợp ergosterol B. Ức chế sự tổng hợp cholesterol

C. Ức chế sự tổng hợp DNA D. Ức chế hoạt động men deaminase

E. Ức chế hoạt động của thoi gián phân bào

2. Khi sử dụng flucytocin có thể gây ra độc tính sau, ngoại trừ

A. Suy tủy có phục hồi B. Rối loạn nhịp tim

C. Giảm bạch cầu D. Rối loạn tiêu hóa

E. Co giật

3. Thuốc lựa chọn điều trị nhiễm nấm ở màng não bằng đường tiêm truyền tĩnh mạch

A. Ketoconazol B. Griseofulvin C. Miconazol

D. Itraconazol E. Viriconazol

4. Clotrimazol được chỉ định trong các trường hợp nào sau đây

A. Nhiễm nấm ở bộ phận sinh dục B. Nhiễm nấm ở miệng

C. Nhiễm nấm ở da D. A + B

D. A + B + C

5. Khi sử dụng amphotericin B đường tiêm truyền tĩnh mạch, độc tính nào sau đây có thể gây
nguy hiểm cho bệnh nhân cần phải được chú ý

A. Đau cơ B. Giảm kali huyết C. Viêm tĩnh mạch huyết khối

D. Ban đỏ E. Thiếu máu

Bài 39

1. Thuốc nào sau đây là thuốc giãn phế quản trong cơn hen suyễn cấp

A. Beclomethson B. Cromolyn C. Zafirkukast

D. Salmeterol E. Albuterol
2. Thuốc nào sau đây không thuộc nhóm kiểm soát bệnh hen suyển (long term controllers)

A. Nedocromil B. Montelukast C. Terbutalin

D. Omalizumad E. Budesonid

3. Phát biểu nào sau đây sai

A. Ipratropium đối kháng tương tranh với acetylcholine tại receptor muscarinic do đó gây
giãn phế quản.

B. Theophyllin ức chế phosphodiesterase III (PDE III) làm tăng lượng cAMP nên làm giãn
phế quản

C. Zileuton (Zyflo) là chất ức chế tổng hợp leukotien từ acid arachidonic

D. Glucocorticoids có tác dụng ức chế phản ứng viêm đường dẫn khí, là thuốc hiệu quả nhất
dùng kiểm soát bệnh hen suyễn

E. LABA là các thuốc giảm triệu chứng trong cơn hen suyễn cấp

4. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Làm giãn phế quản, theophylline là chỉ định đầu tay trong cơn hen suyễn cấp.

B. Các thuốc đối kháng có tác dụng dãn phế quản tương đương với các thuốc chủ vận b2

C. Them LABA vào ICS cho thấy hiệu quả tốt hơn tăng liều ICS

D. Thepphyllin được sử dụng nhiều do giá thành rẻ và ít tác dụng phụ

E. Zileuton là thuốc ức chế phóng thích các chất trung gian từ tế bào mast

5. Thuốc giãn phế quản nào sau đây thường dùng trị hen suyễn do aspirin

A. Albuterol B. Salmeterol C. Zakirlukast D. Zileuton E. Omalizumad

Bài 40

1. Chọn thuốc có tác dụng ức chế tiết acid trong điều trị loét dạ đày tá tràng

A. Các antacid B. Các thuốc kháng histamine H2

C. Sucralfat D. Các thuốc ức chế bơm proton

E. B và D

2. Xác định thuốc có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày

A. Cimetidin B. Famotidin C. Omeprazole D. Ducralfat


E. Hỗn hợp Al(OH)3 và Mg(OH)2

3. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Mg(OH)2 là antacid có tác dụng phụ gây táo bón nên thường được dùng kèm Al(OH)3 để
trung hòa tác dụng phụ

B. Antacid NaHCO3 không nên dùng cho bệnh nhân cao huyết áp, suy thận

C. Các antacid chỉ trung hòa acid dạ dày, không có tác dụng ức chế tiết acid

D. Các antacid được dùng sau bữa ăn và trước khi đi ngủ

E. Dùng thận trong antacid chứ Mg và Ca cho người suy thận

4. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Các kháng H2 có tác dụng ức chế tiết acid dạ dày như PPI

B. Thận trọng khi sử dụng cimetidine do thuốc này gây nhiều tương tác thuốc

C. Các thuốc kháng H2 tác động ưu thế trên sự tiết acid do kích thích sau ăn

D. Ranitidin dùng lâu ngày với liều cao gây bất lực ở đàn ông và chảy sản ở phụ nữ

E. Thường phới hợp thuốc kháng H2 và kháng sinh để điều trị loét dạ dày nhiễm H. pylori

5. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Các PPI ưc chế tiết acid cơ bản (khi đói) và cả khi kích thích

B. Các PPI được dùng 30 phút sau bữa ăn để có tác dụng tốt nhất

C. Các PPI làm tăng pH dạ dày nên làm giảm hấp thu một số thuốc

D. PPI kết hợp với clarithromycin và amoxicillin (metronidazole) phác đồ điều trị đầu tay trị
loét dạ dày nhiễm H. pylori

E. Cơ chế của các PPI là ức chế bơm H+/K+ ATPase ở tế bào thành

Bài 41

1. Aspirin được dùng điều trị các trường hợp sau, ngoại trừ

A. Đau sỏi thận B. Viêm khớp dạng thấp

C. Chống kết tập tiểu cầu D. Hội chứng Kawasaki

E. Đau đầu

2. Độc tính có thể xảy ra khi sử dụng paracetamol liều cao


A. Tiêu chảy B. Hoại tử tế bào gan

C. Loét dạ dày D. Tăng huyết áp

E. Mất bạch cầu hạt

3. Thuốc kháng viêm không steroid nào sau đây có thể dùng hạ sốt cho trẻ em

A. Piroxicam B. Naproxen

C. Indomethacin D. Phenylbutazol

E. Ibuprofen

4. Khi sử dụng diclofenac không phối hợp với thuốc nào sau đây vì tăng nguy cơ gây độc tính
của thuốc dùng chung

A. Paracetamol B. Cimetidin

C. Digoxin D. Probenecid

E. Codein

5. Khi sử dụng các NSAIDs cần chú ý những điều sau đây, ngoại trừ

A. Nên uống trong hay ngay sau bữa ăn để tránh gây kích ứng dạ dày

B. Không chỉ định cho bệnh nhân tiền sử loét dạ dày

C. Thận trong khi sử dụng cho bệnh nhân có cơ địa dị ứng

D. Nên dùng liều cao ngay khi bắt đầu điều trị để cho tác dụng kháng viêm tốt

E. Không phối hợp các thuốc NSAIDs với nhau vì làm tăng độc tính

Bài 42

1. Thuốc nào sau đây ức chế enzyme xanthine oxidase ngăn cản sự tổng hợp acid uric

A. Allopurinol B. Codein C. Piroxicam

D. Probenecid E. Sulfipyrazon

2. Thuốc nào sau đây có tác dụng ngăn cản sự du chuyển của bạch cầu đẩn đến ức chế sự
thực bào tinh thể acid uric

A. Allopurinol B. Colchicin C. Piroxicam

D. Probenecid E. Sulfipyrazon

3. Thuốc nào sau đây được ưu tiên lựa chọn trong cơn gout cấp?
A. Allopurinol B. Colchicin C. Piroxicam

D. Probenecid E. Sulfipyrazon

4. Khi phối hợp allopurinol với thuốc nào sau đây sẽ tăng tác dụng làm giảm acid uric huyết?

A. Benzbromaron B. Colchicin C. Piroxicam

D. Probenecid E. Sulfipyrazon

5. Độc tính nào sau đây xảy ra khi sử dụng colchicine

A. Gây hoại tử chỗ viêm B. Giảm bạch cầu

C. Tiêu chảy D. Đau đầu E Rối loạn tim

Bài 43

1. Số lượng thụ thể histamine đã được phát hiện

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 E. 5

2. Để ngăn chặn tác dụng của histamine lên cơ quan đích, hiện nay trên LS có các nhóm
thuốc sau đây, ngoại trừ

A. Ức chế sản xuất histamine B. Ức chế giải phóng histamine

C. Chặn thụ thể histamine D. Đối vận tác dụng sinh lý histamine

E. Tất cả đều dùng được

3. Kích thích thụ thể histamine H1 gây ra các biểu hiện sau ở cơ quan đích, ngoại trừ

A. Giãn mạch B. Giãn phế quản C. Ngứa

D. Đau E. Khó ngủ

4. Thuốc kháng H1 không dùng điều trị triệu chứng hoặc bệnh lý nào sau đây

A. Nổi mề đay B. Say tàu xe C. Buồn nôn

D. Viêm dạ dày E. Mất ngủ

5. Thuốc kháng H1 có thể dùng điều trị triệu chứng hoặc bệnh lý nào sau đây

A. Nổi mề đay B. Say tàu xe C. Buồn nôn


D. Viêm dạ dày E. Mất ngủ

Đáp án tham khảo:

BÀI 1 : 1B 2A 3D 4A 5A 6B

BÀI 3 : 1C 2D 3B 4E 5B

BÀI 4 : 1D 2B 3C 4B 5B

BÀI 5 : 1D 2D 3A 4A 5B

BÀI 7 : 1B 2C 3D 4B 5A

BÀI 8 : 1B 2D 3A 4E 5D

BÀI 9 : 1C 2A 3B 4D 5C

BÀI 10: 1A 2C 3A 4A 5A 6A

BÀI 11: 1C 2C 3E 4E 5A 6E

BÀI 12: 1B 2A 3C 4E 5D

BÀI 13: 1A 2B 3D 4C 5D

BÀI 15: 1E 2B 3E 4D

BÀI 16: 1D 2B 3C 4A 5E

BÀI 17: 1D 2D 3D 4E 5B

BÀI 18: 1D 2B 3D 4D 5C

BÀI 19: 1C 2E 3D 4B 5C

BÀI 20: 1B 2C 3A 4D 5B 6D

BÀI 22: 1C 2A 3B 4C 5D 6C

BÀI 23: 1C 2D 3A 4A

BÀI 24: 1E 2D 3D 4A 5? 6A 7B 8D

BÀI 25: 1B 2D 3B 4C 5B

BÀI 35: 1A 2C 3A 4C 5E

BÀI 36: 1C 2D 3C 4C 5D

BÀI 37: 1D 2D 3C 4C 5D
BÀI 38: 1A 2B 3C 4E 5B

BÀI 41: 1A 2B 3E 4C 5D

BÀI 42: 1A 2B 3C 4A 5C

BÀI 43: 1D 2A 3B 4D 5A

You might also like